Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Chính tả (Tiết 10)

ÔN TẬP GIỮA KÌ (Tiết 2/8)

I. Mục tiêu

- Nghe viết đúng chính tả bài ( tốc độ viết khoảng 75 chữ /15 phút.) không mắc quá 5 lỗi.

- Trình bày đúng bài: Lời hứa

Trình bày đúng bài văn có lời đối thoại, nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.

- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và tên nước ngoài); Bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

- Học sinh khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả ( tốc độ trên 75 chữ /15 phút) hiểu nội dung bài.

-Rèn kĩ năng luyện viết chữ, trình bày.

.II. Đồ dùng dạy học

 Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 3 và bút dạ.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Soạn ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tập đọc (Tiết 19)
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1/8)
I. Mục tiêu
+ Kiểm tra đọc (lấy điểm)
- Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ : 75 tiếng/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
+ Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3
+ Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
+ Học sinh hứng thú khi đọc một đoạn văn hoặc bài văn,
-Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nội dung bài đọc
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 - tuần 9
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo 4 nhóm học sinh) và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
1.1. Giới thiệu bài: 1’
1.2. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
- Tổ chức bốc thăm bài đọc.(5em)
- GV nhận xét ghi điểm
- 1 học sinh bốc thăm bài đọc
- Học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi 
2. . Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập: 17’
Bài 1: 
-GV nêu câu hỏi
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể.
+ Hãy tìm và kể những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm thương người như thể thương thân.
- Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm.
 - Kết luận về lời giải đúng
- 1 Học sinh đọc yêu cầu SGK.
- HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Là những bài có chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Các truyện kể:
Dế mèn bênh vựa kẻ yếu: phần 1 trang 4, 5 phần 2/15
Người ăn xin trang 30, 31
- Hoạt động nhóm
- Học sinh trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Các nhóm dán phiếu lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3: 
- Nhận xét, kết luận đoạn văn đúng.
- Tổ chức cho học sinh đọc
- Nhận xét, khen những học sinh đọc tốt
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
- Mỗi đoạn 3 học sinh đọc
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Về nhà luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Toán (Tiết 46)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt
- Nhận biết đường cao của hình tam giác
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước
- Bài tập: Bài 1,2,3, 4 (a) - HS yếu làm bài 1, 2
- TCTV: Đọc yêu cầu bài tập, giải thích êke
-Rèn kĩ năng nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt bàng ê ke và kĩ nang năng nhận biết đường cao hình tam giác, kĩ năng vẽ hình vuuông, hình chữ nhật
 - HS yếu làm bài 1, 2
II. Đồ dùng dạy học	
	Thước thẳng có vạch chia cm và ê ke
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:4’
	+ Em hãy vẽ hình vuông có cạnh 4cm
	+ Giáo viên nhận xét, ghi điểm
	2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Luyện tập: 30’
Bài 1:
- Giáo viên vẽ hai hình a), b)/Tr.55SGK.
a) A
 M H
 B C	
b) 
 A	B
 D C
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
Bài 2: Giáo viên yêu cầu 
+ Vì sao AB được gọi là đường sao của hình tam giác ABC?
+ Vì sao cB được gọi là đường sao của hình tam giác ABC?
- Giáo viên kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
- Học sinh lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu bài
-2HS làm bảng, lớp làm vào vở
- Góc vuông BAC
- Góc nhọn ABC, ABM, 
- Góc tù: BMC
- Góc bẹt: AMC
b) Góc vuông: DAB, DBC, ADC.
- Góc nhọn: ABD, ADB, BDC, BCD
- Góc tù: ABC
+ Các góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông
+ Bằng 2 góc vuông
-Học sinh quan sát hình vẽ và nêu tên đường sao của hình tam giác ABC.
-Vài học sinh nêu
 -Đường cao của hình tam giác ABC:AB, BC
+ Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của hình tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
+ Học sinh trả lời 
- Giáo viên hỏi: vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 4: a) Giáo viên yêu cầu học sinh tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- 1học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh lên vẽ hình và nêu.
- lớp chú ý bạn vẽ, nhận xét
- 1học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh lên bảng vẽ (theo kích thước 6cm và 4cm). Học sinh ,cả lớp vẽ vào vở.
- 1 học sinh nêu trước lớp, cả.
- Llớp theo dõi và nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Về nhà hoàn thiện bài vào vở
- Trong 1 hình chữ nhật có bao nhiêu góc vuông?
- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
Khoa học (Tiết 19)
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
+ Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Học sinh có ý thức phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập ghi theo chủ đề Con người và sức khoẻ.
- Các tranh ảnh mô hình
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: 10’ Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lý?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Giáo viên phát giấy khổ to.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày thực phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương ghi điểm động viên.
- Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.
- GV nhận xét chốt lại 
- 4 nhóm.
- Học sinh ghi những thức ăn hợp lý vào phiếu - Học sinh trưng bày theo nhóm và lên trình bày.
Ví dụ: cá, tôm, đu đủ, xú lơ, cà, xà lách, chuối, cải, cà rốt, thịt lợn, sữa bò, sữa đậu nành, đậu cô ve.
-Cả lớp thảo luận
- HS trình bày, nhận xét
Hoạt động 2: 17’ Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý của Bộ y tế.\
- Giáo viên tổ chức
- Yêu cầu ghi lại 10 lời khuyên.
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh thảo luận và ghi lại vào giấy 
- Học sinh trình bày, lớp nhận xét
 - Giáo viên kết luận:
	1. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
	2. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18 - 24 tháng.
	3. Ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm thực vật và động vật. Tăng cường ăn đậu phụ và cá.
	4. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa mỡ, dầu thực vật ở tỉ lệ cân đối. Ăn thêm vừng, lạc.
	5. Sử dụng muối i ốt, không ăn mặn.
	6. Ăn thức ăn sạch và an toàn, ăn nhiều rau, củ và quả chín hàng ngày.
	7. Uống sữa đậu nành. Tăng cường ăn các thức ăn giàu can xi như sữa, các sản phẩm của sữa, cá con...
	8. Dùng nước sạch để chế biến thức ăn. Uống đủ nước chín hàng ngày.
	9. Duy trì cân nặng ở “mức tiêu chuẩn”.
	10. Thực hiện nếp sống lành mạnh, năng động hoạt động thể lực đều đặn. Không hút thuốc lá. Hạn chế uống bia, rượu, ăn ngọt.
IV. Củng cố dặn dò:3’’
- Sức khoẻ con người như thế nào?
- Ta cần phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ?
- Nêu tên các chất dinh dưỡng hợp lý?
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------
Chính tả (Tiết 10)
ÔN TẬP GIỮA KÌ (Tiết 2/8)
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả bài ( tốc độ viết khoảng 75 chữ /15 phút.) không mắc quá 5 lỗi.
- Trình bày đúng bài: Lời hứa
Trình bày đúng bài văn có lời đối thoại, nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và tên nước ngoài); Bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
- Học sinh khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả ( tốc độ trên 75 chữ /15 phút) hiểu nội dung bài.
-Rèn kĩ năng luyện viết chữ, trình bày.
.II. Đồ dùng dạy học
	Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 3 và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
1.1. Giới thiệu bài: 1’
Nêu mục tiêu tiết học
1.2. . Hoạt động 1: 20’-Viết chính tả
- Giáo viên đọc bài Lời hứa. 
- Giải thích từ: Trung sĩ.
- Giáo viên đọc 1 số từ dễ lẫn. Yêu cầu 1 em lên viết. Học sinh khác viết vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách trình bày khi viết.
- Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết.
- Giáo viên soát lỗi thu bài chấm.
1.3.. Hoạt động 2: 12’- Luyện tập
Bài 2/97: 
- Tổ chức thảo luận
a) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
b) Vì sao trời đã tối em không về?
c) Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
- Cả lớp nghe. 1 học sinh đọc lại.
- 1 em đọc phần chú giải.
- Ngẩng đầu, trần giải trung sĩ.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết vào vở.
- 2 học sinh đọc yêu cầu
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi.
Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b) Vì đã hứa không bỏ vị trí khi chưa có người đến thay.
c) Báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé 
d) Không được. Trong mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng. 
Bài 3: 
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm.
- Kết luận lời giải đúng:
- 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu 
- Học sinh thảo luận và báo cáo.
- Lớp nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Về nhà viết những lỗi còn hay viết sai vào sổ tay.
	- Hoàn chỉnh 2 bài tập vào vở.
	- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------
Toán (Tiết 47)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: HS yếu làm bài tập 1, 
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số.
 - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Bài tập: 1(a), 2 (a), 3 (a), 4.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số, kĩ nă ... K/29
	- Xem trước bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
	- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
 Soạn ngày 25 tháng 10 năm 2011
Toán (Tiết 50)
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
- Bài 1, 2 (a), (b)/ Tr 58
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
b
b x b
b x a
4
8
6
7
5
4
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Nêu cách nhân một số có 6 chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ và thực hiện
- Chấm 1 số vở học sinh
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 20’ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
- Viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu: 
- Giáo viên làm tương tự với một số cặp pháp nhân khác:
Ví dụ: 4 x 3 và và 3 x 4
8 x 9 và 9 x 8
Giáo viên: Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Giáo viên treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
- Giáo viên yêu cầu thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
- 1 em trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh so sánh hai biểu thức với nhau. 
- Học sinh nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35.
 Vây 5 x 7 = 7 x 5
- Học sinh nêu:
4 x 3 = 3 x 4 = 12
8 x 9 = 9 x 8 = 72
- Học sinh đọc bảng số.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện, mỗi học sinh thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng sau:
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a lần lượt với những giá trị của a và b trong bảng
- Vậy giá trị của các biểu thức a x b và b x a?
- Ta có thể viết a x b = b x a
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong 2 tích a x b và b x a?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
- Giáo viên nêu lại kết luận và viết công thức: a x b = b x a
3. Hoạt động 2: 10’Luyện tập:
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên viết lên bảng 4 x 6 = 6 x c 
- Yêu cầu :
- Vì sao lại điền số 4 vào ô trống?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm, phần còn lại. 
Bài 2: 
- Yêu cầu hoạt động nhóm.
- Giáo viên nhận xét nêu kết quả.
- Giá trị của các biểu thức a x b và b x a lần lượt: 32, 42, 20
- Luôn bằng nhau.
- Học sinh đọc: a x b = b x a
- Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích b x a
- Thì tích đó không thay đổi.
- Học sinh nhắc lại.
 -HS đoc yêu cầu
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh điền số 4.
- Học sinh nêu, lớp bổ sung
- Học sinh làm vào vở.
- Học sinh đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- 1 em đọc đề
- 4 nhóm. Đại diện nhóm báo cáo.
- Lớp nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích sẽ như thế nào?
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Luyện từ và câu (Tiết 20)
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Thời gian: 60 45 phút
I. Đề bài:
1Chính tả: (nghe đọc) 20 phút
MỤC TIÊU:
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh:
	I.Kiểm tra viết
	a. Chính tả : Nghe-viết đúng chính tả bài “Người viết trưyện thật thà” tốc độ đạt 75 tiếng / 15phút. Yêu cầu bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng về độ cao , khoảng cách, kiểu chữ, trình bày sạch đẹp, 
b.Tập làm văn 
- Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư
B.ĐỀ RA
1Chính tả: (nghe-viết) 20 phút
GV đọc cho học sinh viết bài “Người viết trưyện thật thà” SGK TV4 T1, trang 56
2.Tập làm văn: (25 phút)
Viết một bức thư ngắn ( khoảng mười dòng) gửi cho một người bạn để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình lớp em hiện nay. 
	C. Hướng dẫn chấm.
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết đúng, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết rõ ràng, đúng hình thức của bài chính tả (5 điểm)
2.Tập làm văn: (5điểm)
Đúng thể loại, đầy đủ bố cục bài văn: 2 điểm
Đầy đủ ý: 1,5 điểm
Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ diễn đạt đúng: 1 điểm
Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, trình bày đúng: 0,5 điểm
GV đọc cho học sinh viết đoạn: “Mọi người đều sững sờ của ta” bài: “Những hạt thóc giống” TV 4 T1
2.Tập làm văn: (40 phút)
Viết một bức thư ngắn khoảng mười dũng) gửi cho một người bạn hoặc một người thõn núi về mơ ước của em.
II. Hướng dẫn chấm
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết đúng, không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, đúng hình thức của bài chính tả(5 điểm)
Từ 4 lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm
2.Tập làm văn: (5điểm)
Đúng thể loại, đầy đủ bố cục bài văn: 2 điểm
Đầy đủ ý: 1,5 điểm
Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ diễn đạt đúng: 1 điểm
Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, trình bày đúng: 0,5 điểm
-----------------------------------------------
Tập làm văn (tiết 20)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Tiếng Việt
Phần:. Đọc -hiểu
MỤC TIÊU:
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh:
a- Phần đọc hiểu:
	Học sinh đọc thầm bài “Quà tặng cha” và hiểu nội dung bài đọc.
B.ĐỀ RA
a. Đọc hiểu:
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc thầm bài “Quà tặng cha” sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Quà tặng cha
	Một bữa, Pa- xcan – khi đó đã là sinh viên – đi đâu về khuya thấy bố vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mãi mê với những con số; Ông đang phải kiểm tra sổ sách của sổ tài chính mà ông mới được bổ nhiệm phụ trách.
	Những dãy tính cộng hàng nghìn con số! Pa – xcan nghĩ thầm trong bụng. Một công việc buồn tẻ không thể tránh khỏi. Những 
	Trong óc nhà toán học trẻ tuổi lóe ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch ra một sơ đồ gì đó trên giấy.
Mười hôm sau, ông Pa-xcan đã rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì lạ đặt trên bàn:
	Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu về những con tính!
	Thì ra, đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó cũng chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên xa xôi của máy tính hiện đại.
1. Pa-xcan đã làm tặng cha vật gì?
 a) Một chiếc máy cộng trừ b) Một chiếc áo	 c) Một chiếc xe hơi
2.Thời gian đó, Pa-xcan là:
 a) Một công nhân b) Một sinh viên c) Một nhà toán học 	 
3.Tiếng “ông” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
 a) Chỉ có vần	 b) Chỉ có âm đầu và vần c) Chỉ có vần và thanh 
4.Bài văn trên có 6 từ láy. Theo em tập hợp nào dưới đây thống kê đầy đủ 6 từ láy trong đó.
 a) Cặm cụi, mải mê, rón rén, là lạ, xa xôi, lặng lẽ
 b) Cặm cụi, ào ào, mải mê, la lạ, rón rén, long lanh 
 c) Mải mê, cặm cụi, rón rén, róc rách, là lạ, lặng lẽ
5. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
 a) Hai từ. 
 b) Một từ. 
 c) Ba từ. 
	C. Hướng dẫn chấm.
	I. Đọc
A. Đọc hiểu:
Đúng mỗi câu được 1 điểm
	1. a;	 2. b;	 3. c;	4.a;	 5.b
--------------------------------------------------------
Toán (Tiết 50)
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
	- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
 - Bài 1, 2 (a), (b)/ Tr 58
 - Vận dụng vào học toán và thực tế cuộc sống.
	II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
b
b x b
b x a
4
8
6
7
5
4
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Nêu cách nhân một số có 6 chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ và thực hiện
- Chấm 1 số vở học sinh
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 20’ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
- Giáo viên viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu: học sinh so sánh hai biểu thức với nhau. 
- Giáo viên làm tương tự với một số cặp pháp nhân khác:
Ví dụ: 4 x 3 và và 3 x 4
8 x 9 và 9 x 8
Giáo viên: Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Giáo viên treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
- Giáo viên yêu cầu thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
- 1 em trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35.
 Vây 5 x 7 = 7 x 5
- Học sinh nêu:
4 x 3 = 3 x 4 = 12
8 x 9 = 9 x 8 = 72
- Học sinh đọc bảng số.
- 3 học sinh lên bảng để thực hiện, mỗi học sinh thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng sau:
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a lần lượt với những giá trị của a và b trong bảng
- Vậy giá trị của các biểu thức a x b và b x a?
- Ta có thể viết a x b = b x a
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong 2 tích a x b và b x a?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
- Giáo viên nêu lại kết luận và viết công thức.
3. Hoạt động 2: 10’Luyện tập:
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên viết lên bảng 4 x 6 = 6 x c và yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào c 
- Vì sao lại điền số 4 vào ô trống?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm, phần còn lại. Học sinh đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: 1 em đọc yêu cầu đề
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Giáo viên nhận xét nêu kết quả.
- Giá trị của các biểu thức a x b và b x a lần lượt: 32, 42, 20
- Luôn bằng nhau.
- Học sinh đọc: a x b = b x a
- Hai tích đầu đều có các thừa số là a và b những vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích b x a
- Thì tích đó không thay đổi.
- Học sinh nhắc lại.
a x b = b x a
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh điền số 4.
- Vì đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x c thì tích này có chung một thừa số là 6. Vậy thừa số còn lại = c nên điền 4 vào c
- Học sinh làm vào vở.
- 1 em đọc đề
- 4 nhóm. Đại diện nhóm báo cáo.
	a) 1.357 x 5 = 6.785 	 	b) 40.263 x 7 = 281.841
 	 7 x 853 = 5.971	 5 x 1.326 = 6.630
IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích sẽ như thế nào?
	- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc