Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1- 2 câu về nội dung bài đọc.

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng HS đọc trôi chảy những bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội, nhân vật của các bài tập về truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL trong tuần 9 đầu sách Tiếng Việt 4 tập một (gồm cả văn bản thông thường):

+ 12 phiếu ghi tên 1 bài tập đọc (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Thư thăm bạn, Người ăn xin, Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Chị em tôi, Trung thu độc lập, Ở vùng vương quốc Tương Lai, Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát).

+ 5 phiếu mỗi phút ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL (Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình, Tre Việt Nam, Gà Trống và Cáo, Nếu chúng mình có phép lạ).

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
 ÔN TẬP GIỮA HKI
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1- 2 câu về nội dung bài đọc.
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng HS đọc trôi chảy những bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội, nhân vật của các bài tập về truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL trong tuần 9 đầu sách Tiếng Việt 4 tập một (gồm cả văn bản thông thường):
+ 12 phiếu ghi tên 1 bài tập đọc (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Thư thăm bạn, Người ăn xin, Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Chị em tôi, Trung thu độc lập, Ở vùng vương quốc Tương Lai, Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát).
+ 5 phiếu mỗi phút ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL (Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình, Tre Việt Nam, Gà Trống và Cáo, Nếu chúng mình có phép lạ).
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: HS hat vui
2. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
- GV thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôân tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong tuần qua.
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL(khoảng 1/3 số HS trong lớp)
Phần ôân tập và học thuộc lòng ở các tiết 1, 3, 5 dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. GV cần căn cứ số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
3. Bài tập 2
HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nêu câu hỏi:
+ Những bài tập như thế nào là truyện kể? (Đó là những bài kể một chuỗi số sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.)
 + Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề “Thương người như thể thương thân” (tuần 1,2,3).GV ghi bảng.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1-tr 4, 5 SGK; phần 2 tr15 (SGK), Người ăn xin tr 30, 31 (SGK).
- HS đọc thầm các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
- GV phát phiếu riêng cho một vài em.
- Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
Nội dung ghi ở cột có chính xác không?
Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
Tên bài 
Tác giả 
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện,ức hiếp đã ra tay bênh vực
-Dế Mèn
-Nhà Trò
-bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê -nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
-Tôi ( chú bé)
-Ông lão ăn xin.
4. Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tìm nhanh trong bài tập đọc nêu trên (Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin) đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu. GV nhận xét, kết luận:
a) Đọc đoạn văn có giọng đoc thiết tha, trìu mến:
Là đoạn cuối truyện Người ăn xin:
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kiađến. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi được nhận chút gì của ông lão.
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn Nhà Tro (Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình:
Từ năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện đếnHôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường để bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c)Đoạn văn có giọng mạnh mẽ, răn đe: Là đoạn Dế Mèn doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (Truyện Dề Mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):
Từ tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp đến có phá hết các vòng vây đi không?
+ GV mời 3 em thi đọc diễn cảm cùng đoạn hay mỗi em đồng thời 3 đoạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
HS đọc bài
HS trả lời
HS phát biểu
HS nhóm
HS thi đọc diễn cảm
HS luyện đọc
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV cho HS vẽ hình vuông có cạnh 7 cm.
3. Bài mới
+ Hoạt động 1:
+ Bài 1:Yêu cầu HS nêu được các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình, chẳng hạn:
- Góc đỉnh A: cạnh AB, AC là góc vuông.
- Góc đỉnh B: cạnh BA, BM là góc nhọn.
Góc đỉnh B: cạnh BM, BC là góc nhọn.Góc đỉnh B: cạnh BA, BC là góc nhọn. Góc đỉnh C; cạnh CM, CB là góc nhọn. Góc đỉnh M: cạnh MA, MB là góc nhọn.
Góc đỉnh M: cạnh MB, MC là góc tù.
- Góc đỉnh M: cạnh MA, MC là góc bẹt.
- Góc đỉnh A: cạnh AB, AD là góc vuông.
Góc đỉnh B: cạnh BD, BC là góc vuông.Góc đỉnh D: cạnh AD, AC là góc vuông.
- Góc đỉnh A: cạnh AB, AD là góc vuông. Góc đỉnh B: cạnh BD, BC là góc vuông. Góc đỉnh D: cạnh DA, DC là góc vuông.
- Góc đỉnh B: cạnh BA, BD là góc nhọn. Góc đỉnh C: cạnh CB, CD là góc nhọn. Góc đỉnh D: cạnh DA, DB là góc nhọn. Góc đỉnh D: cạnh DB, DC là góc nhọn.
- Góc đỉnh B: cạnh BA, BC là góc tù.
Hoạt động 2:
+ Bài 2:
- AH không là đường cao của hình tam giác ABC và AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
- AB là đường cao của hính tam giác ABC vuông góc với đáy BC.
Bài 3:
Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB = 3 cm (theo cách vẽ vuông với cạnh AB = 3 cm cho trước).
+ Bài 4:
Yêu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD =4 cm (Theo cách vẽ như trong SGK).
