I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
-Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
Làm các BT 1.a, 2.a
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11 THỨ/NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI HỌC Thứ hai 26/10/09 TĐ T Đ Đ LS 21 51 11 11 Oâng Trạng thả diều Nhân nhẩm với 10; 100; 1000; Chia cjo 10; 100; Oân tập và thực hành kĩ năng giữa kì I Nhà Lý dời đô ra Thăng Long Thứ ba 27/10/09 LTVC T KH TD KC 21 52 21 11 Luyện tập về động từ Tính chất kết hợp của phép nhân. Ba thể của nước. GV chuyên dạy Bàn chân kì diệu Thứ tư 28/10/09 TĐ T KT TD ĐL 22 53 11 11 Có chí thì nên Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi (T2) GV chuyên dạy Oân tập Thứ năm 29/10/09 CT T KH TLV MT 11 54 22 21 Nhớ-Viết: Nếu chúng mình có phép lạ Đề-xi-mét vuộng Mây được hình thành Luyện tập trao đổi ý kiến.. GV chuyên dạy Thứ sáu 30/10/09 LTVC T ÂN TLV SHTT 22 55 22 Tính từ Mét vuông GV chuyên dạy Mở bài trong bài văn kể chuyện Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009 ( Nghỉ-Dạy thay) Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009 Luyện từ và câu: Tiết 21: Luyện tập về động từ I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU -Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). -Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT (1,2,3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết nội dung BT1 III. LÊN LỚP Hoạt động GV Hoạt động học HĐBT A.KTBC (5’) -Nhận xét bài kiểm tra giữa kì 1 B.BÀI MỚI 1.Giới thiệu bài (1’) 2.HD làm Bài tập: Bài Tập1 ( 10’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao việc: Theo nội dung bài. - Cho HS làm bài: GV viết sẵn 2 câu căn lên bảng lớp. - Cho HS nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. * Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. -> Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần. * Rặng đào đã trút hết lá. -> Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó cho biết sự việc được hoàn thành rồi. Bài Tập2 ( 11’) a/ - Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc câu a. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.: chữ cần điền đã b/ Cách tiến hành như câu a. Lời giải đúng: Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa, mùa na sắp tàn. Bài tập3 (11’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc truyện vui Đãng trí. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Thay đã làm việc bằng đang làm việc. Người phục vụ đang bước vàồbỏ đang sẽ đọc gìàbỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang 3.Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2,3. - Kể lại truyện vui Đãng trí cho người thân nghe - 1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -2 HS lên làm bài trên bảng lớp. - HS còn lại làm vào giấy nháp. - Lớp nhận xét. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. - HS còn lại làm vào giấy nháp. - HS trình bày kết quả bài làm. - Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài vào giấy theo nhóm đôi -Vài HS trình bày. -Lớp nhận xét. -Dành cho HS yếu -Dành cho HS khá, giỏi ----------------**********--------------- Toán Tiết 52: Tính chất kết hợp của phép nhân I.MỤC TIÊU: -Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. -Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. Làm các BT 1.a, 2.a II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HTĐB A.. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại qui tắc nhân , chia với số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. - Nhận xét và ghi điểm. B. Bài mới: 1.Giới thiệu: Nêu YC cần đạt của tiết học. 2Các hạt động: Hoạt Động 1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân. a)So sánh giá trị của các biểu thức: - Viết bảng biểu thức: (2 x3) x4 và 2 x( 3 x4). - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. b) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: - Treo bảng bảng số như SGK/60. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức trong bảng. - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức với nhau. - Vậy giá trị của biểu thức ( a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c )? - Ta có thể viết: ( a x b) x c = a x ( b x c). - GV: vừa chỉ bảng vừa nêu: * (a xb) được gọi là một tích hai thừa số, biểu thức (axb) x c có dạng là một tích hai thừa số nhân với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. Kết luận: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba: a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c). Hoạt Động 3: Luyện tập Bài1.a) -GV nêu yêu cầu BT, HD cho Hs làm BT. -Nhận xét , chốt KQ. C1: (4 x 5) x 3 C2: 4 x (5 x 3) = 20 x 3 =60 = 4 x 15 = 60 C1: (3 x 5) x 6 C2: 3 x (5 x 6) = 15 x 6 = 90 = 3 x 30 =90 Bài2.a) -GV hướng dẫn HS tính bằng cách thuận tiện nhất -GV chấm và chữa bài. 13 x (5 x 2) (5 x 2) x 34 13 x 10 = 130 = 10 x 34 = 340 3. Hoạt Động Nối Tiếp: - Học thuộc tính chất kết hợp của phép nhân. - Nhận xét tiết dạy. -HD tiết sau: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - 1 HS. - Lắng nghe. - Tính và so sánh. - 3 HS lên bảng thực hiện. - Đọc lại qui tắc. - Lần lượt 2HS lên bảng làm bài, mỗi em một cách. (V. Thuyền , O. Thuyền , Hùng, Quỳnh) -2HS khá, giỏi lên bảng. Cả lớp làm vào vở. 4HS yếu làm BT ----------------**********--------------- Khoa học Tiết 21: Ba thể của nước I.MỤC TIÊU: -Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn. -Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 44, 45 SGK. HS chuẩn bị theo nhóm : - Chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trong để đựng nước. - Nguồn nhiệt (nến, bếp dầu hoặc đèn cồn), ống nghiệm. - Đá lạnh III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động GV Hoạt động học HĐBT A.KTBC (4’) B.BÀI MỚI: a)giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động: Hoạt động 1 : TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG NƯỚC TỪ THỂ LỎNG CHUYỂN THÀNH THỂ KHÍ VÀ NGƯỢC LẠI *Mục tiêu: -Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng thành và thể khí. -Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. *Tiến hành: Bước 1 : -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: Nêu một số ví dụ vềâ nước ở thể lỏng? -GV đặt vấn đề: Nước còn tồn tại ở những thể nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu điều đó. -GV dùng khăn ướt lau bảng rồi yêu cầu 1 HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét. -GV nêu vấn đề: Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô đi, thì nước trên mặt bảng đó đã biến đi đâu? - Để trả lời câu hỏi trên, GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK. Bước 2 : -GV yêu cầu các nhóm đem đồ dùng đã chuẩn bị ra làm thí nghiệm. -GV yêu cầu HS ghi lại hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm. -GV gọi đại diện trình bày. -GV yêu cầu HS sử dụng những hiểu biết vừa thu được qua thí nghiệm để giải thích : Tại sao khăn ướt lau mặt bảng, sau mặt bảng khô. Vậy nước trên mặt bảng biến đi đâu? Kết luận: Như trang 94 SGV. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG NƯỚC TỪ THỂ LỎNG CHUYỂN THÀNH THỂ RẮN VÀ NGƯỢC LẠI Mục tiêu: - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành và thể rắn và ngược lại. -Nêu ví dụ về nước ở thể rắn. Cách tiến hành : -GV hỏi: Khi ta đặt khay nước vào tủ lạnh, hiện tượng gì xảy ra đối với khay nước ấy? -GV giới thiệu: Hiện tượng đó gọi là hiện tượng chuyển thể của nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn (đong đặc) -GV cho HS quan sát khay đá để ngoài, phát hiện điều gì xảy ra với khay đá đó. Kết luận: -Khi để nước đủ lâu ở chỗ có nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C ta có nước ở thể rắn (hiện tượng này gọi là sự đong đặc). Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. -Nước đá bắt dầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 0oC (hiện tượng này gọi là sự nóng chảy) Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước *Mục tiêu: -Vẽ và trình bày sự chuyển thể của nước. *Tiến hành: -GV đưa ra sơ đồ trống, yêu cầu các nhóm điền vào chỗ trống *HS YẾU LUYỆN VIẾT, ĐỌC T.VIỆT: thể lỏng,thể khí ,thể rắn, sự nóng chảy, sự đong đặc, sự bay hơi, sự chuyển thể, C.Củng cố-Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Hd tiết sau:Mây được hình thành như thế nào?..... -HS liên hệ trả lời: Nước mưa, nước sông, nước biển, nước giếng -1 HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét. -Nghe GV hướng dẫn. -HS làm việc theo nhóm và thảo luận những gì các em đã quan sát được qua thí nghiệm. -HS liên hệ, trả lời: Nước đã đong thành đá -HS quan sát và nhận xét. -HS lắng nghe. ----------------**********--------------- Thể dục Giáo viên chuyên dạy ----------------**********--------------- Kể chuyện Tiết 11: Bàn chân kì diệu I.MỤC TIÊU: -Nghe, quan sát tranh để kể lại từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu ( do GV kể). -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vương lên trong học tập và rèn luyện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các tranh minh họa truyện trong SGK phóng to . III. LÊN LỚP: Hoạt động GV Hoạt động học HĐBT A.KTBC (4’) B.BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài 1’ - Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gướng sáng về nghị lực vượt khó ở nước ta. Mặc dù bị liệt cả hai tay nhưng bằng ý chí vươn lên, Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được điều mình mơ ước. Hôm nay các em sẽ biết được nghị lực vươn lên của ... I. 1 III. LÊN LỚP: Hoạt động GV Hoạt động học HĐBT A. Kiểm tra bài cũ (4’) B.Bài mới (30’) 1.Giới thiệu bài (1’) 2.Phần Nhận xét: Bài tập1: -Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc truyện Cậu học sinh ở Ác-boa.Khi đọc,các em cần chú ý đến những từ ngữ miêu tả tính tình,tư chất của cậu bé Lu-I,những từ ngữ miêu tả màu sắc của sự vật -Cho HS đọc bài. Bài Tập2 (7’) - Cho HS đọc yêu cầu BT2. - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các từ trong truyện trên những từ ngữ miêu tả tính tình,tư chất của Lu-I,miêu tả màu sắc,hình dáng,kích thước của các sự vật. - Cho HS làm bài.GV phát giấy cho một số HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả làm bài. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. a/ Chăm Chỉ, Giỏi b/ Những chiếc cầu: trắng phau - Mái tóc của thầy Rơ-nê: màu xám c/ Hình dáng,kích thước - Thị trấn: nhỏ - Vườn nho: con con - Những ngôi nhà: nhỏ bé,cổ kính - Dòng sông: hiền hoà - Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo BT3( 4’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - GV giao việc: Các em phải chỉ ra được trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹ,từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - Cho HS làm bài: GV phát cho 3 HS 3 tờ giấy để HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. 3.Ghi nhớ 5’ Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ. Cho HS nêu ví dụ. 4.Phần luyện tập BT1 (5’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: BT chọn một trong hai đoạn văn,các em tìm tính từ có trong đoạn văn đó. - Cho HS làm bài.GV dán lên bảng đoạn văn đã được viết sẵn. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. a/Các tính từ là: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. b/Các tính từ là: quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. BT2( 4’) -Cho HS đọc yêu cầu BT. -Cho HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét + khẳng định những câu HS đặt đúng, hay. 5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ của bài. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS đọc thầm truyện. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS làm bài. -3 HS làm bài vào giấy. -3 HS làm bài vào giấy lên dán kết quả trên bảng lớp. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - 3 HS làm bài vào giấy, HS còn lại làm vào giấy nháp. - Lớp nhận xét. -3 HS đọc phần nội dung cần ghi nhớ. -HS nêu 2 VD để giải thích nội dung cần ghi nhớ. -1 HS đọc. -HS đọc 2 đoạn văn + làm bài. -HS lên bảng làm trên giấy. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS chọn đặt câu theo yêu cầu của ý a hoặc ý b. -HS lần lượt đọc kết quả. -Lớp nhận xét. HS yếu đọc ----------------**********--------------- Toán Tiết 45 Mét vuông MỤC TIÊU: Giúp HS: -Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích -Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. -Biết 1m2 = 100dm2 và ngựoc lại. -Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 đến cm2, dm2, m2. Làm các BT 1-2 cột1-3 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV và HS chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1dm2 (bằng bìa hoặc nhựa). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HT ĐB 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cho những kiến thức của bài học trước. - Nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nêu YC cần đạt của tiết học. Hoạt Động 1: Giới thiệu m2. - Giới thiệu: cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông. - Yêu cầu HS lấy hình vuông đã chuẩn bị để quan sát. GV nói: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. -Mét vuông viết tắt là: m2; 1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2 - Yêu cầu HS đọc và viết vào vở nháp. Hoạt Động 3: Luyện tập. Bài1-2: GV nêu yêu cầu, HD cho Hs làm bài Bài 3:-HD phân tích đề, giải. -Nhận xét, chốt KQ: Diện tích của 1 viên gạch là 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng (diện tích tổng số viên gạch) là: 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 m2 Đáp số: 18 m2 -Bài 4: yêu cầu HS giải 2 cách. (gợi ý cho HS khá, giỏi làm bài) - 2 HS. - lắng nghe. - Lấy hình vuông đã chuẩn bị để quan sát. - Đọc và viết lại vào vở nháp. -Vài HS yếu lên bảng làm bài. -1HS lên bảng, cả lớp làm vở. - Giải theo 2 cách. Cách 1: Diện tích của