Giáo án lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18

Giáo án lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18

I. Mục tiêu

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.

- Học sinh: SGK Tiếng Việt 4.

III. Các hoạt động dạy học

 

docx 97 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 29 / 10 / 2012
TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Kiểm tra bài cũ : 
 b/ Bài mới : Giới thiệu bài
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (25’)
MT : Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
*Cách thực hiện :
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
Câu 1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TLCH: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Câu 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2. TLCH: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Câu 3
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
Câu 4
- Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
a) Tuổi trẻ tài cao.
b) Có chí thì nên.
c) Công thành danh toại.
- Nêu nội dung của bài?
Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm (19’)
MT : Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
*Cách thực hiện :
- Gọi HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2, 3 của bài.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau Có chí thì nên.
- Nghe.
- Đọc nối tiếp:
+ Đoạn 1: Từ đầu... để chơi.
+ Đoạn 2: Tiếp...thì giờ chơi diều.
+ Đoạn 3: Tiếp...học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Theo dõi.
- Trạng, kinh ngạc.
- Luyện đọc.
- Đọc.
- Nghe.
- Đọc và trả lời: Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- Đọc và trả lời: Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài ròi mới mượn vở bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
- Trả lời.
- Nêu.
- 4 HS đọc.
- Nghe.
- Luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
Ngày dạy : 30 / 10 / 2012
CHÍNH TẢ (nhớ – viết)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu
- Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả 2a / b; BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Kiểm tra bài cũ :
 b/ Bài mới :
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nhớ – viết chính tả (19’)
MT : H nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
*Cách thực hiện :
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc 4 khổ đầu bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác 4 khổ thơ.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải.
d) Thu, chấm, chữa bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm BT chính tả (15’)
MT : Làm đúng bài tập chính tả 2a / b; BT3.
*Cách thực hiện :
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Gọi đại diện HS lên trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm, làm bài vào vở.
- GV giải thích nghĩa của từng câu.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ bề ngoài.
+ Xấu người, đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt.
+ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sông thì ngon. Mùa đông ăn cá ở biển thì ngon.
+ Trăng mờ cờn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
Trăng dù mờ vẫn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người ở địa vị cao, giỏi giang giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác.
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng những câu trên.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc.
- Đọc thầm.
- Nêu.
- Đọc và viết.
- Nghe đọc và viết bài.
- Soát lỗi.
- Đọc.
- Suy nghĩ và làm bài.
- Trình bày.
a) Trỏ lối sang – nhỏ xíu – sức nóng – sức sống – thắp sáng.
b) (Ông Trạng Nồi): nổi tiếng – đỗ trạng – ban thưởng – rất đỗi – chỉ xin – nồi nhỏ - Thuở hàn vi – phải – hỏi mượn – của – dùng bữa – để ăn – đỗ hạt.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thi đọc.
Ngày dạy : 30 / 10 / 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
(Có điều chỉnh)
I. Mục tiêu
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành trong SGK.
- Điều chỉnh : Không làm BT1. 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Kiểm tra bài cũ : Ôn GKI.
 b/ Bài mới : Giới thiệu bài. 
2/ Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập (34’)
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc lại các câu văn, thơ, suy nghĩ làm bài.
+ Cần điền sao cho khớp, hợp nghĩa 3 từ (đã, đang, sắp) vào 3 ô trống trong đoạn thơ.
+ Chú ý chọn đúng từ điền vào ô trống đầu tiên. Nếu điền từ sắp thì 2 từ đã và đang điền vào 2 ô trống còn lại có hợp nghĩa không?
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và mẫu chuyện vui Đãng trí.
- Yêu cầu HS lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình.
- Gọi HS lên trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV hỏi về tính khôi hài của truyện vui trên.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc.
- Đọc và làm bài.
- Trình bày.
a) ...ngô đã thành cây rung rung...
b) Chào mào sắp hót vườn na mỗi chiều.
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na đã tàn.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Trình bày.
+ Một nhà bác học đang (đã thay bằng đang) làm việc trong phòng.
+ Bỗng người phục vụ (bỏ từ đang)
+ Nó đọc gì thế? (hoặc Nó đang đọc gì thế?)
- Nhà bác học đang tập trung làm việc nên đãng trí tới mức, được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì hỏi: “Nó đang đọc sách gì?” vì ông nghĩ người ta vào thư viện chỉ để đọc sách, không nhớ là trộm cần ắn cắp đồ đạc quý giá chứ không cần đọc sách.
Ngày dạy : 31 / 10 / 2012
KỂ CHUYỆN
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Mục tiêu
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Bàn chân kì diệu”.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Kiểm tra bài cũ : Ôn GKI.
 b/ Bài mới : Giới thiệu.
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : GV kể chuyện (10’)
MT : H nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Bàn chân kì diệu”.
*Cách thực hiện :
- GV kể câu chuyện “Bàn chân kì diệu”. Giọng kể thong thả, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. (24’)
MT : H hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
*Cách thực hiện :
a) Kể chuyện trong nhóm
- Yêu cầu HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Gọi 3 – 4 HS tiếp nối nhau thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu mỗi nhóm, cá nhân sau khi kể xong đều nói điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
- Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
- Kể trong nhóm.
- Trao đổi.
- Thi kể.
- 1 – 2 HS kể.
- Trả lời.
- Thực hiện.
Ngày dạy : 31 / 10 / 2012
TẬP ĐỌC
CÓ CHÍ THÌ NÊN
(GDKNS)
I. Mục tiêu
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được GD trong bài :
Kỹ năng xác định giá trị của việc bền chí trong công việc.
Kỹ năng tự nhận thức bản thân về việc cần cố gắng sẽ thành công trong mọi công việc. 
Kỹ năng lắng nghe và biết giữ vững lập trường. 
III. Các phương pháp : 
Trải nghiệm.
Thảo luận nhóm.
Trình bày ý kiến cá nhân. 
IV. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt 4.
V. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động : 
 a/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi HS lên bảng đọc truyện Ông Trạng thả diều.
- GV nhận xét, cho điểm.
 b/ Bài mới : Giới thiệu bài. 
2/ Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (19’)
MT : H hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.
*Cách thực hiện :
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
Câu 1 : 
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi, trao đổi thảo luận theo cặp để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm từ đã cho.
- Yêu cầu HS trình bày.
a/ Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
GDKNS : Kỹ năng xác đ ... 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Đọc.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Đọc.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Kể chuyện theo cặp.
- Thi kể.
- Trả lời.
Ngày dạy : 05 / 12 / 2012
TẬP ĐỌC
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Bài cũ : (5’)
- Gọi HS lên bảng đọc bài Tập đọc “Kéo co”.
- GV nhận xét, cho điểm.
 b/ Bài mới : Giới thiệu bài
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (20’)
MT : H hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.
*Cach thực hiện :
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
Câu 1
- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện, TLCH: Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
Câu 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH: Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
Câu 3
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, TLCH: Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
Câu 4
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Nêu nội dung của bài?
Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm (9’)
MT : H biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
*Cách thực hiện :
- Gọi 4 HS đọc truyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa) .
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên đọc.
- Đọc nối tiếp:
+ Đoạn 1: Từ đầu... cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Tiếp...Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Theo dõi.
- mê tín, ngay dưới mũi.
- Luyện đọc.
- Đọc.
- Nghe.
- Đọc và trả lời: Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
- Đọc và trả lời: Chú chui vào cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
- Đọc và trả lời: Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền, Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- Nêu.
- 4 HS đọc.
- Nghe.
- Luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
Ngày dạy : 06 / 12 / 2012
	TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
(GDKNS)
I. Mục tiêu
- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài.
- Biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổ bật.
II. Các kỹ năng sống có trong bài :
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin. 
Kỷ năng giao tiếp. 
III. Phương pháp : Làm việc nhóm, chia sẻ thông tin; Trình bày 1 phút, đóng vai. 
IV. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Tiếng Việt.
V. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Bài cũ : (5’)
- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý tả 1 đồ chơi mà em yêu thích.
- GV nhận xét, cho điểm.
 b/ Bai mới : Giới thiệu bài
2/ Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (29’)
MT : H dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. Biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổ bật.
*Cách thực hiện : 
Bài 1
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Cả lớp đọc lướt bài Kéo co, TLCH:
+ Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
+ Hãy thuật lại các trò chơi.
GDKNS : GDHS biết tự tin khi thuật lại trò chơi. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát 6 tranh minh họa trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
- Yêu cầu HS tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, lễ hội như trên không.
- Hướng dẫn HS:
+ Nếu bạn nào ở xa quê, biết ít về quê hương, có thể kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở nơi em đang sinh sống, hoặc một trò chơi, lễ hội em đã thấy, đã dự ở đâu đó và để lại cho em nhiều ấn tượng.
+ Mở đầu bài giới thiệu, cần nói rõ: quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị em muốn giới thiệu cho các bạn biết.
GDKNS : GDHS biết cách giao tiếp khi giới thiệu.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau giới thiệu quê mình, trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu.
- Yêu cầu HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình theo cặp.
- Gọi HS lên bảng thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Đọc.
- Đọc và trả lời:
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ 2 HS thuật lại.
- Đọc.
- Quan sát và trả lời: Trò chơi: thả chim bồ câu – đu bay – ném còn. Lễ hội: hội bơi trải – hội cồng chiêng – hội hát quan họ.
- So sánh.
- Theo dõi.
- Giới thiệu.
- Thực hành.
- Thi.
Ngày dạy : 06 / 12 / 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK.
- Học sinh: VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Bài cũ : (5’)
- Gọi HS lên bảng nêu tên các trò chơi rèn luyện sức mạnh và ý chí và em biết.
- GV nhận xét, cho điểm.
 b/ Bài mới : Giới thiệu bài
2/ Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét (14’)
MT : H hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
*Cách thực hiện :
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc lần lượt từng câu xem những câu đó dùng làm gì?
- GV chốt: Đó là các câu kể.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời.
* Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (15’)
MT : H nhận biết được câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
*Cách thực hiện :
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Chiều chiều,...thả diều thi.
+ Cánh diều...như cánh bướm.
+ Chúng tôi...nhìn lên trời.
+ Tiếng sáo diều...trầm bổng.
+ Sáo đơn,....vì sao sớm.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, mỗi em viết khoảng 3 – 5 câu kể theo 1 trong 4 đề bài đã nêu.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Đọc.
- Đọc thầm và trả lời: Câu in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Đọc.
- Trả lời: Những câu còn lại trong đoạn văn XXXung để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một sự việc. Cuối các câu trên có dấu chấm.
- Trả lời: Hai câu đầu kể về Ba-ra-ba, câu cuối nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
- Đọc.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Trình bày.
+ Kể sự việc.
+ Tả cánh diều.
+ Kể sự việc và nói lên tình cảm.
+ Tả tiếng sáo diều.
+ Nêu ý kiến, nhận định.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Làm bài.
- Trình bày.
Ngày dạy : 07 / 12 / 2012
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Quan sát đồ chơi em yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Dàn ý tả đồ chơi.
- Học sinh: VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động :
 a/ Bài cũ : (5’)
- Gọi HS lên bảng đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- GV nhận xét, cho điểm.
 b/ Bài mới : Giới thiệu bài
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết bài (10’)
MT : H nắm được cách viết bài văn.
*Cách thực hiện :
a) Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS mở vở đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi đã chuẩn bị.
- Gọi HS khá giỏi đọc lại dàn ý của mình.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài
- Hướng dẫn HS chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:
+ Yêu cầu HS đọc thầm lại M: a (mở bài trực tiếp) và b (mở bài gián tiếp) trong SGK.
+ Gọi 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu trực tiếp.
+ Gọi 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu gián tiếp.
- Yêu cầu HS viết từng đoạn thân bài:
+ Yêu cầu HS đọc thầm M trong SGK
+ Gọi HS khá giỏi dựa theo dàn ý nói thân bài của mình.
- Chọn cách kết bài:
+ Gọi HS trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng.
+ Gọi HS trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
Hoạt động 2 : HS viết bài (19’)
MT : H dựa vào dàn ý đã lập, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
*Cách thực hiện :
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- GV thu, chấm bài.
3/ Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Đọc.
- Đọc.
- Đọc thầm.
- Đọc bài.
- Theo dõi.
+ Đọc thầm mẫu.
+ Trình bày theo cách trực tiếp.
+ Trình bày theo cách gián tiếp.
- Viết đoạn thân bài.
+ Đọc thầm mẫu.
+ Thực hiện.
+ Trình bày kết bài không mở rộng.
+ Trình bày kết bài mở rộng.
- Viết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiengviet_tuan11_18.docx