Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trương Thị Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trương Thị Minh

CHIA CHO 10,100,1000,

I/MỤC TIÊU:

 -Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10,100,1000

 Và chia số tròn chục,tròn trăm cho 10,100,1000,

*Biết nhân số có 2 chữ số với 10,100

 II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trương Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11
THỨ HAI
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Kĩ thuật
Ông trạng thả diều
Nhân với 10,100,1000chia cho 10,100,1000
Hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ
khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
THỨ BA
Toán
Tập làm văn
Khoa
Địa
Tính chất kết hợp của phép nhân
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Ba thể của nước
Ôn tập
THỨ TƯ
Tập đọc
Toán
Luyện từ và câu
Sử
Có chí thì nên
Nhân với số có tận cùng là chữ số o
Luyện tập về động từ
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
THỨ NĂM
Toán
Chính tả
Kể chuyện
Khoa
Đề -xi –mét –vuông
(Nhớ viết )Nếu chúng mình có phép lạ
Bàn chân kì diệu
Mây được hình thành như thế nào ?Mưa từ đâu ra?
THỨ SÁU
Tập làm văn
Toán
Luyện từ và câu
Mở bài trong bài văn kể chuyện
Mét vuông
Tính từ
Thứ 2 ngày tháng 11 năm 2009
Tập đọc: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU 
I/MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn và lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ,cảm hứng ca ngợi 
 -Hiểu ý nghĩa của câu chuyện :Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đổ trạng nguyên khi mới 13tuổi
 -Giáo dục hs học tập tính cần cù, chăm chỉ trong học tập 
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh minh hoạ như sách giáo khoa phóng to 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
N
A/Kiểm tra bài cũ : (3’)
 *GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 
B/Dạy bài mới: (30’)
 1)Giới thiệu:
 -Giáo viên giới thiệu chủ điểm và bài học
 2) Bài mới:
 a)Luyện đọc:
-Gv phân đoạn:
 *Đoạn 1: Từ đầu .đẻ chơi 
 *Đoạn 2: Tiếp theochơi diều 
 *Đoạn 3: Tiếp theocủa thầy 
 *Đoạn 4: Phần còn lại 
Gv kết hợp sửa lỗi phát âm ,cách đọc câu văn dài 
-Giúp hs hiểu nghĩa từ khó 
-GV đọc mẫu: giọng kể rõ ràng,chậm rãi ,nhấn giọng những từ ngữ nói về tính cách ,sự thong minh,,tính cần cù chăm chỉ ,tinh thần vượt khó 
 b)Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1&2 hs đọc thầm trả lời 
+Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
*Đoạn 3&4HS đọc thành tiếng trả lời 
+Nguyễn Hiền chăm học và chịu khó ntn?
+Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “ông trạng thả diều”?
*Câu hỏi 4 sgk hs thảo luận nhóm trả lời 
+Tục ngữ hoặc thànhngữ nàodưới đâynói đúng ý nghĩa của cau chuỵên trên?
 a.Tuổi trẻ tài cao 
 b.Có chí thì nên 
 c.Công thành danh toại 
 +Nội dung của câu chuyện nói lên điều gì ?
 c)HDHSđọc diễn cảm 
 -GV nêu cách đọc và đọc mẫu 
 -GV treo bảng phụ -hdhs luyện đọc đoạn “Thầyphải vào trong”
-GV nhận xét ghi điểm
 3)Củng cố dặn dò: (2’)
+Truyện giúp em hiểu được điều gì ?
+Em học được điều gì ở Nguyễn Hiền ?
-Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị 
-1hs đọc toàn bài 
-4hs đọc nối tiếp đoạn (2-3 lượt)
-Từ khó sgk
HS luyện đọc theo nhóm 4
-Học đến đâu hiểu ngayđến đó,trí nhớ lạ thường,có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thời giờ chơi diều 
-Nhà nghèo phải chăn trâu –đêm đến đợi bạn học xong mượn sách vởvề học ,lúc chăn trâu tranh thủ đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.Sách là lưng trâu,nền cát,bút là ngón tay,mảnh gạch vở.Đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong ,làm bài vào lá chuối khô xin thầy chấm hộ 
-Vì ông đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi còn là chú bé hôm chơi diều 
-Nguyễn Hiền “Tuổi trẻ tài cao”Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện 
-Câu chuyện ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đổ Trạng nguyên lúc mới 13 tuổi 
-4hs đọc lại toàn bài 
-Hs luyện đọc theo nhóm đôi 
-Thi đọc diễn cảm trước lớp
đọc từ khó:
kinh ngạc,
đom đóm, khoa thi,
lắng nghe và nhắc lại ý trả lời của bạn 
Đọc 2 đoạn đầu của bài 
Toán: NHÂN VỚI 10,100,1000,
CHIA CHO 10,100,1000,
I/MỤC TIÊU:
 -Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10,100,1000
 Và chia số tròn chục,tròn trămcho 10,100,1000,
*Biết nhân số có 2 chữ số với 10,100
 II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
N
A/Kiểm tra bài cũ : (4’)
*Gọi 2hs giải bài tập 2/58
B/Dạy bài mới : (29’)
 1)HDHSnhân một số tự nhiên với 10,hoặc chia số tròn chục cho 10
 -GV ghi bảng 
+Vận dụng tính chất giaohoán,
Hãy viết phép nhân này bằng phép nhân khác nhưng giá trị không đổi ?
+10 hay còn gọi là bao nhiêu ?
+1 chục nhân với 35 =?
+35 chục là bằng mấy ?
+Em hãy nhận xét thừa số 35với tích 350 khác nhau chỗ nào 
+Vậy khi nhân 35 với 10ta chỉ việc làm gì ?
-GV nêu ví dụ yêu cầu hs tính 
+Vậy khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm thế nào ?
*Ngược lại 350 : 10 = ?
+Khi chia số tròn chục cho 10 ta làm thế nào ?
 2)GV hdhs nhân,chia stn với 100,1000,..
 -GV hd tương tự với trường hợp nhân với 100,1000chia cho 100,1000
-Gvghi bảng yêu cầu hs tính 
+Vậy khi nhân số tự nhiên với 10,100,1000,  ta chỉ việc làm gì ?
+Khi chia số tròn chục cho 10,100,1000,ta làm thế nào?
 3) Thực hành:
*bài1: Hs giải miệng 
+Nhắc lại cách nhân và chia 
*bài2:GV hd mẫu 
+1tạ = ?kg 
+100kg = ?kg
+300kg = ?kg
+Vậy từ đơn vị nhỏ đổi sang đơn vị lớn ta thực hiện phép tính gì?
 -HDHS làmm các bài còn lại vào vở
 C/Củng cố -dặn dò:(2’)
+Nhắc lại cách nhân ( chia ) số tự nhiên với 10,100,1000,
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
-Nhận xét giờ học 
-3hs lên bảng giải 
 a) 35 x 10
35 x 10 =10 x 35 =?
.1chục
.1chục x 35 = 35 chục 
 35 chục =350
 -Khác nhau ở chữ số 0
 -Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số 35
.25 x 10 = ?
*khi nhânmột số tựnhiên
với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó 
-350 : 10 = 35
*Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó 
 b)35 x 100 =3500
 3500 : 100 = 35
 c)35 x1000 = 35000
 35000 : 1000 = 35
*Khi nhân số tự nhiên với 10,100,1000,ta chỉ việc viết thêm một,hai,ba,chữ số0vào bên phải số đó 
*Khi chia số tròn chục,
tròn trăm,tròn nghìn,
ta chỉ việc bỏ bớt đi một,hai,ba,chữ số 0 ở bên phải số đó 
*a)18 x10 =180
18 x100 =1800
18 x1000 =18000
*b)9000: 10 =900
9000 : 100 =90
9000 : 1000 =9
..
Ví dụ:
300kg =3 tạ
Ta có:100kg =1 tạ 
nhẩm 300 : 100 =3
Vậy 300kg =3 tạ 
lắng nghe
Tính:
12x10
30x10
42x10
21x10
Đạo đức: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (Tiết 1)
I/MỤC TIÊU:Học xong bài này hs cókhả năng :
 -Hiểu công lao sinh thành của ông bà ,cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà,cha mẹ 
 -Biết thể hiện những hành vi,những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống 
 -Kính yêu ông bà, cha mẹ
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Sách đạo đức và bài học con chim non 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
N
A/kiểm tra bài cũ : (4’)
+Tiết kiệm thời giờ là làm gì ?
+Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
B/Dạy bài mới : (29’)
*Hoạt động 1:khởi động 
+Bài hát nói về điều gì ?
+Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu che chở của cha mẹ đối với mình?
--GV giới thiệu ghi đề 
*Hoạt động 2:Gv tổ chức cho hs làm việc cả lớp 
+Kể cho cả lớp nghe câu chuyện Phần thưởng 
-Yêu câù hs làm việc theo nhóm 
.Nhóm 1:Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện 
.Nhóm 2:Theo em bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng ?
.Nhóm 3:Chúng ta phải đối xử với ông bà ,cha mẹ ntn?vì sao?
-
 -GV rút ra bài học 
*Hoạt động 3: Thế nào là hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ
 -GV treo bảng phụ ghi 5 tình huống của bài tập 1
-Cho hs thảo luận nhóm 4 bàn bạc xem cách ứng xử của bạn nhỏ trong tình huống đó là đúng hay sai 
+Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ ?
-GVkết luận :Hiếu thảo với ong bà cha mẹ là biết quan tâm tới sức khoẻ ,niềm vui,công viêc của ông bà cha mẹ.Làm việc giúp ông bà cha mẹ ,chăm sóc ông bà ,cha mẹ 
*Hoạt động 4:Thảo luận nhóm đôi bài tập 2(SGK)
+Quan sát tranh và đặt tên cho tranh
+Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ?Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà bố mẹ ,chuyện gì sẽ xảy ra 
*Gọi 2hs đọc ghi nhớ
C/Củng có -dặn dò:(2’)
 -GV liên hệ giáo dục 
 -về nhà chuẩn bị bài tập 5,6SGK-học ghi nhớ
-lớp hát bài Con chim non 
Hs làm việc theo nhóm trả lời 3 câu hỏi 
-Bạn Hưng rất yêu quý bà ,biết quan tâm chăm sóc bà 
-Bà bạn Hưng sẽ rất vui 
-Với ông bà ,cha mẹ ,chúng ta phải kính trộng ,quan tâm chăm sóc ,hiếu thảo .Vì ông bà cha mẹ là người sinh ra mình ,nuôi nấng và yêu thương chúng ta 
*Bài học: SGK/18
-Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống
*TH1:Sai –vì Sinh đãkhông biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đòi đi chơi 
*TH2:Đúng 
*TH3:Sai –vì bố đang mệt,Hoàng không nên đòi bố quà 
*TH4:Đúng 
*TH5:Đúng 
-Hiếu thảo với ong bà cha mẹ là quan tâm tới ông bà cha mẹ ,chăm sóc lúc ông bà bị mệt ,ốm .Làm giúp ông bà cha mẹ những công việcphù hợp 
-HS thảo luận nhóm đôi đặt tên cho các bức *Tranh1:Cậu bé chưa ngoan-Vì cậu bé chưa tôn trọng và quan tam tới bố mẹ 
*Tranh2:Một tấm gương tốt 
-Cô bé rất ngoan biết chăm sóc bà khi bà ốm .Việc làm của cô bé là đáng cho chúng ta học tập 
 -HS trả lời 
Lắng nghe và nhắc lại ý trả lời của bạn 
Kỹ thuật: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
I/MỤC TIÊU:
 -Hs biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau 
 -Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mauđúng quy trình và đúng kỹ thuật 
 -HS yêu thích sản phẩm mình làm được 
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Chuẩn bị dụng cụ như tiết 1
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
N
A/Kiểm tra bài cũ: (2’)
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
B/Dạy bài mới : (30’)
*Hoạt động 1:Hs thực hành
 -GV nêu thời gian
 -GV quan sát hướng dẫn thêm 
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh 
 -GV tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm 
 -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá
 -GV đánh giá kết quả 
C/Củng cố -dặn dò: (3’)
 -Về nhà tập làm và chuẩn bị bài sau
 -Nhận xét giờ học 
-*HS đọc lại phần ghi nhớ 
 HS làm mẫu 
 Cả lớp thực hành 
 -Học sinh tự đánh giá sản phẩm 
thực hành khâu gv hd thêm
Thứ 3 ngày tháng 11 năm 2009
Toán :TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
 I. MỤC TIÊU. Giúp HS :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
*biết thực hiện phép chia số tròn chục cho 10
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung sau:
a
b
c
(a x b ) x c
a x ( b x c )
3
4
5
5
2
3
4
6
2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦATHẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
N
A/ Kiểm tra bài cũ: 03 phút.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 51. Kiểm tra v ... i ngữ pháp cho từng HS.
- Nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
- 2 cặp HS trình bày.
- Nhận xét bạn trao đổi theo tiêu chí đã nêu.
- Đây là câu chuyện Rùa và thỏ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
+ HS 1: Trời thu mát mẻ... đến đường đó
+ HS 2: Rùa không .... trước đó.
HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện vào SGK.
+ Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
- Đọc thầm lại đoạn mở đầu.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Cách mở bài ở BT 3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạm hơn thỏ nhiều.
Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dần vào câu chuyện định kể.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp nhẩm theo để thuộc ngay tại lớp.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Cách a, là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Cách b, c, d, là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa, hay những truyện khác để vào chuyện.
- 1 HS đọc cách a, 
- 1 HS đọc cách b.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Truyện Hai bàn tay mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của người kể chuyện hoặc là của bác Lê.
- HS tự làm bài.
- 5 đến 7 HS đọc mở bài của mình.
Lắng nghe 
viết phần nội dung chính của bức thư gửi cho bạn
3. Củng cố, dặn dò:(2’)
- Hỏi:
+ Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện hai bàn tay. Chuẩn bị bài sau Kết bài trong bài văn kể chuyện.
Tiết 51
Toán : MÉT VUÔNG
I./ MỤC TIÊU. Giúp HS :
- Biết 1 m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông và mét vuông.
- Vận dụng các đơn vị đo xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1 m2 được chia thành 100ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ có diện tích là 1 dm2 .
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ: 03 phút
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 54, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà cải 1 số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B/ Dạy-học bài mới: 30 phút
 1)Giới thiệu bài.
 2)Giới thiệu mét vuông ( m2 )
 a) Giới thiệu mét vuông.
- GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2.
- GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng.
+ Hình vuông lớn có cạnh dài ?
+ Hình vuông nhỏ có cạnh dài ?
+ Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là ?
+ Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ?
+ Vậy diện tích hình vuông lớn bằng ?
- GV nêu: Vậy Hv cạnh dài 1m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1dm.
- Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là m2. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m.
-Mét vuông viết tắt là m2. 
- GV hỏi: 1 m2 bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
- GV viết lên bảng :
 1m2 = 100 dm2.
- 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
- Vậy 1m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
- viết lên bảng :
- Nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và với xăng-ti-mét vuông.
 3.) Luyện tập, thực hành.
 *Bài 1.
 - Yêu cầu HS tự làm.
 *Bài 2.
 - Yêu cầu HS tự làm.
1m2 = 100dm2 	400dm2 = 4 m2 
100dm2 = 1m2	2110m2 = 211000dm2
1m2 = 10.000cm2	15m2 = 150.000cm2
10.000cm2 = 1 m2	10dm22cm2 = 1002cm2
- GV yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài.
+ Vì sao em điền được :
 400dm2 = 4m2
- GV nhắc lại cách đổi trên.
+ Vì sao em điền được: 2110m2 = 211.000 dm2.
- GV nhắc lại cách đổi trên.
-Vì sao em điền được :
 15m2=150.000cm2 
- GV nêu lại cách đổi.
+ GV yêu cầu HS giải thích cách điền số: 10 dm2 2cm2 = 1002cm2 .
 *Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gợi ý cách giải:
+ Dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát ?
+ DT căn phòng chính là DT của bao nhiêu viên gạch ?
+ Mỗi viên gạch có DT ?
+ Vậy DT căn phòng là ?
 *Bài 4.
- GV vẽ hình bài toán 4 lên bảng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách chia hình đã cho thành 3 hình chữ nhật nhỏ.
 4cm 6cm
 1 3cm 2 
 3
 15cm 
 4cm 6cm
 1 3cm 2 
 3
 15cm 
DT hình 1:
4 x 3 = 12 (cm2)
DT hình 2 :
6 x 3 = 18 (cm2).
DT hình 3:
15 x ( 5-3) = 30(cm2)
DT hình đã cho:
12 + 18 + 30 = 60(cm2)
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nghe.
- HS quan sát.
* Hình vuông lớn có cạnh dài 1m.
* Hình vuông nhỏ có cạnh dài 1dm.
* Gấp 10 lần.
* 1dm2
*Bằng 100 hình.
*100dm2
- HS dựa vào hình trên bảng và trả lời: 1m2 = 100dm2.
1m2 = 10.000cm2
- HS làm vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm 2 dòng đầu, HS 2 làm 2 dòng còn lại, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ HS nêu.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- HS nêu cách đổi.
- HS nêu: Vì 1m2 = 10.000cm2 mà 15 x 10.000 = 150.000. Vậy 15m2 = 150.000cm2 .
- HS nêu cách làm.
- 200 viên.
- DT của 200 viên gạch.
- 30cm2 x 30 cm2 = 900cm2 .
- 900cm2 x 200 = 180.000cm2 = 18m2 .
- HS giải vào VBT.
- HS suy nghĩ và thống nhất cách làm.
DT hình 1:
5 x 4 = 20 (cm2)
DT hình 2 :
(15-4-6) x (5-3) = 10 (cm2).
DT hình 3:
6 x 5 = 30(cm2)
DT hình đã cho:
 12 + 18 + 30 = 60(cm2)
3. Củng cố, dặn dò(2’)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm BT.
- BT về nhà:
Điền dấu >,<,= thích hợp :
	7845 dm2 .... 78 dm2 45 dm2	
	12 m2 4 cm2 .... 120050 cm2.
	17456cm2 ... 1m27 dm2 56cm2	9m2 500 .... 95m2.
Luyện từ và câu: TÍNH TỪ
I/MỤC TIÊU:
 - Hiểu thế nào là tính từ.
- Tìm được tính từ trong đoạn văn.
- Biết cách sử dụng tính từ khi nói hay viết.
*Nêu được một số tính từ chỉ màu sắc ,tính tình
 II/. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2.
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
N
A/ Kiểm tra bài cũ: 03 phút.
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc lại BT 2,3 đã hoàn thành.
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới: 30 phút.
 1). Giới thiệu bài.
 2). Tìm hiểu ví dụ
- Gọi HS đọc truyện: Cậu học sinh ở Ác-boa.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ Câu truyện kể về ai?
- Yêu cầu HS đọc BT2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: Chăm chỉ, giỏi,... 
b) Màu sắc của sự vật:
	- Những chiếc cầu: trắng phau.
	- Mái tóc của thầy Rơ-nê : xám 
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật :
	- Thị trấn: nhỏ
	- Vườn nho: con con.
	- Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính 
	- Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.
- Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
 *Bài 3.
- GV viết cụm từ : đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào ?
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào ?
- Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật của hoạt động, trạng thai của người, vật được gọi là tính từ.
+Thế nào là tính từ ?
 3). Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đặt câu có tính từ
- Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài và đặt câu hay, có hình ảnh.
 4). Luyện tập
 *Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đó đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mãnh.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: + Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư chất thế nào ?
- Gọi HS đặt câu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng em.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- 2 HS lên bảng viết.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc bài.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng theo các tiêu chí đã nêu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc truyện.
- 1 HS đọc.
+ Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp, tên là Lu-i Pa-xtơ.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài cho bạn trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.
- Lắng nghe.
*Tính từ là từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái, ...
- 2 HS đọc phần Ghi nhớ trang 111 SGK.
+ Bạn Hoàng lớp em rất thông minh.
+ Cô giáo đi nhẹ nhàng vào lớp.
+ Mẹ em cười thật dịu hiền.
+ Em có chiếc khăn thêu rất đẹp.
+ Khu vườn yên tĩnh quá !
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi dùng bút chì gạch chân dưới các tính từ. 2 HS làm xong trước lên bảng viết các tính từ.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Đặc điểm : cao, gầy, béo thấp, ...
+ Tính tình: hiền lành, lười biếng, ngoan ngoãn,...
+ Tư chất: thông minh, sáng da, khôn ngoan, giỏi, ...
- Tự do phát biểu.
+ Mẹ em vừa nhân hậu vừa đảm đang.
+ Cô giáo em rất dịu dàng.
+ Cu Bi nhà em rất lười ăn.
- Viết mỗi loại 1 câu vào vở.
Lắng nghe
Nhắc lại ý trả lời
+Nêu ví dụ 
+Tìm 5 tính từ chỉ màu sắc,tính tình của các bạn trong lớp
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hỏi: Thế nào là tính từ ? Cho ví dụ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: ý chí nghị lực

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_truong_thi_minh.doc