Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

I. Mục tiêu:

- HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I ( Khoảng 75 tiếng/ phút), Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.( HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được, tốc độ trên 75 tiếng/ phút)

- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

II. Đồ dùng dạy học.

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (18 - 20)

A. Kiểm tra bài cũ.

- Không kiểm tra.

 B. Dạy bài mới.

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thực hiện tốt vệ sinh, ăn mặc vào mùa đông.
- Tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, đội tích cực có hiệu quả.
3. Văn nghệ ( 3-5')
- Nêu và giới thiệu ý nghĩa hai ngày lễ 20/10 và 25/10.
- HS lớp chọn hát tập những bài hát về mẹ và cô - Chủ đề ngày 20-10 và 25 tháng 10 – Thuỷ Nguyên quật khởi.
- Nhận xét tuyên dương.
4.Nhận xét ,dặn dò(1-2')
 - Nhận xét giờ học .
 - Học sinh cả lớp hứa quyết tâm thưc hiện tốt kế hoạch đề ra của tuần tới. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tuần 10 
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I ( Khoảng 75 tiếng/ phút), Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.( HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được, tốc độ trên 75 tiếng/ phút)
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (18 - 20’)
A. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra.
	B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài(1-2')
2. Kiểm tra đọc ( 13-15')
- Kể tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 4-6? 
- Các bài đó thuộc chủ điểm nào?
- HS bắt thăm đọc bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
- > Nhận xét, đánh giá.
2. Hướng dẫn làm bài tập: (16 - 18’)
 Bài 2/97: VBT
- Giáo viên nhận xét, kết luận như SGV/215.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm VBT. -> Trao đổi nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò: (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán 
Luyện Tập
I. Mục tiêu: 
	- Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
	- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Ê ke, thước.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (1’)
- Không kiếm tra 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. (32 - 34’)
Bài 1/55: Vở – Chữa miệng ( 8-10’)
- Kiến thức: Củng cố nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
- Chốt: + Nêu độ lớn của các góc nhọn, tù, bẹt so với góc vuông?
 + Khi đọc góc em cần chú ý gì?
 * DKSL: HS đọc tên góc còn chưa đúng, sai vị trí đỉnh.
Bài 2/56: Bảng con (4-5’) 
- Kiến thức: Nhận biết đường cao của hình tam giác.
- Chốt: Thế nào là đường cao của hình tam giác?
* DKSL: HS lúng túng xác đinh sai AH là đường cao của tam giác.
-> Mở rộng: Trong tam giác có 3 góc nhọn đường cao năm trong tam giác
 Trong tam giác có góc vuông 2 cạnh góc vuông là 2 đường cao.
 Trong tam giác có góc tù một đường cao sẽ năm ngoài tam giác.
Bài 3/56: Vở- Chữa bảng phụ ( 7-9’) 
- Kiến thức: Cách vẽ hình vuông.
- Chốt: Nêu các bước vẽ hình vuông ABCD?
Bài 4/56: Nháp- Chữa bảng phụ ( 7-9') Mở rộng phát triển phần b.
	- Kiến thức: Cách vẽ hình chữ nhật.
 - Chốt: Nêu các bước vẽ hình chữ nhật?
 Thế nào là hai đường thẳng song song? 
* DKSL: HS lúng túng khi xác định đường thẳng song song với AB.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. (2- 3’)
 - Nhận xét giờ học.
 - Dăn dò chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: chính tả
Ôn tập giữa học kì I (Tiết 2)
 I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nghe viết đúng chính tả bài “Lời hứa”không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại.Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Hiểu nội dung bài.( Mở rộng, phát triển)
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng; bước đầu biết tự sửa lỗi trong bài viết.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
 1. Viết chính tả: (18' - 20’)
* Hướng dẫn chính tả(5'-7')
- GV đọc bài viết.
- GV nêu và viết bảng các chữ khó: lên đèn, lính gác, trận giả, trung sĩ, giao, ngẩng.
- HS đọc và phân tích các chữ khó.
- GV đọc.
- HS viết bảng con một số tiếng.
* Viết chính tả: (16' -18')
- Hướng dẫn cách trình bày.
- GV đọc.
- HS viết vở.
* Chấm, chữa:(2)'
- GV quan sát
- HS tự đọc và soát lỗi - ghi số lỗi ra lề
- HS đổi vở soát lỗi.
 2. Hướng dẫn bài tập (16' - 18’)
Bài 2:
- HS đọc thầm yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nêu lần lượt câu hỏi SGK.
(Dành cho HS mở rộng phát triển)
- HS trả lời miệng các câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt cách trả lời đúng.
Bài 3:
- HS đọc thầm yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở bài tập.
- GV chấm, chữa.
 3. Củng cố - dặn dò: (2 - 4’)
- Nhận xét giờ học.
- Ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: ĐạO ĐứC
Tiết kiệm thời giờ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
* Mở rộng: Biết được vì sao cần tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách đạo đức lớp 4
Mỗi HS có 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động 1: (3'-5')
. Kiểm tra bài cũ ; Vì sao cần tiết kiệm thời giờ?
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. (6'-8’)
* Mục tiêu: Thực hiện mục tiêu 1
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- > GV kết luận:
- Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
- Nêu yêu cầu bài 1.
- HS Làm bài tập.
- HS trình bày bài và giải thích.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10-12’).
* Mục tiêu: Học sinh biết việc sử dụng thời giờ của mình và lập được thời gian biểu của bản thân.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
-> GV chốt: Khen ngợi những HS biết tiết kiệm thời giờ, nhắc nhở những HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
- Cả lớp đọc thầm, nêu yêu cầu bài tập 4.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (6'- 8’).
* Mục tiêu: Học sinh biết một số tấm gương về tiết kiệm thời giờ qua một số tư liệu.
 * Cách tiến hành: 
- Học sinh trình bày cá nhân.
- Học sinh trao đổi thảo luận ý nghĩa.
->Kết luận chung: 
- Thời giờ là thứ quý nhất, cần được sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
Hoạt động tiếp nối:(1'-2').
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Đồng chí: Phạm Thị Mây dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TOán
Nhân với số có một chữ số
I - Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số( Tích không có quá sáu chữ số).
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3'-5’)
- HS làm bảng con: 1324 x 2 = 	
? Nêu cách làm ?	
 Hoạt động 2: Dạy bài mới. (13'-15’)
 2.1. Phép nhân: 241324 x 2 = ?
- GV viết phép nhân lên bảng, yêu cầu HS đọc và nhận xét phép tính
- Yêu cầu HS dựa vào cách nhân với số có 3, 4, 5 chữ số với số có 1 chữ số. Đặt tính và tìm cách tính bảng con.
- HS nêu lại cách tính.
- Nhận xét HS nêu lại à GVghi bảng lớp
- GV chốt cách nhân.
 2.2. Phép nhân: 136204 x 4 = ?
- GV viết phép nhân lên bảng, yêu cầu HS dựa vào cách nhân số có 3,4, 5 chữ số với số có 1 chữ số. Đặt tính và tính bảng con.
- HS nêu lại cách nhân như SGK. à GVghi bảng lớp
- GV chốt cách nhân.
- Hai phép nhân có gì khác nhau?
à Chốt: Nhân có nhớ và nhân không nhớ làm tương tự nhân số có 2,3,4,5 chữ số với sốcó 1 chữ số.
Hoạt động 3: Luyện tập. (17'-19’)
Bài 1/ 57: Vở- Chữa bảng phụ ( 7-9’)
- Kiến thức: Cách thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
- Chốt: Nêu cách nhân?
Bài 3/57: Nháp- Chữa bảng phụ ( 5-7’)Mở rộng phát triển phần b.
 - Kiến thức: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Chốt: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn có cả cộng trù , nhân chia?
* DKSL:HS thực hiện biểu thức không đúng thứ tự
Bài 2/57: Nháp – Chữa bảng lớp (3-4’)Dành cho HS mở rộng phát triển
- Kiến thức: Cách tính giá trị biểu thức chứa một chữ và rèn kĩ năng nhân.
- Chốt: Em làm như thế nào tìm được kết quả?
 Mở rộng: Còn cách tính nào khác? ( Hơn kém nhau 201 643 đơn vị)
Bài 4/ 57 :Nháp- Chữa miệng (4-5’) Dành cho HS mở rộng phát triển
- Kiến thức: Giải toán với phép nhân.
- Chốt: Để tìm được số quyển truyện của huyện đó em đã làm như thế nào?
Hoạt động 4: Củng cố.dặn dò (2'-3’)
- Nêu lại các bước thực hiện nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số
 - Nhận xét giờ học 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2 tập đọc
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ tục ngữ và một số từ HánViệt thông dụng) thuộc cá chủ điểm đã học( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ)
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra.
	B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài(1-2')
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (32 - 36’)
 Bài 1/98:VBT( 13-15')
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT-> Thảo luận nhóm 2
- GV nhận xét, kết luận SGV/ 217.
- Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Bài 2/98: Nháp( 7-9')
- GV nhận xét kết luận đưa bảng phụ hệ thống những thành ngữ, tục ngữ như SGV/218
 Bài 3/ 98:VBT( 8-10')
- GV chốt tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm, lưu ý HS khi sử dụng hai dấu câu này.
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS làm nháp- Chữa miệng.
- Học sinh đọc cả bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm VBT-> trao đổi nhóm đôi
- Học sinh trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò. (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.
 - Học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài 2.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: tập làm văn
ôn tâp giữa học kì I (Tiết 5 )
I.Mục đích yêu cầu:
- HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I ( Khoảng 75 tiếng/ phút), Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đ ... ~~~
Tuần 11 
 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: 	 Tập đọc
 Ông trạng thả diều
I - Mục đích - yêu cầu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
 B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2') 
 - HS đọc chú giải hiểu thế nào là Trạng
2. Luyện đọc đúng: (10-12’)
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Luyện đọc đoạn.
* Đoạn 1: Từ đầu đến chơi diều 
- Phát âm: lạ thường, ngắt sau tiếng ngạc,đó.
- Giải nghĩa: Kinh ngạc 
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn.
* Đoạn 2: Còn lại
- Đọc đúng câu dài: "Đã học thìvào trong", ngắt hơi sau tiếng ai, nhưng, là và dấu phẩy
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 đọc to rõ ràng ngắt đúng từ ngữ ,câu dài.
- Hướng dẫn đọc cả bài: Giọng đọc to rõ ràng đúng dấu câu, cụm từ.
- GV đọc mẫu lần 1.
3. Tìm hiểu bài: (10-12’)
- Cậu bé Hiền sinh ra trong một gia đình như thế nào?
Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
à Chốt: Nguyễn Hiền là một người có tư chất thông minh lạ thường.
Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
-> Giảng + tranh: Vì nhà nghèo nên Hiền không được đến lớp học, vốn là 1 cậu bé ham học nên mặc dù phải đi chăn trâu nhưng Hiền vẫn đứng ngoài nghe thầy giảng
- Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đạt kết quả gì trong kì thi của nhà vua?
Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Câu chuyện có nội dung gì?
à Chốt nội dung bài.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10-12’)
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
* Đoạn 1.Giọng chậm rãi. Nhấn giọng nghèo, ham, kinh ngạc, lạ thường....
* Đoạn 2. Giọng chậm rãi sau chuyển đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng tư ngữ gợi cảm 
- Hướng dẫn đọc: cả bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhấn giọng ở những từ ngữ tả tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
- GV đọc mẫu.
C. Củng cố - Dặn dò:(2- 4')
- Em thấy Nguyễn Hiền là một người như thế nào?
- Giảng giáo dục liên hệ.
- Hiếu đọc, cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- 2 đoạn.
- 2 HS đọc nối đoạn.
- Vũ đọc câu.
- HS đọc thầm chú giải , nêu
- Nhân, Hoàng Anh đọc đoạn theo dãy.
- Đạt đọc câu
- Hoàng, Minh đọc đoạn theo dãy.
- H đọc cho nhau nghe nhóm 2
- Mai Anh đọc cả bài.
- H đọc thầm đoạn 1.
- nghèo
- Học đâu hiểu ngay đấy, trí nhớ lạ thường
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Ban ngày đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối mượn vở bạn
- Đỗ Trạng nguyên.
- Vì Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.
- HS đọc câu hỏi 4 và thảo luận nhóm đôi - HS trả lời.
- Phương Thảo, Điệp đọc đoạn 1 dãy
 - Thảo, Vi đọc đoạn 2 dãy 
- HS đọc đoạn mình thích, đoạn theo yêu cầu, đọc cả bài.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 
Tiết 2: Toán
 Nhân với 10;100;1000...; chia cho 10;100;1000;...
I - Mục tiêu: 
 - HS biết cách thực hiện phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, 
II - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Tính bằng cách thuận tiện nhất:	5 x 74 x 2 = 
- HS làm bảng con.
Hoạt động 2: Dạy bài mới. (13'-15’)
2.1. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn chục cho 10. 
- Ghi bảng: 35 x 10 = ?
- 10 còn gọi là mấy chục?
Vậy 35 x 10 ta có thể viết bằng: 35 x 1 chục = 1 chục x 35 = 35 chục.
- 35 chục bằng bao nhiêu?
Vậy 35 x 10 bằng bao nhiêu? - Ghi bảng: 35 x 10 = 350.
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm thế nào?
à Rút nhận xét SGK.
- Nêu: 35 x 10 = 350. Vậy 350 : 10 bằng bao nhiêu?
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta làm thế nào?
à Rút nhận xét SGK/59.
2.2. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000 (tương tự như trên).
à Rút nhận xét chung SGK/59 - HS đọc thầm phần nhận xét chung.
Hoạt động 3: Luyện tập. (17'-19’)
Bài 1/59: Vở- Chữa bảng phụ( 10'- 12')Mở rộng phát triển cột 3.
- Kiến thức: Củng cố cách nhân nhẩm, chia nhẩm 10, 100, 1000.
- Chốt: Muốn nhân hoặc chia cho 10,100,1000 ta làm như thế nào?
Bài 2/60: Nháp- chữa bảng phụ (5-7') Mở rộng phát triển 3 dòng cuối.
- Kiến thức: Cách nhẩm đổi đơn vị đo khối lượng.
- Chốt: Nêu cách nhẩm?
 * DKSL: HS gặp khó khăn ở 2 phép tính cuối bài
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (2'-3’)
- Nêu lại cách nhân, chia một số với (cho) 10, 100, 1000.
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Chính tả (Nhớ viết)
Nếu chúng mình có phép lạ
I - Mục đích - yêu cầu: 
- Nhớ và viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ 6 chữ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn x - s.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
- HS viết bảng con: lóng lánh, nước non, lập loè, tấp nập.
 B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hướng dẫn chính tả: (8-10’)
- G đọc mẫu.
- G hướng dẫn học sinh viết chữ khó
+ G nêu và ghi bảng các chữ: hạt giống, phép lạ, nảy mầm, lặn, triệu vì sao, xuống, trong ruột.
- GV đọc từ khó.
3. H viết vở: (14-16’)
- G hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- Quan sát, uốn nắn HS.
4. Hướng dẫn chấm chữa: (3-5’)
- G đọc soát lỗi 1 lần.
- G chấm.
5. Hướng dẫn làm bài tập: (7-9')
Bài 2 (a):VBT
- GV chấm
- GV chốt bài làm đúng.
Bài 3 (a):Vở
- Nhận xét, chốt.
C. Củng cố -Dặn dò: (3 - 5’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà. 
- HS đọc thầm theo SGK
- HS đọc phân tích.
- HS viết bảng con một số tiếng, từ.
- HS nhẩm lại bài 
- 1 - >2 HS đọc thuộc bài viết.
- HS tự viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và ghi số lỗi ra lề.
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS tự chữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT - Chữa miệng.
- HS đọc lại.
- HS đọc yêu cầu và làm vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Đạo đức
ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì 1
I - Mục tiêu: 
- Ôn tập và thực hành một số kĩ năng: trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, biết bày tỏ ý kiến, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của.
II - Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu bài tập.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
Nêu một vài biểu hiện của việc tiết kiệm thời giờ?
Hoạt động 2: Ôn tập và thực hành. (25- 30’)
- G hướng dẫn H hoàn thành phiếu bài tập.
Bài tập 1: Theo em trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập.
a. Quay cóp trong giờ kiểm tra.
b. Giấu điểm kém, chỉ khoe điểm tốt.
c. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
d. Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
Bài tập 2: Kể một câu chuyện, một tấm gương vượt khó trong học tập mà em được đọc, được nghe.
Bài tập 3: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình với anh (chị) về nguyện vọng được tham gia học bồi dưỡng một môn năng khiếu.
 Bài tập 4: Những việc làm nào trong những việc dưới đây là tiết kiệm tiền của?
a. Giữ gìn đồ dùng của mình.
b. Xin tiền bố mẹ ăn quà vặt.
c. Xé vở gấp đồ chơi.
d. Tắt điện, tắt ti vi khi ra khỏi phòng.
Bài tập 5: Hãy kể cho bạn nghe một tấm gương biết tiệt kiệm thời giờ.
- Chữa miệng từng bài- Nhận xét, chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. (5’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Cần có những hành vi thể hiện sự tiết kiệm.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Đồng chí: Phạm Thị Thu Mây dạy ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Tiết 3: Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I - Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS làm bảng con:	Tính nhanh: 250 x 6 x 4
- Nhận xét, Vận dụng tính chất nào của phép nhân để tính nhanh kết quả?
Hoạt động 2: Dạy bài mới. (13-15’)
2.1. Hướng dẫnthưch hiện phép nhân 1324 x 20:
- Ghi bảng phép tính: 
- Hãy phân tích số 20 thành tích của số tròn chục nhân với một số?(20 = 2x10)
- Phép tính: 1324 x 20 có thể viết bằng: 1324 x (2 x 10).
- Yêu cầu HS vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính kết quả phép tính: 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10.
- Nêu cách tính.
à Rút nhận xét SGK.
- Hướng dẫn đặt tính như SGK.
- So sánh kết quả tính của đặt tính và cách tính trên.
2.2. Hướng dẫn phép tính: 230 x 70
- Ghi bảng phép tính: 230 x 70.
? 230 bằng 23 nhân mấy?
- 70 bằng 7 nhân mấy?
à Rút cách ghi như SGK.
- Yêu cầu HS tính kết quả của phép tính: 23 x 7 x 10 x 10.
à Rút nhận xét SGK.
- Hướng dẫn đặt tính như SGK.
-> Em có nhận xét gì về các thừa số trong 2 phép tính?
 Muốn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 em làm như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập. (17-19’)
Bài 1/62: Bảng con( 5-6’)
Kiến thức: Cách nhân với số có tận cùng là 0.
Chốt: HS nêu lại cách tính.
* DKSL: HS quên không viết chữ số 0 vào thương trước nên tính không đúng.
Bài 2/62: Vở (6-7’)
- Kiến thức: Cách nhân với số có tận cùng là 0..
à Chốt: Muốn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 em làm như thế nào?
* DKSL: HS ghi thiếu số lượng chũ số 0 ở thương.
Bài 3/62: Nháp ( 2-3’) Dành cho HS mở rộng phát triển
- Kiến thức: Vận dụng nhân với số tận cùng bằng chữ số 0 vào giải toán
- Chốt: Nêu bài làm?
Bài 4/62:Nháp ( 2-3’) Dành cho HS mở rộng phát triển
- Kiến thức: Vận dụng nhân với số tận cùng bằng chữ số 0 vào giải toán
- Chốt: Cách tính diện tích hình chữ nhật.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3’)
- Chữa bài 4.
- Chốt cách nhân với số có tận cùng là 0.
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
Có chí thì nên
I - Mục đích - yêu cầu: 
- Biết đọc câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ : Cần có ý chí thì nhất định thành công, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.
II - Đồ dùng dạy - học: 
- Phấn màu, tranh SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
- H đọc nối nhau bài: Ông Trạng thả diều.
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều?
B. Dạy bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc