Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Trần Biên Hòa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Trần Biên Hòa

I- Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đổ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được câu hỏi trong SGK).

II- Đồ dùng dạy – học:

- Tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc

III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 50 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Trần Biên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Tập đọc
 Bài: Tiết 21. Ông trạng thả diều
 Ngày soạn: 20/10/2010
 Ngày dạy: 01/11/2010
I- Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đổ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được câu hỏi trong SGK).
II- Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Dạy – học bài mới:
¶Giới thiệu chủ điểm:
- Yêu cầu HS đọc tên chủ điểm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung tranh.
- Những hình ảnh các em thấy trong tranh minh hoạ nói lên ý chí vượt khó để học tập. Các bài học trong chủ điểm này sẽ cho các em biết rõ hơn về điều đó
¶Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và nêu nội dung tranh.
- Cậu bé nghe lỏm thầy giảng bài là ai, cậu có ý chí vượt khó như thế nào, cậu đạt được thành tích như thế nào. Ta cùng học bài hôm nay
- Hát
- HS đọc: Có chí thì nên.
- HS nêu: một chú bé chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài; những em bé đội mưa đi học; những cậu bé chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu
- Tranh minh hoạ một lớp học thời xưa, thầy đồ đang giảng bày. Có một cậu bé đứng nghe lỏm ngoài lớp.
- Lắng nghe.
¶ Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
- Chia đoạn bài đọc.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
+ GV theo dõi, luyện phát âm và ngắt giọng câu dài.
* Chú ý:
+ Đã học/ thì cũng phải đèn sách như ai/ nhưng/ sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở; còn đèn là vỏ trứng/ thả đom đóm vào trong.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc đoạn lần 2
+ Gọi HS giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi đại diện nhóm đọc cả bài
- Nhận xét và giới thiệu cách đọc: Toàn bài đọc giọng kể, chậm rãi. Đoạn kết bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng các từ ngữ: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất.
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi
- Chia làm 4 đoạn như trong bài
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp
- 2 – 3HS luyện đọc, cả lớp nhận xét
- 4HS nối tiếp đọc, cả lớp theo dõi
+ HS giải nghĩa từ .
- 2HS một nhóm luyện đọc.
- Đại diện nhóm đọc, lớp nhận xét
- Theo dõi.
- HS theo dõi GV đọc.
- HS khá, giỏi đọc cả bài
¶ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến  vẫn có thì giờ chơi diều.
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3
- 1HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- Nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- 1HS đọc trước lớp.
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Nội dung của đoạn 3 là gì?
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mới mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- Gọi HS đọc đoạn 4.
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều”?
+ Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện trên?
 a) Tuổi trẻ tài cao
 b) Có chí thì nên
 c) Công thành danh toại
- Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- Nội dung chính của bài là gì?
- 1HS đọc trước lớp.
+ Vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
+ Cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người Tuổi trẻ tài cao, là người Công thành danh toại. Nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là Có chí thì nên. Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên
- Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đổ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi
¶Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 4HS nối tiếp đọc từng đoạn
- GV cho HS luyện đọc đoạn 3.
- GV đọc mẫu đoạn 3
- Yêu cầu HS nêu cách đọc đoạn 3
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS nhận xét – bình chọn 
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
- 4HS đọc,cả lớp theo dõi.
- HS đánh dấu đoạn 3
- HS theo dõi
- Đọc với giọng kể, chậm rãi, ca ngợi tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Nhấn giọng các từ ngữ: lưng trâu, nền cát, ngón tay, mãnh gạch vỡ, vỏ trứng
- 2HS một nhóm luyện đọc.
- 3 – 4 HS thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn.
4- Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, học thuộc nội bài. Chuẩn bị bài mới.
- 2HS nêu lại nội bài.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Khoa học
 Bài: Tiết 21. Ba thể của nước.
 Ngày soạn: 20/10/2010
 Ngày dạy: 01/11/2010
I- Mục tiêu:
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể; lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II- Đồ dùng dạy – học:
- Hình trang 44, 45 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm: chai, lọ, nến, chậu thuỷ tinh chịu nhiệt, nước đá, khăn lau bằng vải.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nước có những tính chất gì?
- Nhận xét – ghi điểm HS
- 3HS lên bảng thực hiện. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
3- Dạy – học bài mới:
¶Giới thiệu bài:
 Bài khoa học hôm nay sẽ giúp các em biết được nước tồn tại ở những dạng.
¶Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thế khí và ngược lại.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2. Hỏi:
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và 2
+ Hình vẽ số 1, 2 cho thấy nước ở thể nào?
+ Cho ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Khi giặc quần áo bị ước, ta đem phơi thì quần áo sẽ khô. Vậy nước đi đâu ta cùng tìm hiểu qua thí nghiệm sau.
- Chia nhóm yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm: 
+ Đổ nước nóng vào cốc sau đó quan sát hiện tượng.
+ Sau đó úp đĩa lên miệng cốc nước nóng khoảng vài phút nhất đĩa ra, quan sát những gì dưới mặt đĩa.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Qua hai hiện tượng trên em có nhận xét gì?
- GV kết luận: Nước có thể tồn tại ở thể lỏng và thể khí (hơi). Chúng có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. Ơû thể lỏng và khí nước không có hình dạng nhất định.
- Quan sát. Trả lời:
+ Hình 1 làthác nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống thấp. Hình vẽ số 2 vẽ trời đang mưa và bạn nhỏ có thể hứng được nước mưa.
+ Nước ở thể lỏng
+ Nước sông, giếng, biển, 
- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm tiến hành thí nghiệm như gợi ý.
+ Có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước
+ Có nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là hơi nước ngưng tụ lại thành nước
- Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
- Nghe GV kết luận
¶Hoạt động 2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 4, 5 SGK
+ Nước lúc đầu trong khai ở thể gì?
+ Nước trong khai đã trở thành thể gì?
+ Hiện tượng đó gọi là gì?
+ Trong tự nhiên nước tồn tại thể rắn ở đâu?
- GDBVMT: ngày nay trái đất bị ô nhiễm nên có hiện tượng nóng lên toàn cầu. Băng ở hai cực của trái đất tan ra, làm cho mặt nước biển dâng lên gây ra hiện tượng lũ lụt. Vì thế chúng ta cần phải giữ gìn môi trường thiên nhiên, trồng nhiều cây xanh.
- Kết luận: khi ta để nước vào nơi có nhiệt độ 0oC hoặc dưới 0oC với một thời gian nhất định thì ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5, đọc thí nghiệm
+ Nước đá chuyển thành thể gì?
+ Tại sau có hiện tượng đó?
+ Em có nhận xét gì về hiện tượng này?
- Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy.
- 1HS đọc thí nghiệm. Cả lớp quan sát tranh.
+ Ở thể lỏng
+ Nước trong khay đã thành thể rắn
+ Đông đặc
+ Băng ở Bắc Cực, tuyết ở Anh, Nga, 
- Lắng nghe.
- Theo dõi
- 1HS đọc thí nghiệm, cả lớp cùng quan sát hình
+ Chuyển thành thể lỏng
+ Là do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên đá tan ra thành nước.
+ Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn
¶ Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nước ở những thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
+ Rắn, lỏng, khí
+ Đều trong suốt, kh ... dan.
- Nghề thủ công: (Không nổi bậc).
- Chăn nuôi: Trâu, bò, voi
- Khai thác khoán sản: (không)
- Khai thác sức nước và rừng: Làm thủy điện, gỗ và các loại lâm sản.
¶Hoạt động 3: Vùng Trung du Bắc bộ
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
+ Trung du Bắc bộ có địa hình như thế nào?
- GDBVMT:
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở Trung du Bắc bộ?
+ Những biện pháp để bảo vệ rừng?
- GV chốt lại: Rừng ở Trung du Bắc bô cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
- HS thảo luận theo cặp đôi trả lời:
+ Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
+ Rừng vùng này bị khai thác cạn kệt, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên. Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
+ Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
4- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị bài mới.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Toán
 Bài: Tiết 55. Mét vuông.
 Ngày soạn: 20/10/2010
 Ngày dạy: 05/11/2010
I- Mục tiêu:
- Biết m2 là đơn vị đo diện tích, đọc, viết được “mét vuông”, “m2”.
- Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
II- Đồ dùng dạy – học:
Tấm bìa hình vuông có cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1dm2
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm các bài:
+ Bài tập 3 trang 64 SGK
+ Bài tập 4 trang 64 SGK
- GV nhận xét – ghi điểm HS
- Hát
- 3HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp và nhận xét.
3- Dạy – học bài mới:
¶Giới thiệu bài: 
Trong giờ học toán này sẽ giúp các em biết thêm một đơn vị đo diện tích là m2, mối quan hệ giữa m2 và dm2.
¶Hoạt động1: Giới thiệu mét vuông
- GV treo bảng có vẽ hình vuông 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
- Yêu cầu HS nhận xét hình vuông 1m2ï (bằng cách tổ chức học nhóm để HS cùng tham gia trò chơi: “phát hiện các đặc điểm trên hình vẽ”). Khuyến khích HS phát hiện ra càng nhiều đặc điểm của hình vẽ càng tốt: hình dạng, kích thước các cạnh hình vuông lớn, hình vuông nhỏ, diện tích, mối quan hệ về diện tích, độ dài.
- GV nhận xét & rút ra kết luận: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm) 
- GV giới thiệu: để đo diện tích, ngoài dm2, cm2, người ta còn sử dụng đơn vị m2. m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m (GV chỉ lại hình vẽ trên bảng)
- GV yêu cầu HS tự nêu cách viết kí hiệu mét vuông: m2 
- GV nêu bài toán: tính diện tích hình vuông có cạnh bằng 10 dm?
- GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 = 100 dm2
- Yêu cầu HS đọc & ghi nhớ mối quan hệ này.
 1 m2 = 100 dm2
 1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo, HS nhận xét, bổ sung.
- HS tự nêu
- HS giải bài toán (10 10 = 100dm2)
- HS đọc nhiều lần.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét – ghi điểm HS
- 1HS đọc trước lớp.
- Theo dõi
- HS làm bài bằng bút chì vào SGK
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét
- Sửa bài.
Đọc
Viết
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông
1980m2
Tám nghìn sáu trăm đề-xi-mét vuông
8600dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông
28911cm2
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét – ghi điểm HS
- 1HS đọc trước lớp
- Tự làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét.
- Sửa bài
Cột 2 bài 2 dành cho HS khá giỏi
 1m2 = 100dm2 400dm2 = 4m2
 100dm2 = 1m2 2110m2 = 211000dm2
 1m2 = 10000cm2 15m2 = 150000 cm2
 10000cm2 = 1m2 10dm22cm2 = 1002cm2
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn:
+ Tính diện tích 1 viên gạch: (30 30 = 900cm2)
+ Tính diện tích căn phòng: 900 200 = 180000cm2 = 18m2
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, ghi điểm HS
- 1HS đọc trước lớp.
- Theo dõi.
- HS tự làm bài.
- 1HS thực hiện, lớp nhận xét
- Sửa bài
 Bài giải
 Diện tích của một viên gạch là:
 30 30 = 900 (cm2)
 Diện tích căn phòng là:
 900 200 = 180000 (cm2)
 180000cm2 = 18m2
 Đáp số: 18m2
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS cách chia hình để tính:
 4cm 6cm
(2)
(1)
3cm 9 3cm 3cm
(3)
2cm 2cm
 15cm
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét – ghi điểm HS
1HS đọc trước lớp.
- HS theo dõi. Tính diện tích từng hình:
+ Diện tích hình chữ nhật (1):
 4 3 = 12 (cm2)
+ Diện tích hình chữ nhật (2):
 6 3 = 18 (cm2)
+ Diện tích hình chữ nhật (3):
 15 2 = 30 (cm2)
+ Diện tích miếng bìa là:
 12 + 18 + 30 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2
- 1HS thực hiện, cả lớp nhận xét
4- Củng cố – dặn dò:
- Hỏi : 1dm2 = ?cm2; 
 1m2 = ?dm2
 1m2 = ?cm2
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- 1HS trả lời, vài HS nhắc lại
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Âm nhạc
 Bài: Tiết 11. - Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 3
 Ngày soạn: 20/10/2010
 Ngày dạy: 05/11/2010
I- Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
II- Đồ dùng dạy – học:
- Một số động tác phụ họa cho nội dung bài hát.
- Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 3: Cùng bước đều
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trình bày bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
- GV nhận xét, tuyên dương những HS thuộc lời và hát đúng bài hát.
- Hát
- 1HS hát, 3HS hát, hát theo tổ. Cả lớp nhận xét
3- Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài: Trong tiết âm nhạc hôm nay, các em sẽ ôn lại bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em và tập đọc nhạc số 3.
Hoạt động 1: Ôn bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
- GV hát mẫu lại bài hát 1 lần
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát.
- Tổ chức 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp và ngược lại
- GV hướng dẫn động tác phụ họa:
+ Động tác 1 (câu 1): Đưa hai tay từ dưới lên về phía trước, nghiêng đầu phía trái và nhún chân theo nhịp 2
+ Động tác 2 (câu 2): Hai tay từ từ để trên vai đầu đưa sang phải theo nhịp 2
+ Động tác 3 (câu 3 – 4): Hai tay từ từ đưa xuống nắm vào nhau để trước ngực chân nhún theo nhịp.
+ Động tác 4 (Câu 5 – 9): người đư đưa chân nhún theo nhịp 2
+ Động tác 5 (Câu 10): Tay đưa lên vai, chân nhún theo nhịp nhàng.
- Tổ chức cho HS vừa hát vừa vận động phụ họa.
- HS theo dõi
- Cả lớp hát bài hát 2 lần.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu, 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm sau đó làm ngược lại.
- HS theo dõi, vừa hát vừa tập theo từng động tác của GV.
- Cả lớp thực hiện 1 lần; 3HS thực hiện một lần.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc TĐN số 3
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài TĐN số 3. Hỏi:
+ Trong bài tập có những hình nốt nào?
+ So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chổ nào giống nhau chỗ nào khác nhau?
- Yêu cầu HS luyện tập cao độ:
- Yêu cầu HS luyện tập tiết tấu.
- Cho HS ghép lời ca
- Quan sát, trả lời:
+ Đen và trắng
+ Giống nhau ở 5 nhịp, khác nhịp cuối.
- HS luyện tập cao độ.
- HS luyện tập tiết tấu.
- HS hát theo lời.
4- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập hát kết hợp với vận động phụ họa. Ôn bài TĐN số 3. Chuẩn bị bài mới.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 11
Ngày soạn: 20/10/2010
Ngày dạy: 05/11/2010
I- Mục tiêu:
- Báo cáo tình hình lớp tuần 11 và phương hướng tuần 12
- Giáo dục nề nếp lớp.
- Giáo dục an toàn giao thông
- Giáo dục phòng chống các bệnh mùa mưa.
III- Chuẩn bị:
- Lớp trưởng – các tổ trưởng: Bảng báo cáo nhận xét tình hình tuần 11.
- Phương hướng tuần 12.
- Tài liệu giáo dục ATGT và phòng bệnh mùa mưa.
II- Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Hoạt động 1: Trò chơi tập thể.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi yêu thích
- Cho HS hát các bài hát tập thể đã học
2- Hoạt động 2: Báo cáo tuần 11 và phương hướng tuần 12:
- Y/c ban cán sự lớp báo cáo tình hình lớp tuần 11.
- Nhận xét tình hình lớp tuần 11. Tuyên dương những HS tích cực trong tuần 11
3- Hoạt động 3: Giáo dục nội quy trường lớp:
- Nhận xét tình hình thực hiện nội quy tuần 11
- Nhắc nhở HS đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đi học, vệ sinh sạch sẽ trường lớp, giữ vệ sinh chung.
4- Hoạt động 4: GD ATGT và phòng chống các bệnh.
- Nhận xét về thực hiện ATGT của lớp
- GV tuyên truyền về thực hiện an toàn giao thông cho HS. 
- Nhận xét về thực hiện phòng chống các bệnh của lớp.
- Tuyên truyền về phòng chống dịch sốt xuất huyết, các bệnh đường ruột.
5- Củng cố – dặn dò:
- Nêu phương hướng nhiệm vụ tuần 11:
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập.
+ Thực hiện vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh
+ Thực hiện tốt nội quy trường lớp
+ Thực hiện ATGT và phòng chống dịch bệnh.
- Dặn dò HS thực hiện tốt các phương hướng đã đề ra.
- HS chơi trò chơi.
- Hát tập thể.
- Ban cán sự lớp lần lượt lên báo cáo trước lớp.
- Lớp trưởng báo cáo thực hiện nội quy của lớp tuần 11.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2010_2011_tran_bien_hoa.doc