Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Tập đọc (Tiết 23) “ VUA TÀU THỦY ” BẠCH THÁI BƯỞI

 I. Mục tiêu .

- Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu .

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
 Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
	I. Mục tiêu:
- Chào cờ đầu tuần nhằm nghe nhận xét phong trào thi đua của tuần qua của các lớp .
- Tiếp tục tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 20 / 11.
- Giáo dục các em biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
II. Tiến hành hoạt động :
	Hoạt động 1 : Chào cờ 
- HS tham gia chào cờ đầu tuần .
	Hoạt động 2 : Tiếp tục diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 / 11
- Tổ chức cả lớp hát bài hát vừa tập ở tuần trước ( Bụi phấn ......... ) .
- Các tổ trình bày các tiết mục hát hoặc múa mà các em đã chuẩn bị .
+ Cử đại diện các tổ trưởng làm Ban giám khảo , đánh giá theo các tiêu chí sau :
- Tiết mục biểu diễn đã đúng chủ đề chưa .
- Hình thức biểu diễn đạt hiệu quả chưa .
- Đã đảm bảo thời gian chưa ( Mỗi tổ không quá 5 phút )
+ Tổng kết tuyên dương các tổ .
	Hoạt động 3: Giáo dục cho học sinh biết ơn và kính trọnh thầy cô giáo.
- HS biết được ngày 20-11 hằng năm là ngày hiến chương các nhà giáo.
 Hoạt động 4 : Giáo viên nhận xét tiết học
 - Dặn HS tiếp tục sưu tầm các bài hát , bài thơ ,những câu chuyện thuộc chủ đề trên .
*************************
thuật (Tiết 12) Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (TT)
	I. Mục tiêu :
- Giúp HS thực hành khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
- Giáo dục HS cẩn thận trong thực hành .
	II. Chuẩn bị : Dụng cụ và vật liệu như tiết trước .
	III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ôn định .
2/ Bài cũ .
- Em hãy nêu các bước khâu viền đờng gấp mép vải ?
- Giáo viên nhận xét .
3/ Bài mới .
a/ Giới thiệu bài .
 b / Hớng dẫn bài mới .
Hoạt động 3: Học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- GV yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét.
- Củng cố cách khâu đường khâu mép vải?
- GV kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành.
- GV nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Yêu cầu học sinh thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn giúp đỡ những em còn lúng túng
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu không bị dúm
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định
- Yêu cầu học sinh tự dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3. Dặn dò .
- Dựa vào sản phẩm của HS để củng cố ND .
- Nhận xét tiết học .- HS về nhà chuẩn bị vật liệu cho tiết sau .
- Hát
2 em lên trả lời.
2 em nêu
- Học sinh nhắc các bớc:
Bước 1: Gấp mép vải
Bước 2: Khâu viền đờng gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Học sinh đặt dụng cụ ở bàn học của mình.
- Học sinh thực hành theo nhóm đôi
Học sinh trưng bày.
- Học sinh lắng nghe
 Ngày soạn 16/11/2008
 Ngày dạy 17/11/200 
Diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
	I. Mục tiêu:
- Chào cờ đầu tuần nhằm nghe nhận xét phong trào thi đua của tuần qua của các lớp .
- Tiếp tục tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 20 / 11.Tổ chức sinh hoạt trên sân trường .
- Giáo dục các em biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
 II . Chuẩn bị .
 - Nhận xét đánh giá trong tuần 
 - Một số bài hát nói về nhà giáo Việt Nam
 III. Tiến hành hoạt động :
 Hoạt động dạy 
 Hoat động học
 1/ Ôn định .
 2/ Lên lớp .
a / Giới thiệu nội dung sinh hoạt .
 Hoạt động 1 : Chào cờ 
-HS tham gia chào cờ đầu tuần nghe nhận xét các hoạt động tuần qua .
-Nghe thầy cô ôn lại truyền thống về ngày nhà giáo Việt Nam .
 Hoạt động 2 : Diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 / 11 
- Cả trường hát tập thể vài bài hát nói về thầy ,cô giáo .
- Các lớp trình bày các tiết mục hát hoặc múa mà các em đã chuẩn bị .
- Theo dõi nhận xét tuyên dương . 
 Hoạt động 3 : Tổng kết .
- Học sinh xếp thành 2 hàng 
-Diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
	.
Toán (Tiết 56) Nhân một số với một tổng
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
	- Vận dụng để tính nhẩm.
	II. Đồ dùng dạy học.
	Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK)
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ôn định.
2/ Bài cũ.
