Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tiết 2: TẬP ĐỌC

Sầu riêng

I- MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi đoạn “Sầu riêng là đến kì lạ”.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A- Bài cũ

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét ghi điểm.

B- Bài mới

1) Giới thiệu bài

2) Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Yêu cầu HS chia đoạn.

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 25 tháng 01 năm 2010
Tiết 1 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Sầu riêng
I- MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đoạn “Sầu riêng là  đến kì lạ”.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
5’
1’
10’
10’
10’
4’
A- Bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B- Bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: cánh mũi, quyện, hương bưởi, quyến rũ, trổ, vảy cá, giữa lủng lẳng, khẳng khiu, cành ngang, chiều quằn, ...
+ Hiểu nghĩa các từ mới: Mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê, 
+ Luyện đọc trong nhóm
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3) Tìm hiểu bài
+ Sâu riêng là đặc sản của vùng nào?
+ Dựa vào bài văn em hãy miêu tả nét đặc sắc của: +) Hoa sầu riêng?
+) Quả sầu riêng?
+) Dáng cây sầu riêng?
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng.
- Giáo viên: Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa, quả của nó để làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng chín, đó là cách tương phản mà không phải bất kì ngòi bút nào cũng thể hiện được.
+ Theo em “quyến rũ” có nghĩa là gì?
+ “Hương vị quyến rũ đến lạ kì”, em có thể tìm những từ nào để thay thế từ: “quyến rũ”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
- Gọi HS nhắc lại.
4) Đọc diễn cảm.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm cả bài.
- GV treo bảng phụ, HD và đọc đoạn văn trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
C- Củng cố dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc
- Ba đoạn:
+ Đ1: Sầu riêng là loại ... đến kỳ lạ.
+ Đ2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta.
+ Đ3: Phần còn lại.
- Từng tốp 3 HS luyện đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-Theo dõi.
+ Đặc sản của miền Nam.
+ Trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
+ Lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi, béo cái béo của trứng, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
+ Thân khẳng, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
- Tả rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê của trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
+ Làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó.
+ Các từ: “hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc. Mỗi học sinh đọc một câu:
+ Sầu riêng là loại trái cây quí của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- N2: Luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc diễn cảm.
 1 em nhắc lại nội dung của bài.
Tiết 2: TOÁN 
Luyện tập chung.
I-MỤC TIÊU:Giúp HS:
- Rút gọn được phân số.
- Quy đồng được mẫu số hai phân số.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
5’
1’
8’
8’
8’
7’
3’
A-Bài cũ:
- Nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL lời giải đúng.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS rút gọn các phân số để tìm phân số bằng phân số .
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: (HSKG làm thêm)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu các phân số chỉ số phần đã tô màu, sau đó trả lời câu hỏi của bài.
C- Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- HS nêu.
- 4HS lên bảng làm, mỗi nhóm rút gọn 1 phân số vào nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
 = = ; = = ;
 = = ; = = .
- HS đọc nội dung bài tập.
- 3HS lên bảng, lớp làm nháp mỗi nhóm rút gọn 1 phân số.
- HS nhận xét bài rút gọn trên bảng.
 = = ; = = ; 
 = = Vậy: Phân số và bằng phân số .
- HS nêu yêu cầu.
- 2 nhóm HS tự làm bài: Nhóm1: câu a, b và c; Nhóm2: cả bài.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a, = = ; = = .
b, = = ; = = .
c, = = ; = = .
d, = = ; == và 
- HS nêu yêu cầu.
Kq: Câu b,
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
 Lịch sự với mọi người (Tiết 2).
I-MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
15’
3’
A-Bài cũ.
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ tiết 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới.
1) Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT2, SGK)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT2.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Gọi HS nêu ý kiến.
- GV kết luận: ý c, d là đúng; ý a, b, đ là sai 
Hoạt động 2: Đóng vai (đóng vai BT4)
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống (a)BT4
- Nhận xét chung
- Giáo viên đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Em hiểu nội dung ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ sau đây thế nào?
