Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* QTE: Quyền được vui chơi và ước mơ.

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Slide tranh minh họa SGK.

 

docx 68 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 66Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 14
Ngày soạn: 3/12/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* QTE: Quyền được vui chơi và ước mơ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài:  “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (5p)
* Khởi động: 
 - Đọc bài Văn hay chữ tốt
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?
* Kết nối: 
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,.... 
HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* Luyện đọc: (5p)
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. 
Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của đến vì sao sớm. 
+ Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS đọc một câu trong bài.
 “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”
* Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. 
- Hãy nêu nội dung của bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. 
+ Tả vẻ đẹp của cánh diều.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. 
+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
+ Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
+ HS chọn một trong 3 ý. 
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. 
- HS ghi lại nội dung bài
HS lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành. 10’
* Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (1 phút)
+ Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp...
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng và các thành viên:
+ Chọn đoạn đọc diễn cảm
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường.
- Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em.
HS lắng nghe
TOÁN
Tiết 74: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Củng cố KT về chia cho số có 2 chữ số. Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan trong thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2b. 
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Thực hiện phép cộng 32+12 dưới sự HD của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu nhóm, Slide minh họa bài học.Video bài hát
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (5p)
* Khởi động
* Kết nối: 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. HĐ luyện tập, thực hành:(30p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Củng cố ghi nhớ cách đặt tính và thực hiện phép tính.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2
 Bài 2b: HSNK có thể hoàn thành cả bài. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
+ Nêu thứ tự thực hiện các phép tính khi tính giá trị BT?
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Nhận xét, chốt đáp án.
3. HĐ vận dụng (1p)
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
 855: 45 = 19 ; 579: 36 = 16 (dư 3)
 9009: 33 = 273; 9276: 39 = 237(dư 33) 
- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 4237 x 18 – 34578 8064 : 64 x 37
 = 76266 – 34578 = 126 x 37
 = 41688 = 4662
b) 46 857 + 3 444: 28 601759- 1 988: 14
 = 46857 + 123 = 601759- 142 
 = 46980 = 601617
- HS nêu.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Thực hiện phép chia: 5260 : 36 = 146 (dư 4)
Vậy lắp được nhiều nhất 146 chiếc xe đạp 2 bánh và dư 4 nan hoa
 Đ/s: 146 xe đạp, dư 4 nan hoa
- Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 c/s
* Bài tập PTNL HS: (M3+M4)
1. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 144m, chiều rộng 18m. Trên thửa ruộng này người ta trồng khoai, cứ 36m2 thì thu hoạch được 95kg khoai. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam khoai?
- Thực hiện phép cộng 32+12 dưới sự HD của GV
KỂ CHUYỆN
TIẾT 14: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- GD HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình. Góp phần bồi dưỡng các năng lực giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Được nghe các bạn kể chuyện và nhớ tên câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Slide minh họa truyện trong SGK.
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (5p)
* Khởi động:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê. 
* Kết nối: GV giới thiệu vào bài mới
- 3 HS nối tiếp nhau kể
- Lớp nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
2. HĐ hình thành kiến thức:
* Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học (13p)
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện được gợi ý 
+ Em biết nhân vật nào là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với em? 
- Em hãy giới thiệu câu chuyện của mình cho các bạn nghe. 
- HS phân tích đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. 
+ Chú lính chì dũng cảm – An đéc xen. 
+ Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài. 
+ Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên. 
+ Truyện Chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện Võ sĩ Bọ Ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. 
+ Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Chú mèo đi hia, Vua lợn, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh 
- 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu. 
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện Con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị kẻ gian ác. 
+ Tôi xin kể câu chuyện “Chú mèo đi hia”. Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ. 
+ Tôi xin kể chuyện “Dế Mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài 
Lắng nghe
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15p)
* Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể trong nhóm 
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn bè tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. 
- GV đi giúp các em gặp khó khăn. 
 + Khuyến khích kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. 
b. Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
*Giúp đỡ hs M1+M2 kể đúng nội dung câu truyện.
 Hs M3+M4 kể được lưu loát kết hợp giọng điệu phù hợp.
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. 
- Gọi HS chia sẻ cách bạn kể chuyện và ý nghĩa câu chuyện. 
4. Hoạt động vận dụng (1p)
- 4 HS tạo thành nhóm kể và trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện. 
- 5 đến 7 HS thi kể. 
- HS chia sẻ và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét chu ... . 
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông;
+ Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. 
 + Bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, xà lách, khoai tây,... 
- HS đọc phần ghi nhớ
+ Tận dụng đất phù sa, nguồn nước trồng lúa.
+ Đánh bắt và nuôi tôm, cá
+ Trồng rau xứ lạnh vào vụ đông,...
+ Thay cho gieo mạ, nhổ mạ và cấy lúa thì người ta gieo vãi (gieo thẳng) và tỉa lúa.
+ Dùng máy trong khâu gieo mạ và cấy lúa cũng như chăm sóc lúa,...
- quan sát.
- đọc tên các con sông
Lắng nghe
KHOA HỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ? (theo PP BTNB)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
* Mục tiêu chung:
- Biết được không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật 
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
 - Giáo dục HS yêu thích khoa khoa học, ham tìm tòi, khám phá góp phần phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực khoa học.
* BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết không khí có ở xung quanh chúng ta
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide các hình minh hoạ trong SGK 
- HS: Mổi nhóm: 1 cốc thủy tinh rỗng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni long với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm bơm xe đạp, quả bóng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (4p)
* Khởi động:
- Cho HS nghe bài hát: Em yêu bầu trời xanh
* Kết nối:
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS lắng nghe
- HS trả lời 
+ Để có nước sạch chúng ta phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được, ...
+ Không nên sử dụng nước sạch một cách bừa bãi, . 
Hát 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p)
Hoạt động 1: Chứng minh không khí có ở quanh mọi vật .
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
- Không khí rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? 
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi.
- Gv cho học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi
- GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học)
Câu hỏi: Trong bao ni lông căng phồng có gì?
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- Gv tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời
*Bước 5: Kết luận kiến thức 
- Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Gv hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Gv tổng kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều có không khí.
Hoạt động 2: Chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật .
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
- Xung quanh mọi vật đều có không khí. Vậy quan sát cái chai, hay hòn gạch, miếng bọt biển xem có gì?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi.
- Gv cho HS quan sát cái chai, viên gạch, miếng bọt biển và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học)
Câu 1: Trong chai rỗng có gì?
Câu 2: Những chỗ rỗng bên trong hòn gạch có gì?
Câu 3: Những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có gì?
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- Gv tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 (3 thí nghiệm)
*Bước 5: Kết luận kiến thức mới
- Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Gv hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Gv tổng kết và ghi bảng: Những chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí
Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí 
- Gv lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận: 
+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong từng chỗ rỗng của mọi vật 
- Nhận xét, kết luận, giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí.
3. Hoạt động vận dụng (3p)
- Cho HS quan sát các quả bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi
+ Trong các quả bóng có gì?
+ Trong cái bơm tiêm, bơm xe có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu?
+ Khi bơm mực em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì?
- HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không khí và trình bày ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm 4: tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm:
+ Tại sao túi ni lông căng phồng?
+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
+ Trong túi ni lông có cái gì?
- HS tiến hành thí nghiệm: nhóm thảo luận cách thức để thực hiện bài thí nghiệm, ghi chép quá trình thí nghiệm và viết nhận xét: Dùng kim đâm thủng túi ni lông căng phồng, đật tay vào lỗ thủng học sinh cảm nhận có một luồn không khí mát bay ra từ lỗ thủng.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Học sinh so sánh tìm hiểu kiến thức
- HS theo dõi nhắc lại kiến thức mới.
- HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về vấn đề có gì trong cái chai, viên gạch, miếng bọt biển .
- HS thảo luận theo nhóm 4 lấy ý kiến cá nhân nêu thắc mắc của nhóm.
- Hs theo dõi
- HS làm thí nghiệm
+ Thí nghiệm 1: Đặt chai rỗng vào trong chậu nước, quan sát thấy có bọt khí nổi lên chứng tỏ phần rỗng trong chai có không khí.
h.3
+ Thí nghiệm 2: Đặt miếng bọt biển vào trong chậu nước dùng tay nén miếng bọt biển, quan sát thấy có bọt khí nổi lên chứng tỏ những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có không khí.
h.4
+ Thí nghiệm 3: Đặt viên gạch xây vào trong chậu nước, quan sát tháy có bọt khí nổi lên , chứng tổ những chỗ rỗng trong viên gạch có chứa không khí.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Học sinh so sánh tìm hiểu kiến thức
- HS theo dõi nhắc lại kiến thức mới.
+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là khí quyển.
+ HS nêu ví dụ
- HS quan sát vật thật và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
- HS nêu hiện tượng và giải thích
 Lắng nghe
Quan sát
 Theo dõi, quan sát
 Tiếng việt – CHÍNH TẢ
TIẾT 16: KÉO CO
I. MỤC TIÊU: 	
* Mục tiêu chung:
- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn (từ Hội làng Hữu Trấp ...đến chuyển bại thành thắng) trong bài Kéo co; bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT2a phân biệt r/d/gi.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: Viết được 1 câu theo yêu cầu
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Slide tranh minh họa.
 - HS: Vở BT, sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (2p)
* Khởi động: 
* Kết nối: 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
Hát 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng cũng, cũng có năm nữ thắng 
- HS nêu từ khó viết: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, khuyến khích,....
- Viết từ khó vào vở nháp
Lắng nghe
Viết đại chỉ nhà ở
b. Viết bài chính tả: (15p)
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
c. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Làm bài tập chính tả: (5p)
Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
- Giới thiệu thêm về môn nghệ thuật múa rối để HS thấy sự tài hoa của những người nghệ sĩ
4. Hoạt động vận dụng (1p)
- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả
- Lấy VD để phân biệt các tiếng ra/da/ gia; ro/do/gio,....
Đáp án: 
a/ nhảy dây
b/ múa rối 
c/ giao bóng
TOÁN
Tiết 79: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Củng cố KT về chia cho số có 3 chữ số.
- Thực hiện được phép chia cho số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số. Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* Không làm bài 1(ý b), bài 3
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Được biết về phép chia cho số có 2 CS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Slide minh họa bài học
- HS: Vở BT, bút, sgk 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
HĐ mở đầu: (5p)
Khởi động:
* Kết nối: GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. HĐ luyện tập, thực hành:(30p)
Bài 1a: HSNK có thể làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV lưu ý đối tượng HS M1 +M2 bước đặt tính và tính
Bài 2+ bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Chốt lại cách chia một số cho 1 tích
3. HĐ vận dụng (1p)
- Tự nghĩ ra các phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số và thực hành tính
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án
 708 354 7552 236
 000 2 0572 302
 000
9060 453 
0000 20
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2: 	Bài giải
Có tất cẩ số gói kẹo là:
 24 x 120 = 2880 (gói)
Cần số hộp để xếp là: 
 2880 : 160 = 18 (hộp) 
 Đáp số: 18 hộp
Bài 3: Đáp án
 a) 2205 : (35 x 7) 
C1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9
C2: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 : 7 = 9
- Ghi nhớ cách chia cho số có 3 chữ số

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_14_nam_hoc_2021_2022.docx