I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng bài Lời hứa
- Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng .
2. Kĩ năng :
- Viết đúng chính tả bài Lời hứa và viết đúng tên riêng .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn HS nghe viết (12phút)
- GV đọc bài Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ . HS theo dõi SGK.
- HS đọc thàm lại bài văn , nhắc các em những từ hay viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại
- HS viết bài.
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Dựa vào bài chính tả “ Lời hứa “ , trả lời các câu hỏi . (5phút)
- Một HS đọc bài tập 2
- HS làm việc theo cặp , trả lời các câu hỏi a, b, c, d .
- HS phát biểu . Cả lớp và GV nhận xét
Tuần 10 Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008 hoạt động tập thể Chào cờ Lớp trực ban nhận xét tuần 9 Tiếng Việt Ôn tập (tiết 1) i. mục tiêu 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS . 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài tập đọc là truyền kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân . 3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc . ii. đồ dùng dạy học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc , HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 1 iii.các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1 phút) - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc cho HS trả lời . - GV cho điểm. 3. Hướng dẫn HS làm Bài tập (35 phút) Bài tập 2: ? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ? ? Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân “ - GVghi bảng tên những bài tập đọc đó . - Cả lớp và GV cùng nhận xét + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ? + Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ? . Bài tập 3 - GV nhận xét , kết luận . 3.Củng cố , dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học . - GV dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau . - Từng HS lên bốc thăm và chọn bài , sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút . - HSđọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu . - HS đọc yêu cầu của bài, trả lời - HS đọc thầm lại các truyện Dế mèm bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin sau đó làm bài - Hai HS lên bảng làm bài - HS đọc yêu cầu của bài - HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc , phát biểu . Toán Tiết 46: Luyện tập i. Mục tiêu 1. Kiến thức : Giúp HS củng cố về : Nhận biết góc tù , góc bẹt , góc vuông , đường cao của hình tam giác . Cách vẽ hình vuông , hình chữ nhật . 2. Kĩ năng Vẽ được góc tù , góc nhọn , góc bẹt , góc vuông , đường cao của hình tam giác. HS vẽ được hình vuông , hình chữ nhật . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ iii. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS lên vẽ tam giác, xác định đường cao trong tam giác (5 phút) 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. GV tổ chức cho HS làm bài tập (30 phút) Bài 1 - Yêu cầu HS nêu được các góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt có trong mỗi hình . Bài 2 - Yêu cầu HS giải thích được : AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC . AB là đường cao của tam giácABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC . Bài 3 - Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB = 3cm Theo cách vẽ hình vuông có cạnh AB = 3 cm cho trước ) Bài 4 a, Yêu cầu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm , chiều rộng AD = 4 cm - Chấm, chữa bài. 2. Củng cố , dặn dò GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung - HS làm bảng, lớp làm nháp - HS nêu miệng - HS làm vở, kết hợp giải thích. - Làm vở b, HS nêu tên các hình chữ nhật : ABCD, MNCD , ABNM. Cạnh AB song song với cạnh MN và cạnh DC Khoa học Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp) I. Mục tiêu:- Đã soạn ở tiết 1 iI. Đồ dùng dạy- học - Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ.- Phiếu ghi tên các đồ ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua. - Các tranh ảnh, mô hình ( các rau quả, con giống bằng nhựa ) vật thật về các loại thức ăn. III. Hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nêu nguyên tắc khi tập bơi hoằc khi đi bơi ? 2. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Các hoạt động Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng? (7 phút) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể con người và môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bênh lây qua đường tiêu hoá. * Cách thức tiến hành Phương án 1: Chơi theo đồng đội Bước 1: Tổ chức - GV chia lớp thành bốn nhóm và sắp xếp lại bàn ghế ccho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi. - Cử từ 3- 5 HS làm ban giám khảo, cùng teo dõi và ghi các câu trả lời của các đội. Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi - HS nghe được câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông. - Đội nào lắc chuông trước trả lời trước. - Tiếp theo, các đội sẽ trả lời lần lượt theo thứ tự lắc chuông. - Cách tình điểm hay trừ điểm do GV quyếtb định và phổ biến cho HS trước khi chơi. Lưu ý: Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời một câu. GV có quyền chỉ định người trả lời, không để tình trạng chỉ một vài người trong nhón trả lời. Vì vậy, trong cách tính điểm, GV phải lưu ý đến cả tính điểm đồng đội. Bước 3: Chuẩn bị - Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã họ từ những bài học trước. - GV hội ý với HS đã được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép,... Bước 4: Tiến hành GV ( hoặc giao cho HS ) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi. Lưu ý: Có khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời. Bước 5: Đánh giá, tổng kết. Ban giám khảo hội ý, thống nhất điểm và tuyên bố với các đội chơi. Phương án 2: Chơi theo cá nhân - GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời. - HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: Tự đánh giá (7phút) * Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, NX về chế độ ăn uống của mình. * Cách thức tiến hành Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn GV dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của minh trong tuần để tự đánh giá: - Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa? - Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động, thực vật chưa? - Đã ăn các loại thức ăen có chứa nhiều các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa? - ..... Bước 2: Tự đánh giá Hoạt động 3: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí? (7 phút) * Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ. Bước 2: Làm việc theo nhóm Các nhón HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác. Bước 3: Làm việc cả lớp - Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét. - GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này. Hoạt động 4: Thực hành: (7phút) Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí *Mục tiêu: Hệ thốg hoá nhừng kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - Một HS trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp. - GV dặn HS về nhà nói với bố, mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chổ thuận tiện, dễ đọc 3. Củng cố dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học đạo đức Bài 7: Biết ơn thầy, cô giáo (tiết 2) I. Mục tiêu - Nội dung như tiết 1 II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.Các hoạt động Hoạt động 1: (15 phút) Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được . HS trình bày, giới thiệu . Lớp nhận xét, bình luận . GV nhận xét . Hoạt động 2: (15 phút) Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo . GV nêu yêu cầu . HS làm việc cá nhân theo nhóm . GV nhắc nhở HS gửi những tấm bưu thiếp mà mình đã làm . Kết luận chung : (3 phút) Cần phải kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo . Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . Củng cố - dặn dò. (3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Thực hiện nội dung học vào cuộc sống . Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008 Toán Tiết 47: Luyện tập chung i. mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố về cách thực hiện phép cộng , phép trừ các số có 6 chữ số : áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . - Đặc điểm của hình vuông , hình chữ nhật , tính chu vi và diện tích hình chữ nhật 2. Kĩ năng - Thựchiện đúng phép cộng và phép trừ đối với số có 6 chữ số . - áp dụng tính chất giao hoán một cách linh hoạt trong các phép tính . Tính đúng chu vi và diện tích hình chữ nhật ii. các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. GV tổ chức cho HS làm bài tập (35 phút) Bài 1 - Khi HS chữa bài GV có thể yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép cộng , phép trừ . Bài 2 a, 6257 + 989 + 743 = 6527 + 743 + 989 =7000 + 989 = 7989 b, 5798 + 322 + 4678 = 5798 + 5000 = 10798 Bài 3 Bài giải a, Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3cm , nên cạnh của hình vuông BIHC là 3 cm . b, Trong hình vuông ABCD , cạnh DC vuông góc với cạnh AD và cạnh BC . Trong hình vuông BIHC cạnh CH vuông góc với cạnh BC và canh IH . Mà DC và CH là một bộ phận của DH . Vậy cạnh DH vuông góc với cạnh AD , BC , IH . c, Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là 3 + 3 = 6 ( cm ) Chu vi của hình chữ nhật AIDH là ( 6 + 3 ) x 2 = 18 ( cm ) Đáp số : 18 cm Bài 4 - Gọi HS lên bảng chữa bài. Đáp số : 60 cm 3. Củng cố - dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Nhân vơi số có một chữ số - HS tự làm bài rồi chữa . - HS tự làm bài rồi chữa bài - HS tự làm bài rồi chữa bài - HS tự tóm tắt bằng sơ đồ tiếng Việt Ôn tập (tiết 2) i. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng bài Lời hứa - Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng . 2. Kĩ năng : - Viết đúng chính tả bài Lời hứa và viết đúng tên riêng . 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. ii. các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài (1phút) 2. Hướng dẫn HS nghe viết (12phút) - GV đọc bài Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ . HS theo dõi SGK. - HS đọc thàm lại bài văn , nhắc các em những từ hay viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại - HS viết bài. - GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung . 3. Dựa vào ... ớc lớp. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2.3. Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. (10phút) Bước 1: Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý sau: Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ? Đà Lạt cpó những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ? Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 2.4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1: HS thảo luận theo các câu hỏi sau (10phút) Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phó của hoa quả và rau xanh ? Tại sao ở đà lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xứ lạnh ? Hoa và quả ở đà Lạt có giá trị như thế nào ? Đại diện các nhóm lân báo cáo kết quả GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 3. Củng cố dặn dò (3phút) GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm về thành phố Đà Lạt . GV nhận xét tiết học . Tiếng việt Ôn tập (tiết 4) i. mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ , các thành ngữ , tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước mơ. - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm 2. Kĩ năng - Vận dụng được những từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ trong văn nói và văn viết . Sử dụng đúng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép . 3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả . Sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi lời giải bài tập 1 , 2 iii. các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Hướng dẫn ôn tập (35 phút) Bài tập 1 - GV nhận xét bài làm của HS - Mỗi nhóm cử một bạn lên bảng chấm bài của nhóm bạn . Bài tập 2 - Yêu cầu HS đọc to kết quả bài làm của mình Bài tập 3 - GV nhận xét , bổ sung . 3. Củng cố , dặn dò (3 phút) GV nhận xét tiết học Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài - HS đọc yêu cầu của bài 1, 2 - Lớp đọc thầm - HS xem lại các bài MRVT đã học trong ba chủ điểm trên. - 2 HS lên bảng làm bài trong khoảng thời gian 10 phút - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập - HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm, phát biểu . - HS suy nghĩ, chọn một thành ngữ hoặc tục ngữ, đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó . - HS đọc yêu cầu của bài . - HS làm bài theo nhóm . - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . Thứ Năm ngày 30 tháng 10 năm 2008 Tiếng việt Ôn tập (tiết 5) i. mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL - Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại nội dung chính , nhân vật , tính cáh , cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm trên đôi cách ước mơ . ii. đồ dùng dạy học - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc , HTL . iii. các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Kiểm tra tập đọc và HTL (20 phút) Thực hiện tương tự như tiết một đối với những HS còn lại 3. Bài tập (15 phút) Bài tập 2 HS đọc yêu cầu của bài HS đọc thầm lại những bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ GV viết tên các bài tập đọc lên bảng HS làm việc theo nhóm Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Cả lớp và GV nhận xét bài làm của các nhóm . Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm . - HS làm việc theo nhóm . - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng Nhân vật Tên bài Tính cách - Nhân vật “ tôi “ ( chị phụ trách ) - Lái Đôi giày ba ta màu xanh Nhân hậu muốn giúp trẻ lang thang . Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ . Hồn nhiên , tình cảm thích được đi giày đẹp - Cương - Mẹ Cương Thưa chuyện với mẹ - Hiếu thảo , thương mẹ . Muốn đi làm để lấy tiền giúp mẹ . - Dịu dàng thương con - Vua Mi- đát - Thần Đi -ô ni - dốt Điều ước của Vua Mi- đát - Tham lam nhưng biết hối hận - Thông minh . Biết dạy cho vua Mi- Đát một bài học 3. Củng cố , dặn dò . - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Thể dục GV bộ môn soạn . Mĩ Thuật G v bộ môn soạn Toán Tiết 1 Tiết 49: Nhân với số có một chữ số i. mục tiêu 1. Kiến thức Biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số . 2. Kĩ năng Thực hiện phép nhân đúng chính xác ii. các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gọi HS lên bảng làm bài 4b . 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ) (5 phút) - GV viết phép nhân lên bảng : 241324 x 2 = ? - Cho HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đằc điểm của phép nhân này : phép nhân không nhớ . 2.3. Nhân số có sáu vhữ số với số có một chữ số ( có nhớ ) (5 phút) - GV ghi phép nhân lên bảng : 136204 x 4 = ? - GV nhắc lại cách làm Lưu ý : Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau . 2.4. Thực hành (20 phút) Bài 1 : GV cho HS tự làm bài . - GV cùng cả lớp nhận xét . Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa . - GV yêu cầu HS nói cách tính giá trị của mỗi biểu thức ( nhân trước , cộng , trừ sau ) Bài 4 - Gọi HS trả lời các câu hỏi : ? Có bao nhiêu xã vùng thấp , mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện ? ? Có bao nhiêu xã vùng cao , mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện ? ? Huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện ? 3. Củng cố dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Tính chất giao hoán của phép nhân - HS thực hiện -1 HS lên bảng đặt tính và tính . Lớp làm vào vở nháp - 1HS khá lên bảng đặt tính rồi tính, các HS khác làm vào nháp . - 2 HS lên bảng tính . .- HS nêu cách làm và nêu giá trị của biểu thức ở mỗi ô trống . - HS nêu - HS đọc bài toán , HS khác nêu tóm tắt bài toán . - HS tự giải bài toán .............................................................. Tiếng việt Tiết 3 Ôn tập (Tiết 6) I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức : -Củng cố kiến thức về từ đơn, từ ghép , từ láy và tiếng . 2. Kĩ năng -Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học -Tìm được trong đoạn văn các từ đơn , từ láy , từ ghép , danh từ , động từ . 3. Thái độ: ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho XH . II. Đồ dùng dạy - học -Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết III. Các hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài 2. Bài tập Bài tập 1, 2 -Một HS đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 -Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn , tìm tiếng với mô hình đã cho ở bài tập 2 . -HS làm bài -GV nhận xét bài làm của HS Bài tập 3 -HS đọc yêu cầu của bài tập 1 . -HS làm bài -GV nhận xét bài làm của HS Từ đơn dưới, tầm, cánh, chú là, luỹ, tre, xanh, trong,bờ ,ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng .... Từ láy rì rào , thung thăng , rung rinh ... Từ ghép bây giờ , khoai nước , tuyệt đẹp , hiện ra , ngược xuôi , xanh trong , cao vút Bài tập 4 -HS đọc yêu cầu của bài ? Thế nào là danh từ ? ? Thế nào là động từ ? -HS làm việc theo cặp -HS báo cáo kết quả . -GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng -HS viết bài vào vở 3. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008 Toán Tiết 1 Tiết 50: tính chất giao hoán của phép nhân i. mục tiêu 1. Kiến thức : Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân . 2. Kĩ năng : Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán ii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi HS lên bảng làm bài 2 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài. (1phút) 2.2. So sánh giá trị của hai biểu thức (10phút) - GV gọi một số HS tính giá trị và so sánh kết quả các phép tính 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2 7 x 5 và 5 x 7 - Gọi HS nhận xét các tích đó Sau đó nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhâncó các thừa số giống nhau : 3 x4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2 7 x 5 = 5 x 7 2.3.Viết kết quả vào ô trống (10phút) GV treo bảmh phụ có các cột ghi giá trị của : a , b , a x b , và b x a Gọi HS tính kết quả của a x b và b xa với mỗi giá trị của a, b GV ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ , Cho HS so sánh kết quả ãb và bxa trong mỗi trường hợp và rút ra nhận xét : a x b = b x a Cho HS nhận xét vị trí của các thừa số a, b trong hai phép nhân Kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi 2.4. Thực hành (20 phút) - Bài 1 : Gọi HS nhắc lại nhận xét HS làm bài rồi chữa bài . - Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu của bài toán HS tự làm bài - Bài 3 : GV nói cho HS biết trong sáu biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau, hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau - Bài 4 : Giúp HS hiểu Nếu chỉ xét a x = x a thì có thể viết vào ô trống một số bất kì , chẳng hạn a x 5 = 5 x a , a x 2 = 2 x a , a x 1 = 1 x a .... Nhưng a x = x a = a nên chỉ có một số là hợp lí vì : a x 1 = 1 x a = a ( có thể xét x a = a để tính ra = 1 trước ) 3. Củng cố dặn dò (3phút) GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau : Tính chất kết hợp của phép cộng . Luyện từ và câu ôn tập tiết 7 Kiểm tra đọc –hiểu,luyên từ và câu Gv thực hiện kiểm tra .. Thể dục G v bộ môn soạn .. Tập làm văn ôn tập tiết 8 Kiểm tra chính tả ,tập làm văn Đề bài:tTrong giấc mơ em gặp một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó.Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. Sinh hoạt tập thể Kiểm điểm nề nếp tuần 10 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần. - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới II. Nội dung : 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần. 2. GV nhận xét. a. Ưu điểm - Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu. - Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Đạt ,Nhung,...) - Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc. b. Tồn tại : - Còn nhiều em quên đồ dùng học tập (Nam, Thành...) - Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như :.Thắng,Lâm,Minh 3. Phương hướng hoạt động tuần tới - Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được. - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày Nhà giáo VN.
Tài liệu đính kèm: