I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Nghe viết đúng chính tả, đẹp đoạn văn miêu tả Hoa giấy
- Hiểu nội dung của bài Hoa giấy.
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY: 1-Ổn định: TT
2- Kiểm tra:
3- Bài mới:
TUẦN 10 Ngày soạn :18/3/2012 Ngày dạy:Thứ hai ngày 19/3/2012 ĐẠO ĐỨC (28 ) CÓ GV CHUYÊN DẠY TIẾNG VIỆT (55 ) ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II TIẾT 1 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :Đọc trôi chảy , phát âm rõ,tốc độ 120 chữ / phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ , đọc diễn cảm thể hiện được nội dung, cảm xúc của nhân vật - Kĩ năng đọc hiểu :Trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc , hiểu ý nghĩa của bài đọc -Viết được những điểm cần ghi nhớ về : Tên bài , nội dung chính , nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 19 đến tuần 21 thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và thộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1/ Ổn định 2/ Bài cũ:(5’) 3/ Bài mới :Giới thiệu bài- GV nêu mục đích tiết học. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ1:(10’) Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng. MT: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng -Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc . -Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học. Gọi HS nhận xét. -Cho điểm trực tiếp từng HS. HĐ2:(20’) Hướng dẫn làm bài tập. MT: Kĩ năng đọc hiểu :Trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc , hiểu ý nghĩa của bài đọc Bài 2 :-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. -Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi . H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? H:Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm:Người ta là hoa đất. -GV ghi nhanh tên truyện lên bảng . -Phát phiếu cho từng nhóm .Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. -Nhận xét bổ sung .Kết luận về lời giải đúng. -HS bốc thăm. -HS đọc và trả lời câu hỏi. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu . -Trao đổi theo nhóm đôi. -Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật , mỗi truyện đều có nội dung hoặc nói lên một điều gì đó. Các truyện kể :Bốn anh tài . Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. -Hoạt động trong nhóm. -Trình bày , nhận xét bổ sung. Tên bài Nội dung chính Nhân vật Bốn anh tài Ca ngợi sức khoẻ, tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa : trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây . Cẩu Khây,Nắm tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng,yêu tinh, bà lão chăn bò . Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa . Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xâydựng nền khoa học trẻ của nước nhà . Trần Đại Nghĩa. 4/ Củng cố-Dặn dò.Nhận xét tiết học.Dặn về nhà học bài, làm lại bài 2 vào vở và chuẩn bị bài sau. TOÁN (136 ) LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kĩ năng :Nhận biết dạng hình và đặc điểm của một số hình đã học . -Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật ;các công thức tính diện tích của hình bình hành vàhình thoi. -Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài làm II/ CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập 1,2,3. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1/Ổn định 2/ Bài cũ: H:Nêu cách tính diện tích hình thoi?Huy H: Tính diện tích hình thoi biết độ dài đường chéo là 19cm và 12cm ? Hiệp H: Tính diện tích hình thoi biết độ dài đường chéo là 30cm và 7 dm ? Trí -Nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài –ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1:(15’)Nhận dạng đặc điểm một số hình MT: -Nhận biết dạng hình và đặc điểm của một số hình đã học . -Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1,2,3 . -GV phát phiếu yêu cầu làm vào phiếu bài tập -Gọi 3 em lên bảng làm. -Nhận xét sửa sai. Kết quả: Bài 1 : a)Đúng. b)Đúng. c)Đúng . d)Sai. Bài 2 : a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Hoạt động 2: (15’) Tính diện tích các hình MT: Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật ;các công thức tính diện tích của hình bình hành vàhình thoi. Bài 3 :Hình vuông có diện tích lớn nhất. Bài 4 :Cho HS đọc bài rồi tìm hiểu bài H: Bái toán cho biết gì? H:Bài toán hỏi gì? Tóm tắt : Chu vi : 56 m Chiều dài :18 m Tính diện tích : ? -Hướng dẫn HS làm bài .Yêu cầu HS làm bài vào vở. -Thu chấm một số bài – nhận xét . 4/ Củng cố –Dặn dò. GV nhận xét tiết học .Dặn về nhà làm lại các bài 1,2,3, vào vở ở nhà và chuẩn bị bài sau:Giới thiệu tỉ số. -3 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. -Làm cá nhân vào phiếu bài tập. -3 HS lên bảng làm. -Nhận xét sửa bài. -2 HS đọc rồi tìm hiểu bài. -HS tóm tắt rồi làm bài vào vở. TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP GIỮA KÌ II :TIẾT 2 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Nghe viết đúng chính tả, đẹp đoạn văn miêu tả Hoa giấy Hiểu nội dung của bài Hoa giấy. Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY: 1-Ổn định: TT 2- Kiểm tra: 3- Bài mới: HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH Hoạt động 1:(15’) Viết chính tả MT: Nghe viết đúng chính tả, đẹp đoạn văn miêu tả Hoa giấy -Gv đọc bài Hoa giấy , sau đó 1 HS đọc lại -H: Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Hoa giấy nở rất nhiều? -H: Em hiểu “nở tưng bừng” nghĩa là thế nào? -H: Đoạn văn có gì hay? -Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết các từ này. -Đọc chính tả cho hS viết bài -Soát lỗi ,thu bài, chấm chính tả, Hoạt động 2: (20’)Ôn luyện về các kiểu câu MT: Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Bài 2: Gọi hS đọc yêu cầu bài tập -Yêu cầu hS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi +Bài 2a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học? +Bài 2b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học? Bài 2c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học? -Yêu cầu HS đặt câu kể Ai là gì? Ai thế nào? Ai là gì? -Nhận xét từng câu HS đặt. - Yêu cầu HS tự làm. Mỗi hS thực hiện cả 3 yêu cầu a,b,c , 3HS lên bảng viết bài, mỗi HS thực hiện một yêu cầu. - Gv cùng HS cả lớp nhận xét , sửa chữa về lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng hS. -Cho điểm những HS viết tốt. -Gọi hS dưới lớp đọc bài làm của mình.GV chú ý sửa lỗi cho từng hs. -Cho điểm những hS viết tốt. 4- Củng cố- dặn dò:(5’)GV nhận xét tiết học -Dặn HS về tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học ,HS nào viết chư xong BT 2 về nhà viết tiếp và chuẩn bị bài sau Tuần 29 -Hs lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. Theo dõi, đọc bài. + Những từ ngữ ,hình ảnh: Nở hoa tưng bừng, lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân. + “Nở tưng bừng” là nở nhiều, có nhiều màu sắc rõ rệt, mạnh mẽ như bừng lên một không khí nhộn nhịp , tươi vui. +Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sặc sỡ của hoa giấy. - HS đọc và viết các từ: Bông giấy, rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, giản dị, tản mát, - Viết chính tả theo lời đọc của GV -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. + Trao đổi, thảo luận,tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. * Bài 2a yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể Ai làm gì? * Bài 2b yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể Ai thế nào? * Bài 2c yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể Ai là gì? +3HS tiếp nối nhau đặt câu( Mỗi HS đặt một câu kể về một kiểu câu) Ví dụ: -Cô giáo giảng bài. -Bạn An rất thông minh. -Bố em là bác sĩ. -3HS lên bảng viết bài, mỗi HS thực hiện một yêu cầu. Nhận xét , sửa chửa bài của bạn. +Mỗi yêu cầu 3 HS đọc bài TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP GIỮA KÌ II: TIẾT 3 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Kiểm tra đọc ( lấy điểm ) yêu cầu như tiết 1. -Kiểm tra những kiến thức cần ghi nhớ về tên bài, nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. - Nghe viết đúng chính tả, đẹp bài thơ Cô tấm của mẹ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19-27 (đã có từ tiết 1) III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT 2-Kiểm tra: 3-Bài mới:giới thiệu bài- ghiđề HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH Hoạt động 1:(10’) Kiểm tra tập đọc MT: -Kiểm tra đọc ( lấy điểm ) yêu cầu như tiết 1. - Gv tiến hành kiểm tra hS đọc các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 tương tự như cách tiến hành ở tiết 1 tuần này. Hoạt động 2:(10’) Hướng dẫn làm bài tập MT: -Kiểm tra những kiến thức cần ghi nhớ về tên bài, nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. -GVyêu cầu: Hãy kể tên các BT thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. -Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận và làm bài. -GV gợi ý: HS có thể mở vở ghi các ý chính của bài để tham khảo. -Yêu cầu 1 nhóm dán bài lên bảng,Gv cùng hS nhận xét, bổ sung để có một phiếu chính xác. -Gọi HS đọc lại phiếu đã được bổ sung *Lời giải đúng: -Hs đọc to thành tiếng trước lớp. HS nêu các bài: +Sầu riêng. + Chợ tết. +Hoa học trò. +Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. + Vẽ về cuộc sống an toàn. + Đoàn thuyền