Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 (Bản tổng hợp các môn)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 (Bản tổng hợp các môn)

Tập đọc - Kể chuyện : NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ .

I. Mục tiêu :

* Tập đọc

- Đọc thành tiếng :

+ Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai do ảnh hưởng của phương ngữ : Gậy trúc, lững thững, huýt sáo, to lù lù, nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá,.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .

+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính ) . Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .

- Rèn kĩ năng đọc hiểu :

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : ( ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh ) .

+ Hiểu nội dung : Ca ngợi Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ .

* Kể chuyện :

+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ .

+ Biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn .

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 (Bản tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 .
THỨ HAI .	Ngày soạn : Ngày 22 tháng 11 năm 2008 .
	Ngày dạy : Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008 .
Tiết 1-2 :
Tập đọc - Kể chuyện : NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ .
I. Mục tiêu : 
* Tập đọc 
- Đọc thành tiếng : 
+ Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai do ảnh hưởng của phương ngữ : Gậy trúc, lững thững, huýt sáo, to lù lù, nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá,...
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .
+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật ( ông ké, Kim Đồng, bọn lính ) . Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : ( ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh ) .
+ Hiểu nội dung : Ca ngợi Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ .
* Kể chuyện : 
+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ .
+ Biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa trong bài .
+ Bản đồ dể giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng .
III. Lên lớp :	Tiết 1 :
1. Bài cũ : 
- 2HS đọc và TLCH bài Cửa Tùng .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
GV giới thiệu chủ điểm mới – Anh em một nhà : nói về tình đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau như con một nhà của 54 dân tộc anh em sống trên đất nước ta . ( HS quan sát tranh minh họa : Các bạn HS mặc những bộ quần áo dân tộc khác nhau đang vui vẽ đến trường . ) 
Truyện đọc Người liên lạc nhỏ mở đầu chủ điểm kể về một chuyến 
công tác quan trọng của anh Kim Đồng . Chúng ta cùng đọc truyện để biết anh Kim Đồng là một liên lạc tài giỏi và dũng cảm như thế nào .
b. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài:
Đoạn 1 : Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké ( hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững, ... )
Đoạn 2 : ( hai bác cháu gặp địch ) : Giọng hồi hộp .
Đoạn 3 : Giọng bọn lính hống hách, giọng anh Kim Đồng tự nhiên, bình thản .
Đoạn 4 : Giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính ( tráo trưng, thong manh ) .
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu ( 2 lượt ) : Đọc từ khó dễ lẫn . Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài . 
+ Đọc từng đoạn ( 2 lượt ) : 
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp .
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó .
+ 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp .
+ HS luyện đọc theo nhóm .
+ Thi đua đọc giữa các nhóm .
+ HS đọc đồng thanh từng đoạn . ( 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3, 1HS đọc tiếp đến hết bài ) .
- GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
* Đoạn 1 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? ( Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới .)
+ Vì sao cán bộ lại phải đóng vai một ông già Nùng? ( Vì vùng này là vùng người Nùng ở . Đóng vai ông già Nùng để dễ hòa đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm cho bọn chúng cứ tưởng ông cụ là người địa phương .) 
+ Cách đi đường của hai ông cháu như thế nào? ( Đi rất cẩn thận . Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng . Ông ké lững thững đằng sau . Gặp điều gì bất ngờ, Kim Đồng sẽ làm hiệu huýt sáo để ông ké kịp tránh vào ven đường . )
* 3HS tiếp nối đọc đoạn 2, 3, 4 :Cả lớp đọc thầm, trao đổi .
