Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Phạm Thị Việt Oanh (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Phạm Thị Việt Oanh (Bản 2 cột)

I.Mục tiêu:

 Giúp HS: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,

II. Đồ dùng dạy học

Bảng con cho 30 HS, bảng phụ ghi sẵn bài thực hành.

III/ Hoạt đông dạy học.

 

doc 88 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Phạm Thị Việt Oanh (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: Thứ 2 ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU .
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III/ Hoạt đôïng dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Phát bài và nhận xét kết quả của bài làm phần phân môn đọc của học sinh.
-Nhận xét chung.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
H.Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
-Treo tranh và yêu cầu.
H.Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ?
-Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
H.Tranh minh hoạ bài học vẽ cảnh gì?
b. Hướng dẫn luyện đọc:
-Yêu cầu đọc toàn bài.
-Chia đoạn:
Đoạn 1:Vào đời  đến làm diều để chơi.
+Đoạn 2: lên sáu tuổi  đến chơi diều.
+Đoạn 3: Sau vì  đến học trò của thầy.
+Đoạn 4: Thế rồi đến nướn Nam ta.
-Yêu cầu 4 em đọc nối 4 đoạn.
-Theo dõi nhận xét và yêu cầu phát âm lại tiếng khó: Trần Nhân Tông, đom đóm, vi vút tầng mây.
-Yêu cầu đọc nối đoạn lần 2, kết hợp gải nghĩa từ:
H.Đoạn 1: Thế nào được gọi là trạng?
H.Đoạn 2: Khi học, thầy dạy chú bé có nhận xét gì về trí thông minh của cậu?
H.Thế nào làngạc nhiên ?
H.Hãy mô tả cách chơi diều?
-Hướng dẫn cách đọc:
*Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.
*Nhấn giọng ở những từ ngữ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu , ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất
-Đọc mẫu toàn bài.
c. Hướng dẫn đọc tìm hiểu bài:
H. Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
-Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và 2 để trả lời.
H.Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
-Yêu cầu đọc lớn đoạn 3 để trả lời.
H. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
-Yêu cầu đọc câu hỏi trao đổi và trả lời câu hỏi 4.
H.Câu chuyện khuyên ta điều gì?
-Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại. Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất.
d. luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu đọc nối 4 em 4 đoạn, theo dõi sửa sai.
-Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
-Treo bảng luyện đọc đoạn sau:
Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó / và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc cả hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi diều.
 Sau vì  Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai / nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay và mảnh gạch vở; còn đèn là / vỏ trứng thả đom đóm vào trong.
H. Cô đọc nhấn giọng, ngắt nhịp ở từ nào? Nhấn giọng các từ đó có ý nghĩa gì?
-Thi đọc hai em, nhận xét và tuyên dương.
H.Em nào có thể nêu ý nghĩa câu chuyện?.
-Nhận xét kết luận và ghi bảng: Ca ngợi cậu bé Nguyễn Hiền thông minh, có chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
4. Củng cố dặn dò.
H.Nêu lại ý nghĩa của bài.
H.Qua bài em học hỏi được điều gì?
-Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài: Có chí thì nên.
-Nhận xét chung tiết học.
-Nhận bài và theo dõi.
Chủ điểm: Có chí thì nên
-Cá nhân nêu.
Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội.
-Lắng nghe.
Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài.
-Cá nhân đọc toàn bài.
-Theo dõi.
-Cá nhân 4 em đọc nối 4 đoạn.
-Cá nhân phát âm lại.
-Nối đoạn 4 em và nêu giải thích từ.
-Nêu theo sgk.
-Ngạc nhiên vì thấy chú bé rất thông minh.
-Nêu sgk.
-Cá nhân nêu cách thảo diều.
-Theo dõi.
-Cá nhân đọc và trả lời.
Những chi tiết Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
-Cá nhân đọc và trả lời.
Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu. Cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vở, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
-Cá nhân đọc và trả lời.
Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
-1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
* HS phát biểu theo suy nghĩ của nhóm.
* Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài.
* Câu có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn.
* Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, vinh quang đã đạt được.
Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn
Láng nghe.
-Cá nhân đọc.
-Nhóm đọc nhau nghe.
-Theo dõi và nhận xét:
Cô nhấn giọng các từ đó thể hiện sự thông minh, chịu khó của cậu bé Nguyễn Hiền.
-Cá nhân 2 em thi đọc.
-Cá nhân nêu.
-Nêu lại ý nghĩa.
-Cá nhân nêu.
Cần chăm chỉ, siêng năng trong học tập và mọi công việc mới thành công.
.
Tiết 3: TOÁN
NHÂN VỚI 10,100,100 . CHIA CHO 10,100,1000
I.Mục tiêu:
 Giúp HS: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng con cho 30 HS, bảng phụ ghi sẵn bài thực hành.
III/ Hoạt đông dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,  
 b. Tìm hiểu bài:
 *.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
H.Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì ?
H.10 còn gọi là mấy chục ?
 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.
H. 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ?
H.35 chục là bao nhiêu ?
 -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
H.Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
H.Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 12 x 10
 78 x 10
 457 x 10
 7891 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 H.Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
H.Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ?
H.Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 ?
H.Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 70 : 10
 140 : 10
 2 170 : 10
 7 800 : 10
 *.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000,  :
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn chục cho 10
 c.Kết luận :
 H. Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
H.Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
d.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1:(cột 1,2 cả a và b)
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài vào bảng con sau đó làm nhóm đôi nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
 Bài 2:( 3 dòng đầu)
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
H.100 kg bằng bao nhiêu tạ ?
 +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 
300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS nghe.
-HS đọc phép tính.
-HS nếu: 35 x 10 = 10 x 35
-Là 1 chục.
-Bằng 35 chục.
-Là 350.
-Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
12 x 10 = 120
78 x 10 = 780
457 x 10 = 4570
7891 x 10 = 78 910
-HS suy nghĩ.
-Là thừa số còn lại.
-HS nêu 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
-Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
 70 : 10 = 7
 140 : 10 = 14
 2 170 : 10 = 217
 7 800 : 10 = 780
-Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,  chữ số 0 vào bên phải số đó.
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở bên phải số đó.
-Làm bài vào VBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc từ đầu cho đến hết.
-HS nêu: 300 kg = 3 tạ.
+100 kg = 1 tạ.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
-HS nêu tương tự như bài mẫu.
Ví dụ 5000 kg =  tấn
Ta có: 1000 kg = 1 tấn
 5000 : 1000 = 5
Vậy 5000 kg = 5 tấn
 Thứ 3 ngày 2 tháng 11 năm 2010
Tiết 1:PHỤ ĐẠO
 BỒI DƯỠNG TOÁN
I Mục tiêu: 
- Rèn về dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; trung bình cộng.
- Tạo thói quen nhận dạng toán cho HS.
II . Hoạt động dạy học:
 Giáo viên
 Học sinh
1.Bài cũ: 
H. Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
H. Nêu các bước giải dạng toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
2. Dạy bài mới:
Phần I.Khoanh tròn chữ cái đặt trước cách tính có kết quả đúng:
Bài 1: 
a. Trung bình cộng của 35 ; 45 ; 40 là:
A. (35 + 45 + 40 ) : 2 = 60
B. ( 35 + 45 + 40 ) : 3 = 40
C. (35 + 45 + 40 ) : 4 = 30
b. Trung bình cộng của 25; 75; 32; 48 là:
A. ( 25 + 75 + 32 = 48 ) : 2 = 90
 ... ết bài văn kể chuyện.
b. Tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn tìm hiểu đề:
-Yêu cầu đọc lần lượt các đề bài, bảng ghi sẵn 3 đề trong sách giáo khoa.
-Yêu cầu nêu yêu cầu từng đề.
-Lưu ý đề 1: Gạch chân các yêu cầu bài.
Đề 1: đã được nghe, được đọc, một người có tấm lòng nhân hậu.
Đề 2: bằng lời kể của chính cậu An- đrây- ca.
Đề 3: bằng lời kể của người Pháp hoặc người Hoa.
H.Nếu kể bằng lời của nhân vật ta cần xưng hô như thế nào?
- Yêu cầu tự chọn một trong 3 đề mà làm:
Hết thời gian làm bài, thu bài và nhận xét tinh thần làm bài.
4. Củng cố -dặn dò:
-Yêu cầu nêu lại các bước làm văn kể chuyện.
-Qua bài các em ôn lại được trình tự và kĩ năng làm văn kể chuyện.
-Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau trả bài văn kể chuyện.
-Nhận xét chung tiết làm bài.