1. Lời nói chẳng mất tiền mua?
2. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Nhận xét câu trả lời cho học sinh.
C- Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại. 
- 1HS đọc.	
- Các nhóm hoạt động.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm chuẩn bị cho đóng vai.
- Một nhóm học sinh lên đóng vai.
- 3 - 4 học sinh trả lời:
+ Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải, dễ chịu.
+ Nói năng là điều rất quan trọng, vì vậy cũng cần phải học ăn, học gói, học mở.
+ Lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi còn giá trị hơn cả một mâm cỗ đầy.
- Học sinh lắng nghe.
..
Thứ ba, ngày 26 tháng 01 năm 2010
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I- MỤC TIÊU:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).
*HSKG: Viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ chép BT1 (Phần nhận xét và phần luyện tập).
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
3’
1’
15’
2’
15’
3’
A- Bài cũ:
- Yêu cầu mỗi học sinh đặt 1 câu kể Ai thế nào? Xác định CN và VN?
- GV nhận xét ghi điểm.
B-Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Phần nhận xét:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào?
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài (HS yếu xác định CN, VN của 1 đến 2 câu).
- HD chữa bài; nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận.
(+) Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị ý gì?
(+) Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành?
- Giáo viên kết luận: Chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ, chủ ngữ do các danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
3) Phần ghi nhớ
4) Phần luyện tập
Bài 1:
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được bằng cách: gạch // để phân biệt giữa chủ ngữ với vị ngữ; gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ.
- Gọi HS nhận xét chữa bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Giáo viên hỏi:
+ Câu “Ôi chao ... đẹp làm sao” là kiểu câu gì?
+ Câu “Chú đậu ... mặt hồ” là kiểu câu gì?
- Lưu ý HS: Câu “Cái đầu tròn ... thủy tinh” thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? và nó có 2 chủ ngữ, 2 vị ngữ đặt song song với nhau. Đó là kiểu câu ghép các em sẽ học sau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài (Lưu ý HSKG: đoạn văn phải có 2, 3 câu kể theo mẫu Ai thế nào?). 
- Gọi HS chữa bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
C- Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài: Các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn văn:
+ Hà Nội tưng bừng màu cờ đỏ.
+ Cả 1 vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
+ Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rõ.
- 1 HS đọc thành tiếng: xác định CN của những câu vừa tìm được.
- 1 em lên bảng. Học sinh dưới lớp làm vào VBT.
+ Hà Nội// từng bừng màu đỏ
+ Cả một vùng trời // bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Các cụ già // vẻ mặt nghiêm trang
+ Những cô gái thủ đô // hớn hở, áo màu rực rỡ.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp. Học sinh cả lớp đọc thầm SGK.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Đều là các sự vật có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
(+) Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- Vài em nhắc lại.
- 2 - 3 em đọc “Ghi nhớ”.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp đọc thầm SGK.
- HS làm trong VBT và nêu miệng kết quả.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài trong VBT (HS yếu xác định CN, VN của hai đến ba câu)
- HS nhận xét, bổ sung.
+ Màu vàng trên lưng chú// lấp lánh; Bốn cái cánh// mỏng như giấy bóng; Cái đầu// tròn và hai con mắt// long lanh như thủy tinh; Thân chú// nhỏ và thon vàng như vàng của nắng mùa thu; Bốn  ... u miệng kết quả, giải thích cách làm.
b, Hướng dẫn: Có thể làm theo 3 cách: 
+ Cách 1: Rút gọn phân số rồi so sánh
+ Cách 2: Quy đồng mẫu số phân số với MSC là 25 rồi so sánh.
+ Cách 3: Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số khác mẫu số.
c, (Dành cho HSKG)
Bài 2(a, b): 
- Gọi HS nêu yêu cầu. GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài. 
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm làm một câu.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, Chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu(theo SGK).
- Yêu cầu HS làm bài câu b.
- HD chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: (Dành cho HSKG)
- Yêu cầu HSKG tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C- Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh nêu.
- 1HS nêu yêu cầu.
+ Vì 5 < 7 nên < 
- 1HS lên bảng làm; lớp làm nháp theo cách tuỳ chọn, sau đó nhận xét bài trên bảng và trình bày hai cách còn lại.
 < 
Ta có == và == 
Mà > Vậy > 
- 1HS đọc yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a) Cách 1: Quy đồng mẫu số hai phân số:
Ta có: == và ==
Mà > Vậy: > 
Cách 2: So sánh từng phân số với 1
Ta có : > 1 và 
Vậy: > (Câu b làm tương tự)
- HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp(HS yếu so sánh một cặp phân số).
- HS nhận xét bài trên bảng.
a, > ; b, > 
- HSKG tự làm bài vào nháp.
 a, ; ; ; b, ; ; 
.
Tiết 3 LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện tập
I- MỤC TIÊU: Củng cố lại các kiến thức đã học trong tuần.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gạch dưới chủ ngữ vị ngữ các câu trong đoạn văn sau.
Con chim gáy// hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu// ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng// mịn mượt. Cổ yếm //quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. 
Mưa //rả rích suốt ngày. Trời// lúc nào cũng mọng nước. Lúa //chín rũ xuống. Bông lúa// ướt nhép, vàng sẫm. Trời// xám. Đường// xám, màu bùn, nhầy nhụa. Nền nhà //ẩm.
Bài 2: Tìm các từ ngữ 
Có tiếng đẹp đứng trước: đẹp mắt, đẹp trai, đẹp gái, đẹp lòng, đẹp nết, đẹp tình, đẹp nghĩa
Có tiếng đẹp đứng sau: xinh đẹp, tươi đẹp, làm đẹp, chơi đẹp, cảnh đẹp, tranh đẹp, 
Bài 3: Tìm các từ 
Không có tiếng đẹp chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, hùng vĩ, mờ ảo, thăm thẳm, bồng bềnh,m huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ
Không có tiếng đẹp chỉ vẻ đẹp của con người: xinh xăn, xinh tươi, xinh xẻo, nõn nà, tươi tắn, thướt tha, dịu dàng, duyên dáng
Bài 4: Xếp các từ sau thành 2 nhóm: thuỳ mĩ, nết na, xinh đẹp, đằm thắm, thon thả, cường tráng, khoẻ mạnh, hồn nhiên, phúc hậu.
Nhóm 1: Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, đằm thắm, thon thả, cường tráng, khoẻ mạnh, hồn nhiên.
Nhóm 2: Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người: thuỳ mĩ, nết na, phúc hậu.
Bài 5: Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây.
GV gợi ý lựa chọn một bộ phận của cây, quan sát và viết lại thành đoạn văn ngắn.
Gọi HS đọc đoạn văn cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
2- Hướng dẫn HS chữa bài: GV gọi HS lên chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở
..
Tiết 4 LUYỆN TOÁN
Luyện tập
I- MỤC TIÊU: Củng cố lại các kiến thức đã học thông qua việc luyện giải các bài tập.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
Gợi ý HS tìm xem phân số nào cả tử và mẫu đều không cùng chia hết cho một số nào khác 0 thì PS đó tối giản.
Bài 2:
 a. 
 b. 
 c. 
Gợi ý HS rút gọn các phân số đã cho để tìm PS bằng nhau.
Bài 3: Tìm x
 a. ; b. , c. 
Gợi ý: Đưa 2 phân số về dạng có tử hoặc mẫu bằng nhau.
 Bài 4: So sánh các cặp phân số sau theo 2 cách..
 a. và , b. và ; c. và ; d. và 
Gợi ý HS so sánh theo cách quy đồng mẫu số hoặc quy đồng tử số rồi so sánh.
GV gợị ý thêm cho HS cách so sánh bằngg phần bù đối với một số cặp mà hiệu tử và mẫu của hai phân số giống nhau.
