I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hính ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học:
- 12 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc
- 5 phiếu ghi tên 1 bài TĐ có y/c HTL
II. Các hoạt động dạy-học:
TUẦN 10: TOÁN LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. II/ Đồ dùng dạy học: Thước kẻ và ê ke III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: Thực hành vẽ hình vuông - Gọi hs lên bảng, Y/c vẽ hình vuông ABCD có cạnh 6 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông này - Nhận xét, cho điểm B. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học 2) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Vẽ lên bảng 2 hình a,b như SGK, gọi hs nêu các góc có trong hình - Góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt góc nào lớn nhất? Góc nào bé nhất? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy quan sát hình trong SGK và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. - Vì sao em biết AB là đường cao của tam giác? - Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC? Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Y/c cả lớp vẽ vào vở, gọi 1 hs lên bảng vẽ và nêu cách vẽ Bài 4: Gọi Hs đọc y/c ( HS chỉ làm bài 4/a) - Y/c hs tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4 cm - Y/c hs xác định trung điểm M của cạnh AD - Y/c hs tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N - Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ? 3) Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Bài sau: luyện tập chung - 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét bài của bạn trên bảng - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - HS lần lượt nêu: a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC b) Góc vuông DAB, DBC, ADC, góc nhọn ADB, ABD, BDC, BCD; góc tù ABC - Góc bẹt lớn nhất, góc nhọn bé nhất. - 1 hs đọc y/c - Đường cao của hình tam giác ABC là AB. - Vì AB vuông góc với cạnh đáy BC - Vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC - 1 hs đọc y/c - HS tự vẽ vào vở. 1 hs vẽ trên bảng và nêu cách vẽ: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm. - Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại điểm A và đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng BC = 3cm, AD=3cm. Nối C với D ta được hình vuông ABCD - 1 hs đọc y/c - HS tự vẽ vào vở nháp, 1 hs lên bảng vẽ và nêu cách vẽ - Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4cm nên AM = 2cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm một điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD - HS tự xác định trung điểm N - ABCD, ABNM, MNCD TUẦN 10 Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011. TẬP ĐỌC ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hính ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II. Đồ dùng dạy học: - 12 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc - 5 phiếu ghi tên 1 bài TĐ có y/c HTL II. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1) Giới thiệu bài: Trong tuần 10, chúng ta sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV trong 9 tuần qua. Tiết hôm nay, cô sẽ kiểm tra các em về việc đọc các bài tập đọc và HTL đã học 2) KT tập đọc và HTL: - Gọi hs lên bảng bốc thăm bài tập đọc - Y/c hs đọc và TLCH về nội dung bài đọc - Nhận xét, chấm điểm 3) HD làm bài tập: Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Hỏi: Những bài TĐ như thế nào là truyện kể? - Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thể thương thân" (Tuần 1,2,3). - Các em hãy đọc thầm lại các bài TĐ trên để hoàn thành bài tập (phát phiếu cho 2 hs) - Gọi hs làm trên phiếu dán kết quả, trình bày. Bài tập 3: - Gọi hs đọc y/c - Các em hãy tìm nhanh trong hai bài TĐ trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc đã cho - Gọi hs phát biểu - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Tuyên dương bạn đọc hay 4) Củng cố, dặn dò: - Những em đọc chưa đạt về nhà luyện đọc tiếp - Xem lại qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Lần lượt hs bốc thăm (5hs ) về chỗ chuẩn bị. Lần lượt hs lên đọc, sau đó đến các em khác - Đọc và TLCH - 1 hs đọc y/c - Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin - HS làm bài cá nhân - HS trình bày, HS khác nhận xét theo các Y/c: + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không? + Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không? - 1 hs đọc y/c a) Đọan văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: Là đoạn cuối của truyện Người ăn xin b) đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ : Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò "Tôi thét .....đi không" - 3 hs lần lượt thi đọc cùng một đoạn - HS khác nhận xét. Lịch sử CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( Năm 981 ) I/ Mục tiêu : - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy: + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. + Tường thuật ( sử dụng lược đồ ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ , bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng ( đường thuỷ) và Chi Lăng ( đường bộ ). Cuộc kháng chiến thắng lợi. - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế ( nhà tiền Lê). Oâng đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. II/ Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy-học: A/ KTBC: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Gọi hs lên bảng trả lời: - Hãy kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất? - Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh? - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước? Nhận xét, cho điểm B. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Cho hs xem tranh Lễ lên ngôi của Lê Hoàn, sau đó giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn, người sáng lập ra triều Tiền Lê. Vì sao nhà Lê lại thay nhà Đinh, Lê Hoàn đã lập được công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân tống xâm lược - Y/c hs đọc "Năm 979...Tiền Lê" - Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? - Việc Lê Hoàn được tôn làm vua có được nhân dân củng hộ không? - Khi lên ngôi vua Lê Hoàn xưng là gì? Triều đại của ông được gọi là gì? - Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì? Kết luận: Trước tình hình đất nước lâm nguy vì vua Đinh Toàn còn quá nhỏ không gánh vác nổi việc nước. Thế là Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên ngôi vua lúc ấy ông là tổng chỉ huy quân đội. Thế là Lê Hoàn lập tức lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Tống. * Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. - Gọi 1 hs đọc từ "Nhà Lê ... thắng lợi" - Các em hãy quan sát lược đồ dựa vào thông tin trong SGK hoạt động nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: 1) Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? 2) Quân Tống tiến công vào nước ta theo những con đường nào? 3) Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc? 4) Kể lại trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống? 5) Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? - Gọi lần lượt nhóm trình * Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến - Gọi hs đọc phần cuối bài - Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc - Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/29 C. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho hs thi điền từ đúng vào chỗ còn thiếu trong sơ đồ. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc - Về nhà xem lại bài để kể lại cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược - Bài sau: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 3 hs lần lượt trả lời - sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực PK địa phương nổi dậy chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên. Dân chúng phải đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, còn quân thù lăm le ngoài bờ cõi. - Quê ở Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình ngày nay) là người cương nghị, mưu cao và có chí lớn. - Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước. - Lắng nghe - Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại . Con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi vua nhưng còn quá nhỏ, không lo nổi việc nước. Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta. Lúc đó, Lê Hoàn đang là Thập đạo tướng quân là người tài giỏi được mời lên ngôi vua - Lê Hoàn lên làm vua được quân sĩ ủng hộ và tung hô "vạn tuế" - Xưng là Hoàng Đế triều đại của ông gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Hậu ... cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. -GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối, * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. -Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. -Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải. -Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải. -GV hướng dẫn HS một số điểm sau: +Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. +Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược. +Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. -Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn. -GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. -Gọi HS đọc ghi nhớ. -GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS theo dõi. -HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. - HS lắng nghe. -HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. -HS quan sát hình và nêu. -HS nêu. -HS thực hiện thao tác. -HS thực hiện. -HS nhận xét. -HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. -HS thực hiện. -HS cả lớp Thứ sáu , ngày 21 tháng 10 năm 2011 TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Tiết 8 I/ Mục đích, yêu cầu: Kiểm tra ( Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI : - Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi ). - Viết được bức thư ngắn đúng nội dung thể thức, một lá thư. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài chính tả. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Đây là tiết cuối cùng chúng ta luyện tập. Các em nhớ nghe-viết cho đúng bài CT Chiều trên sông hương.Sau đó,các em sẽ tập viết một bức thư khoảng 10 dòng nói về ước mơ của mình cho bạn hoặc người thân biết. a/Hướng dẫn chính tả GV đọc bài chính tả một lượt. Cho HS đọc lại đoạn văn. Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: chiều,trắngvời vợi,trải,thoang thoảng b/GV đọc cho HS viết GV nhắc HS về cách trình bày tựa bài, trình bày bài viết,tư thế ngồi viết GV đọc từng câu cho HS viết. c/Chấm,chữa bài GV chấm 5-7 bài. Nhận xét chung. Cho HS đọc yêu cầu của BT. GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của mình. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày bài. GV nhận xét + khen những HS viết hay. GV nhận xét tiết học. Dặn HS chưa viết thư xong về nhà hoàn chỉnh bài viết. -HS lắng nghe. -HS đọc thầm lại đoạn văn. -HS viết vào bảng con. -HS viết chính tả. -HS đổi tập (vở) cho nhau để soát lỗi,chừa lỗi ra bên lề hay giấy hoặc viết lỗi,cách chữa đúng dưới bài chính tả. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS làm bài. -Một vài HS đọc bài làm trước lớp. -Lớp nhận xét. TOÁN TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I/ Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. Bước đầu vận dụng tính chất gioa hoán của phép nhân để tính toán. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Nhân với số có một chữ số - Gọi hs lên bảng thực hiện bài 3b Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng viết công thức tính chất giao hoán của phép cộng và nêu tính chất. - Các em đã biết được tính chất giao hoán của phép cộng. Tính chất của phép nhân như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. So sánh giá trị của hai biểu thức : - GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5. Các em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này. - Viết lên bảng một số cặp phép nhân khác 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2 ,... và y/c hs nhận xét các tích - Hai phép nhân có các thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau? 3) Viết kết quả vào ô trống - Treo bảng phụ đã chuẩn bị Y/c hs thực hiện tính giá trị của biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8? - Hỏi tương tự với các giá trị còn lại - Giá trị của biểu thức a x b như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a? - Và ta có thể viết: a x b = b x a - Đây là công thức tính chất giao hoán của phép nhân. - Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a? - Từ công thức này bạn nào có thể nêu được tính chất giáo hoán của phép nhân ? - Ghi bảng tính chất 4. Thực hành: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng và gọi lần lượt hs lên điền. cả lớp điền vào SGK. Bài 2: Viết lần lượt từng bài lên bảng, Y/c hs thực hiện vào B C. Củng cố, dặn dò: - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Nhân với 10, 100, 1000,... - 2 hs lên bảng thực hiện 1306 x 8 + 24573 = 10448 + 24573 = 35021 609 x 9 - 4845 = 5481 - 4845 = 636 - 1 hs lên bảng viết a + b = b + a và nêu tính chất - Lắng nghe - HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5 - HS nêu nhận xét: 3 x 4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2 8 x 9 = 9 x 8 - Bằng nhau - 3 hs lên bảng thực hiện, mỗi hs thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng - Giá trị của biểu thức a x b = b x a đều bằng 32 - HS trả lời theo từng trường hợp - Luôn bằng nhau - HS đọc a x b = b x a - Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - Nhiều hs lặp lại - Cả lớp làm vào SGK, một vài hs lên bảng điền và nêu tính chất của phép nhân - HS thực hiện B a) 1357 x 5 = 6785 7 x 853 = 853 x 7 = 5971 b) 40263 x 7 = 281841 5 x 1326 = 1326 x 5 = 6630 - 1 hs nêu Ôn Tiếng Việt Tiết 3 Cho học sinh luyện đọc 2 bài tập đọc tuần 9 Toán Tiết 1 I.Mục tiêu: - HS đặt tính và tính được cộng trừ,tính được chu vi và diện tích hinh vuông. II. Đồ dùng: Vở bài tập III. Hoạt động dạy – học: GV HS 1.Cho HS đọc yêu cầu - Cho lần lược 2hs lên bảng làm . - GV nhận xét 2.Cho HS đọc yc - Cho HS lên làm - GV nhận xét 3) Cho hs đọc yêu cầu - Cho hs lên bảng vẽ - GV nhận xét - 1HS đọc yc - HS lên bảng làm a)919492 b)392688 - 1 HS đọc yc - 2 hs lên làm a) 1679 b) 508 1 HS đọc yc - hs lên làm Chu vi: 3 x4 = 12 cm Diện tích 3 x 3 = 9 cm2 III.Củng cố –dặn dò -GV nhận xét tiết học -Về xem lại các bài tập đã làm. Toán Tiết 2 I.Mục tiêu: - HS làm đúng bài tập và nối đung kết quả và làm được bài tập có lời văn. II. Đồ dùng: Vở bài tập III. Hoạt động dạy – học: GV HS 1.Cho 1 hs đọc yc : - Cho lần lược 2 hs lên làm - GV nhận xét 2. Cho hs đọc bài - Hướng dẫn học sinh làm rồi chữa bài -2 hs lên làm GV nhận xét 3. 1 hs đọc yêu cầu - cho hs lên nối - GV nhận xét 4. 1 hs đọc yc - GV gợi ý - GV nhận xét - 1 HS đọc yc - HS lên làm a)577146 b)1648092 - hs đọc - hs nghe -2 hs lên làm a) 977608 b) 12472 - hs đọc yêu cầu - 1hs lên nối - 1 hs đọc - HS theo dõi -1 HS lên làm Giải 2 tuần xưởng đó bán được là: 215748 + 215748 = 431496(l) (hoặc 215748 x 2 =431496 (l)) ĐS:431496 l III.Củng cố –dặn dò -GV nhận xét tiết học -Về xem lại các bài tập đã làm. ÔN TIẾNG VIỆT Tiết 1 I.Mục tiêu: -HS đọc và ngắt giọng lời nhân vật ,trả lời được câu hỏi,trả lời câu hỏi bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống.Ghi được điều ước của bạn nhỏ. II. Đồ dùng : Vở bài tập II. Hoạt động dạy – học: GV HS ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT 1.Cho học sinh đọc yc . - Cho hs luyện đọc(chú ý tên riêng nước ngoài) - GV nhận xét 2.Cho hs đọc yc - Cho HS đọc đoạn trích - GV nhận xét QUÊ HƯƠNG 1.Cho học sinh đọc yc - GV gợi ý cho HS nắm - Cho HS làm bài - GV theo dõi nhận xét - HS đọc yc - Vài HS đọc - 1 HS đọc yc - HS trả lời(sung sướng,cho tôi được sống,hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.) - HS đọc - HS theo dõi - HS làm 1. Hòn Đất 2. Vùng biển 3. Sóng biển,cửa biển,xom lưới,làng biển,lưới. 4.Vòi vọi 5.Chỉ có vần và thanh 6. a 7. Thần tiên. 8. 3 từ. Sứ ,Hòn Đất ,Ba Thê. III.Củng cố –dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về xem lại các bài tập đã làm. ÔN TIẾNG VIỆT Tiết 2 I.Mục tiêu: -HS trả lời được câu hỏi bài tập 1 và viết được bức thư đầy đủ gồm có 3 phần. II. Đồ dùng : Vở bài tập II. Hoạt động dạy – học: GV HS LUYỆN VIẾT 1. - Cho HS làm bài - Cho hs dựa vào gợi ý...... - Cho HS trình bày - GV nhận xét 2. - Cho hs viết 1 bức thư. -Cho hs đọc lại bài làm - GV nhận xét - HS đọc yc - HS làm bài a) Phần đầu thư em cần viết: b) Phần chính : c) Phần cuối thư thường viết : - HS đọc bài -HS đọc yc - HS đọc và làm - HS trình bày III.Củng cố –dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về xem lại các bài tập đã làm.
Tài liệu đính kèm: