Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)

I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS :Ôn tập cách viết tỉ số của hai số.

-Rèn kĩ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.

-Rèn HS tính chính xác khi làm toán.

II/ CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập 2 .

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/On định.

2/ Bài cũ: Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ? Huy

Bài 4 :Nêu bài toán rồi giải .Nhận xét ghi điểm. Tuấn

3/ Bài mới :Giới thiệu bài –ghi bảng.

 

doc 38 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
Ngày soạn:1/4/2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 2/4/2012
ĐẠO ĐỨC (29 ) CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC (57) ĐƯỜNG ĐI SA PA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Đọc đúng các từ khó :Phù lá ,long lanh, lay ơn, nồng nàn,Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm,gợi tả cảnh đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ , háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng .
-Hiểu các từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái Hiểu nội dung bài :Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước .
-Đọc thuộc lòng đoạn cuối bài . HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc .Tranh ảnh về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa. Bảng phụ ghi sẵn câu văn,đoạn văn cần luyện đọc .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY: 1/Ổn định 
2/ Bài cũ: H:Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? Linh
H: Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? Duyên
H: Nêu đại ý bài ? Thảo
3/ Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : (10’)Luyện đọc.
MT: Đọc đúng các từ khó :Phù lá ,long lanh, lay ơn, nồng nàn.
-Gọi 1 HS khá đọc. Chia đoạn cho 3 HS đọc đoạn ( 2 lượt GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em.
-Yêu cầu luyện đọc theo cặp sau đó gọi đại diện một số em đọc .
-Gọi 1 HS đọc toàn bài . GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 :(15’) Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu các từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái.
-Yêu cầu đọc toàn bài .
-Gọi 1 HS đọc câu hỏi 1.
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi:
H:Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh ,về người.Hãy miêu tả những gì em hình dung được về mỗi bức tranh?
-Gọi HS phát biểu ý kiến .Nghe và nhận xét ý kiến của HS.
H:Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa pa?
-Kết luận ghi ý chính của từng đoạn.
H:Những bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra trước mắt ta thật sinh động và hấp dẫn.Điều đó thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả .Theo em những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả?
H:Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà tặng kì diệu của thiên nhiên”?
H:Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
H: Em hãy nêu ý chính của bài văn?
-Kết luận ghi ý chính của bài.
Đại ý : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước .
Hoạt động 3:(7’) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng .
MT: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng .
-Gọi 3 HS đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
 -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1( nhấn giọng ở các từ ngữ: chênh vênh, bồng bềnh,huyền ảo, trắng xoá ,âm âm ,rực lên ,đen huyền,trắng tuyết , đỏ son,lướt thướt).
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng đoạn 3 .
-HS nhẩm học thuộc lòng.
-Gọi 3 HS đọc thuộc .
-Nhận xét cho điểm HS.
4/Củng cố-Dặn dò.(3’)GV nhận xét tiết học.Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài:Trăng ơitừ đâu đến?.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc đoạn:
+HS 1 :Từ đầu đến liễu rủ.
+HS 2: Tiếp đến trong sương núi tím nhạt 
+HS 3: Còn lại .
-Đọc theo nhóm đôi.
-Một số em đọc trước lớp.
-1 em đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
-HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc câu hỏi.
-Trao đổi và thảo luận .
-3 HS nối tiếp nhau phát biểu.
+Đoạn 1 :Phong cảnh đường lên Sa Pa.
+Đoạn 2 :Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa.
+Đoạn 3 :Cảnh đẹp Sa Pa.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-3 HS nhắc lại đại ý.
-HS đọc đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
-Thi đọc diễn cảm.Bình chọn HS đọc hay nhất .
-HS đọc thuộc lòng.
-3 HS đọc thuộc.
TOÁN (141 ) LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU: - Giúp HS :Ôn tập cách viết tỉ số của hai số.
-Rèn kĩ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.
-Rèn HS tính chính xác khi làm toán.
II/ CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập 2 .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/Oån định.
2/ Bài cũ: Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ? Huy
Bài 4 :Nêu bài toán rồi giải .Nhận xét ghi điểm. Tuấn
3/ Bài mới :Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1:(15’) Ôn cách viết tỉ số
MT: Ôn tập cách viết tỉ số của hai số.
Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS làm vào nháp.Gọi 4 em lên bảng làm.
-Nhận xét sửa bài.Kết quả là:
Chú ý :Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
HĐ2:(15’) Giải toán
MT: Rèn kĩ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.
Bài 3 : Cho HS đọc ,tìm hiểu bài.
H:Bài toán cho biết gì?
H:Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu tóm tắt rồi giải vào vở.
Các bước giải:
+Xác định tỉ số.
+Vẽ sơ đồ.
+Tìm tổng số phần bằng nhau.
+Tìm mỗi số .
-Nhận xét sửa bài.
Bài 4: Cho HS đọc ,tìm hiểu bài .
H:Bài toán cho biết gì?
H:Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu tóm tắt rồi giải vào vở.
Các bước giải:
+Vẽ sơ đồ.
+Tìm tổng số phần bằng nhau.
+Tìm chiều rộng , chiều dài.
-Nhận xét sửa bài.
Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập . 3 em làm bảng.Nhận xét sửa bài.
Bài 5 : Cho HS đọc ,tìm hiểu bài .
H:Bài toán cho biết gì?
H:Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu tóm tắt rồi giải vào vở.
Các bước giải:
+Tình nửa chu vi.
+Vẽ sơ đồ.
+Tìm chiều rộng , chiều dài.
-Nhận xét sửa bài.
-Thu chấm bài- nhận xét.
4/ Củng cố – Dặn dò (5’)GV hệ thống bài.Nhận xét tiết học .Dặn về nhà làm lại bài tập 1,2 vào vở , chuẩn bị bài sau.
-HS nêu yêu cầu bài.
-Làm nháp, 4 em làm bảng.
-Nhận xét .
-Cho HS đọc ,tìm hiểu bài.
 Tóm tắt rồi giải vào vở.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8( phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất :135
Số thứ hai :945
-Cho HS đọc ,tìm hiểu bài.
 Tóm tắt rồi giải vào vở.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 +3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x 2 = 50(m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 – 50 = 75(m)
Đáp số : Chiều rộng : 50 m
Chiều dài: 75 m
-Cho HS nêu yêu cầu bài.
-Làm vào phiếu bài tập . 3 em làm bảng .
-Nhận xét , sửa bài.
-Cho HS đọc ,tìm hiểu bài.
 Tóm tắt rồi giải vào vở.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là :
64 :2 = 32(m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
( 32 +8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32- 20 =12 (m)
Đáp số : Chiều rộng : 12 m
Chiều dài: 20 m
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (57) MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : du lịch – thám hiểm.
-Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời trong trò chơi “Du lịch trên sông”.
- HS hiểu nghĩa một số từ: ngày đàng, sàng.
* GDBVMT:Qua bài tập 4, GV giúp các em hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp và có ý thức bảo vệ môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Bài tập 1-2 viết sẵn trên bảng lớp.
-Các câu đố ở BT 4 viết từng câu vào các mảnh giấy nhỏ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1-Ổn định: TT
2-Kiểm tra: (5’)3 hS Thiện, Hiệp, Trí lên bảng đặt câu ,mỗi hS đặt 3 câu kể Ai là gì?Ai làm gì? Ai thế nào?
-HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. GV nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới:giới thiệu bài- ghi đề
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1:(15’) Hướng dẫn làm bài tập
MT: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : du lịch – thám hiểm
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu hS trao đổi tìm câu trả lời đúng
-Gọi HS làm bài bằng cách khoanh tròn trước chữ cái chỉ ý đúng.
-Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ Du lịch.Gv chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu hS trao đổi , tìm câu câu trả lời đúng.
-Gọi HS làm bài bằng cách khoang tròn trước chữ cái chỉ ý đúng.
-GV kết luận lời giải đúng
-Yêu cầu HS đặt câu với từ Thám hiểm.Gv chú ý sửa lỗi cho Hs nếu có.
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
yêu cầu HS trao đổi , tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
 -Nhận xét , kết luận. Câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.Nghĩa đen: Một ngày đi là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay. Nghĩa bóng: Chịu khó hoà vào cuộc sống, đi đây đi đó, con người sẽ hiểu biết nhiều, sớm khôn ra.
-Yêu cầu HS nêu tình huống có thể sử dụng câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Hoạt động 2:(15’) Trò chơi du lịch trên sông
MT: Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời trong trò chơi “Du lịch trên sông”. Qua bài tập 4, GV giúp các em hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp và có ý thức bảo vệ môi trường.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Tổ chức cho hS chơi trò chơi Du lịch trên sông bằng hình thức hái hoa dân chủ. 
+Cách chơi như sau: GV gắn từng câu đố lên cây cảnh. Sau đó mỗi tổ cử 2 đại diện tham gia . lần lượt từng hS sẽ hái hoa và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng sẽ nhận được một phần thưởng, sai mất lượt chơi. Nhóm trả lời được nhiều câu hỏi nhóm đó thắng cuộc.
-Nhận xét ,tổng kết nhóm thắng cuộc.
-Yêu cầu hs đọc thành tiếng câu đố và trả lời.
-HS đọc to thành tiếng trước lớp.
-  ... ïng cụ học tập 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi đề bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: (5’)Tìm chọn nội dung đề tài.
MT: HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị và gợi ý cách thể hiện đề tài 
- G/v đưa một số tranh, ảnh cho học sinh quan sát 
Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
Trong tranh có các hình ảnh nào 
H:Em thích bức tranh nào? Vì sao?
Giao thông đường bộ : xe ô tô, xe đạp đi trên đường , người đi bộ trên vỉa hèvà có cây, nhà ở hai bên đường 
HĐ2:(7’)Cách vẽ tranh 
MT: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về dề tài an toàn gioa thông theo cảm nhận riêng .
Vẽ cảnh nào? Có cảnh gì?
Vẽ cảnh giao thông trên đường phố cần có các hình ảnh: Đường phố, cây, nhà, người đi bộ
Tình huống vi phạm luật lệ giao thông : Đi lại lộn xộ trên đường gây ùn tắc giao thông , vượt ngã ba, ngã tư khi có đèn đỏ 
- G/v gợi ý cách vẽ tranh
* Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn , vẽ hình ảnh phụ sau
* Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn (nhà, cây, người..)
* Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc cần tươi vui, rực rỡ và có đậm, có nhạt.
 HĐ 3: (15’) Thực hành
MT: HS có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, chọn cảnh, chú ý sắp xếp cân đối với tờ giấy.
- Vẽ hình ô tô tải, ô tô khách. Hình ảnh phụ : cây, đền hiệu  
 - Cho học sinh vẽ bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi –hướng dẫn thêm cho những em còn chậm
- Khuyến khích cho h/s tô màu theo ý thích.
HĐ4: (5’)Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài điển hình để nhận xét về :
 + Nội dung ( rõ hay chưa rõ) Hình ảnh, màu sắc
- Xếp loaiï , tổng kết, tuyên dương.
 4.Củng cố- Dặn dò: (2’)Hệ thống bài Sưu tầm tranh , ảnh về các loại tượng.
- Học sinh quan sát và trả lời
- Học sinh liên hệ thực tế nêu.
- 2-3 em nêu 
- Học sinh tự chọn.
-Tranh vẽ về đề tài an toàn giao thông thường có các hình ảnh
- Học sinh vẽ bài vào vở
Học sinh trưng bày sản phẩm. Nhận xét bài mình và của bạn.
TẬP LÀM VĂN (57) LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:- Ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học.
- Thực hành tóm tắt tin tức đã nghe, đã đọc.
- HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu.
* GDKNS: Tìm và xử lí thơng tin, phân tích, đối chiếu. Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn. Đảm nhận trách nhiệm.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ chuẩn bị một tin trên báo
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định: TT
2/Kiểm tra: Thế nào là tóm tắt tin tức? Khi tóm tắt tin tức cần thực hiện các bước nào?
Gv nhận xét , ghi điểm
Bài mới: Giới thiệu ghi đề
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:(20’) Luyện tập
MT: Ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học.
Bài 1,2:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm
-GV gợi ý: Các em hãy đọc kĩ tin , quan sát tranh minh hoạđể hiểu nội dung thông tin. Hãy chọn 1 trong 2 tin để tóm tắt, sau đó đặt tên cho bản tin em chọn để tóm tắt.
-Gọi hS lên bảng làm, dưới làm nháp , cả lớp nhận xét bổ sung
-GV nhận xét , kết luận về tóm tắt đúng
-Cho điểm HS làm tốt.
-Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình. Nhận xét cho điểm HS viết tốt.
Ví dụ:Tin a: Khách sạn trên cây sồi
Để thoả mãn những người thích nghỉ ngơi ở chổ khác lạ, tại Vát –te- rát, Thuỵ Điển, người ta đã làm khách sạn treo trên một cây sồi cao 13 mét.
Tin b: Nhà nghỉ cho du khách bốn chân
Tại Pháp một phụ nữ vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân đi theo chủ.
Hoạt động 2:(10’) Luyện tập tóm tắt tin tức
MT: Thực hành tóm tắt tin tức đã nghe, đã đọc.Tìm và xử lí thơng tin, phân tích, đối chiếu. Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn. Đảm nhận trách nhiệm.
 Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-Kiểm tra HS chuẩn bị các tin tức trên báo.Yêu cầu HS tự làm
+Gợi ý: Các em hãy sưu tầm các tin ngắn nói về chủ điểm du lịch, khám phá trên các báo nhi đồng hoặc thiếu niên tiền phong, sau đó tóm tắt tin tức.
-Gọi HS trình bày.Nhận xét cho điểm HS làm tốt.
Củng cố- dặn dò:GV nhận xét tiết học.-Dặn về nhà hoàn thành bài tóm tắt tin tức ,quan sát một con vật nuôi trong nhà, tranh ảnh về một con vật nuôi trong nhà mà em thích nhất để mang đến lớp
+2HS đọc thành tiếng .
+ HS nháp , cho HS lên bảng làm.
Nhận xét bổ sung
3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
+2HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của bạn.
-HS làm vào vở.
+ 2HS ngồi cùng bàn, 1 HS đọc tin tức, 1 HS đọc tóm tắt vá ngược lại..
ĐỊA LÍ (29 ) THÀNH PHỐ HUẾ 
I /Mục tiêu: - Sau bài học HS có khả năng : Chỉ vị trí của Thành phố Huế và các địa danh nổi tiếng ở thành phố huế trên lược đồ . 
- Trình bày được những đặc điểm thành phố Huế ( là cố đo, là di sản văn hoá thế giới, thành phố du lịch )
- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin . Tự hào về thành phố Huế 
II/Đồ dùng dạy học, ĐBDHMT, bản đồ Việt Nam . Trnh ảnh về thanh phố Huế.
III / Hoạt động dạy học 1- Ổn định 
2 -Bài cũ: (5’)3 HS trả lời câu hỏi bài “Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằéng Duyên Hải miền Trung” GV nhận xét, ghi điểm
3 -Bài mới : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1:(7’) Thành phố bên dòng sông Hương thơ mộng 
MT: Chỉ vị trí của Thành phố Huế và các địa danh nổi tiếng ở thành phố huế trên lược đồ 
- GV treo bản đồ Việt Nam ( lược đồ ĐBDHMT) yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi, chỉ thành phố Huế trên bản đồ và trả lời câu hỏi 
H:Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào ? 
H:Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn ?
H: Từ nơi em ở đi đến TP Huế theo hướng nào ?
-Treo lược đồ thành phố Huế , yêu cầu HS quan sát và cho biết 
H:Dòng sông nào chảy thành phố Huế ?
H:Chỉ hướng chảy của dòng sông ?
Kết luận : Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế . Người ta cũng gọi Huế là Thành phố bên dòng Hương Giang 
Hoạt động 2: (15’)Thanøh phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ 
MT: Trình bày được những đặc điểm thành phố Huế
-yêu cầu dựa vào tranh ảnh, lược đồ hiểu biết của mình kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của thành phố Huế 
-Yêu cầu HS chỉ các công trình đó trên lược đồ 
H:Các công trình này có từ bao giờ ? vào thời vua nào ? 
-Yêu cầu quan sát H1 , Lược đồ thành phố Huế và cho biết 
Nếu đi thuyền xuôi theo dòng Hương chúng ta có thể thăm những địa điểm du lịch nào của Huế ?
Đi xuôi dòng Hương Giang, còn có rất nhiều khu nhà vườn xum xuê 
-GV treo các tranh ảnh của các tranh ảnh trên bảng và giới thiệu tên các địa danh trong tranh ảnh : Những cảnh đẹp này và những khu công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm, khiến Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng 
- Yêu cầu làm việc theo nhóm : mỗi nhóm chọn một địa danh dùng tranh ảnh đã sưu tầm được ( nếu có )để giới thiệu về vẻ đẹp của địa danh đó và giới thiệ hoạt động du lịch có thể theo hướng dẫn 
Tên địa danh
Giới thiệu cảnh đẹp
Các hoạt động du lịch
Kinh Thành Huế 
Nhiều Khu nhà cổ kính nằm cạnh nhau , của Ngọ Môn cao ốc , đẹp, điện của vua đầy uy nghi , đẹp đẽ 
Khu nhà của vua chú rất đẹp , sơn son thiếp vàng 
Đi thăm quan, tìm hiểu lịch sử 
Được mặc trang phục của đức vua để thử làm vua 
Thưởng thức âm nhạc với món ăn cung đình Huế 
Sông Hương 
Dòng sông thơ mộng , nước chảy êm đềm, uốn lượn trong thành phố 
Xung quanh hai bên bờ sông là các cảnh đẹp , các nhà vườn xanh mát, tĩnh lặng
Đi thuyền trên sông Hương 
Nghe các bài dân ca Huế , ăn món ăn đặc sản 
Ngắm cảnh hai bên bờ sông , hưởng không khí trong lành , êm đềm thư giản 
Chùa Thiên Mụ 
Nằm ngang bên bờ sông Hương 
Có nhiều bậc thang lên đến khu tháp Bảo 
Thiên , có nhiều khu 
 vườn rộng không gian tĩnh lặng, trang nghiêm 
Ngắm cảnh chùa, tận hưởng không gian tĩnh lặng 
Đi chùa, lễ phật, cầu may
Lên tháp ngắm cảnh sông Hương , núi Ngự Bình, thành phố Huế từ trên cao 
Chợ Đông Ba 
Chợ có nhiều hàng hoá đặc sản của thành phố Huế, nằm bên dòng sông Hương 
Đi chợ mua hàng hoá lưu niệm . Thưởng thức món ăn 
- Yêu cầu đọc ghi nhớ SGK
-Thảo luận theo cặp đôi, chỉ cho nhau thành phố Huế trên bản đồ và lần lượt trả lời câu hỏi 
+TP Huế nằm ở tỉnh Thừa Thiên 
+TP nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn 
+Từ nơi em ở chỉ hướng đi đến Huế 
Quan sát và trả lời câu hỏi: +Sông Hương là dòng sông chảy qua thành phố Huế 
1-2 HS chỉ hướng chảy của dòng sông 
kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén..
+Các công trình có từ rất lâu : hơn 300 năm về trước , vào thời vua nhà Nguyễn 
Quan sát để trả lời câu hỏi : dọc theo dòng sông Hương có thể ngắm những cảnh đẹp : Điện Hòn Chén , Lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ , kinh thành Huế , cầu Tràng Tiền , chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ .. 
Các nhóm chọn địa danh Nhóm 1:Kinh thành Huế 
Nhóm 2: Sông Hương 
Nhóm 3: Chùa Thiên Mụ 
Nhóm 4: Chợ Đông Ba 
Hoạt động theo nhóm 4 HS
-Yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
Hs thảo luận nhóm
-HS đọc bài học
4-Củng cố – dăn dò:(3’) Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng ?
Nhận xét buổi học . Dặn HS chuẩn bị tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2011_2012_le_huu_trinh_ban_2_c.doc