- Gọi học sinh lên : Viết số thích hợp vào chỗ trống :
6 m2 = ..........cm2 ; 110 m2 =.......dm2 
2500dm2 = ........m2 ; 30m2 =.........cm2
- Giáo viên nhận xét tiết học
2. Bài mới .
a. Giới thiệu bài
b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Giáo viên nêu: Vậy ta có:
4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
c. Qui tắc nhân một số với một tổng
+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm như thế nào?
 - Giáo viên nêu: Vậy ta có:
 a x ( b + c ) = ãa x b +a x c
 - Yêu cầu học sinh nêu qui tắc SGK.
3. Luyện tập.
Bài 1: Giáo viên treo bảng phụ
- Yêu cầu hs tính và điền vào ô trống.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm một trong 2 cách.
- Giáo viên nhận xét và đi đến kết luận đúng.
-Hát
- 2 em lên bảng giải
- lớp giải vào giấy nháp .
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS nêu miệng GV nhận xét ghi ; 
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
 Gía trị của hai biểu thức bằng nhau.
+HS trả lời.
- Học sinh viết và đọc lại công thức
- HS nêu .
- 2 hs lên bảng làm, hs khác làm vào vở. 
3 x (4 + 5) = 27 3 x 4 + 3 x 5 = 
 6 x (2 + 3) = 30 6 x 2 + 6 x 3 = 30
- 2 học sinh lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở.
* 3 x 38 + 5 + 62
Cách 1: 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
Cách 2: 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500
	* 135 x 8 + 135 x 2
Cách 1: 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 = 1350
Cách 2: 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x (8+2) = 135 x 10 = 1350
Bài 3: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- (3 + 5) x 4 	và 	3 x 4 + 5x 4
= 8 x 4 	= 12 + 20
= 32	= 32
 Yêu cầu học sinh tính và so sánh
- Kết quả của 2 biểu thức này thế nào?
- Yêu cầu hs nêu cách nhân một tổng với một số
4. Củng cố - dặn dò .
- Nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với 1 số.
- Nhận xét tiết học
- 1 em lên tính, lớp làm vào vở.
- Bằng nhau.
- Học sinh nêu
Tập đọc (Tiết 23) “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi
	I. Mục tiêu .
- Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ôn định .
 2/ Bài cũ .
- Đọc thuộc lòng bài : Có chí thì nên 
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới .
a. Giới thiệu bài .
b. Luyện đọc .
- Hướng dẫn cách đọc .
- Gọi HS đọc toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu , nối tiếp đoạn .
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
- GV đọc toàn bài.
c. Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2 trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí?
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?
+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài?
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Nội dung chính của phần còn lại là gì?
+ Nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm .
-Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm Đ 1.
- HS nêu cách đọc đoạn1
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên tuyên dương ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò .
- Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và đọc trước bài: “Vẽ trứng”
- Hát
- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài
+ HS tự chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu... cho ăn học.
Đoạn 2: Năm 21 tuổi... không nản chí.
Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi... Trưng Nhị
Đoạn 4: Phần còn lại .
- 1 em đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
- 2 em đọc thành tiếng. Học sinh cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong....
+ Làm thư ký cho 1 hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ.
+ Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí
Đoạn 1, 2: Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- HS đọc thầm và trả lời :
+ Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu dán .....
+ Khách đi tàu của ông ngày một đông. Người chủ tàu ......
+ Là do ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam.
+ Đều mang tên những nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam.
+ Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có ý chí trong kinh doanh.
 * ý2 Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
Nội dung chính: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành Vua tàu thủy.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm 3.
- 6 -7 học sinh thi đọc.
Âm nhạc (Tiết 12) Học hát bài: Cỏ lả
	I. Mục tiêu:
- Biết đây là bài dân ca đồng bằng Bắc Bộ 
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay và gõ đệm theo bài hát 
- Giáo dục học sinh yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
	II. Chuẩn bị.
	- Phách
	III. Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Ôn định .
 2/ Bài cũ .
 3/ Bài mới .
 a/ Giới thiệu bài .
 b/ Dạy bài mới .
 c/ Giới thiệu bài hát mới.
: - Yêu cầu học sinh xem tranh SGK và trả lời câu hỏi.
- Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Em hãy chỉ trên bản đồ khu vực đồng bằng Bắc Bộ nằm ở chỗ nào?
 - Giáo viên nhận xét.
a) Nội dung 1: Dạy bài Cỏ lả
	Hoạt động 1: Dạy hát
	- HS nghe GV hát mẫu .
	 Giáo viên dạy từng câu hát.
	Hoạt động 2: Luyện tập
	- Luyện tập theo tổ, nhóm. 
	- Luyện tập cá nhân
b) Nội dung 2: Nghe nhạc bài Trống cơm, dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
	- Giáo viên hát .
* Trống cơm là tên một loại nhạc cụ gõ đã có ở nước ta từ thời nhà Lý ( ... học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các cách thể hiện.
3. Luyện tập.
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu hs gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất của đoạn văn.
Bài 2:
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu hs trao đổi và tìm từ.
- Gọi học sinh dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc từ vừa tìm được.
- Gọi các nhóm bổ sung.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn, to hơn...
- 1 hs đọc thành tiếng. Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- Gạch chân: thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm: trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh tra đổi và tìm từ.
- 2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
	Kết luận các từ đúng:
Đỏ
Cao
Vui
- Cách 1 (tạo từ láy, từ ghép với tính từ đỏ): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn.
- Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ vô cùng...
- Cách 3 (tạo ra phép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn sơn...
* Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vòi vọi...
- Rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao...
- Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi.. 
* Vui vẻ, vui vui, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng...
- Rất vui, vui lắm, vui quá...
- Vui hơn, vui nhất, vui như tế, vui hơn tết...
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu và đọc yêu cầu của mình.
4. Củng cố -dặn dò .
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- 1 học sinh đọc thành tiếng:
- Lần lượt đọc câu mình đặt :
+ Em rất vui khi được điểm tốt .
+ Cột cờ cao vút.
+ Màu khăn quàng đỏ thắm .
Soạn 11/11.Dạy thứ sáu ngày 14/11.Dạy : Cao Thị Du
Toán (Tiết 60) Luyện tập
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
	- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
	II. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 1/ Ôn định .
 2/ Bài cũ .
- Yêu cầu HS lên thực hiện các phép tính sau: 
- Nêu cách thực hiện nhân với số có 2 chữ số.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
 3/ Bài mới .
 a . Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
- Giáo viên chữa bài củng cố quy trình 
Bài 2:
- Y/C đọc biểu thức và nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có chữa chữ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 3: yêu cầu học sinh đọc đề . 
- Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm cách giải :
( Bài toán có 2 cách giải song GV chỉ hướng dẫn HS cách nhắn gọn dễ hiểu )
+ Tìm số phút trong 24 giờ .
+ Lấy số lần đập trong 1 phút nhân với số phút vừa tìm .
- Hướng dẫn đặt câu lời giải và hoàn thành bài giải .
4 / Củng cố-dặn dò .
	- Củng cố quy trình thực hiện .
	- Hướng dẫn bài 4 .
	- Nhận xét tiết học.
1875 x 14 ; 2304 x 23
- Học sinh thực hiện (3 em ở bảng lớp). Học sinh khác làm vào vở và nhận xét bổ sung.
- HS nêu
- 3 em lên thực hiện: hs khác làm vào vở
 m
 3
 30
 23
 230
m x 78
 234
2340
1794
17940
-3 em đọc đề.
- HS làm theo hướng dẫn .
 Giải
 24 giờ có số phút
60 x 24 = 1440 (phút)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ:
75 x 1 440 = 108 000 (lần)
Đáp số :108 000 lần.
Tập làm văn (Tiết 24) Kể chuyện (Kiểm tra viết)
	I. Mục tiêu.
- Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện về văn kể chuyện. 
 - Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biết, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy, bút làm bài kiểm tra.
	- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn kể chuyện.
	III. Gợi ý về cách ra đề.
- Giáo viết đề bài lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài.
- GV cho HS đọc dàn ý của đề 2 .
- 2 em đọc đề.
- HS đọc dàn ý .
- Học sinh chọn 1 đề và làm bài.
	Sau đây là 3 đề bài:
(1). Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: Bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên.
(2). Kể lại ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
(3). Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê -ô -nác- đô- đa Vin xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- Yêu cầu học sinh tiến hành làm bài.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.
IV. Củng cố- dặn dò.
- Giáo viên thu vở học sinh.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lắng nghe sửa sai.
- Học sinh nộp bài.
- Học sinh lắng nghe rút kinh nghiệm.
Đạo đức (Tiết 12) Hiếu thảo với ông bài - cha mẹ ( Tiết 1)
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu:
- Biết được : Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công của ông bà cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình. 
- Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ.
	II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ôn định .
2/ Bài cũ.
- Kể những biểu hiện của em về tiết kiệm thời giờ? 
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3/ Bài mới . (Tiết 1)
a / Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Phần thuởng”.
- Yêu cầu hs nghe và trả lời các câu hỏi sau :
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện.
 ? Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?
? Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào? Vì sao?
- Yêu cầu cả lớp làm việc. Rút ra bài học.
- Giáo viên kết luận ( SGK )
Hoạt động 2: Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Tổ chức HS ứng xử bài tập 1 :
+ Gọi HS đọc từng tình huống của bài tập . Rồi cho HS trao đổi và xử lý các tình huống .
- GV yêu cầu hs làm việc cả lớp.
+ Theo em việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
+ Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông bà?
* Kết luận: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ, chăm sóc ông bà cha mẹ.
Hoạt động 3: Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ hay chưa?
- Yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp.
+ Hãy kể những việc tốt em đã làm.
+ Kể một số việc chưa tốt mà em đã mắc phải? Vì sao chưa tốt?
+ Vậy, khi ông bà, cha mẹ bị mệt, chúng ta phải làm gì?
+ Khi ông bà, cha mẹ đi xa về ta phải làm gì?
Hướng dẫn thực hành:
- Học sinh sưu tầm các câu chuyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Hát
- 2 em nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nghe và trả lời.
+ Bạn Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm chăm sóc bà.
+ Bà bạn Hưng sẽ rất vui.
+ Chúng ta phải kính trọng quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta.
- Học sinh kết luận:
- Học sinh làm việc cặp đôi.
+ Tình huống a: sai vì Sinh không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đòi đi chơi.
+ Tình huống b: đúng
+ Tình huống c: sai - vì bố đang mệt, Hoàng không nên đòi bố quà.
+ Tình huống d: đúng.
- Nối tiếp trả lời :
+Học sinh kể một số việc.
+ Chúng ta chăm sóc, lấy thuốc, nước cho ông bà uống, không kêu to, la hét.
+ Ta lấy nước mát, quạt mát, đón, cầm đồ đạc.
Mĩ thuật ( tiết 12)
 Vẽ tranh : Đề tài sinh hoạt
I / Mục tiêu: 
- HS biết những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em( đi học làm việc nhà giúp gia đình.....)
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
- HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
- HS biết vẽ hoa tặng thầy cô nhân ngày 20/11
II Chuẩn bị: - GV một số tranh về đề tài sinh hoạt.- HS giấy ,bút ,chì,màu....
III Các hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Ôn định .
 2/ Bài cũ : 
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :
b/ Dạy bài mới .
Hoạt động 1:Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV chia nhóm để h/s trao đổi về nội dung đề tài
- GV y/c h/s xem tranh trong sgk ,sau đó đặt câu hỏi gợi ý,h/s quan sát nhận xét. 
+ Các bức tranh này vẽ đề tài gì? vì sao em biết? em thích bức tranh nào ? vì sao?
* GV kết luận : Các hoạt động hàng ngày diễn ra như: Đi học,đá bóng nhảy dây,múa hát ,tham quan,trồng cây,quét nhà......
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý h/s vẽ tranh : Vẽ hình ảnh chính trước( h/đ của con người) ,vẽ hình ảnh phụ sau(cảnh vật).nhắc nhở h/s vẽ các dáng, h/đ sao cho sinh động,chọn màu cho phù hợp, tô màu phải có độ đậm nhạt...
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV quan sát h/s vẽ đồng thời gợi ý h/s làm bài với một số h/s yếu còn lúng túng cách vẽ hình ,vẽ màu...
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá.
- GV h/s lựa chọn một số bài vẽ đã hoàn thành treo lên bảng teo từng nhóm đề tài.
- Gợi ý h/s nhận xét theo các tiêu chí sau (sắp xếp hình ảnh phù hợp với giấy vẽ chưa, hình vẽ thể hiện được các dáng hoạt động chưa, màu sắc như thế nào? ... 
4/ Dặn dò: 
- Nhắc nhở h/s nào bài vẽ chưa song về nhà vẽ cho hàn thành.
- HS về chuẩn bị bài tiết sau.
- Giáo dục học sinh biết áp dụng sản phẩm vừa vẽ để tặng thầy, cô nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo .
- Hát
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận
- HS trả lời
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ bài vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn
- HS lắng nghe.
Hoạt động tập thể -Sinh hoạt tuần 12
Văn nghệ chào mừng ngày 20- 11 - Nhận xét tuần
I Mục tiêu :
 - Hát những bài hát ca ngợi thầy cô giáo .
 - Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần trớc .
II Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt
III Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
HS biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
HS xung phong hát cá nhân .
Lớp hát bài hát mới vừa tập .
+ Nhận xét tuyên dương .
Hoạt động 2 : Sinh hoạt tuần
HS sinh hoạt : Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần
+ Các tổ trưởng nhận xét ,lớp trưởng nhận xét , hs ý kiến .
GV tiến hành sinh hoạt :
+ Giải quyết các ý kiến thắc mắc.
+ Nhận xét tuần : Thực hiện đầy đủ kế hoạch đề ra .
 Đi học đúng giờ .
	 Trực nhật làm tốt .
	 Có sự tương trợ nhau trong học tập .
+Tồn tại ; Thể dục chưa nghiêm túc
 Kế hoạch kể chuyện đạo đức Bác Hồ của tổ 3 chưa thực hiện được
 * Triển khai :
 - Phát huy nề nếp tuần trước .
- Đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 - 11.
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_ban_chuan_kien_thuc_2_cot.doc