HS nêu tên các hình chữ nhật: ABCD, MNCD, ABNM.
Cạnh AB song song với cạnh MN và cạnh CD.
4. Củng cố-dặn dò:
- Cho 2 HS vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Gọi HS khác nêu cách vẽ.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
HS nêu các góc của 2 hình tam giác, hình tứ giác
HS giải thích được.
HS vẽ hình
HS vẽ hình
HS vẽ hình
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T2)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu được:
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Cách tiết kiệm thời giờ.
2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh đỏ và trắng.
- SGK Đạo đức 4.
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	(Tiết 2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
1. HS làm bài tập cá nhân.
2. HS trình bày trao đổi trước lớp.
3. GV kết luận:
- Các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.
- Các viêc làm (b), (đ), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2:
- HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến` thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
- GV mời một vài HS trình bày với lớp.
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
- GV nhận xét khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Hoạt động 3:
1. HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
2. HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày.
3. GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
Kết luận chung
- Thời giờ là quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày.
Nhận xét ưu, khuyết điểm.
HS làm việc cá nhân.
HS thảo luận nhóm đôi
HS giới thiệu tư liệu.
HS thảo luận nhóm.
HS trả lời
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất của người với môi trường.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất đạm đường và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS có khả năng:
+ Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
+ Hệ thống hoá kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ (GV dựa vào 4 câu hỏi ôn tập tổng ...  ta thấy đổi vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng chứng tỏ có thay đổi không? (HS nhận thấy bất kỳ đặt chai, cốc ở vị trí nào thì hình dạng chúng cũng không thay đổi)
GV kết luận: Chai, cốc là những hình dạng nhất định.
GV nêu vấn đề: Vậy nước có hình dạng nhất định không?
- GV gọi đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về dạng của nước. GV kết luận: nước không có hình dạng nhất định.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu:
- Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước.
- Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
- Gọi HS đại diện một vài nhóm về cách tiến hành thí nghiệm nhóm của mình và nêu nhận xét.
- GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của nhóm.
Nhóm
 Cách tiến hành
Nhận xét và kết luận
 1
Đổ một ít nước lên mặt tấm kính được đặt nghiêng trên mọi khay nằm ngang.
-Nước chảy trên tấm kính nghiêng từ trên cao xuống nơi thấp.
-Khi xuống đến khay hứng thì nước chảy lan ra mọi phía.
 2
Đổ ít nước lên tấm kính đặt nằm ngang.
-Tiếp tục đổ nước tấm kính nằm ngang, phía dưới hứng khay.
-Nước chảy lan khắp mọi phía.
-Nước chảy lan khắp mặt kính và tràn ra ngoài, rơi xuống khay. Chứng tỏ nước luôn chảy từ cao xuống thấp.
Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp lan ra mọi phía. GV nêu ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất của nước: Lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước..
Hoạt động 4: Phát hiện tính chất thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
- GV nêu nhiệm vụ: để biết được vật nào cho nước thấm qua, vật nào cho nước không thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đổ nước vào túi ni lông, nhận xét xem nước chảy qua không?Rút ra kết luận.
- Nhúng các vật như: vải, giấy báo, bọt biển vào nước hoặc đổ nước vào chúng. Nhận xét và kết luận: Nước thấm qua một số vật.
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không có thể hoà tan một số chất.
- GV nêu nhiệm vụ: Dể biết được một chất có tan hay không tan trong nước các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm.
-Cho một ít đường, muối, cát vào 3 cốc nước khác nhau, khuấy đều lên. Nhận xét rút ra kết luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của nước.
Kết luận nước có thể hoà tan một số chất.
4. Củng cố – dặn dò:
- Kết thúc tiết học: GV nêu yêu cầu HS đọc mục cần biết trang 43 SGK để nhắc lại một số tính chất của nước đã học trong bài.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới.
HS trả lời
HS nhóm, quan sát và trả lời câu hỏi.
Làm việc cả lớp.
HS nhóm
HS quan sát
HS trả lời
HS thảo luận
HS làm thí nghiệm.
HS làm thí nghiệm theo nhóm.
HS thảo luận nhóm
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TOÁN
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CUẢ PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Vận dụng tính chất giao hoán phép nhân để tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ kẻ trong phần b) SGK, bỏ trống 2, 3, 4 ở cột 3 và cột 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khỏi động: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS chữa bài. 4578 x 8 =? 3287 x 6 =?
3. Dạy bài mới:
1/ So sánh giá trị của 2 biểu thức.
GV gọi HS đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả phép tính:
 3 x4 và 4 x 3
 2 x6 và 6 x 2
 7 x 5 và 5 x7
GV gọi HS nhận xét các tích:
 3 x 4 và 4 x 3
 2 x 6 và 6 x 2
 7 x 5 và 5 x 7
Sau đó nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có thừa số giống nhau:
3 x4 = 4 x3 ; 2 x 6 = 6 x 2; 7 x 5 = 5 x 7
2/ Viết kết quả vào ô trống.
GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của:
 a b a x b b x a 
 GV gọi 3 HS tính kết quả của a xb và b x a mỗi giá trị cho trước của a,b.
 a = 4, b = 8 có a x b = 4 x 8 = 32
 b x a = 8 x 4 = 32
 a = 6, b = 7 có a x b = 6 x 7 = 42
 b x a = 7 x 6 = 42
 a = 5, b = 4 có a x b = 5 x 4 = 20
 b x a = 4 x 5 = 20.
GV ghi kết quả vào ô trống trong bảng phụ. Cho HS so sánh kết quả a xb và b x a nhằm rút ra nhận xét về ví trí của các thừa số a và btrong phép nhân nhưng kết quả không thay đổi, rồi khái quát bằng lời:
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS nhắc lại nhận xét:
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích hai thừa số thì không thay đổi.
Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.Các phép tính đầu ở mỗi phần a), b), c) có thể tính được, còn đối với phép tính thứ hai tuy chưa học nhân với số có 3 chữ số hoặc bốn chữ số nhưng có thể tính được nhờ tính chất giao hoán của phép nhân. GV gọi HS chuyển phép tính đã cho về phép tính đã học.Chẳng hạn:
 7 x 853 = 853 x 7
GV cho HS tính và làm các phép tính còn lại.
Bài 3: GV nói HS biết trong 6 biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau.Có hai cách làm:
Cách 1: HS có thể tính giá trị của các biểu thức, rồi so sánh các kết quả đó chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau.
Cách 2: Không cần tính, chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả. Chẳng hạn:
 b) (3+2) x 10287 = 5 x 10287
 = 10287 x 5 (c)
Vậy biểu thức phần b) và biểu thức phần c) có giá trị bằng nhau. GV phân tích để HS thấy làm cách thứ hai thuận tiện hơn.
 Bài 4: Nếu chỉ xét: a x = x a thì có thể viết vào ô trống một số bất kì, chẳng hạn:
	a x 5 = 5 x a, a x 2 = 2 x a, a x 1 = 1 x a.
 Nhưng a x = x a = a nên chỉ có 1 số là hợp lí vì: a x 1 = 1 x a = a (có thể xét x a = a để tính ra = 1 trước).
Tương tự: a x 0 = 0 x a = 0
4. Củng cố – dặn dò:
- GV hỏi: Qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân?
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Dặn HS chuẩn bị bài mới.
HS so sánh kết quả phép tính.
HS mhận xét
HS nêu sự giống nhau
HS tính kết quả
HS so sánh kết quả
HS nhắc lại phần ghi nhớ
HS nhắc lại quy tắc
HS tự làm bài
HS đọc yêu bài toán
HS tính
2 HS thực hiện.
HS thực hiện nhóm.
HS trả lời
ĐỊA LÍ
 THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
- Dựa vào lược đo (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt(HS,GV sưu tầm).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
Các em hãy nêu các hoạt động chính của các dân tộc ở Tây Nguyên?
3. Dạy bài mới:
1/ Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
* Hoạt động 1:
Bước 1:
HS dựa vào híình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguỵên nào?
+ Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
+ Quan sát hình 1 và hình 2 (nhằm giúp HS có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các địa điểm đó trên hình 3.
+ Mô tả một cảnh của Đà Lạt.
Bước 2:
- Một vài HS trả lời trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giải thích thêm cho HS: Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ không khí giảm đi khoảng 5 đến 6oC. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách. Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ.Vào mùa đông. Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như miền Bắc.
2/ Đà Lạt – thành phố du lịch nghỉ mát.
* Hoạt động 2:
Bước 1:
Dựa vào vốn hiểu biết, vào hình 3 và mục 2 trong SGK, các thảo luận theo gợi ý sau:
- Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
- Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày kết làm việc nhóm trước lớp.
- HS trình bày tranh, ảnh về Đà Lạt do nhóm sưu tầm (nếu có).
- GV sửa chữa, giúp nhóm hoàn thiện phần trình bày.
3/ Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
* Hoạt động 3:
Bước 1:
- Dựa vào vốn hiểu biết của HS và quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo những gợi ý sau:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả (trái) và rau xanh?
+ Kể tên một số loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
+ Tại sao ở Đà Lạt trồng nhiều loại hoa, quả, xứ lạnh?
+ Hoa và rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
Tổng kết bài:
GV và HS hoàn thiện sơ đồ sau trên bảng: (Lưu ý: sơ đồ trên bảng không có phần chữ in nghiêng và mũi tên).
Đà Lạt
Khí hậu
Quanh năm
 Mát mẻ
Các công trình phục vụ 
Nghỉ ngơi, du
Lịch, biệt thự
 Khách sạn
Thành phố nghỉ mát, du lịch, có nhiều loại rau, hoa quả
Thiên nhiên
Vườn hoa, rừng thông, thác nước
4. Củng cố –dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Gọi HS tìm vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
HS trả lời câu hỏi
HS quan sát tranh
HS chỉ vị trí bản đồ
HS thảo luận nhóm
HS trình bày
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT10.doc