đánh cá. Hoạt động trong nhóm , làm bài vào phiếu học tập của nhóm. Hs đọc thành tiếng trước lớp. - Các nhóm bổ sung vào phiếu của mình Tên bài Nội dung chính Sầu riêng Giá trị và vẽ đẹp đặc sắc của sầu riêng-loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước t ... øi – Ghi đề bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ1:(10’)Triển lãm MT: -Củng cố các kiến thức về phần : Vật chất và năng lượng. -GV phát giấy khổ lớn cho các nhóm -Yêu cầu các nhóm dán tranh ảnh nhóm mình sưu tầm được sau đó tập thuyết minh giới thiệu tranh ảnh -GV nêu tiêu chí đánh giá: +Nội dung phong phú, đầy đủ phản ánh các nội dung đã học :10 điểm +Trình bày đẹp, khoa học: 3 điểm +Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn:3 điểm +Trả lời được câu hỏi đặt ra: 2 điểm Có tinh thần đồng đội khi triển lãm: 2 điểm -Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả -GV nhận xét chung . HĐ2:(15’)Thực hành. MT: Củng cố kĩ năng:Quan sát, làm thí nghiệm, kĩ năng bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan đến phần vật chất và năng lượng. -GV vẽ các hình sgk lên bảng -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạvà trả lời các câu hỏi: H:Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng xuất hiện bóng của cọc -GV nhận xét câu trả lời của HS -GV kết luận: 1.Buổi sáng bóng cọc dài ngảvề phía Tây 2. Buổi trưa bóng cọc ngắn lại ở ngay dưới chân cọc đó. 3. Buổi chiều bóng cọc dài ngảvề phía Đông. 4.Củng cố- Dặn dò:(5’)Nhận xét tiết học -Chuẩn bị: “Thực vật cần gì để sống” -HS dán các tranh ảnh GV đã cho HS sưu tầm.(Thực hiện theo nhóm) -HS thực hành trả lời theo câu hỏi của GV LỊCH SỬ (28 ) NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG ( Năm 1786) I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn. -Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước, chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh. -Giáo dúc HS yêu đất nước , bảo vệ đất nước II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn. Gợi ý kịch bản: Tây Sơn tiến ra Thăng Long. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT 2- Kiểm tra:(5’)3 HS trả lời câu hỏi bài Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII H: Nêu quy mô thành thị ở Thăng Long? Hoạt động buôn bàn ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào? Nêu bài học? GV nhận xét ghi điểm 3-Bài mới: giới thiệu bài- ghi bài HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH Hoạt động 1:(5’) Làm việc cả lớp MT: Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn -Gv dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long : mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong( 1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh. Hoạt động 2:(12’) Trò chơi đóng vai MT:HS đóng vaitheo tiểu phẩm . - GV( hoặc HS) đọc hoặc kể lại cuộc tiến ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. - GV dựa vào nội dung SGK để đăït các câu hỏi: + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì? + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào? + Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào? - Sau khi HS trả lời, GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn “ quân Tây Sơn.” -HS được chia ra thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai. GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện. -Tuỳ thời gian, GV tổ chức cho một hoặc hai nhóm HS đóng tiểu phẩm “quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp. Hoạt động3: (10’)Làm việc cả lớp MT: Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước, chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh. -GV tổ chức cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. HS đọc bài học SGK 4- Củng cố dặn dò:(3’)Gv nhận xét, dặn HS về nhà học thuộc bài chuẩn bị bài sau “Quang Trung đại phá quân Thanh( năm 1789)” HS lắng nghe -HS kể lại cuộc tiến ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. + Nguyễn Huệ có quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn (năm 1786) +Trịnh Khải đứng ngồi không yên,quan tướng sợ hãi, cất dấu của cải ,đưa vợ con đi dấu. +Quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long, chẳng mấy chốc đã đến Nam Dư ( Thanh Trì Hà Nội) *HS đóng vai theo nội dung SGK. *HS chia thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai *HS trả lời:Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê( năm 1786) , mở đầu việc thống nhất lại đất nước hơn 200 năm bị chia cắt. +HS đọc bài học * MĨ THUẬT: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ LỌ HOA I/Mục tiêu:-HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa. -HS biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích. -HS quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình. II/ Chuẩn bị:-GV: một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách rang trí khác nhau III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:1/Ổn định:TT 2/Bài cũ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 3/ Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1:(5’) Quan sát và nhận xét. MT: HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa. -GV cho HS quan sát một số lọ hoa H: Hình dáng của mỗi lọ hoa như thế nào? H: Lọ hoa gồm những bộ phận nào? H: Cách trang trí lọ hoa như thế nào? Hoạt động 2:( 5’)Cách trang trí. MT: HS biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích -GV giới thiệu một vài hình gợi ýnhững cách trang trí khác nhau để HS biết +Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ +Phác hình mảng ở thân lọ: Hình vuông, hình tròn, +Phác hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần -Tìm hoạ tiết và vẽ vào các mảng( hoa lá, côn trùng, chim ,thú, phong cảnh, -Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Có thể vẽ màu theo men của lọ: màu nâu, màu đen, màu xanh, Hoạt động 3:(15’) Thực hành. MT: HS quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình. -GV gợi ý HS vẽ hình lọ theo ý thích, sau đó mới trang trí -Hướng dẫn HS cách vẽ hình , vẽ mảng , vẽ hoạ tiết -GV theo dõi giúp đỡ cho những em yếu Hoạt động 4: (7’)Nhận xét, đánh giá -Thu một số bài trưng bày lên bảng -GV cùng HS nhận xét, đánh giá từng bài một -Xếp loại cho từng bài Dặn dò: Sưu tầm và quan sát những hình ảnh về an toàn giao thông có trong sách báo, tranh ảnh -Khác nhau -HS thực hành vẽ vào vở -HS nhận xét bài vẽ của bạn * ĐỊA LÍ (28 ) NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( TT) I .MỤC TIÊU:Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch, công nghiệp và lễ hội của người dân ĐB DHMT. -Mô tả được quy trình làm đường mía - Sử dụng tranh ảnh mô tả, tìm thông tin có liên quan II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC tranh ảnh về con người và hoạt động sản xuất SGK III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 -Ổn định 2 -Bài cũ: Có nhận gì về dân cư của vùng ĐB DHMT?Kể tên những nghề chính của vùng ĐB DHMT 3- Bài mới : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Hoạt động 1:(10’) Hoạt động du lịch ở ĐB DHMT MT: Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch của người dân ĐB DHMT. -Yêu cầu quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi Các dải ĐB DHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ? Giới thiệu H9 : Bãi biển Nha Trang và giới thiệu về bãi biển Nha Trang ( bãi cát, nứớc biển xanh, hàng dừa xanh) - Thảo luận theo cặp Kể tên những bãi biển đã từng nghe, thấy hoặc đọc trong SGK VD: Bãi biển Sầm Sơn( Thanh Hoá), Cửa Lò( Nghệ An), Mũi Né( Bình Thuận ) - Gọi HS giới thiệu tranh ảnh mình sưu tầm được ĐB DHMT không chỉ có các bãi biển đẹp mà còn có nhiều cảnh đẹp, di tích văn hoá, đặc biệt là di sản văn hoá thế giới thu hút khách du lịch Hãy kể tên một số di sản văn hoá ở ĐB DHMT? Điều kiện phát triển du lịch ở ĐB DHMT có tác dụng gì đối với đời sống người dân ? Hoạt động 2:(15’) Phát triển công nghiệp MT: -Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động, công nghiệp của người dân ĐB DHMT. H:Ở vị trí ven biển ĐB DHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào? Người dân đi đánh cá ngoài khơi và đến các nơi khác để trao đổi hoặc đóng tàu thuyền từ nơi khác H:Việc đi lại bằng tàu thuyền Là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì? giới thiệu (H10 )xưởng sửa chữa tàu . Ngoài ra ĐB DHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường Kể tên các sản phẩm hàng hoá lànm từ mía đường ? - Yêu cầu quan sát( H11) và cho biết các công việc để sản xuất đường từ mía ? Quan sát (H12): Để chắn sóng ở cảng Dung Quất: khu vực này đang phát triển ngành công nghiệp gì? * Yêu cầu đọc ghi nhớ SGK 4- Củng cố –dặn dò:(3’)GV nhận xét tiết học Về học bài chuẩ bị bài “Thành phố Huế” Các dải ĐB DHMTnằm sát biển , có nhiều bãi biển đẹp , thu hút khách du lịch Thảo luận theo cặp hỏi đáp những gì mình biết Cố đô, thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam), phố cổ hội An ( Quảng Nam )Phong Nnha – Kẻ Bàng ( Quảng Bình ) +Người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập Giao thông đường biển Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền Bánh, kẹo, sữa, nước ngọt Phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất. + HS đọc bài học SGK *****************************
Tài liệu đính kèm: