Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn nhất)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

I. MỤC TIÊU :

- Nắm đ¬ược 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( đã, đang, sắp)

- Nhận biết và biết sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1,2,3) trong SGK.

- HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :- Bảng phụ viết ND bài 2, 3

 - Bảng phụ viết ND bài 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
-GD đức tính siêng năng,chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV : Tranh minh hoạ trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. Bài mới :
a.Giới thiệu chủ điểm- Giới thiệu 
b. Luyện đọc 
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
c. Tìm hiểu bài 
 + Nguyễn Hiền sống ở đời Vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu ra sao?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
+ Kinh ngạc: ngạc nhiên bất ngờ
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
-Chịu khó: chăm chỉ làm lụng, học hỏi  
 + Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là “Ông trạng thả diều”?
+ Câu thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
+ Câu chuyên khuyên ta điều gì?
+ Nội dung chính của bài là gì?
d. Luyện đọc diễn cảm 
*GV đọc mẫu toàn bài 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò: ( 3-4’)
+ Nhận xét giờ học...
-GV đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Nguyễn Hiền sống ở đời Vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
- Cậu rất ham thích chơi thả diều. 
- Nguyễn Hiền đọc đến đâu là hiểu ngay đến đó và có chí nhớ lạ thường, cậu có thể ...
- Nhà nghèo Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp ...
- Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm cậu mới có 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
+ Trẻ tuổi tài cao: Nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi, ông còn rất nhỏ ...
+ Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí quyết tâm thì mới sẽ làm được những điều ...
*Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi 
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung chính của bài.
-HS lắng nghe 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
TOÁN:
 NHÂN VỚI 10, 100, 1000, 
 CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Gọi học sinh nêu miệng bài tập 4.
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
-Nhận xét –ghi điểm.
2. Bài mới 
a. Nhân một số với 10.
- Giáo viên viết 35 x 10
? Yêu cầu dựa vào t/c giao hoán của phép nhân để thực hiện 
Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350
? Em nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ? 
- Vậy khi nhân một số với 10 ta làm như thế nào ?
- Nêu ví dụ nhân với100,1000..
b. Chia số tròn chuc cho 10
- Giáo viên viết 350 : 10 và yêu cầu học sinh dựa vào phép tính nhân vừa học để làm 
HSG Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 ? 
- Nêu ví dụ.chia cho 100,1000..
* Kết luận: Muốn nhân hay chia nhẩm một số cho 10.100.1000 ta làm ntn?
3. Luyện tập 
Bài 1:a-cột1,2 b-cột 1,2
- Gọi hs đọc y/c 
- Yêu cầu học sinh viết kết quả của các phép tính trong bài, nối tiếp đọc kết quả.
Bài 2 :(3 dòng đầu)
- Giáo viên viết 3000 kg =  tạ; yêu cầu đổi.
- YC nêu cách làm của mình. Sau đó hướng dẫn lại 
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại, một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập. 
- Chữa bài và yêu cầu giải thích cách đổi của mình. 
3. Củng cố dặn dò 
* GV nx đánh giá tiết học 
- 1 học sinh 
- 1 học sinh nêu. 
- Học sinh nêu miệng 
35 x 10 = 10 x 35 
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
- Kết quả của phép nhân chính là thừa số 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
-  ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải chữ số đó.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh suy nghĩ để thực hiện.
 35 x 10 = 350
Vậy 350 : 10 = 35
- Thương chính là số bị chia xoá đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Học sinh nhẩm. 
- Vài hs nêu 
 HS thi tiếp sức 
a,18 x 10 = 180 82 x 100 = 8200
 18 x 100 = 1800 75 x 1000 = 75000
 18 x 1000=18000 19 x 10 = 190
b, 9000: 10= 900 6800:100= 68
 9000:100= 90 420:10 = 42
 9000: 1000= 9 2000:1000=2
- Nx đánh giá 
- Làm vào vở bài tập, học sinh điền vở nêu kết quả phép tính.
- Học sinh nêu: 300 kg = 3 tạ.
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
- Học sinh nêu tương tự bài mẫu. 
LuyÖn Tõ & C©u: tiÕt 21
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU : 
- Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( đã, đang, sắp)
- Nhận biết và biết sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1,2,3) trong SGK.
- HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :- Bảng phụ viết ND bài 2, 3
 - Bảng phụ viết ND bài 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:Thế nào là động từ - cho VD.
- GV nhận xét ghi điểm.
1. Bài mới:
a. GT bài:(1’) Nêu MĐ -YC của tiết học
b. HD làm bài tập:
Bài 1:)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS đọc thầm, gạch chân các ĐT được bổ sung
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng phụ
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Đặt câu có từ sắp , đã(HS khá)
Bài 2: Gọi HS đọc BT2
- Yêu cầu trao đổi và làm bài ở VBT. 
- GV giúp các nhóm yếu. Lưu ý mỗi chỗ chấm chỉ điền 1 từ và lưu ý đến nghĩa sự việc của từ.
 Chấm bài tổ 1- chữa bài
- Kết luận lời giải đúng
Bài 3: 
- Gọi HS đọc BT3
 Thảo luận nhóm2 tìm từ để điền
- Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hoặc bỏ bớt
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ?
3. Củng cố, dặn dò
- Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ?
- Nhận xét
- Dặn HS kể lại chuyện vui cho 
 người thân nghe và CB bài 22
-3-4 h/s nêu.
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm các câu văn, gạch chân dứoi các ĐT bằng bút chì mờ ở VBT.
- 2 em lên bảng
a. Tết sắp đến.
b. ... đã trút hết lá.
– sắp : cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần
– đã : cho biết sự việc đã hoàn thành rồi
 HS lần lượt nêu
- 2 em tiếp nối đọc yêu cầu và ND. Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 2 emlàm bài ở VBT ,1em làm ở bảng phụ.
- Dán phiếu lên bảng
- Nhận xét, chữa bài
a) Ngô đã biến thành ...
b) Chào mào đã hót ...
 ... cháu vẫn đang xa
 ... mùa na sắp tàn
- 1 em đọc yêu cầu và 1 em đọc mẩu chuyện vui.
- HS đọc và chữa bài.
– đã : thay đang
– bỏ từ sẽ hoặc thay bằng đang
– Tên trộm lẻn vào thư viện nhưng nhà bác học lại hỏi : "Nó đang đọc sách gì ?"
- HS trả lời.
- Lắng nghe
 Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
TOÁN: TIẾT 53
TOÁN: 
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0
 - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 -Các em có ý thức tính cấn thận làm bài đúng, trình bày đẹp. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 em giải bài 2b/ 61
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân
2. Bài mới :
HĐ1: nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Ghi phép tính lên bảng : 1 324 x 20 = ?
- HDHS vận dụng tính chất kếp hợp để tính
- HD đặt tính theo hàng dọc và tính
 1324
 x 20
 26480
- Cho HS nhắc lại cách nhân 
HĐ2: các số có tận cùng là chữ số 0
- Ghi lên bảng phép tính : 230 x 70 = ?
+ Có thể nhân 230 với 70 nh thế nào ?
- HDHS đặt tính để tính : 230
 x 70
 16 100
- Gọi HS nhắc lại
HĐ3: Luyện tập
Bài 2:
- Cho HS làm BC
- Gọi 3 em HS yếu tiếp nối lên bảng
- Gọi HS nhận xét
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi HS đọc đề
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề
- Cho HS tự làm VT, 1 em lên bảng
- Gợi ý HS giỏi giải gộp
3. Dặn dò:
- Nhận xét 
- CB : Bài 54
- 2 em lên bảng.
- 3 em nêu.
- 1 em đọc phép tính.
– 1 324 x 20 = 1 324 x (2 x 10)
 = (1324 x 2) x 10
 = 2 648 x 10 = 26 480
- 1 em làm miệng.
– trớc tiên viết 0 vào hàng đơn vị của tích
– nhân 1 324 với 2
- 2 em nhắc lại.
- 1 em đọc phép tính.
– 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10)
= (23 x 7) x (10 x 10)
= 161 x 100 = 16 100
- 1 em làm miệng.
– viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị - chục của tích
– nhân 23 với 7
- 2 em nêu quy trình nhân.
- HS làm BC.
 1326 3450 1450
 300 20 800
 397800 69000 1160000
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
– 1 bao gạo : 50kg 
 1 bao ngô : 60kg
30 bao gạo và 40 bao ngô : ...?kg
- 1 em lên bảng, cả lớp làm VT :
30 x 50 + 60 x 40 = 3 900(kg)
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
TẬP ĐỌC: 
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. MỤC TIÊU: 
1. Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
2. Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ : Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. ( trả lồi các câu hỏi trong SGK )
- G/ dục h/s có ý chí vượt khó để cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh họa 
- Bảng phụ kẻ nội dung BT1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em nối tiếp đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi 1, 2
2. Bài mới.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ.
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả 7 câu
- Đọc diễn cảm cả bài chú ý nhấn giọng các từ ngữ : quyết, hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ
HD tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc câu hỏi 1
- Cho HS thảo luận nhóm
- Treo bảng phụ có ND bài 1 và gọi HS trình bày, GV ghi bảng.
- Gọi HS đọc câu hỏi 2
- GV nhận xét, chốt lại.
– Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm khiến ngời đọc dễ nhớ, dễ hiểu :
+ ngắn gọn, ít chữ
+ có vần, nhịp cân đối
+ có hình ảnh
- Gọi HS đọc câu hỏi 3
- Gợi ý cho HS phát biểu, cho VD về 1 số biểu hiện không có ý chí
HD đọc diễn cảm và thuộc lòng
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- HD học thuộc lòng
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bằng trò chơi Hộp thư lưu động
3. Củng cố, dặn dò
- Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
- Gọi 2 em nhắc lại, GV ghi bảng
- 2 em lên bảng. ... luyện đọc.
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Nhóm 2 em thảo luận.
- HS trình bày.
a) Câu 1, 4 b) Câu 2, 5
c) Câu 3, 6, 7
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp trao đổi, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
– rèn luyện ý chí vợt khó, vợt sự lời biếng của bản thân, khắc phục nhửừng thói quen tật xấu.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- HS nhẩm để thuộc lòng cả bài.
- HS bắt hát và chuyền hộp thư, trong bì có các phiếu ghi các chữ đầu mỗi câu tục ngữ để HS theo đó đọc thuộc lòng.
– Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, phải giữ vững mục tiêu đã chọn và không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN:
 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài SGK.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục tiêu đặt ra
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ 
- Công bố điểm bài KTGKI môn TLV, nêu nhận xét chung
- Gọi 2 em đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm 1 môn năng khiếu
2. Bài mới:
HD phân tích đề
- Gọi HS đọc đề bài
+ Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai ?
+ Trao đổi về ND gì ?
+ Khi trao đổi cần chú ý điều gì ?
- Gạch chân dưới các từ : em với người thân, cùng đọc 1 truyện, khâm phục, đóng vai
HD thực hiện cuộc trao đổi
- Gọi HS đọc gợi ý 1
- Gọi HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị
- Dán giấy viết sẵn tên 1 số nhân vật có ý chí, nghị lực
- Gọi HS nói nhân vật mình chọn
- Gọi HS đọc gợi ý 2
- Gọi 1 HS giỏi làm mẫu về nhân vật và ND trao đổi
- GV dùng câu hỏi gợi ý để HS nói ngắn gọn, cô đọng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Gọi HS đọc gợi ý 3
- Gọi 1 cặp làm mẫu
Thực hành trao đổi 
- Trao đổi trong nhóm
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Trao đổi trước lớp
- Đưa ra tiêu chí trước khi HS trao đổi
– ND trao đổi có đúng chưa ? hấp dẫn không?
– Các vai trao đổi đã đúng và rõ ràng chưa?
– Thái độ ra sao ? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao 
3. Dặn dò
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 22
- Lắng nghe
- 2 em lên bảng.
- 2 em đọc.
- Giữa em với người thân trong gia đình : bố, mẹ, ông, bà, anh, chị
- Về 1 người có ý chí, nghị lực vươn lên
- Chú ý nội dung truyện. Cả 2 người cùng biét ND truyện và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong câu chuyện .
- 1 em đọc.
- Kể tên truyện, nhân vật mình đã chọn
- Đọc thầm, trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài
- Vài em phát biểu
- 1 em đọc.
– VD về Bạch Thái Bưởi
+ Hoàn cảnh : mồ côi cha, theo mẹ quẩy gánh hàng rong
+ Nghị lực : kinh doanh đủ nghề, có lúc mất trắng tay nhưng không nản chí
+ Sự thành đạt : chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa... là "một bậc anh hùng kinh tế"
- 1 em đọc.
- 2 em thực hiện trả lời.
– bố em (chị em)...
– gọi bố xưng con (gọi chị xưng em)...
– Bố chủ động nói với em (em chủ động nói với chị)...
- 2 em chọn nhau cùng trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết vào Vn).
- 3 nhóm thực hành trao đổi.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm trao đổi hay nhất.
- Lắng nghe
 Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
TOÁN: 
MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngợc lại. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
- GD học sinh tính cẩn thận chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng mét vuông, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :(3-5’)
- Gọi HS làm lại bài 4 SGK.
-Nêu các đơn vị đo S đã học.
 1 dm2 = .............cm2; 100cm2=...................dm2
2. Bài mới 
GT mét vuông
- GT : để đo diện tích ngời ta còn dùng đơn vị : m2
- GV chỉ HV đã treo lên bảng và nói : Mét vuông là diện tích của HV có cạnh dài 1m.
- HD đọc và viết mét vuông
- HDHS quan sát và đếm số ô vuông 1dm2 có trong hình vuông
Luyện tập
Bài 1:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- Gọi HS đọc thầm và nêu yêu cầu BT
- Gọi 1 số em lên bảng làm bài
Bài 2: cột 1.
- Gọi HS đọc đề
- HD : 
 400dm2 = 400 : 100 = 4m2
2110 m2 = 2110 x 100 = 211 000dm2
 Bài 3:
- Gọi HS đọc đề
- Gợi ý : Diện tích nền phòng chính là diện tích của tất cả số viên gạch lát nền.
- HDHS nhận xét, sửa bài
3. Dặn dò
- Nhận xét 
- CB : Bài 56
- 1 em lên bảng.
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- 2 em nhắc lại.
– mét vuông : m2
– 100 ô vuông Ò 1 m2 = 100dm2
 100dm2 = 1m2
- Quan sát
- HS trả lời : viết cách đọc và viết số đo diện tích 
- HS làm bài trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS tự làm VT.
- 2 em lên bảng.
- HS nhận xét.
- Cột 2 dành cho HS khá, giỏi.
- 2 em đọc, HS đọc thầm.
- HS tự làm VT.
- 1 em lên bảng
30 x 30 = 900 (cm2)
900 x 200 = 180 000 (cm2)
 = 18 (m2)
- Lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ.
- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT1 mục III.
- Biết cách sử dụng tính từ khi nói và viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ viết nội dung BT 2. 3/ I .
 - Bảng phụ viết 2 đoạn văn của bài 1/ III
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới:
Tổ chức cho HS làm việc để rút ra kiến thức
- Yêu cầu đọc lại đoạn truyện "Cậu HS ở 
ác-boa" và thảo luận nhóm đôi. YC làm bài ở VBT
- Kết luận các từ đúng – ghi bảng
KL: Những từ tả tính tình, tính chất của người hay chỉ màu sắc, hình dáng, kích thớc, đặc điểm của sự vật gọi là tính từ.
- Hỏi : ở lớp 2 và lớp 3, các em đã được học những mẫu câu nào ?
+ Vậy các tính từ chúng ta vừa tìm được thường nằm trong phần câu trả lời cho mẫu câu nào ?
- Viết lên bảng cụm từ "đi lại vẫn nhanh nhẹn", gạch chân từ "đi lại"
- Nêu yêu cầu tương tự như BT3 đối với cụm từ "phấp phới bay trong gió", gạch chân từ "bay"
- KL : Từ "nhanh nhẹn" bổ sung ý nghĩa cho động từ chỉ hoạt động "đi lại" và từ "phấp phới" bổ sung ý nghĩa cho động từ chỉ trạng thái "bay", các từ này cũng là tính từ.
- Hỏi : Em hiểu thế nào là tính từ ?
Nêu ghi nhớ
-Gọi HS đọc Ghi nhớ, yêu cầu học thuộc lòng.
Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và 2 đoạn văn
- Chia nhóm trao đổi và làm VBT bằng bút chì
- Kết luận lời giải đúng
a) gầy gò, cao, sáng, tha, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng
b) quang, sạch bóng, xám, xanh, dài, hồng, to tớng, ít, dài, thanh mảnh
Bài 2:
+ Với yêu cầu a, em cần đặt câu với những tính từ chỉ đặc điểm tính tình, t/ chất, vẻ mặt, hình dáng...
+ Với yêu cầu b, em cần đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc, hình dáng... của sự vật.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài 23
- Nhóm 2 em đọc thầm trao đổi tìm từ làm bài- nêu ý kiến.
HS nhận xét, bổ sung.
a) chăm chỉ, giỏi
b) trắng phau, xám
c) nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hòa, nhăn nheo
– Ai là gì ? Ai làm gì ?
 Ai thế nào ? 
– Ai thế nào ?
- HS suy nghĩ trả lời : từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
– Từ phấp phới bổ sung ý nghĩa cho từ bay.
- 1 em trả lời, 2 em nhắc lại.
- 2 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 số em đọc thuộc lòng.
- 2 em nối tiếp đọc.
- Nhóm 2 em thảo luận làm VBT.
- Lần lượt từng em nêu tính từ
- HS nhận xét.
- 1 em đọc thành tiếng.
- HS làm vào VBT rồi trình bày miệng.
1em làm ở bảng phụ gắn lên chữa bài
- HS trả lời.
- Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN: 
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học. Bước đầu viết được mở bài theo cách gián tiếp.
- Có ý thức dùng từ hay viết câu văn trau chuốt, giàu h/ả
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
To¸n: TIÕT 55
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống
2. Bài mới:
* GT bài:
- Nêu MĐ - YC của tiết học
 HDHS rút ra kiến thức
- Yêu cầu đọc thầm đoạn truyện :Rùa và Thỏ
- Gọi 1 em đọc BT2
- Gọi HS trả lời
- Gọi 1 em đọc BT3
- HDHS so sánh 2 cách mở bài, kết luận
- KL : Đó là cách mở bài gián tiếp.
+ Vậy có mấy cách mở bài ?
Nêu ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
) Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nối tiếp đọc 4 cách mở bài Rùa và Thỏ
- Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời
- Gọi 2 em kể lại phần đầu câu chuyện bằng 2 cách mở bài khác nhau
Bài 2: - Gọi 1 em đọc BT2
 - Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
- Kết luận
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu
+ Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của ai ?
- Yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi trong nhóm
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, sửa sai và ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò:
 - Có mấy cách mở bài cho bài văn kể chuyện ?
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 23
- 2 em lên bảng.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm.
- 1 em đọc.
– "Trời mùa thu... tập chạy"
- 1 em trả lời.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
– Cách mở bài sau không kể ngay vào câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện.
– 2 cách : gián tiếp và trực tiếp.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc.
- 1 số em đọc thuộc lòng.
- 4 em đọc, cả lớp đọc thầm.
– a : mở bài trực tiếp
– b, c, d : mở bài gián tiếp
- 2 em lên bảng kể.
- HS nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS cả lớp thảo luận trả lời.
+ mở bài trực tiếp
- Nhận xét
- 1 em đọc.
– lời người kể chuyện hoặc lời Bác Lê
- Nhóm 4 em làm bài trong Vn rồi đọc cho nhau nghe. HS trong nhóm nhận xét, bổ sung.
- 5 em trình bày.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- Lắng ngheHĐTT : TIẾT 11
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 11
I. MỤC TIÊU :
 - Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
 - Triển khai kế hoạch tuần12.
II. NỘI DUNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần 12
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình rèn luyện đội viên tháng 11: Chăm học .
- Chấn chỉnh nề nếp chữa bài đầu giờ.
HĐ3: Sinh hoạt
- Ôn bài các hát về thầy ,cô giáo.
- Kiểm tra chủ điểm năm học, tháng 11.
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Lớp trưởng và tổ trưởng kiểm tra
- HĐ cả lớp
- BCH chi đội kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 can.doc