Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Tiếng Việt

ÔN TẬP (T2)

I. MỤC TIÊU : Hướng dẫn HS nghe và viết đúng chính tả bài “ Lời hứa ”.

- Hệ thống cho HS các quy tắc viết hoa tên riêng

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Giới thiệu bài :

2. Hướng dẫn HS nghe viết :

a) GV đọc bài “ Lời hứa ” Giải nghĩa từ trung sĩ .

- HS đọc thầm bài

b) Hướng dẫn HS viết bài : GV nhắc nhở HS những tiếng dễ viết sai . cách viết các lời thoại ( Với dấu hai chấm , xuống dòng, gạch ngang đầu dòng; Dấu hai chấm mở ngoặc kép , đóng ngoặc kép .)

- GV đọc cho HS viết bài

- Đọc cho HS khảo bài

- Chấm bài 1 số em - Nhận xét bổ sung

3. Luyện tập :

- HS nêu yêu cầu BT1 ( VBT ) – GV gợi ý HS làm bài

- Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/02/2022 Lượt xem 121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 :
Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2007
Buổi một :
Tiếng Việt
ÔN TẬP (T1)
	I. MỤC TIÊU : Kiểm tra lấy điểm tập đọc và điểm tập đọc thuộc lòng, kết hợp kiểm tra KN đọc hiểu .
	- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc - Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung nhân vật thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ”
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu ND tiết học 
	2. Kiểm tra : Tập đọc và tập đọc học thuộc lòng ( 1/3 số HS )
	- Hình thức kiểm tra : GV làm thăm ghi tên các bài tập đọc và tập đọc học thuộc lòng ở chủ điểm thương người như thể thương thân 
	- Học sinh lần lượt lên bốc thăm - Được xem lại bài khoảng 1 -2 ( phút ) và thực hiện yêu cầu kiểm tra : ( Đọc bài và trả lời câu hỏi ghi ở thăm )
	+ GV nhận xét cho điểm vào sổ 
	3. Luyện tập : 
	- HS nêu yêu cầu của các BT ( VBT )
	- GV gợi ý HD HS làm bài 
	BT1 : Yêu cầu HS nhớ lại tên bài , tên tác giả , ND chính của bài và các nhân vật có trong bài : ( các bài tập đọc và tập đọc học thuộc lòng thuộc chủ điểm : “ Thương người như thể thương thân ”)
	BT2 : Tìm giọng đọc phù hợp với ND của bài và ghi vào vở ( BT ) 
	* HS làm bài – GV theo dõi 
	* Kiểm tra bài : Nhận xét bổ sung 
4. Củng cố : Dặn dò 
________________________
Toán :
LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về :
	- Nhận biết về góc tù , góc nhọn . góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác .
	- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Thước kẻ, Ê ke 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra : Gọi HS lên bảng mỗi em vẽ : Góc vuông , góc nhọn, góc bẹt, góc tù .
	- So sánh các góc qua hình dạng	
2. Hoạt động trọng tâm :
	* HĐ1 : Hướng dẫn HS luyện tập 
	- HS nêu yêu cầu của các BT ( VBT )
	- GV giải thích rõ yêu cầu của từng bài 
	* HĐ2 : HS làm BT ( VBT ) 
	- GV theo dõi – kèm cặp những em yếu 
	* HĐ3 : Chấm, chữa bài : Củng cố hệ thống các kiến thức qua các BT 
	BT1 : HS nêu được các góc có trong hình tam giác , hình tứ giác 
	BT2 : HS giải thích được : Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác và vì sao AB là đường cao của tam giác .
	BT4 : HS vẽ được hình chữ nhật ( SGK ) – Nêu tên các hình 
	- Xác định trung điểm M của AD là xác định DM = MA = 2cm . Xác định trung điểm N của CB là CN = NB = 2cm .
	- Các đường thẳng : AB, MN và DC song song với nhau 
	3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
__________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP (T2)
I. MỤC TIÊU : Hướng dẫn HS nghe và viết đúng chính tả bài “ Lời hứa ”.
- Hệ thống cho HS các quy tắc viết hoa tên riêng 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS nghe viết :
a) GV đọc bài “ Lời hứa ” Giải nghĩa từ trung sĩ .
- HS đọc thầm bài 
b) Hướng dẫn HS viết bài : GV nhắc nhở HS những tiếng dễ viết sai . cách viết các lời thoại ( Với dấu hai chấm , xuống dòng, gạch ngang đầu dòng; Dấu hai chấm mở ngoặc kép , đóng ngoặc kép ..)
- GV đọc cho HS viết bài 
- Đọc cho HS khảo bài
- Chấm bài 1 số em - Nhận xét bổ sung 
3. Luyện tập :
- HS nêu yêu cầu BT1 ( VBT ) – GV gợi ý HS làm bài 
- Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung 
+ Gợi ý HS làm BT2 - Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét chữa bài 
4. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò .
________________________
Khoa học :
Ôn tập : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ ( T2 )
I. MỤC TIÊU : Tiếp tục củng cố cho HS các kiến thức về con người và sức khoẻ qua các hình thức hoạt động ( Trò chơi ).
- HS biết áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. GV nêu yêu cầu ND tiết học :
2. Hướng dẫn HS ôn tập :
* HĐ1 : Tổ chức trò chơi.
+ Hình thức tổ chức : GV chia lớp làm 6 nhóm ( Theo 3 dãy )
- Cử 3 em làm ban giám khảo : Theo dõi và ghi lại câu trả lời của các nhóm .
+ GV phổ biến cách chơi.
- Đội nào có tín hiệu trước được trả lời trước. 
- GV tuỳ vào mức độ trả lời của HS mà tính điểm. 
( Lưu ý để các HS đều có quyền được trả lời – GV có thể chỉ định ) 
+ Tổng kết điểm cho mỗi nhóm 
* HĐ2 : Tổ chức trò chơi “ Chọn thức ăn hợp lý ”
+ HD cách chơi : Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm – HS sử dụng tranh, ảnh mô hình và thức ăn có thể mang đến để trưng bày một bữa ăn ngon và bổ .
- Các nhóm trưng bày bữa ăn của nhóm mình – Các nhóm khác nhận xét .
+ GV cho cả lớp thảo luận làm thế nào để có bữa ăn ngon và bổ ( Đủ chất dinh dưỡng )
3. Củng cố bài : HS nêu lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý .
- Nhận xét tiết học - Dặn dò 
________________________
Buổi hai : 
Đạo đức :
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T2 )
I. MỤC TIÊU : 
Tiếp tục củng cố cho HS hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải biết tiết kiệm .
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm . 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : 
- Theo em sau cuộc thi trượt tuyết , bạn Mi – chi – a sẽ sử dụng thời giờ như thế nào ?
2. Trọng tâm : 
* HĐ1 : Giới thiệu bài 
* HĐ2: HD học sinh thực hành luyện tập 
 HS làm bài tập1(SGK )
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm 2 đưa ra kết quả .
- Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét , kết luận .
( Các việc làm b ; đ ; e không phải là tiết kiệm thời giờ .Các việc làm còn lại là tiết kiệm thời giờ .)
HS thảo luận bài tập 4 :
- HS nêu kết quả - Lớp trao đổi nhận xét – GV nhận xét , bổ sung . 
H S nêu một số câu ca dao , tục ngữ nói về tiết kiệm thời giờ .( Thời giờ là vàng ngọc )
HS kể một số câu chuyện về sự quý giá của thời giờ . 
VD: Cái gì quý nhất 
3. Tổng kết : 
- Nhắc nhở các em biết tiết kiệm thời giờ .
- Nhận xét , dặn dò 
_____________________`
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN VIẾT BÀI 10
I.MỤC TIÊU: Luyện chữ viết cho HS qua đoạn bài viết “Trung thu ®éc lËp"	
	- Yêu cầu HS viết đúng mẫu chữ, cì chữ, trình bày đẹp.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Khởi động: Giới thiệu bài. 
	2. Trọng tâm:
	* HĐ1: Chữa BT chính tả: Bài 2. 
	HS lần lượt đọc bài làm của mình - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. 
	GV đọc bài làm đúng cho HS đối chiếu. 
	* HĐ2: Luyện viết:
	HS đọc thầm bài – Chú ý chữ khó viết. 
	GV hướng dẫn cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi viết cho HS.
	HS viết bài. 
	HĐ3: Chấm, chữa bài. 
	GV chấm bài. 
	Chữa bài: Lưu ý sửa nét chữ cho HS.
	3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò.
__________________________________
Luyện Toán
LUYỆN TẬP 
	I. MỤC TIÊU: Củng cố và khắc sâu cho HS một số kiến thức về góc, đường cao của hình tam giác.
	- Thực hành: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
	I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ôn lý thuyết: 
	- Góc nhọn là góc như thế nào? (Bé hơn góc vuông).
	- Góc tù là góc như thế nào? (Lớn hơn góc vuông).
	- Góc bẹt là góc như thế nào? (Bằng 2 góc vuông).
	- Nêu các bước vẽ hình chữ nhật?
	- Nêu các bước vẽ hình vuông?
	1. HS thực hành làm bài tập:
	HS thực hành làm các bài tập 3,4 (trang 56, SGK). (Bài luyện tập).
	* Bài tập làm thêm:
	Cho tam giác ABC, vẽ đường cao AH?
 A
 B C
	3. GV chấm bài và HD HS chữa bài.
	4. Nhận xét tiết học.
____________________________
TH(TNXH): Địa lý.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
Củng cố những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1 Nêu những HĐSX của người dân ở Tây Nguyên.
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- TNcó những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
HĐ2. Làm việc cá nhân.
- Kể tên một số con sông ở TN?
- Tại sao các con sông ở TN lắm thác ghềnh?
- TN có những loại rừng nào?
- Rừng ở TN có giá trị gì?
- nguyên nhân nào dẫn đến việc mất rừng ở TN?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
KL: Ở TN có những vùng đất đỏ ba-dan rộng lớn thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, rừng ở TN có nhiều gỗ quý...chúng ta phải bảo vệ.
Thứ 3 ngày 6 tháng 11 năm 2007
Buổi một : 
Thể dục :
Bài 19: ĐỘNG TACTOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG RỜI ”
	I. MỤC TIÊU : HS ôn tập 4 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học 
	- Học động tác phối hợp của bài thể dục phát triển chung 
	- Tổ chức trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời ”	
	II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
	1. Phần mở đầu : 
	- HS ra sân – GV nêu yêu cầu ND tiết học 
	- Khởi động tay chân 
	2. Phần cơ bản :
	a) Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học 
	- Gọi 1 số HS khá lên thực hiện các động tác 1 lần - Lớp quan sát 
	- GV hô cho cả lớp tập 
	( Hô chậm – HS thực hiện – GV vừa hô vừa theo dõi và sửa sai )
	b) Học động tác phối hợp :
	- GV treo tranh lên bảng : Giải thích từng nhịp của động tác 
	- GV làm mẫu ( Vừa làm vừa nêu động tác của từng nhịp )
	- GV và HS cùng làm ( GV hô chậm – HS làm theo từng nhịp )
	GV hô – HS tập – GV quan sát sửa sai 
	+ Lớp trưởng hô - GV theo dõi sửa sai từng em 
	c) Tổ chức trò chơi “ Con các là cậu ông trời ”
	3. kết thúc :
	- Hệ thống ND tiết học 
	- Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
	I. MỤC TIÊU : Ôn tập củng cố cho HS về ;
	- Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, các số có 6 chữ số . Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện .
	- HS nắm chắc về đặc điểm của hình vuông , hình chữ nhật, biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra : HS nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
	- Nêu đặc điểm của 2 đường thẳng vuông góc .
	2. HS luyện tập : 
	a) Yêu cầu HS làm BT ( VBT ) - Hướng dẫn HS làm bài 
	- HS nêu yêu cầu của các BT – GV giải thích rõ yêu cầu của từng bài 
	- HS làm bài – GV theo dõi HD
	b) Chấm, chữa bài :
	Bài 2 : Lưu ý HS quan sát các số hạng để kết hợp bằng cách thuận tiện nhất .
	Bài 4 : GV nêu cho HS rõ : Nửa chu vi tức là tổng của 1 chiều dài và 1 chiều rộng .
	Bài 5 : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nghiên cứu kỹ . Nhớ lại đặc điểm của 2 đường thẳng vuông góc để nêu được.
	a) BH vuông góc với các cạnh : CD, GE, BA, MN,HI
	b) Chu vi của hình tạo bởi 3 hình vuông đó là :
	GV chỉ lên hình để HS thấy : 20 x 3 + 10 x 2 + 20 x 4 = 160 ( cm )
	3. Củng cố bài : HS nhắc lại ND chính vừa ôn tập 
Nhận xét tiết học - Dặn dò .
________________________
Tiếng Việt :
 ÔN TẬP(T3 )
	I. MỤC TIÊU : Tiếp tục kiểm tra kỹ năng đọc và tập đọc thuộc lòng 1/3 lớp lấy điểm .
	- HS đọc trôi chảy , diễn cảm các bài tập đọc và tập đọc thuộc lòng thuộc chủ đề Măng mọc thẳng .
	- Hệ thống hoá được 1 số điều cần ghi n ... có dạng hình trụ ( bằng trí tưởng tượng )
- Vẽ và tô màu theo ý thích .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Một số tranh ảnh về các loại đồ vật có dạng hình trụ ; một số vật có dạng hình trụ : phích , chai 
- HS : Giấy vẽ , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Khởi động : Giới thiệu nội dung tiết học 
2 . Trọng tâm : 
* HĐ1 : Củng cố lí thuyết 
HS nêu cách vẽ đồ vật có dạng hình trụ 
- Vẽ phác khung hình của đồ vật
- Vẽ hình bằng nét thẳng . 
- Vẽ chỉnh hình bằng nét cong .
- Tô màu .
* HĐ2 : Thực hành 
HS vẽ bài , GV hướng dẫn 
GV lưu ý HS bố cục cân đối 
* HĐ3 : Nhận xét , đánh giá 
3 .Tổng kết : Nhận xét , dặn dò
Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2007
Buổi một : 
Thể dục :
ÔN NĂM ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC ”
	I. MỤC TIÊU : 
- Ôn tập 5 động tác : Vươn thở, tay, chân, lưng bụng, phối hợp của bài thể dục PTC .
- Tổ chức trò chơi : Nhảy ô tiếp sức 
II. CHUẨN BỊ : Còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Phần mở đầu : 
- HS ra sân – GV nêu yêu cầu ND tiết học 
- HS khởi động tay, chân .
2. Phần cơ bản : 
* HĐ1 : Ôn tập 5 động tác của bài thể dục PTC 
Lần 1 : GV gọi 1 số HS khá lên tập 1lần cả 5 động tác - Cả lớp quan sát , GV theo dõi, sửa sai .
Lần 2 : Cả lớp ôn tập - Lớp trưởng điều khiển – GV theo dõi, sửa sai 
Lần 3 : HS luện tập theo tổ - Tổ trưởng điều khiển – GV theo dõi sửa sai .
Lần 4 : Tập chung cả lớp – GV nhận xét bổ sung
* HĐ2 : Tổ chức trò chơi “ nhảy ô tiếp sức ”
3. Phần kết thúc :
- HS đứng tại chổ hít thở sâu và thả lỏng mình .
- Hệ thống ND bài học, nhận xét - dặn dò .
________________________
Tiếng Việt :
ÔN TẬP (T6)
	I. MỤC TIÊU : Củng cố cho HS cách đọc - Hiểu – Tìm từ và ý trong đoạn văn . Củng cố cho HS về nhận biết cấu tạo tiếng, từ đơn, từ láy, từ ghép ( thông qua hệ thống bài tập ( SGK + VBT ) .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu ND tiết ôn tập 
2. Trọng tâm : Hướng dẫn HS ôn tập 
* HĐ1 : Luyện đọc hiểu 
Gọi HS đọc bài “ Quê hương ” ( SGK ) 
Một HS đọc to - Cả lớp đọc thầm để tìm hiểu ND bài 
- GV giới thiệu về nhân vật chị Sứ trong tác phẩm “ Hòn Đất ”
* HĐ2 : Hướng dẫn HS luyện tập 
- HS đọc yêu cầu của từng BT
GV hướng dẫn gợi ý HS làm bài ( HS thảo luận nhóm 2, suy nghĩ và hoàn thành BT ở vở BT) – GV theo dõi .
* HĐ3 : Kiểm tra, chữa bài 
- Gọi HS nêu kết quả bài làm 
- Lớp nhận xét, GV bổ sung và kết luận .
3. Tổng kết : Củng cố bài , nhận xét, dặn dò 
________________________
Toán :
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU : 
Giúp HS : 
- Biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số .
- Biết thực hành tính nhân .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu bài : Giới thiệu ND tiết học 
2. Bài mới : 
* HĐ1: Hướng dẫn nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số .( trường hợp không nhớ )
- GV ghi bảng phép tính : 241 324 x 2 = ? 
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính – Các HS khác làm vào giấy nháp .
- HS nhận xét kết quả của bạn làm ở bảng – GV kiểm tra bài làm nháp của HS 
- GV củng cố các bước thực hiện như SGK
- YC HS nhắc lại cách tính ( Lưu ý HS phép tính trên không nhớ )
	* HĐ2:HD học sinh nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số ( trường hợp có nhớ ).
	- GV nêu phép tính ghi bảng : 136 204 x 4 = ?
	- Gọi 1 học sinh lên bảng tính - Cả lớp làm vào giấy nháp .
	- HS đối chiếu kết quả bài làm ở bảng .
	- GV củng cố lại cách tính ( như SGK )
	* HĐ3: Luyện tập 
	- HD học sinh làm bài tập ở VBT 
	- Gọi HS nêu YC của từng BT . GV giải thích rõ yêu cầu ND từng bài .
	- HS làm bài vào vở - GV theo dõi , hướng dẫn .
	* HĐ4 : Chấm , chữa bài .
	3. Tổng kết : Nhận xét , dặn dò 
________________________
Tiếng Việt :
ÔN TẬP(T7)
	I. MỤC TIÊU : Tiếp tục luện tập củng cố cho HS các kiến thức và kỹ năng nhận biết mô hình cấu tạo của tiếng . Nhận biết từ đơn, từ láy, từ ghép trong đoạn văn.	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
	1.Giới thiệu bài : Giới thiệu ND tiết học 
	2. Hướng dẫn HS ôn tập 
	* HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT1,2 
	- HS đọc đoạn văn( SGK ) : Một HS đọc to - Cả lớp đọc hiểu 
	- Một HS đọc yêu cầu của BT2 
	- HS thảo luận nhóm 2 – Tìm tiếng ứng với mô hình 
	- HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – GV bổ sung 
	* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT3 
	- HS nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ láy, từ ghép 
	- HS tảo luận nhóm 2 : Tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép .
	- HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung 
	* HĐ3 : Hướng dẫn HS làm BT4
	- HS nêu yêu cầu BT 
	- HS nhắc lại : Thế nào là danh từ ? Thế nào là động từ ? 
	HS suy nghĩ : Tìm danh từ , động từ có trong đoạn văn .
	- Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét , bổ sung , kết lụân (SGV)
	3. Tổng kết : Nhận xét , dặn dò .
_________________
Buổi hai : (Học TKB sáng thứ 6)
Tiếng Việt :
ÔN TẬP (T8)
	I. MỤC TIÊU : HD học sinh thực hành làm bài kiểm tra theo đề bài ở ( SGK ) vào vở .
	- Kiểm tra củng cố về cách viết chính tả và làm bài văn viết thư 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. GV nêu yêu cầu ND tiết học 
	2. Hướng dẫn thực hiện 
	* HĐ1 : ( Nghe - viết ) chính tả 
	- GV đọc lại bài : “ Chiều trên quê hương ”
	Chiều trên quê hương có những nét gì đẹp và đáng yêu ?
	- Hướng dẫn HS viết chính tả 
	- GV đọc – HS nghe và viết bài 
	- HS khảo lại bài 
	* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài Tập làm văn : ( Theo đề bài VBT ) 
	- HS nhắc lại cách viết một bức thư ( Theo từng phần ) 
	- GV gợi ý và gạch dưới những từ quan trọng 
	- HS thực hành làm bài – GV theo dõi 
	* HĐ3 : GV thu bài về nhà chấm ( Bảng điểm : bài chính tả : 4 điểm ; Bài tập làm văn 6 điểm ) 
	3. Củng cố : NHận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : NHận biết được tính chất giao hoán của phép nhân 
	- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra : Gọi 1 HS lên bảng chữa BT4 ( SGK ) 
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Hình thành kiến thức 
	a) Nêu kết quả : 1 số bài toán :
	3 x 4 và 4 x 3 HS nhận xét : Các thừa số trong từng BT
	2 x 6 và 6 x 2 - Vị trí của các T số trong từng BT
	7 x 5 và 5 x 7 - Tích của các biểu thức 
	b) HS tính kết quả :
	Cho a = 8 , b = 4 Tính giá trị của BT : a x b ; b x a
	a = 5, b = 9 
- HS so sánh kết quả của a x b và b x a và rút ra kết quả bằng BT chữ :
a x b = b x a 
* HS qua sát BT kết quả BT 1 và 2 ( về vị trí các thừa số và kết quả )
	Rút ra T/C : ( SGK ) HS nhắc lại nhiều lần 
* HĐ2 : Luyện tập 
- Gọi HS đọc các BT ( VBT )
- GV gợi ý và nhấn mạnh yêu cầu của từng bài 
Bài 1,2 : Vận dụng tính chất giao hoán để viết số và tính 
Bài 3 : HS nhận biết rõ các hình vẽ đó là hình chữ nhật – Tính các hình chữ nhật
Bài 4: Có 3 họ, 4 tên ta có thể ghép được : 3 x 4 = 12 ( họ và tên ) 
* HĐ3 : Kiểm tra, chữa bài 
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
	I. MỤC TIÊU : HS có khả năng phát hiện ra 1 số tính chất của nước bằng cách .
	- SD các giác quan để phân biệt ra màu, mùi, vị của nước 
	- Làm thí nghiệm để chứng minh : Nước không có hình dạng nhất định 
	Chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật và hoà tan 1 số chất 
	II. ĐỒ DÙNG : Hình ( SGK )
	Chuẩn bị : 1 cố nước , 1 cốc sữa , 3 cốc để không , chai và 1 số vật ( Đường, nước sôi, muối , vải giấy thấm. ni lông ) Một khay đựng, 1 tấm kính 1 x 2 cm .
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu ND chương học và bài học :
	2. Bài mới : 
	* HĐ1 : Phát hiện, màu, mùi vị của nước 
	- GV chuẩn bị 1 cốc nước , 1 cốc sữa bỏ vào cái khay 
	- HS quan sát vật thực , quan sát hình SGK 
Cốc nào là cốc nước ? vì sao em biết ?
- Gọi 1 HS lên ngửi cốc nước và cốc sữa ? Nhận xét nước có mùi gì ?
- Gọi 1số HS lên nếm các nước ? Nếm cốc sữa nhận xét 
Nước có vị gì ? sữa có vị gì ?
 Nước có màu sắc, mùi vị như thế nào ? ( GV ghi bảng ý 1 ) 
* HĐ2 : Phát hiện hình dạng của nước 
- GV đổ nước vào cốc, ca, chai thau : Quan sát các hình ( SGK ) 
- HS quan sát nhận xét 
Nước có hình dạng như thế nào ? Rút ra kết luận ý 2 
* HĐ3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
- GV làm mẫu : đặt nghiêng tấm kính dổ 1 ít nước lên tấm kính ( Đổ trên xuống ) nước chảy xuống khay 
- Đặt ngang tấm kính : Đổ 1 ít nước lên tấm kính (nước chảy lan ra mọi phía) nhỏ xuống khay 
 HS nhận xét : Nước chảy thế nào ?
 Rút ra kết luận ý 3 
* HĐ4 : Tìm hiểu tính thấm và không thấm của nước đối với 1 số vật .
- GV nhúng 1 số vật vào nước : Vải, giấy thấm, giấy 
- Đổ nước vào túi ni lông ( Xem nước có chảy qua không). 
 Rút ra kết luận ý 4 
- Nêu ứng dụng : Những vật nước không thấm qua để che chắn, hứng, đậy.
- Những vật nước thấm qua dùng để lọc nước đục 
* HĐ5 : Sự hoà tan và không hoà tan của nước 
- GV bỏ vào cốc: (1 cốc 3 thìa đường, 1 cốc 3 thìa muối, 1 cốc 3 nắm sỏi nhỏ) khuấy đều. 
- HS quan sát nhận xét : Vật nào hoà tan ? Vật nào không tan 
 Rút ra kất luận ý 5 
* HĐ6 : Tổng hợp rút ra bài học về các tính chất của nước ( SGK ) Gọi HS đọc lại nhiều lần 
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
K ỹ thuật :
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
I. MỤC TIÊU : 
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột đúng quy trình , đúng kỉ thuật .
- Yêu thích sản phẩm mình làm được .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bộ đồ dùng khâu thêu , vật mẫu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu bài :
2. Bài mới : 
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- Cho HS quan sát mẫu và nêu câu hỏi : 
+ Mép vải được gấp mấy lần ?
+ Khâu bằng mũi khâu gì ?
+ Đường khâu thực hiện ở mặt nào của mảnh vải ?
- GV tóm tắt lại đặc điểm khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .
* HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỉ thuật 
	- HS quan sát hình 1,2,3,4 – GV hỏi để HS nêu các bước thực hiện .
	- HS đọc mục 1 kết hợp với quan sát hình 1,2a,2b để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải .
	- HS thao tác vạch đường dấu và gấp mép vải .
	- GV hướng dẫn như SGV
	- HS đọc mục 2 , mục 3 và quan sát hình 3,4 để trả lời các câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
	- GV hướng dẫn động tác khâu lược , khâu viền .
	- Thời gian còn lại GV tổ chức cho HS thực hành .
	3. Tổng kết : Nhận xét, dặn dò. 
Thứ 6 ngày 9 tháng 11 năm 2007
Thi kiểm tra định kỳ lần 1
( 2 môn TV và T )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nguyen_thi_kieu_phong.doc