Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Bản chuẩn kiến thức)

I, Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000,

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000,.

II, Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai
Hoạt động tập thể:
- Nhận xét hoạt động tuần 10.
- Kế hoạch hoạt động tuần 11.
Tập đọc:
Tiết 21: Ông trạng thả diều.
I, Mục tiêu:
1, Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chem. rãi, cảm hứng ca ngợi.
2, Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyeenkhi mới 13 tuổi.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Mở đầu:
- Gv giới thiệu chủ điểm: Có chí thì nên.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: Ông trạng thả diều.
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 4 đoạn.
- Tổ chức cho hs đọc nối tiếp đoạn.
- Gv sửa đọc kết hợp giúp hs hiểu nghĩa một số từ.
- Gv đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
- Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Vì sao chú bé được gọi là ông trạng thả diều?
- Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao, công thành danh toại, câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên.
c, Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn hs tìm đúng giọng đọc.
- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương hs.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs chia đoạn.
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- Hs đọc theo nhóm 4.
- 1-2 hs đọc toàn bài.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu.
- Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường,
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng bài. Tối, đợi bạn học xong mượn vở của bạn để học.
- Sách là lưng trâu, bút là ngón tay,..
- Vì Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi ở tuổi 13, khi vẫn là chú bé ham thích thả diều.
- Hs chú ý phát hiện giọng đọc.
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs thi đọc diễn cảm.
Toán:
Tiết 51:Nhân với 10, 100, 1000,
 Chia cho 10, 100, 1000,
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,cho 10, 100, 1000,
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000,..
II, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 23109 x 8 = 8 x 
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân, lấy ví dụ?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn nhân với 10, 100, 1000,
a, Phép tính: 35 x 10 = ?
- Lấy ví dụ:12 x 10 =
 78 x 10 =
b, Phép tính 35 x 100 = ?
- Yêu cầu hs tính.
- Khi nhân với 100?
c, Phép tính 35 x 1000 = ?
- Yêu cầu tính.
- Khi nhân với 1000 ?
* Vậy khi nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta có nhận xét gì?
2.3, Hướng dẫn chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- Gợi ý hs từ phép nhân để có kết quả phép chia.
- Nhận xét về kết quả phép chia cho 10, 100, 1000,
2.4, Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
MT: Vận dụng nhân với 10, 100, 1000,, chia cho 10, 100, 1000, để tính nhẩm.
- Tổ chức cho hs tính nhẩm.
- Nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
MT: Đổi đơn vị đo khối lượng liên quan đến chia cho 10, 100, 1000,..
- Gv hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu nhận xét chung sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi phép tính, nhận ra cách thực hiện nhân với 10.
- Hs thực hiện một vài ví dụ.
- Hs theo dõi phép tính, nhận ra cách nhân với 100.
- Hs nhận ra cách nhân với 1000
- Hs rút ra khái quát nhân với 10, 100, 1000,
- Hs nhận ra kết quả của phép chia cho 10, 100, 1000,,dựa vào phép nhân.
- Hs nêu nhận xét chung sgk.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi theo cặp.
- Hs nối tiếp tính nhẩm trước lớp.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs theo dõi mẫu.
- Hs làm bài.
70 kg = ..yến
800 kg = .tấn.
Chính tả:
Tiết 11: Nhớ – viết: Nếu chúng mình có phép lạ.
I, Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn s/x, ?/ ~.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu nội dung bài tập 2a, 3.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn học sinh nhớ viết 
- Gv nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng đoạn viết.
- Gv lưu ý hs một số từ dễ viết sai, lưu ý cách trình bày bài.
- Tổ chức cho hs nhớ-viết bài.
- Thu một số bài chấm,nhận xét.
2.3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Điền vào chỗ chấm s/x?
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết lại các câu cho đúng chính tả.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện viết thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs chú ý nghe.
- Hs đọc thuộc lòng đoạn viết.
- Hs viết một số từ dễ viết sai.
- Hs nhớ – viết đoạn thơ theo yêu cầu.
- Hs chữa lỗi.
- Hs nêu yêu cầu của bài:
- Hs làm bài:
Các từ cần điền: sang, xíu, sức, sáng.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs chỉ ra những chỗ viết sai và sửa lại:
a, xơn – sơn
b, sấu – xấu
c, xông, bễ – sông, bể.
Khoa học:
Tiết 21: Ba thể của nước.
I, Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Đưa ra ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể.
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ sgk.
- Nhóm chuẩn bị: chai, lọ thuỷ tinh hoặc nhựa trong để đựng nước.Nguồn nhiệt,ống nghiệm, chậu thuỷ tinh chịu nhiệt hay ấm đun nước. Nước đá, khăn lau.
III, Các hoạt động dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất của nước?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Nước ở thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại:
MT: Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí. Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Gv dùng khăn lau bảng.
- Mặt bảng có ướt như vậy mãi không?
- Vậy nước trên mặt bảng dã biến đi đâu?
- Làm thí nghiệm.
- Yêu cầu quan sát:
+ Nước nóng đang bốc hơi.
+ úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa?
- Lưu ý: Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Kết luận:
Nước: lỏng-bốc hơi khí ngưng tụ nước.
2.3, Nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại:
MT: Nêu cách chuyển thể từ lỏng sang rắn và ngược lại. nêu VD về nước ở thể rắn.
- Hình 4,5 sgk
- Nước ở trong khay đã biến thành thể gì?
- Nhận xét nước ở thể này?
- Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
- Kết luận:
2.4, Vẽ sơ đồ sự chuyển trể của nước:
MT: Nói về ba thể của nước. Vẽ và trình bày sự chuyển thể của nước.
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể?
- Yêu cầu hs vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nước ao, nước sông, nước hồ,
- Không.
- Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Hs quan sát cốc nước nóng.
- Hs quan sát: Mạt đĩa có những hạt nước nhỏ li ti bám vào.
- Hs quan sát hình sgk.
- Hs nêu.
- Hs nhận xét.
- Tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Hs nêu tính chất của nước.
Đạo đức:
Tiết 11: Ôn Tập và thực hành kĩ năng giữa kì.
I, Mục tiêu:
- Ôn tập toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm đến bài 5.
- Thực hành các kĩ năng đạo đức.
II, Chuẩn bị:
- Nội dung ôn tập.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Ôn tập:
- Nêu các bài đã học trong chương trình?
- Nêu một số biểu hiện trung thực trong học tập?
- Kể một số tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết?
2, Thực hành các kĩ năng đạo đức:
Hoạt động 1:Nối mỗi ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho hs thực hành.
- Nhận xét.
- Hs nêu tên các bài từ bài 1 đến bài 5.
- Hs nêu.
- Hs theo dõi yêu cầu thực hành.
- Hs thực hành.
- Hs đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Cột A
Cột B
- Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra
- Hỏi bạn trong giờ kiểm tra
- Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra
- Thà bị điểm kém
- Trung thực trong học tập
- Còn hơn phải cầu cứu bạn cho chép bài
- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến
- là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập
- là thể hiện sự trung thực trong học tập.
- là giúp bạn mau tiến bộ.
Hoạt động 2: Ghi chữ Đ vào trước những ý thể hiện sự vượt khó trong học tập và chữ S vào trước ý thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- Gv đưa ra các ý.
- Yêu cầu hs xác định việc làm thể hiện vượt khó và việc làm thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em sẽ làm gì ?
- Gv đưa ra một vài cách xử lí, yêu cầu hs lựa chọn.
- Nhận xét.
3, Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu lại yêu cầu thực hành.
- Hs thực hành lựa chọn:
Đ-Nhà bạn Vinh nghèo nhưng bạn ấy vẫn học tập tốt.
Đ-Bài tập dù khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
S- Bạn Lan hôm nay không đi học vì trời mưa.
S- Chưa học bài xong Thuỷ đã đi ngủ.
- Hs theo dõi yêu cầu thực hành.
- Hs bày tỏ ý kiến của mình:
* Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
Thứ ba
Thể dục: 
Tiết 21: Ôn 5 động tác bài thể dục. 
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
I, Mục tiêu:
- Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
- Tiếp tục chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sực.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1-2 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III, Nội dung, phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
1, Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho hs khởi động.
- Trò chơi tại chỗ.
2, Phần cơ bản:
2.1, Ôn 5 động tác bài thể dục:
2.2, Kiểm tra thử 5 động tác bài thể dục phát triển chung.
- Gv tiến hành kiểm tra các động tác của bài thể dục theo nhóm từ 3 -5 hs.
2.3, Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
3, Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng trên sân.
- Thực hiện một vài động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút
18-22 phút
5-7 phút
6-8 phút
4-6 phút
4-6 phút
- Hs tập hợp hàng.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Hs ôn tập các động tác đã học.
- Hs thực hiện yêu cầu kiểm tra của gv.
- Hs tập hợp đội hình chơi.
- Hs chơi trò chơi.
 * * * * * * *  ... Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs theo dõi mẫu.
- Hs viết các số đo diện tích.
102 dm2, 812dm2, 1969dm2, 2812dm2.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
- Hs nêu yêu cầu của bài:
- Hs điền dấu thích hợp.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
Luyện từ và câu:
Tiết 22: Tính từ.
I, Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là tính từ:
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
-Lấyví dụ về động từ.Đặt câu với động từ đó
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Phần nhận xét:
- Đọc câu chuyện: Cậu học sinh ở ác – boa.
- Tìm các từ trong câu chuyện trên chỉ:
+ Tính tình, tư chất của Lu-i
+ Màu sắc
+ Hình dáng, kích thước, đặc điểm khác của sự vật.
- Trong cụm từ: Đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
2.3, Ghi nhớ sgk.
- Lấy ví dụ về tính từ.
2.4, Luyện tập:
Bài 1: Tìm tính từ trong các đoạn văn.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ:
a, Nói về người bạn hoặc người thân của em.
b, Nói về sự vật quen thuộc với em.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Thuộc ghi nhớ sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Hs đọc câu chuyện.
- Hs tìm các từ theo yêu cầu:
+ chăm chỉ, giỏi
+ trắng phau, xám ( tóc )
+ nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo.
- Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs nêu yêu càu của bài.
- Hs xác định tính từ trong đoạn văn:
a, gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ,cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b, quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng,
- Hs đặt câu.
- Hs đọc câu đã đặt.
Địa lí:
Tiết 11: Ôn tập.
I, Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Xác định được vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Phiếu học tập của hs.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bài đã học?
- Nhận xét.
2, Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1:
- Gv treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Yêu cầu xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt, đỉnh Phan-xi – păng trên bản đồ.
- Nhận xét.
Hoạt động 2:
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 4:
- Trả lời câu hỏi 2 sgk.
- Yêu cầu điền hoàn thành bảng thống kê.
Hoạt động 3:
- Nêu đặc điểm địa hình của trung du Bắc bộ?
- Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
3, Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập thêm .
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu.
- Hs quan sát bản đồ.
- Hs xác định vị trí theo yêu cầu.
- Hs thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Hs nêu.
- Hs trình bày .
Khoa học:
Tiết 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
I, Mục tiêu:
Sau bài học, Học sinh có khả năng:
- Trình bày được Mây được hình thành như thế nào?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II, Đồ dụng dạy học:
- Hình sgk trang 46-47.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên:
MT:Trình bày được mây dược hình thành như thế nào. Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Hình sgk.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
- Câu chuyện:Cuộc phiêu lưu của giọt nước.
- Kết luận: sgk.
2.2, Chơi trò chơi đóng vai: Tôi là giọt nước
MT: Củng cố kiến thức.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm để chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm đóng vai.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Mây được hình thành như thế nào?
- Mưa từ đâu ra?
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs vẽ sơ đồ.
- Hs quan sát hình sgk.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs kể câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước theo nhóm 2.
- Một vài nhóm kể trước lớp.
- Hs chú ý kết luận sgk.
- Hs thảo luận nhóm, phân vai, thiết kế lời thoại cho từng vai.
- Hs các nhóm đóng vai.
Thứ sáu
Âm nhạc: 
Tiết 11: Ôn bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em. TĐN số 3.
I, Mục tiêu:
- Hs biết hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát.
- Hs biết vừa hát, vừa gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp và biểu diễn bài hát.
- Biết đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 3 Cùng bước đều.
II, Chuẩn bị:
- Một số động tác phụ hoạ cho nội dung bài hát.
- Bài TĐN số 3 Cùng bước đều.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung bài:
+ Ôn bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
+ TĐN số 3 Cùng bước đều.
2, Phần nội dung:
2.1,Ôn bài hát:Khăn quàng thắm mãi vai em
- Tổ chức cho hs ôn .
- Gv giới thiệu một vài động tác phụ hoạ.
2.2, TĐN số 3 Cùng bước đều.
- Bài tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
- So sánh sáu nhịp đầu và sáu nhịp sau.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập cao độ.
- Hs luyện tập tiết tấu.
3, Phần két thúc.
- Trình bày bài tập đọc nhạc số 3.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs hát ôn bài hát:
+ Hát ôn theo bàn, tổ
+ Hát ôn cả lớp.
- Hs theo dõi gv làm mẫu một vài động tác phụ hoạ.
- Hs hát ôn kết hợp phụ hoạ.
- Hs nêu.
- Hs so sánh.
- Hs luyện tập.
Tập làm văn:
Tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
I, Mục tiêu:
- Hs biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: gián tiếp và trực tiếp.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết nội dung bài tập 2: mở bài gián tiếp.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
-Thực hiện cuộc trao đổi với người thân về...
của tiết trước.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Phần nhận xét:
Bài tập 1,2:
- Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện.
- Mở bài theo cách nào?
Bài tập 3:
- Cách mở bài trong bài này có gì khác so với cách mở bài trước?
- Đó là cách mở bài nào?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện?
2.3, Ghi nhớ sgk
- Tìm mở bài trong câu chuyện Ông trạng thả diều. Mở bài đó theo cách nào?
2.4, Luyện tập:
Bài 1: Mỗi mở bài sau đây là mở bài theo cách nào?
- Nhận xét.
Bài tập 2:
Mở bài trong truyện Hai bàn tay là mở bài theo cách nào?
- Nhận xét.
Bài 3: Viết mở bà gián tiếp cho câu chuyện hai bàn tay.
- Nhận xét, chấm một số bài.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hoàn thiện mở bài giàn tiếp của bài 3.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện cuộc trao đổi.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc câu chuyện Rùa và Thỏ.
- Hs tìm đoạn mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. tập chạy.
- Mở bài trực tiếp.
- Khác: không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
- Mở bài gián tiếp.
- Hs nêu.
- Có hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp
- Hs nêu ghi nhớ sgk.
- Hs tìm đoạn mở bài trong câu chuyện.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs xác định cách mở bài của mỗi mở bài:
Cách a: mở bài trực tiếp.
Cách b, c,d: mở bài gián tiếp.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc câu chuyện Hai bàn tay.
- Mở bài trực tiếp.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs viết mở bài gián tiếp.
Toán:
Tiết 55: Mét vuông.
I, Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông.
- Biết đọc và viết, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
II, Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ôvuông,mỗi ôvuông có diện tích 1dm2.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu mét vuông:
- Hình vuông cạnh 1 m có diện tích 1m2.
Mét vuông: m2.
1m2 = 100 dm2.
2.2, Thực hành:
MT: Giúp hs biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị mét vuông.Biết so sánh các số đo diện tích theo đơn vị mét vuông.
Bài 1: Viết theo mẫu:
- Gv giới thiệu mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
MT: Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
Bài 3:
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:Tính diện tích miếng bìa.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, dặn dò.
- Hs quan sát hình vuông.
- Hs nhận biết mét vuông.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs dọc đề bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải: 
 Diện tích một viên gạch lát nền là:
 30 x 30 = 900 ( cm2)
 Diện tích căn phòng là:
 200 x 900 = 180000 (cm2)
 180000 cm2 = 18 m2.
 Đáp số: 18m2.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
Kĩ thuật:
Tiết 28: Thêu móc xích. ( tiết 2)
I, Mục tiêu:
- Hs biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xúch.
- Học sinh hứng thú học thêu.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ: một mảnh vải sợi bông trắng, len, chỉ thêu khác màu, kim, phấn vạch, thước, kéo.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu bài:
2, Dạy học bài mới:
2.1, Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu:
- Gv giới thiệu mẫu.
- Nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích?
- Khái niệm thêu móc xích?
- Gv giới thiệu sản phẩm thêu móc xích.
- Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và một số kiểu thêu khác.
2.2, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Tranh quy trình.
- Hình 2 sgk.
- Gv thao tác vạch dấu, đánh dấu các điểm trên đường vạch dấu.
- Hình 3a,b,c sgk.
- Hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai,
- Hình 4 sgk. Kết thúc đường thêu.
- Gv lưu ý một số điểm khi thêu:
+ Thêu từ phải sang trái.
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường vạch dấu.
+ Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Kết thúc đường thêu
* Ghi nhớ sgk.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hs quan sát mẫu.
- Hs nêu.
- Hs quan sát một số sản phẩm.
- Hs quan sát tranh quy trình.
- Hs chú ý theo dõi thao tác vạch dấu.
- Hs theo dõi thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, mũi 2,..
- Hs ghi nhớ cách kết thúc đường thêu.
- Hs nêu lại một số lưu ý khi thêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_ban_chuan_kien_thuc.doc