Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 + 12 - GV: Trịnh Thị Oanh - Trường Tiểu học Cái Keo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 + 12 - GV: Trịnh Thị Oanh - Trường Tiểu học Cái Keo

TIẾT 1: TOÁN

Bài 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000,

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . Và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định:( 1’)

2.Kiểm tra bi cũ: ( 4’ )

 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50.

 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới : ( 30’ )

 a.Giới thiệu bài:

 -Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000,

 b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :

 * Nhân một số với 10

 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.

 -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì ?

 -10 còn gọi là mấy chục ?

 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.

 

doc 112 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 + 12 - GV: Trịnh Thị Oanh - Trường Tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
 Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010. 
TIẾT 1: TOÁN
Bài 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000,
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,. Và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:( 1’)
2.Kiểm tra bi cũ: ( 4’ ) 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : ( 30’ )
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  
 b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
 -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì ?
 -10 còn gọi là mấy chục ?
 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.
 -GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ?
 -35 chục là bao nhiêu ?
 -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
 -Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
-Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 12 x 10
 78 x 10
 457 x 10
 7891 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
-Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ?
 -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 ?
 -Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 70 : 10
 140 : 10
 2 170 : 10
 7 800 : 10
 c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000,
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 d.Kết luận :
 -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
 -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 e.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
- GV nhận xét.
Bài 2
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
 +100 kg bằng bao nhiêu tạ ?
 +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 
300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- ( 5’ )
2HS nêu nội dung bài học
DG hs ứng dụng vào thực tiễn để giải bài tập.
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS nghe.
-HS đọc phép tính.
-HS nếu: 35 x 10 = 10 x 35
-Là 1 chục.
-Bằng 35 chục.
-Là 350.
-Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
 12 x 10 = 120
 78 x 10 = 780
 457 x 10 = 4570
7891 x 10 = 78 910
-HS suy nghĩ.
-Là thừa số còn lại.
-HS nêu 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
-Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
 70 : 10 = 7
 140 : 10 = 14
 2 170 : 10 = 217
 7 800 : 10 = 780
-Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,  chữ số 0 vào bên phải số đó.
a. 18 x 10 = 180 82 x 100 = 8200
 18 x 100 = 1800 75 x 1000 = 75000
 18 x 1000 = 18000 19 x 10 = 190
256 x 1000 = 256000
302 x 10 = 3020
400 x 100 = 40000
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở bên phải số đó.
b. 9000 : 10 = 900 6800 : 100 = 68
 9000 : 100 = 90 420 : 10 = 42
 9000 : 1000 = 9 2000 : 1000 = 2
20020 : 10 = 2002
200200 : 100 = 2002
2002000 : 1000 = 2002
-Làm bài vào vở, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc từ đầu cho đến hết.
-HS nêu: 300 kg = 3 tạ.
+100 kg = 1 tạ.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
-HS nêu tương tự như bài mẫu.
Ví dụ 5000 kg =  tấn
Ta có: 1000 kg = 1 tấn
 5000 : 1000 = 5
Vậy 5000 kg = 5 tấn
HS nêu.
-HS.
TIẾT 2 : LỊCH SỬ
Bài 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La : vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng nhân dân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn : Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bản đồ Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
 - Em hãy cho biết quân Tống vào xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
 - Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
* GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 30’ )
a. Giới thiệu bài:
 Nhà Lý ra đời như thế nào và có công lao gì đối với lịch sử dân tộc ta ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.
b. Nội dung:
- Năm 981 quân Tống kéo sang xâ lược nước ta.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc. 
Hoạt động 1
Nhà Lý – sự nghiệp nối tiếp của nhà Lê
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 1005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây.
- GV hỏi: Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế nào?
 - Vì sao khi Lê Long Đỉnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
- Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ?
* Như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý.
- HS đọc SGK .
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đỉnh lên ngôi , nhà vua tính tình bạo ngược nen lòng dân oán hận.
- Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. Khi vua Lê Long Đỉnh ất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
- Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009.
Hoạt động 2
Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long
- GV treo bản đồ Việt Nam và yêu cầu HS chỉ vị trí của vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ.
- GV hỏi : Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ đâu về đâu ?
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi : So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn so với việc phát triển đất nước ? 
- Vị trí địa lí và địa hình của vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn so với vùng Hoa Lư ?
- GV yêu cầu HS phát biểu.
- GV tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng đất Đại La so với Hoa Lư, sau đó hỏi HS : Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long ?
- HS lần lượt chỉ trên bảng , cả lớp theo dõi.
- Năm 1010, vua Lý công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên nước là thành Thăng Long.
+ Về địa lý thì Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước, còn vùng đất Đại La là trung tâm của đất nước.
+ Về địa hình, vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn vùng đất Đại La lại ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- HS đại diện trả lời, sau đó HS khác nhận xét.
- Vua Lý Thái Tổ tin rằng muốn cho con cháu đời sau được ấm no thì phải rời đô về vùng Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
Hoạt động 3
Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK.
- GV hỏi: Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào ?
- GV KL: Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông đúc; tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp tươi vui.
3. Củng cố : ( 5’ )
 - GV yêu cầu HS nêu các tên khác của kinh thành Thăng Long.
- GV nhận xét tiết học.
- HS quan sát tranh.
- Nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa.
- HS nêu.
TIẾT 3: KHOA HỌC
Bài 21: BA THỂ CỦA NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được nước tồn tại ở ba thể : Lỏng, khí, rắn.
 - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 GDBVMT: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Nước nóng, nước đá, nước lạnh.
Ba cái cốc, một cái nắp ca bằng nhôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoaït ñoäng dạy
Hoaït ñoäng hoïc 
1.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 +Em hãy nêu tính chất của nước ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
2.Dạy bài mới: ( 30’ )
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Theo em nước tồn tại ở những dạng nào ? Cho ví dụ.
 -GV giới thiệu: Để hiểu rõ thêm về các dạng tồn tại của nước, tính chất của chúng và sự chuyển thể của nước chúng ta cùng học bài 3 thể của nước.
* Hoạt động 1:
Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 Mục tiêu:
 -Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
 -Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể 
nào ?
 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
 -Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
 -Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết.
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng:
 +Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
 +Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
 § Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
 § Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
 § Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
 * GV giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Hết  ... 2. Phần cơ bản:
 a) Trò chơi : “Mèo đuổi chuột”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích lại cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật.
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi tự giác, tích cực và chủ động. 
b) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học 
 +Lần 1: GV điều khiển vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS, dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai. 
 +Lần 2: Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS (Chú ý: Xen kẽ giữa các lần tập GV nên nhận xét). 
 +GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
 +Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 * Học động tác nhảy:
 +Lần 1: GV nêu tên động tác. 
 -GV làm mẫu cho HS hình dung được động tác. 
 -GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. 
 Nhịp 1:Bật nhảy đồng thời tách chân, khi rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước chếch thấp và vỗ tay. 
 Nhịp 2:Bật nhảy về tư thế chuẩn bị. 
 Nhịp 3:Như nhịp 1, nhưng hai tay vỗ trên cao, ngửa đầu. 
Nhịp 4: Như nhịp 2. 
Nhịp 5 , 6, 7, 8 : Như nhịp 1, 2, 3, 4.
 * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. 
 +Lần 2: GV đứng trước tập cùng chiều với HS, HS tập riêng các cử động của động tác nhảy 2 - 3 lần, khi HS thực hiện tương đối thuần thục thì mới cho HS tập phối hợp chân với tay. 
 +Lần 3: GV hô nhịp chậm cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. Cứ như thế GV hô tăng dần tốc độ để HS thực hiện cho đến khi hô nhịp có tốc độ vừa phải. 
 +Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. 
 +Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài G V không cho làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập rồi chọn một vài HS lên thực hiện 1 lần cho cả lớp xem, GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương kịp thời. 
 -GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vừa học. 
 - GV điều khiển kết hợp cho HS tập ôn 7 động tác cùng một lượt (Xen kẽ mỗi động tác tập GV có nhận xét).
c. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
 GV tổ chức cho học sinh chơi theo đội hình vòng tròn.
3. Phần kết thúc: 
 -HS chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập. 
 -Thực hiện tập các động tác thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
 -GV hô giải tán.
6 – 10 phút
18 – 22 phút
5 – 6 phút
4 – 6 phút
1 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
	====
====
====
5GV
-HS đứng theo đội hình 3 hàng ngang.
==========
==========
==========
5GV
-HS đứng theo đội hình vòng tròn. 
5GV
==========
==========
==========
 5GV
-Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
5GV
= ==
= 5GV ==
= ==
= ==
= ==
==========
==========
==========
5GV
HS tạo thành vòng tròn và chơi trò chơi.
5GV
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
 ==== = =
==== ==
===== =
5GV
-HS hô “khỏe”
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
Bài 24 : KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT )
I. MỤC TIÊU:
 - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc).
 - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ ; độ dài bài văn khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giấy kiểm tra, đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bi cũ:( 2’ )
-Kiểm tra giấy bút của HS .
2. Thực hành viết (:35’)
-GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124, SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS .
-Lưu ý ra đề:
+Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài.
+Đề 1 là đề mở. 
+Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học.
3. Thu bài – dặn dò: ( 3’ )
-Cho HS viết bài.
-Thu, chấm một số bài.
-Nêu nhận xét chung
- Đề 1: Hy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên.
- Đề 2: Kể lại câu chuyện Ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
- Đề 3: Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi. Chú ý mở bài theo cách gin tiếp.
TIẾT 3: TOÁN
Bài 60: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
 - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II. CHUẨN BỊ :
Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi.
Bài 5 : Bỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
 -Gọi 2 HS lên bảng cho làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
 -Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .
3.Bài mới : ( 30’ )
 a) Giới thiệu bài 
 -Nêu yêu cầu của tiết học rồi ghi tên lên bảng .
 b) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
-GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình .
 -Nhận xét , cho điểm HS .
 Bài 2 : 
-Kẻ bảng số như bài tập lên bảng , yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng .
 -Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ?
 -Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
 -Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại .
m
3
30
23
230
m x 78
234
2340
1794
17940
- GV nhận xét bài làm của HS
 Bài 3: 
 -Gọi 1 HS đọc đề bài .
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu em làm gì ?
 -Yêu cầu HS tự làm bài .
Bài giải
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là :
75 x 60 = 4500 ( lần )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là
4500 x 24 = 108 000 ( lần )
Đáp số : 108 000 lần
 -GV nhận xét , cho điểm HS. 
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
 -Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. 
+ Bài toán cho em biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu em phải làm gì ?
+ Muốn tìm được số tiền bán đường ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS giải bài toán.
 -Chữa bài và cho điểm HS .
 Bài 5: Bỏ
 4.Củng cố, dặn dò : ( 5’ )
 -Củng cố giờ học 
 -Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét .
 53 35
 x 23 x 14
 159 140
 106 35
 1219 490 
-HS nghe .
-3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào vở .
 17 428 2057
 x 86 x 39 x 23
 102 3852 6161
 136 1284 4114
 1462 16692 47301
- HS giải thích.
-Dòng trên cho biết giá trị của m , dòng dưới là giá trị của biểu thức : m x 78 
-Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này , được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng .
-Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234 , vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234.
-HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
-HS đọc .
+ Một phút tim đập khoảng 75 lần.
+ Tính số lần tim đập trong 24 giờ.
-2 HS lên bảng , HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải
24 giờ có số phút là :
60 x 24 = 1440 ( phút )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
75 x 1440 = 108 000 ( lần )
Đáp số : 108 000 lần
-1 HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho em biết cửa hàng bán được 13kg đường loại 5200 đồng và 18kg đường loại 5500đồng.
+ Tìm số tiền thu được sau khi bán hết số đường.
+ Chúng ta phải tìm số tiền bán mỗi loại đường.
- HS giải.
Bi giải
Số tiền bán đường loại 5200 đồng là:
5200 x 13 = 67600 ( đồng )
Số tiền bán loại đường 5500 đồng là :
5500 x 18 = 99000 ( đồng )
Số tiền bán cả hai loại đường là:
67600 + 99000 = 166600 ( đồng )
Đáp số: 166600 đồng
-HS cả lớp.
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
Bài 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào gợi ý của sách giáo khoa, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẫu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
 HS Khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :(5')
-Gọi 1 HS kể toàn chuyện Bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: ( 30’ )
 a. Giới thiệu bài:(2')
 Hướng dẫn kể chuyện 
 * Tìm hiểu đề bài:(7')
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.
-Gọi HS đọc gợi ý.
-Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm thêm.
-Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình dịnh kể.
 * Kể trong nhóm:(8’)
-HS thực hành kể trong nhóm.
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân vật.
 * Kể trước lớp:( 15')
-Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò:(3')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Nhắc HS luôn ham đọc sách.
1 HS kể toàn chuyện
-Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý.
-Lần lượt HS giới thiệu truyện.
+Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay.
+Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.
Lê Duy Ứng trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực.
(Những người bị khuyết tật mà em đã biết qua ti vi, đài, báo vẫn đỗ đại học và trở thành những người lao động giỏi)
- Lần lượt 3 HS giới thiệu về nhân vật mà mình định kể.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
TIẾT 5: SINH HOẠT
I. YÊU CẦU: 
 - Thực hiện các phong trào thi đua do đoàn đội phát động.
 - Thực hiện việc “ giúp bạn cùng tiến bộ”
 - Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép bài và đồ dùng học tập của học sinh.
 - Thường xuyên nhắc nhở việc phòng tránh tai nạn đuối nước.
II. NHẬN XÉT:
Ưu điểm:
Tồn tại:
III. KẾ HOẠCH TUẦN 13:
..
.... 
 Kí duyệt của Ban Giám Hiệu
 TUẦN 11 + 12
 Tổng sốtiết, đã soạn.tiết
 Ngày tháng năm 2010
 P. HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 CKTKN.doc