hình chữ nhật 1 là: 4 x 3 = 13(cm2) Diện tích của hình chữ nhật 2 là: 6 x 3 = 18(cm2) Diện tích của hình chữ nhật 3 là: 15 x (5 – 3) =30(cm2) Diện tích của hình đã cho là: 12 + 18 +30 = 60(cm2) Đáp số: 60cm2 Cách 2: Diện tích của hình 1 là: 5 x 4 = 20(cm2) Diện tích của hình 2 là: (15 – 4 – 6) x (5 – 3) = 10( cm2) Diện tích của hình 3 là: 6 x 5 = 30 (cm2) Diện tích hình đã cho là: 20 + 10 + 30 = 60(cm2) Đáp số: 60cm2 3. Hoạt động nối tiếp: - Xem lại các bài tập đã làm. - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiết sau ----------------**********--------------- Tập làm văn Tiết 22 Mở bài trong bài văn kể chuyện I. MỤC TIÊU: -Biết được hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ). -Nhận biết được mở bài theo cách dã học (BT1-2 mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp BT3,mục III. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to hoặc bảng phụ. III. LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HTĐB A.KTBC 4’ Kiểm tra 2 HS. GV nhận xét + cho điểm. -2 HS trao đổi với nhau về một người có nghị lực,có ý chí vươn lên trong cuộc sống. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài (1’) - Mở bài đóng một vài trò quan trọng khi làm bài văn.Làm thế nào để có được một mở bài hay.Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em biết viết mở bài theo hai cách trực tiếp và gián tiếp khi làm một bài văn kể chuyện. 2.Phần nhận xét Bài tập1-2: Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2. GV giao việc: Các em đọc truyện Rùa và thỏ và tìm mở bài trong truyện trên. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Đoạn mở bài trong truyện là: Trời mùa mát mẻ.Trên bờ sông, một con rùa đang tập chạy. -2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu ,lớp lắng nghe. -HS tìm đoạn mở bài. -Một vài HS phát biểu. -Lớp nhận xét. BT3 Khoảng 4’ Cho HS đọc yêu cầu của BT3. GV giao việc. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại: cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuỵen khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS đọc thầm lại mở bài và tìm lời giải đáp câu hỏi. -Một vài HS trình bày ý kiến của mình. -Lớp nhận xét. 2.Ghi nhớ 3’ Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ. GV: Các em nhớ học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ. -3, 4 hs đọc ghi nhớ trong SGK. 3.Phần luyện tập (15’) Bài tập1 Cho HS đọc yêu cầu của BT1. GV giao việc. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Cách a: Mở bài trực tiếp. Cách b,c,d: Mở bài gián tiếp. GV cho HS kể phần mở đầu theo 2 cách. GV nhận xét. -1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm(hoặc - -- HS đọc nối tiếp 4 cách mở bài) -HS làm bài cá nhân. -Một số HS trình bày. -Lớp nhận xét. -1 HS kể theo cách mở bài trực tiếp(cách a). -1 HS kể theo cách mở bài gián tiếp(b, c hoặc d). Bài tập2 4’ Cho HS đọc yêu cầu BT2. GV giao việc. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc của câu chuyện. -Lớp đọc thầm bài Hai bàn tay. -HS suy nghĩ,tìm câu trả lời. -HS lần lượt phát biểu. -Lớp nhận xét. Bai tập3 Khoảng 7’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - GV giao việc: Các em mở bài theo cách gián tiếp bằng lời nói của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét + khen những HS biết mở bài gián tiếp và mở bài hay. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -HS lần lượt đọc đoạn mở bài của mình. -Lớp nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh mở bài, viết lại vào vở. ----------------**********--------------- Sinh hoạt hoạt tập thể I.MỤC TIÊU: -Giúp HS tự quản lớp học, báo cáo sơ kết các hoạt động của lớp. -Kể một số câu chuyện theo chủ điểm Ở SGK “Có chí thì nên” -Nắm bắt kế hoạch tuần 12 II.Tiến hành: A.Sinh hoạt lớp: 1.Tổ chức: Lớp trưởng điều khiển -Cho lớp hát tập thể -Giới thiệu lí do. 2.Báo cáo sơ kết các hoạt động: a.Lớp phó học tập báo cáo KQ học tập của lớp -Nêu ưu điểm-khuyết điểm. b.Lớp phó văn boá cáo tình hình nề nếp tác phong của lớp. 3.Nhận xét của GVCN lớp: -Nêu ưu điểm, khuyết điểm -Tuyên dương những em có thành tích xuất sắc. -Nhắc nhở những em chưa cố gắn học tập, chưa nghiêm túc thực hiện nề nếp tốt. 4.Kế hoạt tuần 12: -Tiếp tục củng cố bảng nhân chia -Chuẩn bị các bài học tuần 12 -Lao đọng vệ sinh. B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: -GV nêu chủ điểm SGK “Có chí thì nên” -GV nêu một số câu chuyện theo chủ điểm và kể. -GV nêu tên người có tinh thần vượt để giáo dục HS. -Cho vài HS đọc lại các câu tục ngữ bài “có chí thì nên” -Nhận xét tinh thần tham gia tiết sinh hoạt này.
Tài liệu đính kèm: