Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Cúc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Cúc

Toán

 TIẾT 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000 CHIA CHO 10, 100, 1000

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 Giúp HS :

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000; và chia số tròn choc, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10,100, 1000;

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia ) với ( hoặc cho) 10; 100; 1000;

II/.CHUẨN BỊ:

 HS: VBT

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài:

 105 x 4 = 120 x3 =

 4 x 105 = 3 x 120 =

2. Bài mới:

a. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10

* GV ghi phép nhân lên bảng: 35 x 10 = ?

 - HS trao đổi về cách làm:

 Chẳng hạn: 35 x 10 = 10 x 359 ( Tính chất giao hoán của phép nhân )

 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 ( gấp 1 chục lên 35 lần )

 Vậy: 35 x 10 = 350

 - HS nhận xét và nêu : Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 ( để có 350 ). Từ đó nhận xét chung : Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó

 - HS ( TB, yếu ) nhắc lại.

* GV hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350 suy ra 350: 10 = 35

 - HS nhận xét và nêu: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó

 - HS ( TB, yếu ) nhắc lại

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy lớp 4
Năm học : 2009– 2010
Tuần 11 ( Từ ngày 26/10 đến ngày 30/10/2009 )
Thứ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
26/10
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học 
Âm nhạc
11
21
46
21
11
Nhận xét HĐ tuần 10
ông Trạng thả diêu.
Nhân với 10,100,1000...Chia cho10,100,1000...
Ba thể của nước 
ôn bài:Khăn quàng thắm mãi vai em..
Thứ ba
27/10
Chính tả
Toán 
Đạo đức
LT&C
Thể dục
11
47
11
21
21
Nhớ viết : Nếu chúng mình có phép lạ
Tính chất kết hợp của phép nhân.
Thực hành kỹ năng giữa kỳ 1
Luyện tập về động từ
Bài 21
Thứ tư
28/10
Toán 
Lịch sử
Kể chuyện 
Kĩ thuật 
Thể dục
48
11
11
11
22
Nhân với số tận cùng là chữ số 0
Nhà lý dời đô ra Thăng Long 
Bàn chân kỳ diệu.
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi kh/đột
Bài22
Thứ năm
29/10
Tập đọc
Toán
Địa lý
Tâp làm văn
Mĩ thuật
22
49
11
21
11
Có chí thì nên.
Đề –xi-mét vuông
Ôn tập
LT trao đổi ý kiến với người thân
Bài11
Thứ sáu
30/10
Toán 
LT&C
Khoa học Tập làm văn
HĐTT
50
22
22
22
11
Mét vuông
Tính từ
Mây được hình thành NTN?Mưa từ đâu ra
MB trong bài văn kể chuyện
Họp lớp
 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tập đọc:
 Tiết 21: Ông trạng thả diều
I/ . Mục ĐíCH YÊU CầU:
 1. Đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài , với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm , tính cách, sự thông minh, tính cần cù , chăm chỉ, tinh thần vựơt khó của Nguyễn Hiền.
 2. Đọc- hiểu:
- Hiểu từ: Trạng, kinh ngạc
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II./ Chuẩn bị: 
 - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ
III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra vì vừa ôn tập giữa kì.
B.Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc:
- 1 HS khá đọc toàn bài
- HS chia đoạn: 4 đoạn 
 	 Đoạn 1: Từ đầu đến để chơi
 Đoạn 2: Tiếp đến chơI diều
 Đoạn 3: Tiếp của thầy
 	Đoạn 4: còn lại
 	 -4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài ( 2 lượt )
 	 + Lượt 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS . Hướng dẫn đoc câu dài ( bảng phụ ). GV h ướng dẫn giọng đọc toàn bài.
 	 + Lượt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới, HS đọc phần chú giảI SGK. Đặt câu có từ “ kinh ngạc”.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi .
- 1 HS khá đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
 b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc to đoạn từ đầu đến chơi diều. Lớp theo dõi SGK, trả lời câu hỏi 1 SGK.
GV ghi bảng : hiểu ngay, trí nhớ lạ thường.
+ HS rút ý 1: 
+ GV chốt ý1: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh.
+ HS ( TB, yếu ) nhắc lại .
-1 HS đọc to đoạn còn lại , lớp theo dõi SGK, trả lời câu hỏi 2, 3, 4 SGK
GV ghi bảng: nhà nghèo , bỏ học, mượn vở, Trạng nguyên
+ HS rút ý 2.
+ GV chốt ý 2: Nguyễn Hiền có ý chí v ượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
+ HS ( TB, yếu ) nhắc lại.
- 1 HS khá đọc toàn bài , nêu nội dung chính của bài
- GV chốt nội dung bài:
- HS ( TB, yếu ) nhắc lại.
 c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn “ Thầy phải kinh ngạcđom đóm vào trong” (bảng phụ)
- HS luyện đọc trong nhóm. Các nhóm thi đọc
- HS bình chọn nhóm đọc đúng, đọc hay
IV/. Củng cố- dặn dò:- GV nhận xét tiết học
 - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “ Có chí thì nên”
------------------------------------------
Toán
 Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000Chia cho 10, 100, 1000 
i/ Mục ĐíCH YÊU CầU
 Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000; và chia số tròn choc, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10,100, 1000;
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia ) với ( hoặc cho) 10; 100; 1000;
II/.Chuẩn bị:
 HS: VBT
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài:
 105 x 4 = 120 x3 =
 4 x 105 = 3 x 120 =
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10
* GV ghi phép nhân lên bảng: 35 x 10 = ?
 - HS trao đổi về cách làm:
 Chẳng hạn: 35 x 10 = 10 x 359 ( Tính chất giao hoán của phép nhân )
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 ( gấp 1 chục lên 35 lần )
 Vậy: 35 x 10 = 350
 - HS nhận xét và nêu : Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 ( để có 350 ). Từ đó nhận xét chung : Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó
 - HS ( TB, yếu ) nhắc lại.
* GV hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350 suy ra 350: 10 = 35
 - HS nhận xét và nêu: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó
 - HS ( TB, yếu ) nhắc lại 
b. Tương tự , ta có:
 35 x 100 = 3500 35 x 1000 = 35000
 3500 : 100 = 35 35000 : 1000 = 35
 - HS rút ra nhận xét chung như SGK
3. Thực hành : 
Bài1a cột 1,2;câu b cột 1,2: Tính nhẩm: 
 - HS nhắc lại nhận xét trong SGK, lần lượt nêu miệng các phép tính ở bài 1
 - GV nhận xét , kết luận 
Bài2: (3 dòng đầu) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - GV hỏi HS: + 1 yến, 1 tạ, 1 tấn bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
 + Bao nhiêu ki- lô- gam bằng 1 tấn, 1tạ, 1 yến?
 - GV hướng dẫn mẫu:
 300 kg = tạ
Cách làm: Ta có 100 kg = 1tạ
 Nhẩm 300 : 100 = 3
 Vậy 300 kg = 3 tạ
 - HS tự làm các bài còn lại vào vở nháp
 - 2 HS lên bảng chữa bài
 - HS nhận xét , GV chốt kết quả đúng:
 70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
 800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
 300 tạ = 30 tấn 4000g = 400 kg
_Những câu còn lại HS nào làm xong các câu trên thì làm tiếp.
IV/. Củng cố- dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà làm BT trong VBT 
----------------------------------------------
Khoa học
 Tiết 21: Ba thể của nước 
I/. Mục ĐíCH YÊU CầU
 Sau bài học , HS biết :
- Nêu được trong tự nhiên nước tồn tại ở ba thể : rắn , lỏng , khí. 
- Làm TNvề sự chuyển thể của nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí và ngược lại
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước 
II. Chuẩn bị :
 - Chuẩn bị theo 3 nhóm : mỗi nhóm 1 chai, lọ thủy tinh để đựng nước, nến. Nước đá, khăn lau
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu tính chất của nước ? 
 - GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV liên hệ từ bài trước
 Hoạt đông1. Nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại
Bước1: Làm việc cả lớp
- HS đọc thầm câu hỏi trong SGK, quan sát hình1, 2 SGK, thảo luận nhóm đôi để nêu được ví dụ về nước ở thể lỏng.
Bước2: Tổ chức và HD làm thí nghiệm:
- Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm như hình 3 SGK theo 3 nhóm
Bước3: Báo cáo kết quả:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về sự chuyển thể của nước ( SGV ) trang 93 
 Hoạt động2. Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
Bước1: GV giao nhiệm vụ:
- HS quan sát khay nước đá thật, thảo luận theo 3 nhóm các câu hỏi cuả GV
Bước2: HS quan sát và nhận xét, báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét , GV kết luận : Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và ngược lại .
 Hoạt động3. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
Bước1: Làm việc chung:
- GV yêu cầu HS nêu 3 thể của nước, so sánh tính chất của nước ở 3 thể .
Bước2:Làm việc cá nhân
- HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước và trình bày sơ đồ trước lớp.
- GV bổ sung, hoàn thiện( nếu cần)
IV/. Củng cố – dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học
 – Dặn HS về làm BT trong VBT
------------------------------------------------------------------------
Buổi 2:Toán: ôn tập
I/. Mục ĐíCH YÊU CầU
- Củng cố về giải toán trung bình cộng.
- Cách thực hiện các phép tính cộng trừ.
- Tìm thành phần chưa biết.
II. Các hoạt động lên lớp:
1. KT bài cũ:
- KT và chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Gt bài, chép đầu bài.
HĐ 2: HD HS làm bài tập.
BT1: Đặt tính rồi tính:
 4620 - 362 65720 x 5 9956 x 3 7550 : 5
BT2: Tìm số trung bình cộng.
a) 3, 7, 11, 15, 19
b) 25, 35, 45, 55, 65
BT3:Tìm x.
x + 625 = 1000
4968 - x = 5000
BT4: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6m , chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
HĐ 3: Chấm, chữa bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò:
- Làm BT về nhà.
----------------------------------------------
Tiếng việt: ôn tập
 PM luyện từ và câu
I/. Mục ĐíCH YÊU CầU
- HS viết đúng, đẹp tên người, tên địa lý Việt Nam.
- HS trình bày sạch, đẹp.
II. Các hoạt động lên lớp:
1. KT bài cũ:
-Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì?
2. Dạy bài mới:
HĐ1: Gt bài, chép đầu bài.
HĐ 2: Dạy bài mới. HD HS làm bài tập và củng cố lại kiến thức.
BT 1: điền tên người, tên địa lý thích hợp vào chổ trống để hoàn chính tên trường em, chổ ở hiện tại của em và gia đình.
a) Tên trường.........................................
b) Chổ ở hiện tại................................
BT2: Viết hoa đúng tên 4 vị anh hùng dân tộc trong lịch sử nước ta mà em biết.
BT3: Tìm và viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam mà em biết. Trong đó:
a) Tên người có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng.
b) Tên địa lý có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng.
HĐ3: Chấm, chữa bài.
3. Cũng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại các bài đã học.
__________________________________________________
 Thứ ba ngày27 tháng 10 năm 2009
Chính tả.
Tiết 11: Nhớ viết: nếu chúng mình có phép lạ
I./ Mục ĐíCH YÊU CầU 
 1. Nhớ viết lại đúng bài chính tả, trình bàyđúng 4 khổ thơ đầu của bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” .
 2. Làm đúng BT3(viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho);làm được BT2a/b.
-HS khá giỏi làm đúng YC BT3 trong SGK(viết lại các câu).
II. Chuẩn bị :
 - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a ; 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài : 
 -GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học.
2/Bài mới:
 .Hoạt động1 Hướng dẫn HS nhớ – viết :
 - 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” trong SGK, lớp theo dõi
 - 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ trên. Lớp theo dõi SGK
 - HS lưu ý những từ dễ viết sai : chớp mắt, đáy biển, triệu . Cách trình bày từng khổ thơ
 - HS viết bài.
 - GV chấm từ 7 đến 10 bài . Nêu nhận xét chung.
 Hoạt đông2. Luyện tập : 
Bài 2a : Điền vào chỗ trống s / x ?
- HS đọc nội dung , yêu cầu BT
- HS suy nghĩ làm bài vào vở nháp
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em
- GV gắn 2 tờ phiếu ghi sẵn nội dung BT 2a lên bảng
- GV phổ biến cách chơi , luật chơi
- Các nhóm thi chơi, lớp cổ vũ .
- Lớp nhận xét ,GV chốt ... ếu đọc lại bài đã hoàn chỉnh.Chữa bài
 * Hoạt động 3 : Đặc điểm vựng trung du Bắc Bộ.
 Cách tiến hành: 
- HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi3(SGK)
- HS đại dịên nêu đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ, biện pháp bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ.Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
IV/-Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập
 --------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I-/ Mục ĐíCH YÊU CầU
 Giúp HS:
 - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung hình thức trao đổi ý kiến với người thântheo đề bài trong SGK
- Bước đầu biết đóng vai trao đổỉ tự nhiên , cố gắng đạt được mục đích đề ra.
II/- Chuẩn bị 
 - GV: Bảng phụ
 - HS: VBT TV4
III /- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, công bố điểm bài kiểm tra. 
B- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
2. Hướng dẫn HS phân tích đề:
 * Hoạt động1 . Phân tích đề bài:
- 1HS đọc đề bài.
- GV cùng HS phân tích đề bài.
 * Hoạt đông2. Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi:
Tìm đề tài trao đổi
- HS đọc yêu cầu gợi ý 1
- GV kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc trao đổi của HS.
- GV treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện. 2HS đọc.
- HS lần lượt nói nhân vật mình chọn.
 Xác định nội dung trao đổi:
- HS đọc gợi ý 2.
- 1HS giỏi làm mẫu theo gợi ý.
 Xác định hình thức trao đổi:
- HS đọc gọi ý3.1HS làm mẫu theo câu hỏi(SGK)
 * Hoạt động3. HS đóng vai thực hành trao đổi
- HS trao đổi theo nhóm đôi: chọn bạn. thống nhất dàn ý đối đáp.
- HS thực hành , đổi vai cho nhau.
 * Hoạt động4 : HS thi đóng vai trao đổi trước lớp:
- Các nhóm thi trước lớp. GV nhận xét bình chọn nhóm tốt nhất.
IV/-Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh bài 
____________________________________________________________
 Thứ 6 ngày 30 tháng 10 năm 2009.
Toán
Tiết 55: Mét vuông
I/--/ Mục ĐíCH YÊU CầU
 Giúp học sinh:
 - -Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích .
 - Biết đọc viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
 - Biết 1 m2= 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2, dm2.
II/-Chuẩn bị
 - Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 dm2.
 - Bảng phụ.
III/-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi 2HS lên bảng 200cm2= ... dm2; 2dm224cm2= ...cm2
 - GV nhận xét chung, cho điểm HS
B-Bài mới:
 Hoạtđông1-Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu trực tiếp bằng lời
 Hoạt đông2- Giới thiệu mét vuông:
 - GV giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông
 - GV chỉ vào hình vuông đã chuẩn bị ,HS quan sát hình vuông.
 - GV nói và chỉ vào bề mặt của hình vuông: “mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m .
 - GV giới thiệu HS cách đọc và viết:
+Mét vuông viết là: m2
+ Đọc là: “mét vuông”
 - HS viết vào vở nháp. 
 - HS quan sát hình, đếm số ô vuông 1dm2 để nhận biết mối quan hệ: 
1m2= 100dm2 và ngược lại.
 Hoạt động3 . Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu:
- Gọi 1HS đọc YC bài tập, 
- HS cả lớp tự làm bài vào vở BT
 - HS lên bảng chữa bài. - GV chốt kết quả đúng.
 Bài 2:cột 1 Viết số thích hợp vào chỗ chấm;
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.HS làm vào vở nháp. 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: Giải toán
 - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm vững y/ cầu bài tập
 - HS tự làm bài tập vào vở ôli.
 - Gọi 1HS lên chữa bài, HS cả lớp chú ý nhận xét. 
 - GV chốt : 
 Bài giải:
Diện tích của một viên gạch lát nềnlà:
30 x30 = 900(cm2)
diện tích căn phòng là:
900 x 200= 180 000(cm2) = 18m2
 Đáp số: 18m2
 Bài 4 (có thể làm thêm) Tính diện tích của miếng bìa có kích thước đã cho.
 - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.GV giúp HS nêu cách giải bài toán(3 cách)
 - HS chọn cách giải , tự làm bài vào vở nháp.
 - 3 HS lên bảng giải theo 3 cách khác nhau. Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
IV/- Củng cố, dặn dò
 Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT
---------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 22: Tính từ
I/--/ Mục ĐíCH YÊU CầU
 - HS hiểu thế nào là tính từ. (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ. 
	-HSkhá giỏi thực hiện được toàn bộ BT1(mục III)
II/-Chuẩn bị :
 	 - GV: Bảng phụ
 	 - HS:VBT TV
III/-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp: 3 danh từ, 3 động từ.
B-Bài mới
1- Giới thiệu bài:
 - Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học
2-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 * Hoạt đông1. Nhận xét:
Bài 1: Đọc truyện(SGK)
 - HS đọc truyện, GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới có trong bài
Bài 2: Tìm các từ trong truyện miêu tả:
a)tính tình , tư chất của cậu bé Lu -i
b) Màu sắc của sự vật
c)Hình dáng, kích thướcvà các đặc điểm khác của sự vật.
 - HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Sau thời gian quy định đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GVchốt kết quả đúng. 
Bài 3: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- HS đọc yêu cầu bài
-HS suy nghĩ trả lời miệng. 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Trong cụm từ “ đi lại vẫn nhanh nhẹn”, từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ “ đi lại”
 * Hoạt đông2: Ghi nhớ:
 - HS nêu ghi nhớ SGK
- HS đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp.
 * Hoạt động3. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm tính từ có trong đoạn văn:
- HS đọc yêu cầu . 
- HS làm bài cá nhân trong VBT.Một số HS đọc lời giải. Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả.GV chốt lời giải đúng.
Bài tập2: Viết một câu có dùng tính từ:
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở nháp.
- HS nối tiếp đọc câu văn trước lớp.GV nhận xét.
IV/.Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau
 -----------------------------------------------------
 Khoa học
Tiết22: Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra?
I/--/ Mục ĐíCH YÊU CầU
 Sau bài học, HS có thể:
 - Trình bày được mây được hình thành như thế nào
 - Giải thích được nước mưa từ đâu ra
 -Biết mây ,mưa ,là sự chuyển thể của nước.
II- Chuẩn bị 
 - GV: hình vẽ trang 46, 47- SGK.
 - HS: VBT
III-Các hoạt động dạy học
A. kiểm tra bài cũ
 - Nêu 3 thể của nước?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
Hoạt động1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
*Cách tiến hành:
Bước1:
 - Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
 - Kể lại câu chuyện “Cuộc phiêu lưu của giọt nước”SGK.
Bước2: 
 -HS trình bày trước lớp
 - HS và GV nhận xét bổ sung.
 - GV chốt: + Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên đám mây.
 + Các giọt nước trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
 Hoạt động2: Trò chơi đóngvai “Tôi là giọt nước”
*Cách tiến hành
Bước1:Tổ chức và hướng dẫn
 - GV chia lớp thành 4 nhóm. HS hội ý phân vai
Bước2: Làm việc theo nhóm
 - Chuẩn bị đóng vai.
 - Các nhóm đóng vai.
Bước3: Trình diễn và đánh giá:
 - Lần lượt các nhóm lên trình bày.Các nhóm khác nhận xét, gópý.
 - GV nhận xét, biểu dương nhóm trình bày sáng tạo đúng nội dung.
IV/- Củng cố, dặn dò 
 -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập 
 -------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 22: Mở bài trong bài văn kể chuyện
I-/ Mục ĐíCH YÊU CầU
 - HS nắm được 2 cách mở bài: trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
-Nhận biết được mở bài theo cách đã học(BT1,2 mục III)
 - Bước đầu biết viết đoạn mở bài theo cách : gián tiếp(BT3 mục III).
II/-Chuẩn bị
 - GV: Bảng phụ
 -HS: VBT TV4
III/- Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ 
 - HS thực hành trao đổi về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - GV nhận xét, đánh giá.
B-Dạy học bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiêt học.
2-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 Hoạt động1. Nhận xét:
Bài1,2:Đọc truyện “Rùa và thỏ”, tìm đoạn mở bài trong câu chuyện.
 -1 HS đọc truyện và yêu cầu SGK. Lớp theo dõi. 
 - HS đọc thầm lại, tìm đoạn mở đâù câu chuyện, trả lời. 
 - GV kết luận: “Trời mùa thu.....tập chạy”
 - HS yếu đọc laị đoạn mở đầu.
Bài3:So sánh2 cách mở bài:
 - HS đọc yêu cầu
 - HS trao đổi nhóm đôivà phát biểu: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
 - GV chốt: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
 Hoạt đông2: Ghi nhớ: 
-HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
 Hoạt động3. Luyện tập:
Bài 1: Đọc và xác định cách mở bài:
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn mở bài của truyện “Rùa và Thỏ”
 - HS trao đổi nhóm đôivà phát biểu.
Bài2: Câu chuyện sau mở bài theo cách nào?
 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài 2.
 - HS xác định phần mở đầu câu chuyện “ Hai bàn tay”. Nêu truyện mở bài theo cách nào.
 - GV chốt: Mở bài trực tiếp
Bài3:Kể lại phần mở đầu câu chuyện “Hai bàn tay” theo cách mở bài gián tiếp.
 - HS đọc yêu cầu.
 - Trao đổi theo nhóm (4 em). Đại diện nhóm đọc trước lớp.
 - Lớp và GV nhận xét.
IV- Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài vào VBT 
 HĐTT
-I/ Mục ĐíCH YÊU CầU: Giúp HS 
Biết ưu, khuyết điểm trong tuần
Kế hoạch tuần tới
Rút được kinh nghiệm
II.Hoạt động
1.ưu điểm tuần11
Chăm chỉ học tâp
Làm bài tâp đầy đủ
Thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp đề ra
 2.Khuyết điểm
 - Còn nói chuyện riêng trong lớp
 -Chưa chú ý nghe giảng
 -1số học sinh còn đi học muộn.
3.kế hoạch tuần tới
Duy trì nề nếp
Tích cực học tập.
Tập văn nghệ 2tiết mục chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.....
Chơi các trò chơi mang tính giáo dục.............
 III/Hoạt động nối tiếp : GV dặn dò
-------------------------------------------------------------
 Buổi 2: Toán 
 ÔN tập
mục tiêu: Giúp HS
Cũng cố về hàng và lớp
Chuẩn bị: GV chuẩn bị ND ôn tập
Hoat động trên lớp
GV đửâ bảng phụ có kẻ sẵn lớp có các hàng Y/C Hs hoàn thành 
GV KL
số
lớp nghìn
lớp đơn vị
h.trăm nghìn
h. chục nghìn
h. nghìn
h. trăm
h. chục
h. đơn vị
321
654000
654321
...............
2.GV cho các số 465321, 34567, 64320,789320, 38700
 ? cho biết chữ số 3 ở mỗihàng thuộc hàng nào? 
HS làm bài rồi chữa bài GV KL
Hoạt động nối tiếp: 
GV cũng cố ND bài và dặn dò
-------------------------------------------
Tập đọc
 Ôn các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến tuần 11
 HS bốc thăm phiếu đọc và trả lời câu hỏi 
 Lớp và GV nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nguyen_thi_cuc.doc