+ Những chi tiết nào nói lên sự dũng cảm, nhanh trí của Kim Đồng ?
( - Kim Đồng nhanh trí : 
Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu .
Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí : Đón thầy mo về chữa bệnh cho mẹ ốm .
Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp : Già ơi ! Ta đi thôi !
Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã cho hai bác cháu đi qua .
- Kim Đồng dũng cảm : 
Vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của Cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ .)
Tiết 2 : 
d. Luyện đọc lại bài :
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 của bài . Hướng dẫn HS đọc đúng giọng 
trang trọng, cảm động .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- Một vài HS thi đọc đoạn 3 .
- 4HS thi đọc diễn cảm 4 đoạn của bài theo cách phân vai .
- GV tuyên dương HS đọc tốt .
e. Kể chuyện :
* GV giao nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ .
- Từng cặp HS tập kể chuyện .
- Từng cặp HS thi kể chuyện .
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- GV tuyên dương HS kể tốt .
3. Củng cố dặn dò : 
- Một hoặc hai HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện .
- GV khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện tốt .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 3 :
Toán : 	 LUYỆN TẬP . 
 I. Mục tiêu :
 Giúp HS : 
- Củng cố cách so sánh các khối lượng .
- Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn .
- Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật .
II. Chuẩn bị :
- Một cân đồng hồ loại nhỏ ( 2kg hoặc 5kg ) .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
- 1kg bằng bao nhiêu gam ? 
- 2HS làm bài tập 3, 4 VBT . 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Thực hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS hoạt động theo mẫu và viết vào vở câu thứ nhất rồi GV thống nhất kết quả so sánh :
	744g > 474g
GV cho HS làm câu thứ hai : Thực hiện phép cộng số đo khối lượng . Sau đó mỗi HS tự làm bài vào vở .
- GV cho HS tự làm phần còn lại, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau .
Bài 2 : 
GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán rồi gọi một vài em nêu cách làm . Chẳng hạn : 
+ Tính xem 4 gói kẹo cân nặng bao nhiêu gam .
+ Tính xem mẹ Hà đã mua bao nhiêu gam kẹo và bánh .
- Sau đó GV cho HS làm vào vở rồi GV chữa bài .
Bài giải :
Cả 4 gói kẹo cân nặng là :
130 x 4 = 520 (g)
Cả kẹo và bánh cân nặng là :
520 + 175 = 695 (g)
Đáp số : 695 gam .
Bài 3 : 
- HS nêu cách làm bài .
+ Tìm số đường còn lại nặng bao nhiêu gam .
+ Tìm mỗi túi nhỏ nặng bao nhiêu gam .
GV hỏi HS : Khi tìm số đường còn lại phải thực hiện phép tính 1kg – 400g thì phải làm thế nào ? HS nêu : Phải đổi 1kg = 1000g rồi mới làm phép trừ . Sau đó GV cho HS làm vào vở rồi GV chữa bài .
Bài giải :
1kg = 1000g .
Số đường còn lại cân nặng là :
1000 – 400 = 600 (g)
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là :
600 : 3 = 200 (g)
Đáp số : 200 gam .
Bài 4 : 
GV tổ chức cho HS : 
- Cân hộp bút rồi cân hộp đồ dùng học toán . Ghi lại khối lượng ( kết quả cân ) của hai vật đó .
- GV có thể cho HS so sánh khối lượng của hai vật rồi trả lời câu hỏi : “Vật nào nhẹ hơn” 
3. Củng cố dặn dò : 	 
- Nhấn mạnh nội dung .
- Bài tập về nhà : VBT . 
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 : 
Đạo đức : QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG . 	 ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu : 
1) HS hiểu : 
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
- Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
2) HS biết quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng trong cuộc sống hằng ngày .
 3) HS có thái độ tôn trọng, quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
II.Chuẩn bị :
- VBT Đạo đức 3 .
- Câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học .
- Tranh minh họa truyện Chị Thủy của em .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ :
- Tại sao phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường ?
- Em đã tích cực tham gia việc lớp, việc trường chưa ? Nêu ví dụ .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 1 : Phân tích truyện Chị Thủy của em .
1) GV kể chuyện ( Có sử dụng tranh minh họa ) .
2) HS đàm thoại theo các câu hỏi : 
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Vì sao bé Viên lại cần có sự quan tâm của chị Thủy ? 
+ Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà ? 
+ Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy ? 
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ? 
+ Vì sao phải quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng ? 
3) GV kết luận : Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn . Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh . Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức của mình .
* Hoạt động 2 : Đặt tên tranh .
1) GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh .
2) HS thảo luận .
3) Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến .
4) GV kết luận về nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
* Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến .
1) GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ ý kiến của em đối với quan niệm có liên quan nội dung bài học .
a) Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau .
b) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng .
c) Quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng là biểu hiện của tình làng, nghĩa xóm .
d) Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức của mình .
2) Các nhóm thảo luận .
3) Đại diện nhóm trình bày .Cả lớp trao đổi, thảo luận .
*GV Kết luận : Các ý a, c, d, là đúng ; ý b là sai .
+ 3. Hướng dẫn thực hành :
- Thực hiện quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức của mình .
- Sưu tầm tranh ảnh , bài thơ , bài hát nói về sự quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
THỨ BA .	Ngày soạn : Ngày 23 tháng 11 năm 2008 .
	Ngày dạy : Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008 .
Tiết 1 : 
Toán : 	BẢNG CHIA 9 .
I. Mục tiêu : 
 Giúp HS :
- Dựa vào bảng nhân 9 để lập bảng chia 9 và học thuộc bảng chia 9 .
- Thực hành chia trong phạm vi 9 và giải toán có lời văn về chia thành 9 phần bằng nhau và chia theo nhóm 9 .
II. Chuẩn bị :
Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS thực hiện BT2, 3 VBT.
- GV kiểm tra vở BTVN của HS .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Bảng chia 9 .
b. Hướng dẫn HS lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9 .
* Nêu phép nhân 9 .
 Nguyên tắc chung lập bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9 :
+ Lập công thức nhân 9 sau đó chuyển từ công thức nhân 9 sang công thức chia 9 . 
+ Ví dụ : HS lấy 1 tấm bìa ( 9 chấm tròn ) .
GV hỏi : 9 lấy 1 lần thì bằng mấy ? ( 9 lấy 1 lần bằng 9 ) .
Viết bảng : 9 x 1 = 9 . 
GV chỉ vào tấm bìa và hỏi : Lấy 9 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn . Như vậy có mấy nhóm ? ( được 1 nhóm ) .
9 chia 9 được ... đối đúng .
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi đúng luật, chủ động .
II. Lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Chạy chậm xung quanh sân trường .
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát .
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ ” .
2. Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung :
- GV tổ chức tập theo 3 hàng ngang :
+ Ôn liên hoàn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung, mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp . GV hô nhịp liên tục hết động tác này sang động tác kia, trước mỗi động tác GV nhắc lại tên động tác vào nhịp thứ 8 . GV hô nhịp 1-2 lần sau đó để cán sự lớp hô nhịp .
+ Chia nhóm luyện tập bài thể dục phát triển chung đã học : GV đi đến từng tổ quan sát, sửa sai cho HS .
+ Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV : 1 lần . * Chơi trò chơi : “Đua ngựa ” . 
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi sau đó cho HS chơi . Khi chơi, GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi . Chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi .
3. Phần kết thúc :
- Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát .
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét lớp .
- GV giao bài tập về nhà : Ôn các động tác thể dục đã học .
	THỨ SÁU :	 Ngày soạn : Ngày 26 tháng 11 năm 2008 .
	 Ngày dạy : Thứ bảy ngày 29 tháng 11 năm 2008 .
 Tiết 1 : 
Tập làm văn : NGHE - KỂ : TÔI CŨNG NHƯ BÁC 
	 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG .
I. Mục tiêu : 
1) Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện “ Tôi cũng như bác”. Nhớ nội 
dung câu chuyện kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên, rõ, vui, tác phong mạnh dạn .
2) Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua . Làm cho HS thêm yêu mến nhau .
II. Chuẩn bị : 
- Tranh minh họa truyện vui “ Tôi cũng như bác”. 
- Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện vui “ Tôi cũng như bác”. Gợi ý làm ( BT2 ).
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý của ( BT 2 ).
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS trình bày lá thư đã viết gửi bạn miền khác tiết trước .
- Yêu cầu gửi thư như thế nào ? 
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài và gợi ý .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm 3 gợi ý .
- GV kể chuyện ( giọng vui tươi, dí dỏm . ) Kể xong lần 1, hỏi HS : 
+Câu chuyện này xảy ra ở đâu ? ( Ở nhà ga)
+ Trong câu chuyện này có mấy nhân vật ? ( hai nhân vật : nhà văn già và người đứng cạnh ) 
+ Vì sao nhà văn không đọc dược bảng thông báo ( Vì ông quên không mang theo kính ) 
 + Ông nói gì với người đứng cạnh ? ( “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với” )
+ Người đó trả lời ra sao ? ( “Xin lỗi . Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé 
không được học nên bây giời phải chịu mù chữ .”)
+ Câu trả lời đó có gì đáng buồn cười ? ( Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình )
- GV kể lần 2 : 
- Từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe .
- Bốn, năm HS nhìn bảng viết sẵn gợi ý kể chuyện (BT1) thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp .
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện, biết kể 
chuyện một cách khôi hài .
Bài 2 :
- 1HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK . 
- GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập giới thiệu trước lớp : Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm các bạn trong tổ mình để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt . ( VD : Nhà các bạn trong tổ ở đâu, có xa trường không ... ) 
- GV gọi HS khá, giỏi làm mẫu .
- HS làm việc theo tổ - từng em (dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK ) 
tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu . 
- Các đại diện tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp .
- Cả lớp và GV bình chọn bạn giới thiệu với một đoàn khách đến thăm các bạn trong tổ mình hay nhất .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 2 : 
Toán : 	CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ .	
( Tiếp theo ) 
I. Mục tiêu : 
Giúp HS : 
- Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia ) .
- Củng cố về giải bài toán liên quan đến phép chia, vẽ hình tứ giác có hai góc vuông .
II. Chuẩn bị :
 Phiếu để HS làm bài 3,4 .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS lên bảng thực hiện BT 3, 4 VBT . 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4 
- GV nêu phép 78 : 4 .Rồi cho HS lên bảng thực hiện phép chia . GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia như bài học . 
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện từng bước của phép chia và nêu kết quả của phép chia . 
c. Thực hành :
Bài 1 : 
- HS lên bảng, một HS thực hiện một phép chia của phần a) . HS kia 
thực hiện một phép chia của phần b) . Các HS khác tự làm bài . Sau đó chữa bài làm của các bạn trên bảng . Khi chữa bài cho HS nhắc lại cách thực hiện phép chia .
Bài 2 : 
- Cho HS tự làm bài rồi trao đổi để tìm ra cách trình bày hợp lí . 
+ Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 ( dư 1 ) 
+ Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có 1 bàn nữa .
 Bài giải : 
Vậy số bàn cần có ít nhất là :
16 + 1 = 17 (cái bàn)
 Đáp số : 17 (cái bàn) .
Bài 3 : 
- GV gợi ý cho HS vẽ hình rồi chữa bài .
- HS làm vào VBT, đối chiếu với hình vẽ của bạn . Chẳng hạn : 
3. Củng cố dặn dò :
- HS nêu lại cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số . 
- BTVN : VBT .
- Nhận xét tiết học .
Tiêt 3 :
Tập viết :	 ÔN CHỮ HOA : K .
I. Mục tiêu :
- Củng cố cách viết hoa chữ K thông qua các BT ứng dụng :
+ Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng (Yết Kiêu) và câu ứng dụng : 
(Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng) bằng chữ cỡ nhỏ .
+ Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ .
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ hoa K .
- Tên riêng Yết Kiêu và câu tục ngữ Mường (Khi đói cùng chung một 
dạ, khi rét cùng chung một lòng) viết sẵn trên dòng kẻ ô li .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nhắc lại câu từ và câu tục ngữ đã viết tiết trước :Ông Ích Khiêm, Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí .
 - HS viết bảng : Ông Ích Khiêm, Ít .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa K có trong từ và câu ứng dụng .
b. Hướng dẫn viết chữ hoa . 
+ HS quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa trong bài : Y, K .
+ Treo mẫu các chữ viết hoa : Y, K và gọi HS nhắc lại quy trình viết, tư thế ngồi viết... 
+ GV viết mẫu cho HS quan sát , vừa viết vừa nhắc lại quy trình .
+ HS tập viết bảng con : Y, K .
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng: 
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng : Yết Kiêu .
+ GV giới thiệu : Yết Kiêu là một danh tướng đời Trần . Ông có tài bơi lặn nên đã phá được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII . 
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, sau đó cho HS tập viết trên bảng con 1 hoặc 2 lần ; GV nhận xét, uốn nắn cho HS về cách viết chữ hoa và chữ thường .
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
+ HS đọc câu ứng dụng : Khi đói cùng chung một dạ / khi rét cùng chung một . 
+ GV giải thích : Câu tục ngữ khuyên mọi người cần phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn . Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết đùm bọc nhau .
- HS quan sát và nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao : Khi ( Đầu dòng thơ ) ; GV hướng dẫn HS viết vào bảng con từ đã nêu : Khi .
* Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết .
- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ : 
+ Viết chữ K : 1 dòng .
+ Viết các chữ Kh, Y : 1 dòng .
+ Viết tên riêng Yết Kiêu : 2 dòng .
+ Viết câu tục ngữ : 2lần .
- HS viết vào vở .
* GV chấm chữa bài .
3. Củng cố dặn dò :
- GV biểu dương những em viết đẹp và khuyến khích HS học thuộc câu tục ngữ . 
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 : 
Thủ công :	 CẮT, DÁN CHỮ H, U . 
 ( Tiêt 2 )
I. Mục tiêu :
- HS biết cách kẻ gấp, cắt, dán chữ H, U . 
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình .
- Yêu thích sản phẩm cắt, dán .
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ H, U được gấp cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát .
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán chữ H, U .
- Kéo, thước, giấy màu, hồ dán .	
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán dán chữ H, U .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 3 : HS thực hành gấp, cắt, dán dán chữ H, U .
- GV yêu cầu 2HS nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán dán chữ H, U . GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, gấp, cắt, dán dán chữ H, U đúng quy trình như sau :
+ Bước 1 : Kẻ chữ H, U . 
+ Bước 2 : Cắt chữ H, U .
+ Bước 3 : Dán chữ H, U .
- HS thực hành kẻ, gấp, cắt, dán dán chữ H, U . Trong khi HS thực hành, GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn gặp khó khăn, lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm . GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết 
cho phẳng .
* Hoạt động 4 : Nhận xét – đánh giá .
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm . 
- GV khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành .
3. Nhận xét dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung . 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần, thái độ học tập .
- Chuẩn bị tiết sau : Gấp, cắt, dán chữ V .
Tiết 5 :
HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP .
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua .
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện .
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ, đúng giờ .
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ, tự giác .
- Có ý thức học tập, chú ý trong giờ học : Kiều, Huân, Dinh, Cúc, Hậu, Kiệt, Ngời, Nguyệt, ...
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ . 
- Có ý thức trực nhật, vệ sinh .
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Trông, Xa Lồ, Nhả, Công, Dương,...
- Trực nhật, vệ sinh còn chậm, chưa tự giác ( tổ 2 - thứ Tư ).
- Chất lượng học bài về nhà chưa cao, mang tính đối phó, chưa chú tâm. 
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 / 11 .
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua .
- Duy trì sĩ số, nền nếp lớp học .
- Cử các em Nguyệt, Kiều, Huân, Dinh, Cúc giúp đỡ em Trông, Chí .
- Phụ đạo HS yếu : Trông, Chí, Công, Xa Lồ, Thương, Ngời vào chiều thứ Bảy .
***@@@***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_14_ban_tong_hop_cac_mon.doc