Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Chính tả (tiết 11)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU :

 - Hiểu nội dung bài Nếu chúng mình có phép lạ .

- Nhớ – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ . Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : s / x , hỏi / ngã .

 - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b , BT3 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Tiết 2 .

 - Nhận xét việc kiểm tra viết GKI .

 3. Bài mới : (27) Nếu chúng mình có phép lạ .

 a) Giới thiệu bài :

 Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 b) Các hoạt động :

 

doc 53 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 21)
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
- Đọc trơn tru , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi .
	- Giáo dục HS có ý chí vượt khó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài đọc .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra đọc GKI .
 3. Bài mới : (27’) Oâng Trạng thả diều .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên , tranh minh họa chủ điểm : Một chú bé chăn trâu , đứng ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài ; những em bé đội mưa gió đi học ; những cậu bé chăm chỉ , miệt mài học tập , nghiên cứu .
	- Oâng Trạng thả diều là một câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học , đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi , là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta .
	- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Nói : Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền .
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều ?
- Kết luận : Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng . Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao , là người công thành danh toại , nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên . Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của truyện .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều .
- Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy , trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều .
- Đọc đoạn văn còn lại .
- Nhà nghèo , Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu , Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ . Tối đến , đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn . Sách của Hiền là lưng trâu , nền cát . Bút là ngón tay , mảnh gạch vỡ . Đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong . Mỗi lần có kì thi , Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ .
- Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 , khi vẫn còn là chú bé ham thích chơi diều .
- 1 em đọc câu hỏi 4 . 
- Cả lớp suy nghĩ , trao đổi ý kiến , nêu lập luận , thống nhất câu trả lời đúng .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Thầy phải kinh ngạc  đom đóm vào trong . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Truyện giúp em hiểu ra điều gì ? 
	+ Làm việc gì cũng phải chăm chỉ , chịu khó mới thành công .
	+ Nguyễn Hiền rất có chí . Oâng không được đi học , thiếu cả bút , giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta .
	+ Em được bố mẹ chiều chuộng , không thiếu thứ gì nhưng học chưa giỏi vì chưa chăm chỉ bằng một phần nhỏ của ông Nguyễn Hiền .
	+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS tiếp tục học thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ chuẩn bị cho tiết chính tả sắp tới .
Chính tả (tiết 11)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Nếu chúng mình có phép lạ .
- Nhớ – viết lại đúng chính tả , trình bày đúng 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ . Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : s / x , hỏi / ngã .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b , BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 2 .
	- Nhận xét việc kiểm tra viết GKI .
 3. Bài mới : (27’) Nếu chúng mình có phép lạ .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết .
MT : Giúp HS nhớ lại bài để viết đúng chính tả .
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Nêu yêu cầu của bài .
- Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai , cách trình bày từng khổ thơ .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài . Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ . Cả lớp theo dõi .
- 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ .
- Cả lớp đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác 4 khổ thơ .
- Gấp SGK , viết bài vào vở . Viết xong , tự sửa bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết sẵn , mời 3 , 4 nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức .
- Bài 3 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán bảng 3 – 4 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài , mời 3 – 4 em lên bảng thi làm bài .
+ Lần lượt giải thích nghĩa từng câu .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ .
- Em cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh âm đầu .
- Nhóm trọng tài nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc , chốt lại lời giải đúng .
- Làm bài vào vở theo lời giải đúng .
- Đọc thầm yêu cầu BT .
- Làm bài cá nhân vào vở .
- Đọc lại các câu sau khi đã sửa lỗi .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Thi đọc thuộc lòng những câu trên .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ đã viết chính tả trong bài để không mắc lỗi chính tả ; học thuộc lòng các câu ở BT3 .
Luyện từ và câu (tiết 21)
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ .
	- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên .
	- Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ tiếng Việt khi diễn đạt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng lớp viết nội dung BT1 .
	- Bút dạ đỏ + một số tờ phiếu viết sẵn nội dung các BT2,3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Tiết 3 .
	- Nhận xét việc kiểm tra Luyện từ và câu GKI .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập về động từ .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Phát bút dạ đỏ và phiếu riêng cho vài em .
+ Gợi ý :
@ Cần điền sao cho khớp , hợp nghĩa 3 từ và ô trống trong đoạn thơ .
@ Chú ý chọn đúng từ điền vào ô trống đầu tiên . Nếu điền từ sắp thì 2 từ đã và đang điền vào 2 ô trống còn lại có hợp nghĩa không ?
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm các câu văn , tự gạch chân bằng bút chì dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa .
- 2 em lên bảng lớp làm bài .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn , thơ , suy nghĩ làm bài cá nhân .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp , đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Dán 3 – 4 tờ phiếu lên bảng , mời 3 – 4 em lên bảng thi làm bài .
- Hỏi HS về tính khôi hài của truyện .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT và mẩu chuyện vui Đãng trí .
- Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , làm bài .
- Từng em lần lượt đọc truyện vui , giải thích cách sửa bài của mình .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Nhà bác học đang tập trung làm việc nên đãng trí đến mức được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì hỏi : “ Nó đang đọc sách gì ? ” vì ông nghĩ người ta vào thư viện chỉ để đọc sách , không nhớ là trọm cần ăn cắp đồ đạc quý giá chứ không cần đọc sách .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS biết dùng đúng từ tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2,3 ; kể lại truyện vui Đãng trí cho người thân nghe .
Kể chuyện (tiết 11)
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truyện . Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký bị tàn tật nhưng khao khát học tập , giàu nghị lực , có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước .
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , kể lại được truyện B ... ôn sản xuất cùng gia đình .
+ Tranh Về nông thôn sản xuất của họa sĩ Ngô Minh Cầu vẽ về đề tài sản xuất ở nông thôn .
+ Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng . Người chồng vai vác bừa , tay giong bò ; người vợ vai vác cuốc ; hai người vừa đi vừa nói chuyện . 
+ Hình ảnh bò mẹ đi trước , bê con đang chạy theo làm cho bức tranh thêm sinh động . 
+ Phía sau là nhà tranh , nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình , đầm ấm .
+ Bức tranh này là tranh lụa .
+ Bức tranh Gội đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt : Cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc , gội đầu .
+ Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh : thân hình cô gái cong mềm mại ; mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vừa vững chãi , vừa uyển chuyển . Bức tranh đã khắc họa cảnh sinh hoạt đời thường của người thiếu nữ nông thôn VN 
+ Ngoài hình ảnh chính , trong tranh còn có hình ảnh cái chậu thau , cái ghế tre , khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ , thơ mộng .
+ Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng : màu trắng hồng của thân cô gái , màu hồng của hoa , màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh thêm sinh động .
+ Bức tranh này là tranh khắc gỗ màu ( tranh in từ các bản khắc gỗ ) . Khác với tranh vẽ , tranh khắc gỗ có thể in được nhiều bản .
Hoạt động 2 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS thấy được ưu , khuyết điểm của mình qua việc xem tranh .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Nhận xét chung việc xem tranh của các nhóm , khen ngợi những em tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung tranh .
Hoạt động cá nhân .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa các bức tranh đã xem .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Quan sát những sinh hoạt hàng ngày .
Aâm nhạc (tiết 11)
Oân tập bài hát : KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 3
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS hát đúng giai điệu bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em , đọc được bài Tập đọc nhạc số 3 .
	- Biết vừa hát , vừa gõ nhịp đệm theo tiết tấu , phách , nhịp và biết biểu diễn bài hát . Biết đọc đúng cao độ , trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 3 Cùng bước đều .
	- Giáo dục HS tự hào mình là người đội viên .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc các bài hát lớp 4 .
	- Một số động tác phụ họa cho nội dung bài hát .
	- Bảng phụ chép sẵn bài Tập đọc nhạc số 3 .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Một số nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Khăn quàng thắm mãi vai em .
	- Vài em hát lại bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em 
	Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 3 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu nội dung bài học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em .
MT : Giúp HS hát đúng bài hát và thực hiện được một số động tác phụ họa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Chia lớp thành 2 nhóm , nhóm 1 hát , nhóm 2 gõ đệm và ngược lại .
- Hướng dẫn HS vừa hát , vừa vận động theo một số động tác đơn giản :
+ Câu 1 : Đưa hai tay từ dưới lên về phía trước , nghiêng đầu phía trái và nhún chân theo nhịp 2 .
+ Câu 2 : Hai tay từ từ để trên vai , đầu , đưa sang phải theo nhịp 2 .
+ Câu 3 – 4 : Hai tay từ từ đưa xuống nắm vào nhau để trước ngực , chân nhún theo nhịp .
+ Câu 5 – 9 : Người đu đưa , chân nhún theo nhịp 2 .
+ Câu 10 : Tay đưa lên vai , chân nhún theo nhịp nhàng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nghe lại bài hát từ băng nhạc 1 lần .
- Hát đồng ca bài hát 2 lần .
Hoạt động 2 : Học bài Tập đọc nhạc số 3 
MT : Giúp HS đọc đúng bài Tập đọc nhạc số 3 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đưa bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 3 vào và hỏi :
+ Trong bài có những hình nốt gì ?
+ So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chỗ nào giống nhau , khác nhau .
Hoạt động lớp .
- Luyện đọc cao độ .
- Luyện đọc tiết tấu : 
+ Bước 1 : Đọc chậm , rõ ràng từng nốt ở câu 1 .
+ Bước 2 : Đọc tiếp câu 2 .
+ Bước 3 : Ghép việc đọc cao độ với trường độ .
+ Bước 4 : Ghép lời ca .
 4. Củng cố : (3’)
	- Vài em trình bày lại bài TĐN số 3 .
	- Giáo dục HS tự hào mình là người đội viên .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS thực hiện bài tập ở nhà .
Thể dục (tiết 21)
ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC 
TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng động tác .
	- Tiếp tục chơi trò chơi Nhảy ô tiếp sức . Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình , chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Khởi động các khớp : 2 – 3 phút .
- Trò chơi tại chỗ : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng 5 động tác của Bài Thể dục phát triển chung và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Oân 5 động tác : 5 – 7 phút , theo đội hình hàng ngang .
+ Lần 1 : Hô nhịp cho cả lớp tập , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
+ Nhận xét 2 lần tập .
+ Chia nhóm , nhắc nhở từng động tác , phân công vị trí cho các nhóm tập .
+ Sửa sai cho từng nhóm .
- Kiểm tra thử 5 động tác : 6 – 8 phút , ngồi theo đội hình hàng ngang .
- Gọi lần lượt 3 – 5 em lên kiểm tra thử và công bố kết quả ngay .
b) Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” : 4 – 6 phút 
- Tiến hành tổ chức chơi như tiết trước .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Lần 2 : Lớp trưởng làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập .
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tập luyện .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 phút .
- Nhắc nhở , phân công trực nhật để chuẩn bị giờ sau kiểm tra : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường , sau đó khép thành vòng tròn để chơi trò chơi thả lỏng : 1 – 2 phút .
Thể dục (tiết 22)
KIỂM TRA 5 ĐỘNG TÁC 
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Kiểm tra 5 động tác của bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác , đúng thứ tự .
	- Trò chơi Kết bạn . Yêu cầu chơi chủ động , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , đánh dấu 3 – 5 điểm theo hàng ngang , mỗi điểm cách nhau 1 – 1,5 m bằng phấn hoặc sơn trên sân , ghế để GV ngồi kiểm tra .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra : 2 – 3 phút .
Hoạt động lớp .
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp , vỗ tay : 1 phút .
- Xoay các khớp : 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hiện được 5 động tác của bài Thể dục phát triển chung và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Kiểm tra bài Tthể dục phát triển chung : 14 – 18 phút .
- Oân 5 động tác của bài TD : 1 – 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
- Kiểm tra 5 động tác của bài TD : 
+ Nội dung : mỗi em thực hiện 5 động tác theo đúng thứ tự .
+ Phương pháp : kiểm tra theo nhiều đợt , mỗi đợt 2 – 5 em dưới sự điều khiển của 1 em khác .
+ Đánh giá : dựa trên mức độ thực hiện kĩ thuật động tác và thành tích đạt được của từng em theo 3 mức quy định .
b) Trò chơi “Kết bạn” : 3 – 4 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi .
Hoạt động lớp .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Thực hành , giảng giải .
- Nhận xét , đánh giá , công bố kết quả kiểm tra : 3 phút .
- Giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
Sinh hoạt
TUẦN 11
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 12 .
- Báo cáo tuần 11 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tich cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 12 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : .
.
	- Khuyết điểm : ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_ban_moi_2_cot_chuan_kien_thuc.doc