Bài 5: Cho phân số . Cộng thêm vào tử số và mẫu số của phân số đó với cùng một số tự nhiên ta được phân số mới bằng phân số . .Tìm số tự nhiên được cộng thêm?
 Gợi ý: 
Hiệu của mẫu số và tử số của phân số đã cho là : 7 – 3 = 4 (đơn vị).
Khi ta cộng vào cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên thì hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số mới vẫn bằng 4. 
Đối với phân số mới ta có sơ đồ sau : Tử số 7 phần, mẫu số 9 phần
Số phần bằng nhau của mẫu số mới nhiều hơn tử số là:
 9 – 7 = 2 (phần)
Tử số của phân số mới là : 4 : 2 7 = 14
Số tự nhiên cộng thêm là : 14 – 3 = 11
 Đáp số : 11.
2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung và chữa vào vở.
..
CHIỀU 
Tiết 1: LUYỆN TIẾNG VIỆT
 Luyện viết bài 22
I- MỤC TIÊU : 
 - Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, đúng độ cao từng con chữ. 
 - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1 : Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- GV nhận xét chung
2. Giới thiệu nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện viết.
+ Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài
- Trong bài có những chữ viết hoa nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại lại quy trình viết ?
+ Nêu một số chữ viết hoa và một số chữ khó. viết trong bài ? 
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp.
- GV nhận xét chung
4. Hướng dẫn HS viết bài.
- Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS viết bài
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày
5. Chấm bài, chữa lỗi.
- Chấm 7 – 10 bài, nêu lỗi cơ bản
- Nhận xét chung, HD chữa lỗi
Dặn HS về nhà luyện viết thêm chữ nghiêng.
- HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét
- 1 HS đọc bài viết.
- HS nêu. Cả lớp theo dõi
- HS nhắc lại quy trình viết
- HS trả lời
- HS viết vào vở nháp
- Lớp nhận xét. 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết bài
- HS chữa lỗi
Tiết 2: BDHSNK
Môn Toán
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS ôn tập củng cố nâng cao lại những kiến thức đã học thông qua việc các bài tập liên quan
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Hãy so sánh các cặp phân số sau bằng cách nhanh nhất:
a) và ; b) và ; c) và 
Gợi ý
 a) Ta có : > và > vậy >.
b)Ta có: 1- = và 1- = mà : > nên <
c) Ta có : = 1 + và = 1 + mà < nên < .
Bài 2: Hãy viết 5 phân số khác nhau nằm giữa hai phân số: và 
Lời giải: Ta có. 
= = và = = mà:= < <<<<< = 
Vậy 5 phân số thoả mãn điều kiện của đầu bài là: ; ; ; ; 	
 Bài 3: Tìm X.	a. b.	 	c. 
Gợi ý:	 Ta có:Vậy: 
Hai phân số bằng nhau có tử số bằng nhau (bằng 15) thì mẫu số cũng phải bằng nhau.
Vậy: X 3 = 18 nên X = 18 : 3
Bài 4 . a; Tìm 5 phân số lớn hơn phân số 9/13 và nhỏ hơn 15/9.
Gợi ý: Quy đồng mẫu số ta được: và 
 5 phân số đó là:	
b; Tìm 3 phân số lớn hơn 1/3 nhưng nhỏ hơn 2/3.
Gợi ý: Nhân tử số và mẫu số của 2 phân số với 4 ta được: 
 và 3 phân số đó là: 
(Chú ý: Cần xen vào giữa nhiều phân số hơn nữa ta nhân tử số và mẫu số của các phân số đó với số càng lớn hơn.)
Bài 5-.Một kho lương thực chứa 24 000 kg thóc. Ngày thứ nhất chuyển đi hết ¼ số thóc trong kho. Ngày thứ hai chuyển đi 2/3 số thóc còn lại.Hỏi trong kho còn bao nhiêu kg thóc?
Giải
Cách1:
Phân số chỉ số thóc còn lại sau khi chuyển đi ngày thứ nhất:	 (số thóc)
Phân số chỉ số thóc chuyển đi ngày thứ hai:	 (số thóc)
Phân số chỉ số thóc chuyển đi cả 2 ngày:	 (số thóc)
Phân số chỉ số thóc còn lại:	 (số thóc)
Số thóc còn lại trong kho:	24 000 6 000 (kg)
	Đáp số:	 6 000 kg.
2 Hướng dẫn HS chữa bài: 
 Gọi HS lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở.
Tiết 3 BDHSNK
Môn Tiếng Việt
I- MỤC TIÊU.Giúp HS củng cố nâng cao các kiến thức đã học.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
Xinh xắn, thuỳ mị, huy hoàng, tráng lệ.
Những cung điện nguy nga..( tráng lệ)
Thủ đô được trang trí trong ngày lễ. (huy hoàng)
Tính nết.dễ thương (thuỳ mị)
Cô bé càng lớn càng .( xinh xắn)
Bài 2: Em hiểu như thế nào nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ sau:
đẹp như tiên (vẻ đẹp lộng lẫy của người con gái).
Đẹp như tranh.(nghĩa 1: người đẹp như hình vẽ trong tranh; nghĩa 2: phong cảnh rất đẹp.)
Đẹp nết hơn đẹp người.(Nết na quý hơn sắc đẹp).
Bài 3:Chọn các thành ngữ thích hợp trong các thành ngữ sau để điền vào chỗ trống:
đẹp như tiên, đẹp như mộng, đẹp như Tây Thi, đẹp như tranh, đẹp người đẹp nết.
Tấm (trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám) là một cô gái( đẹp như tiên)
Nước non mình đâu cũng ..( đẹp như tranh)
Bài 4: chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
đẹp đẽ. đẹp, đẹp lòng, đẹp trời.
Đó là một bàn thắng..( đẹp)
Nhà cửa khang trang.(đẹp đẽ)
Hôm nay là một ngày ( đẹp trời)
vua phán bầy tôi (đẹp lòng)
Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà. 
Bài 5: Tả một loại cây từng gắn bó với cuộc sống của những người dân quê em.
Gợi ý:
a). Mở bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp về cây gắn bó với cuộc sống quê em do em chọn tả( VD: cây gì? trồng ở đâu? quả chín vào thời điểm nào? có điểm gì nổi bật?...)
b) Thân bài: tả từng bộ phận của cây vào mùa quả chín( tập trung tả kỹ về quả), cây lương thực tập trung vào thời kỳ thu hoạch, cây bóng mát tập trung vào tả cành lá.
VD: gốc cây, thân cây thế nào? cành cây, tán lá ra sao? quả trên cây có những nét gì đáng chú ý( về hình dạng, màu sắc, đặc điểm)
Cấu tạo bên trong và mùi vị của quả ra sao? khi ăn em thấy có gì lạ so với các loại quả khác? cây lương thực cho sản phẩm gì?....
Có thể tả một vài yếu tố liên quan đến cây khi mùa quả chín, mùa thu hoạch, mùa cho bóng mát (VD: nắng, gió, chim chóc, ong bướm, con người.)
c)Kết bài: Theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng
 2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung và chữa vào vở.
.................................................................................
Tiết 4: 
SINH HOẠT LỚP
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
 - Nhìn chung các hoạt động đều thực hiện tốt. Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, đúng giờ, sắp xếp bàn ghế ngăn nắp.
- Học bài làm bài ở nhà tương đối đầy đủ song vẫn con một số em không làm bài ở nhà: Hân, Mạnh, Đạt, Quỳnh, Ngọc.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, tranh phục đội viên đầy đủ.
 - Dạy học hoàn thành chương trình tuần 22
2. Kế hoạch tuần tới. 
- Duy trì tốt các nề nếp của nhà trường của đội.
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, nhớ chăm tưới bồn hoa.
- Dạy học chương trình tuần 23.

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 T22CKTKN ca tang buoi Thanh.doc