Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay)

Tập đọc (tiết 21)

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý thức vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 57 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/2011
Ngày dạy: 30/10/2011
Đạo đức 
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
 - Cho học sinh thực hành kĩ năng các bài đã học: Trung thực trong học tập, Vượt khó trong học tập, Biết bày tỏ ý kiến, Tiết kiệm tiền của, Tiết kiệm thời giờ.
	- Học sinh biết làm những việc phù hợp với mình những điều dã học.
	- Giáo dục học sinh có thái độ làm những việc tốt vừa sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Sách Đạo đức, một số bài hát về chủ đề bài học, phiếu ghi các câu hỏi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
30’
1’
1) Ổn định : Báo cáo sĩ số và hát
2) Tổ chức ôn tập:
 a) Giới thiệu bài : 
 Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Tiến hành ôn tập:
 - Giáo viên cho lần lượt tùng học sinh lên bắt thăm và trả lời câu hỏi theo các nội dung ôn tập như đã nêu ở mục tiêu.
 + Trong giờ kiểm tra, em không thuộc bài, em sẽ làm gì? 
 + Em thích học vẽ nhưng ba mẹ em lại thích em học võ, em sẽ làm gì? 
 + Cây bút chì của em gần hết mà bạn em tặng em cây bút mới , em sẽ làm gì?
 + Chuẩn bị đến giờ đi học, bỗng nhiên trời đổ mưa rất to, em sẽ đi học hay nghỉ ở nhà? 
 - Nhận xét, đánh giá và tuyên dương 
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ tranh hay trình bày các tranh, ảnh đã sưu tầm được hoặc kể các câu chuyện, đọc thơ, tực ngữ, múa hát, có liên quan đến nội dung ôn tập.
 3) dặn dò: 
GV nhận xét tiết ôn tập.
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Lớp trưởng báo cáo. Cả lớp hát
Học sinh theo dõi 
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh theo dõi
- Học sinh theo dõi
Ngày soạn: 29/10/2011
Ngày dạy: 30/10/2011
Tập đọc (tiết 21)
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý thức vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh hoạ; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
2’
14’
8’
8’
3’
1’
A) Ổn định:
B) Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm kiểm tra giữa học kì I
C) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên, tranh minh hoạ chủ điểm
- Giới thiệu bài học Ông Trạng thả diều - đây là câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta.
 2/ Luyện đọc:
- Giáo viên chia đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kết hợp luyện đọc các từ khó. Giáo viên sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
 Giáo viên kết hợp giải nghĩa các từ chú giải, các từ mới ở cuối bài đọc.
- Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài theo nhóm đôi 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi trang sách, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch vỡ, vỏ trứng, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất 
 3/ Tìm hiểu bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
 + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
 + Nguyễn Hiền ham học hỏi và chịu khó như thế nào?
 + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý 
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4 và trao đổi nhóm đôi. 
- Mời học sinh trả lời trước lớp
- Giáo viên nhận xét và chốt ý 
- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của truyện 
 4/ Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Mời học sinh đọc tiếp nối từng đoạn trong bài văn
- Hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
 Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn:
“Thầy phải kinh ngạc  thả đom đóm vào trong” 
- Giáo viên cùng trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm 
- Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp
- Giáo viên sửa lỗi cho các em
 5/ Củng cố:
- Truyện này giúp em hiểu ra điều gì? 
 6/ Nhận xét, dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tiếp tục học thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. 
- Chuẩn bị bài tập đọc: Có chí thì nên
- Hát tập thể
 - Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh chủ điểm và tranh minh hoạ bài đọc 
 + Đoạn 1: Từ đầu đếnlàm lấy diều để chơi.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến .chơi diều.
 + Đoạn 3: Tiếp đến  của thầy.
 + Đoạn 4: Phần còn lại
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn của bài và luyện đọc các từ khó.
- Học sinh đọc các từ chú giải ở cuối bài
- Học sinh đọc đoạn theo nhóm đôi
- Học sinh chú ý theo dõi
- Học sinh đọc thầm các đoạn 1, 2 và trả lời:
 + Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
 Ý đoạn 1, 2: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Học sinh đọc thầm các đoạn 2 và trả lời:
 + Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ; đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
 + Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều.
- Ý đoạn 3: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- Học sinh đọc câu hỏi 4 và trao đổi nhóm đôi. 
- Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện.
 Ý đoạn 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên.
- Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý thức vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
- Học sinh nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
-
- Học sinh trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm 
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp
- Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 29/10/2011
Ngày dạy: 02/11/2011
Tập đọc (tiết 22)
CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
	- Hiểu lời kguyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
-Xác định giá trị
-Tự nhận thức bản thân
-Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh minh hoạ; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
 Một số tờ phiếu kẻ bảng để học sinh phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
4. Người có chí thì nên
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
2. Ai ơi đã quyết thì hành 
5. Hãy lo bền chí câu cua 
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 
3. Thua keo này, bày keo khác.
6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
7. Thất bại là mẹ thành công. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
13’
8’
9’
3’
1’
A) Ổn định:
B) Kiểm tra bài cũ: 
 - Mời vài học sinh đọc Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi trong SGK và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo nhận xét – ghi điểm
C) Dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Có chí thì nên
Trong tiết học hôm nay,các em sẽ được biết 7 câu tục ngữ khuyên con người rèn luyện ý chí. Tiết học còn giúp các em biết được cách diễn đạt của tục ngữ có gì đặc sắc.
 2/ Luyện đọc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc lần lượt từng câu tục ngữ (2 lượt). Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
 Giáo viên kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ ở phần chú thích 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp
- Yêu cầu đọc lại toàn bộ 7 câu tục ngữ 
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Nhấn giọng một số từ ngữ: quyết / hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ 
 3/ Tìm hiểu bài:
 * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1
- Giáo viên phát riêng phiếu cho vài cặp học sinh, nhắc các em để viết cho nhanh chỉ cần viết 1 dòng đối với câu tục ngữ có 2 dòng 
- Mời học sinh trình bày kết quả 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
 * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2 
- Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ dễ hiểu?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng
 * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3
- Học sinh phải rèn luyện ý chí gì?
- Lấy 1số ví dụ về học sinh có biểu hiện không có ý chí?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý
 4/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL:
- Giáo viên mời học sinh đọc tiế ... sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK kết hợp đọc SGK để trả lời câu hỏi: 
 + Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
4) Củng cố:
- Tại sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ
- Tổ chức cho học sinh thi kể tên khác của kinh thành Thăng Long?
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Chùa thời Lý
- Hát tập thể
- Học sinh trình bày
 + Lê Long Đĩnh lên kế tục ngai vàng nhưng tính tình bạo ngược nên lòng dân oán hận
 + Vì ông là một vị quan trong triều Lê, ông thông minh, có tài, đức độ.
 + Năm 1009
- Học sinh lên chỉ bản đồ vị trí của Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Thăng Long)
- Từ Hoa Lư về Đại La sau đó đổi tên là Thăng Long
Học sinh thảo luận nhóm theo nhóm:
 + Về vị trí địa lí: Hoa Lư không phải là trung tâmđất nước, còn Đại La là trung tâm đất nước.
 + Về địa hình: Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn 
Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo,đất đai màu mỡ
 + Vua tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô về màu mỡ.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK kết hợp đọc SGK để trả lời:
 + Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, nhân dân tụ họp ngày càng đông, lập lên nhiều phố, nhiều phường.
- Vì đây là vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ
- Học sinh thực hiện nêu: Đại La, Đông Quan, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 29/10/2011
Ngày dạy: 04/11/2011
Địa lí (tiết 11)
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phăng-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập, 
Các lược đồ trong SGK hoặc được phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
6’
23’
3’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Thành phố Đà Lạt
- Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
- Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Ôn tập 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 Mục tiêu: Ôn lại vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên , Đà Lạt
- Giáo viên mời học sinh lên bảng chỉ vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:Ôn lại về đặc điểm tự nhiên, con người và hoạt động sản xuất của các vùng Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành câu 4, 5
- Giáo viên kẻ sẵn bảng thống kê để học sinh lên bảng điền.
1/ Đặc điểm thiên nhiên
Địa hình
Khí hậu
2/ Đặc điểm về con người và hoạt động sinh hoạt
Dân tộc
 Trang phục
Lễ hội
Tên một số lễ hội
3/ Con người và hoạt động sản xuất
Trồng trọt
Nghề thủ công
- Mời học sinh trình bày lại các nội dung đã thống kê trong bản
4/ Củng cố: 
- Yêu cầu học sinh xung phong trình bày lại nội dung ôn tập
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về sưu tầm tranh ảnh về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ
- Hát tập thể
- Học sinh chi3 bản đồ trả lời trước lớp
- Cả lớp ch1 ý theo dõi
- Học sinh lên bảng chỉ vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Học sinh lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê, dưới lớp làm vào phiếu. 
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi
Vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô
DT ít người: Thái, Mông, Dao
Tự may lấy, được thêu trang trí công phu, có màu sắc sặc sỡ, mỗi DT có trang phục riêng
DT sống lâu đời: Gia – rai, Ê – đê, Ba – na, Xơ – đăng,
Dân tộc từ nơi khác đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng
Nam: đóng khố
Nữ: quấn váy
Trang phục lễ hội có nhiều màu sắc hoa văn, mang trang sức kim loại
Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch
Mùa xuân
Hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm 
mới,
Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng
Lúa, ngô, chè, cây ăn quả xứ lạnh
Dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc,
Cây công nghiệp: cao su, cà phê, têu, điều trên đất ba dan
(Không nổi bật)
- Học sinh nêu truớc lớp
- Học sinh trình bày kết quả
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 29/10/2010
Ngày dạy: 30/10/2011
 Kĩ thuật 
 KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA 
 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
 - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
	- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
- Mẫu và một số sản phẩm có đường gấp mép vải, đường khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn 
- Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; 
- Chỉ, kim, kéo, thước, bút chì. 
Học sinh : - 1số mẫu vật liệu và dụng cụ như giáo viên 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 
- Yêu cầu học sinh nêu quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Giáo viên nhận xét chung
3) Dạy bài mới:	
 a) Giới thiệu bài: 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết 2)
b) Phát triển:
Hoạt động 1: 
Học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các bước thực hiện:
 + Gấp mép vải.
 + Khâu lược.
 + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh
- Yêu cầu học sinh thực hành, giáo viên quan sát uốn nắn cho học sinh còn chậm.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
 + Gấp được mép vải, đường gấp tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
 + Đường khâu sử dụng mũi khâu đột.
 + Mũi khâu tương đối đều, , thẳng, không bị dúm.
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của HS
4) Củng cố:
- Yêu cầu học sinh nêu quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
5) Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh hoàn thành tốt sản phẩm và trưng bày trên góc sản phẩm
- Dặn những học sinh chưa hoàn thành, tiết sau mang sản phẩm còn làm dở lên để tiếp tục khâu, hoàn thành sản phẩm.
- Hát tập thể
- Học sinh nêu trước lớp:
 + Gấp mép vải.
 + Khâu lược.
 + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu quy trình thực hiện 
- Học sinh lấy dụng cụ ra chuẩn bị thực hành khâu (1 mảnh vải có kích thước 10 x 15 cm , kim, chỉ)
- Học sinh thực hành khâu
- Học sinh trưng bày sản phẩm theo bàn 
- Học sinh dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- Học sinh nêu trước lớp:
 + Gấp mép vải.
 + Khâu lược.
 + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Cả lớp chú ý theo dõi

Tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Tuần 11
HS tự nhận xét tuần 11
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
II. Những thực hiện tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1.
* Thực hiện tốt An tồn giao thông
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Tổ trưởng chuyên mơn duyệt
Phĩ Hiệu trưởng chuyên mơn duyệt
 .. ngày.. tháng.. năm 2011
Tổ trưởng
 .ngày.. tháng.. năm 2011
Phĩ Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 11 3 cot CKTKNS.doc