Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 1

Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 1

CHÀO CỜ: TUẦN 1

ĐẠO ĐỨC: Tiết 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 1 )

I - Mục tiêu :

1. Hiểu : - Cần phải trung thực trong tập

 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng

2. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4

III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

A) Kiểm tra bài cũ : Đồ dùng học tập của học sinh.

B) Bài mới :

1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (tình huống trang 3,sgk).

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm

- GV kết luận: “ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau ” . Thể hiện tính trung thực trong học tập

2- Hoạt động 2 : Làm việc nhóm đôi (bài tập 1, SGK)

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .

- GV kết luận : “ c ” : Trung thực trong học tập

 “ a, b, d ” : Thiếu trung thực trong học tập

 

doc 32 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
CHÀO CỜ: TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC: Tiết 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 1 )
I - Mục tiêu : 
1. Hiểu : - Cần phải trung thực trong tập
 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng
2. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
A) Kiểm tra bài cũ : Đồ dùng học tập của học sinh.
B) Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (tình huống trang 3,sgk).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm 
- GV kết luận: “ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau ” . Thể hiện tính trung thực trong học tập
2- Hoạt động 2 : Làm việc nhóm đôi (bài tập 1, SGK)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- GV kết luận : “ c ” : Trung thực trong học tập
 “ a, b, d ” : Thiếu trung thực trong học tập
3 - Hoạt động 3 : Xử lý tình huống (bài tập 2, SGK) 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV kết luận : ý kiến b,c : đúng - a : sai
4- Hoạt động tiếp nối : Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK ( thay từ tự trọng bằng các biểu hiện cụ thể )
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập , sau đó lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Các nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi.
- 1- 2 HS đọc
---------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC : Tiết : 1 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
]
I - Mục tiêu bài học: 
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu
II - Đồ dùng dạy - học :
Tranh minh hoạ bài
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
B - Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu chủ điểm và bài đọc bằng tranh minh hoạ.
2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc :
- Chia bài 4 đoạn và cho HS đọc nối tiếp từng đoạn , kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK ( Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ).
+ KL: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, Sẵn sàng bênh vực kẻ yếu
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 
4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài.
- Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính. 
- Lắng nghe.
 HS đọc tiếp nối từ 2 - 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc và thi đọc .
- HS rút ý chính của bài.
---------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN : Tiết : 1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I - Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập về : Cách đọc, viết các số đến 100.000 và phân tích cấu tạo số.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
B - Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 2: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
Hình thức : theo lớp bằng SGK
a) Phương pháp: Đàm thoại
- Viết số và nêu câu hỏi để HS trả lời 
b) Nhận xét:
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- 1 trăm bằng 10 chục
3. Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bài 1,2,3,/ SGK) bằng bảng con, bảng lớp và vở.
- Hướng dẫn học sinh yếu kém.
4. Củng cố, dặn dò: Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe.
- HS theo dõi và trả lời ,
- HS tự nêu 
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
--------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC : Tiết: 1 CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I - Mục tiêu :
 Sau bài học HS có thể: 
- Nêu được yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống.
- Một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy - học :
- Tranh trong SGK .
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận nhóm
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình trong SGK, liệt kê những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
+ Kết luận : SGK trang 4
2. Hoạt động 2 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức HS làm việc cá nhân 
Cách tiến hành : GV đặt vấn đề : Những yếu tố để duy trì sự sống và những yếu tố chỉ có con người mới cần.
+ KL : Các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và các phương tiện như: nhà ở, trường học, phương tiện giao thông,
3. Hoạt động 3 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ”
Cho HS chơi nêu trong SGK trang 5, hướng dẫn và tổ chức chơi
4. Hoạt động 4 : Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận 
- Lần lượt các nhóm trình bày 
- HS làm việc với phiếu
 -Thảo luận nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS trả lời. 
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
THỂ DỤC: ( Tiết 01) GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VÀ MỘT SỐ NỘI QUY- YÊU CẦU TẬP LUYỆN. TRÒ CHƠI: “ CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
 GV: bộ môn soạn dạy
--------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ : Tiết 01 Nghe- viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I- Mục tiêu :
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn 
II - Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn bài tập 2a 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết : 
 - Cho 1 HS đọc đoạn văn cần viết, nhắc HS chú ý cách trình bày bài và những từ ngữ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết 
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .HS soát lại bài
- GV thu chấm 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 2a và 3 ):
 - GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm
- HS gấp SGK.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở và làm bài trên bảng.
---------------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 02 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 ( TIẾP THEO )
I - Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về :
 - Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
 - So sánh ,xếp thứ tự(đến 4 số) các số đến 100 000. 
II - Đồ dùng dạy học :
III - Các hoạt động dạy - học : 
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Luyện tính nhẩm cho từng cá nhân .
- Hướng dẫn HS cách tính nhẩm .
- Đọc từng phép tính cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào nháp.
+ Nêu nhận xét chung kết quả bài.
2.Hoạt động 2: Thực hành
GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài trên bảng, bảng con và vở ( bài 1,2,3,4,5 “ bài 5 có thể giảm bớt câu b,c ”/SGK )
- Giúp đỡ HS yếu kém.
3.Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học.
- HS theo dõi và nêu kết quả.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
---------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 1 CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I- Mục tiêu :
1.Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng việt. 
2. Điền được các bộ phận tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài baif vào bản mẫu (mục III)
II - Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và nói về tác dụng của luyện từ và câu.
2 - Hoạt động 2: 
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu trong bài tập ( 1,2,3,4) SGK.
b) Phần ghi nhớ: 
+ Sơ đồ cấu tạo tiếng:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
- Kết luận SGK. 
3 - Hoạt động 3: Luyện tập
Cách tiến hành: Cho HS làm theo nhóm, cá nhân
- Bài tập 1: HS trao đổi và làm bài vào vở , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 2 : HS suy nghĩ giải câu đố, GV cùng cả lớp nhận xét.
4 - Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS thực hiện các yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ : Tiết : 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 
I- Mục tiêu : Giúp HS biết:
 - Biết môn LS-ĐL ở lớp 4 giúp hs hiểu về thiên nhiên và con người VN, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
 - Biết môn LS-ĐL góp phần giáo duc HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước VN
II - Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy - Học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Hoạt động 1 : Giới thiệu bài bằng bản đồ Việt Nam
2) Hoạt động 2 : Xác định vị trí của đất nước ta trên bản đồ 
- Yêu cầu HS trình bày lại và xác định vị trí của nước ta trên bản đồ
2) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để tìm hiểu các dân cư mỗi vùng: miền núi, trung du, đồng bằng,
 + KL: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
3) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về một số cuộc khởi nghĩa của ông cha ta .
 + KL: Để Tổ quốc ta tươi dẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước như : khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đánh đuổi giặc ngoại xâm của các vua Hùng,
4) Hoạt động 4 : Tổng kết:
- Đặt câu hỏi để rút ra KL như SGK . 
- HS trình bày lại trên bản đồ. Các em khác bổ xung
- HS thảo luận .Đại diện nhóm trình bày ... cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc và thi đọc .
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ
- HS rút ý chính của bài.
-------------------------------------------------------------------------
KỸ THUẬT : Tiết 2 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( tiết 2) 
 CÔ LƯƠNG THỊ DUNG SOẠN DẠY
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010
THỂ DỤC : Tiết 4 Đ ỘNG T ÁC QUAY SAU : TR Ò CH ƠI “ NH ẢY Đ ÚNG 
 NH ẢY NHANH”
 GV: bộ môn soạn dạy
TẬP LÀM VĂN : Tiết : 3 KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I - Mục tiêu:
1. HS biết hành động thể hiện tính cách nhân vật..
2. Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật, bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu nội dung các BT 1 phần nhận xét.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Phần nhận xét 
- Tổ chức cho HS đọc SGK và nêu các câu hỏi trong sách BT 1,2,3.
- GV ghi lại lời giải đúng.
- Cho 3-4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
- HS nêu yêu cầu của bài và thi kể trước lớp
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và ghi kết quả , phát biểu ý kiến
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 
- HS làm theo yêu cầu của bài tập theo nhóm và trình bày kết quả..
---------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 9 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ.
I - Mục tiêu : Giúp HS :
- so sánh các số có nhiều chữ số
-Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 
II - Đồ dùng dạy học :
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS lên bảng làm tính nhẩm phép tính GV đọc.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : HD so sánh các số có nhiều chữ số.
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
a) Ví dụ1,2: SGK trang 12
- Nêu ví dụ và câu hỏi để HS trả lời 
b) Nhận xét:
- Số 99 578 99 578
- 2 < 5, vậy 693 251 < 693 500 
 hay 693 500 > 693 251.
3.Hoạt động 3: Thực hành
 GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài (1,2,3, /SGK ) bằng bảng lớp, bảng con, vở .
- Gv nhận xét và chữa bài 
+ Kèm cặp HS yếu kém.
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS theo dõi và trả lời ,
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
---------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC : Tiết:4 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN 
 VÀ VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I - Mục tiêu : Sau bài học HS có thể: 
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường. 
- Nêu được vai trò của chất bột đường đv cơ thể : cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II- Đồ dùng dạy - học :
 - Hình vẽ trang 10,11 SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài “ Trao đổi chất ở người ”
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 :Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận nhóm : Tập phân loại thức ăn.
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình trang 10 SGK và trả lời câu hỏi :
- Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác? 
+ Kết luận : Như mục Bạn cần biết trong SGK trang 10.
3. Hoạt động 3 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức theo cặp: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình trang 11 SGK và trả lời câu hỏi : Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể?
+ Kết luận : Như mục Bạn cần biết trong SGK trang 10.
4. Hoạt động 4 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức cả lớp: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Cách tiến hành: HS làm việc với phiếu học tập.
- Chữa bài tập cả lớp.
+ Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật. 
5. Hoạt động 5: Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận 
- Lần lượt các nhóm trình bày, Nhóm khác bổ sung (nếu có) 
- Đọc cá nhân.
-Thảo luận nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
- Đọc cá nhân.
- HS tự làm và trình bày ,lớp nhận xét.
- HS trả lời. 
---------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC : Tiết :2 H ỌC H ÁT B ÀI: EM Y ÊU HO À B ÌNH 
 Giáo viên bộ môn giảng dạy
---------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 4 DẤU HAI CHẤM 
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm.
2.-nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.. 
II - Đồ dùng dạy học 
- Vở BT Tiếng việt 4
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS hiểu tác dụng của dấu hai chấm.
Cách tiến hành: GV làm việc với cả lớp, kết hợp vấn đáp và giảng giải.
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu của từng bài tập (a,b,c) SGK.
b) Phần ghi nhớ: 
- Kết luận SGK. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- Bài tập 1: HS trao đổi và làm bài vào vở , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 2 : HS viết đoạn văn ,tiếp nối đọc, GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS thực hiện các yêu cầu của bài tập .
- HS trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
TOÁN : Tiết : 10 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU 
I - Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết về hàng triệu, chục triệu, trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
II - Đồ dùng dạy học 
III -Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS lên bảng nêu tổng quát : Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp triệu gồm những hàng nào?.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 H.ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
a) Ví dụ: SGK trang 13
- Nêu ví dụ và câu hỏi để HS trả lời 
b) Nhận xét:
 Lớp triệu
 Lớp nghìn
 Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3.Hoạt động 3: Thực hành
 GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bài 1,2,3, / SGK) bằng bảng lớp, bảng con, vở 
+ Kèm cặp HS yếu kém.
- Gv nhận xét và chữa bài 
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS theo dõi và trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
-------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN : Tiết : 4 TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG 
 BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I - Mục tiêu:
1.HS hiểu trong bài văn kể chuyện việc tả ngoại hình là cần thiết để thực hiện cá tính nhân vật. 
 2. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Vở BT Tiếng Việt 4/1 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : a)Phần nhận xét 
- Tổ chức cho HS đọc SGK và nêu các câu hỏi trong sách BT 1,2,3 SGK
- GV ghi lại lời giải đúng.
b) Phần ghi nhớ : Cho 3-4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài và thực hiện.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS yêu cầu bài và trả lời câu hỏi.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và ghi kết quả , phát biểu ý kiến
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 
- HS làm theo yêu cầu của bài tập
-------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ : Tiết : 2 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN 
I - Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Vị trí của dãy núi Hoàn Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
II - Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập của HS.
- Bản đồ và tranh ảnh.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoàng Liên Sơn - dãy núi đồ sộ nhất Việt Nam. Bằng hình thức theo nhóm.
a) Tìm hiểu về dãy núi Hoàng Liên Sơn:
- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ và lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ cao,đỉnh, sườn và thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn).
+ KL: Dãy Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta và nó nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
b) Hoạt động tiếp nối: Tìm hiểu về núi Phan-xi-păng, về vị trí, độ cao nhằm giúp HS hiểu đó là núi cao nhất Việt Nam.
+KL: Đỉnh núi cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Đỉnh nhọn xung quanh có mây mù che phủ.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu ở Hoàng Liên Sơn bằng hình thức làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK và dựa vào bảng số liệu trong sách cho biết khí hậu ở đây như thế nào?
+ KL: Ở những nơi cao khí hậu lạnh quanh năm, nhất là những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Trên những đỉnh núi mây mù hầu như bao phủ quanh năm.
4. Hoạt động 4: Củng cố.
- Đặt câu hỏi để rút ra kết luận như phần ghi nhớ Sgk trang 72.
- HS tự đọc trong Sgk và thảo luận trả lời các câu hỏi . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS tìm hiểu và trả lời.
- Trả lời, ghi nội dung vào vở.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 2
- Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua.
- Nêu phương hướng tuần tới. tuần 3

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(140).doc