-Trình bày giấy bút vở chuẩn bị lên bàn.
-Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc và nêu yêu cầu.
Chính nhân vật đó kể thì xưng hô là tôi.
-Cá nhân tự chọn đề mà làm.
-Cá nhân nêu.
.
Tiết 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
 Giúp học sinh củng cố về :
 -Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
-Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ viết BT luyện tập.
Bảng con.
III. Hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 -Gọi 4 HS lên bảng cho làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
 -Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
 -Nêu yêu cầu của tiết học rồi ghi tên lên bảng .
 b. Tìm hiểu bài:
Bài 1:
 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
 -GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình .
 -Nhận xét , cho điểm HS .
 Bài 2 :(cột 1;2)
 -Kẻ bảng số như bài tập lên bảng , yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng .
H.Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ?
H.Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
 -Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại .
 Bài 3:
 -Gọi 1 HS đọc đề bài .
 -Yêu cầu HS tự làm bài .
Cách 1: Bài giải
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là :
75 x 60 = 4500 ( lần )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là
4500 x 24 = 108 000 ( lần )
 Đáp số : 108 000 lần
 -GV nhận xét , cho điểm HS. 
Bài 4:(HSK-G)
 -Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. 
 -Chữa bài và cho điểm HS .
 Bài 5:(HSK-G)
 -Tiến hành tương tự như bài 4 
4.Củng cố- dặn dò :
 -Củng cố giờ học 
 -Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau .
-4 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét .
-HS nghe .
-Nhắc tựa.
-3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào vở .
-HS nêu cách tính .
Ví dụ :
-Dòng trên cho biết giá trị của m , dòng dưới là giá trị của biểu thức : m x 78 
-Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này , được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng .
-Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234 , vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234.
-HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
-HS đọc .
-2 HS lên bảng , HS cả lớp làm vào vở.
Cách 2: Bài giải:
24 giờ có số phút là :
60 x 24 = 1440 ( phút )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờlà:
75 x 1440 = 108 000 ( lần )
Đáp số : 108 000 lần
-1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm vào vở .
..
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá hoạt động tuần 11 :
Mọi nề nếp đều tốt .
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , đi học đúng giờ .
Thực hiện nghiêm túc mọi phong trào của trường ,lớp đề ra.
II/ Kế hoạch tuần 12:
Thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch của trường , đội đề ra.
Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém , bồi dưỡng học sinh giỏi .
Thực hiện tốt phong trao giữ vở sạch viết chữ đẹp .
..
CHIỀU:
Tiết 1: : MỸ THUẬT:
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI SINH HOẠT.
I/ MỤC TIÊU :
HS biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em học sinh 
HS biết được cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt 
HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình 
II/ CHUẨN BỊ :
 - Một sô tranh của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt 
- Một số tranh của HS về đề tài sinh hoạt gia đình 
HS : - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định 
2/ KTBC :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
- Vẽ tranh đề tài sinh hoạt
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
 - Sau khi giới thiệu bài, GV có thể chia nhóm để HS trao đổi về nội dung đề tài 
- HS xem tranh ở trang 30 SGK về đề tài sinh hoạt : học tập, lao động 
+ Các bức tranh này vẽ đề tài gì ?
+ Em thích bức nào nhất ?
 -GV tóm tắt và bổ sung, 
- GV yêu cầu HS chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý cách vẽ tranh 
Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau. Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động. Vẽ màu tươi sáng, có đậm có nhạt 
Hoạt động 3: Thực hành
 - GV quan sát lớp gợi ý cách vẽ hình và vẽ màu 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
 - GV cùng HS lựa cọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo từng nhóm đề tài.
- HS nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí :
+ Sắp xếp hình ảnh, hình ảnh, màu sắc, theo ý thích của mình. 
4. Dặn dò :
 Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước.
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp.
- HS lắng nghe 
HS trao đổi 
HS quan sát tranh trong SGK 
HS trả lời
HS lắng nghe 
HS chọn đề tài để vẽ tranh 
HS vẽ tranh 
- HS làm bài 
- HS chú ý tiếp thu 
- HS lựa chọn tranh 
HS tự xếp loại theo các tiêu chí 
HS tiến hành sưu tầm 
THỂ DỤC HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY
TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT ”
I. MỤC TIÊU : -Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu HS tham gia chơi. 
 -Học động tác thăng bằng . HS nắm được kĩ thuật động tác, thực hiện tương đối đúng. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 - 2 còi. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: 
 +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản:
 a) Trò chơi : “Mèo đuổi chuột”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích lại cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
 -Cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật.
 b) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học 
 Xen kẽ giữa các lần tập GV nhận xét. 
 +GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
 +Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 * Học động tác nhảy:
-GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS 
-GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. 
 * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. 
 -GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vừa học. 
3. Phần kết thúc: 
 -Thực hiện tập các động tác thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 phút
18 – 22 phút
5 – 6 phút
1 lần 
12 – 14 phút
2 lần mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp 
4 – 6 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-HS đứng theo đội hình vòng tròn. 
5GV
==========
==========
==========
==========
 5GV
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
T4
5GV
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
 -HS hô “khỏe”
Tiết 4:LUYỆN TOÁN
........................................................................................
Tiết 3:LUYỆN TOÁN
 ÔN TẬP
I Mục tiêu: 
- Rèn cho HS cách nhân với số có một chữ số, vận dụng kiến thức đó để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Tạo thói quen nhân nhẩm với 10, 100, 1000chia cho 10, 100, 1000
- HS có ý thức vận dụng kiến thức để giải toán.
II. Hoạt động dạy học: 
 Giáo viên
 Học sinh
1.Bài cũ: H. Nêu các tính chất cơ bản của phép nhân?
2. Dạy bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi t ính:
 123321 x 5 210315 x 7
 106230 x 6 114314 x 9
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
150627 x 25 x 4
135786 x 50 x 2
76503 x 7 + 76503 x 3
98065 : 400 : 4 
Bài 3: Một người mua 2 hộp kẹo, mỗi hộp chứa 4 túi kẹo, mỗi túi chứa 125g kẹo. Hỏi người đó mua mấy ki-lô-gam kẹo? ( giải bằng hai cách)
Bài 4: Một người mua 2 loại mì sợi. Mua 40 gói, mỗi gói75g mì sợi và 50 gói, mỗi gói 80g mì sợi. Hỏi người đó mua tất cả bao nhiêu ki-lô-gam mì sợi?
3. Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của đề, nêu cách làm rồi làm bài vào vở,lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định yêu cầu của đề, nêu cách làm rồi làm bài vào vở, một HS lên bảng làm, lớp nhận xét, bổ sung.
 ÔN TẬP
I Mục tiêu: 
- Rèn cho HS cách đổi đơn vị đo diện tích đã học ở dạng tương đối phức tạp.
- Tạo thói quen áp dụng mối quan hệ trong đơn vị đo diện tích để làm bài.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đó để giải toán.
II. Hoạt động dạy học:
 Giáo viên
 Học sinh
1. Bài cũ: H. Nêu mỗi quan hệ giữa m2; dm2; cm2?
2.Dạy bài mới:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 2dm2 = .cm2 10 dm2 = cm2
 12 dm2 = cm2 120dm2 = cm2
 3 m2 = dm2 10 m2 =cm2
 13 m2 = dm2 130 m2 = ..dm2
b. 300 cm2 = ..dm 2 56000cm2=dm2 
 70000 cm2 =m2 200 dm2 =.m2 
3400 dm2 = m2 90000 dm2 =m2 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
2 dm2 35 cm2 =.cm2 
2 dm2 30 cm2 = cm2 
 2 dm2 3 cm2 = cm2 
432 cm2 = dm2 cm2 
430 cm2 = dm2 cm2 
403 cm2 = dm2 cm2 
12 m2 34 dm2 = dm2 
12 m2 30 dm2 = dm2 
12 m2 3 dm2 = .dm2 
5678 dm2 = m2 dm2 
5670 dm2 = m2 dm2 
5607 dm2 = m2 dm2 
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
3570 : 10 =
350700 : 100 =
3570000 : 1000 =.
2005000 : 1000 = 
3. Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài. 
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm miệng.
- Lớp nhận xét.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_pham_thi_viet_oanh_ban_2_cot.doc