Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - Chuẩn KT KN

Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - Chuẩn KT KN

Tập đọc:

 “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mô côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 44 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - Chuẩn KT KN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12:
 Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tập đọc:	
	“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI	 
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mô côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng ở một số câu dài.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giải nghĩa thêm các từ:
 + Người cùng thời : đồng nghĩa với người đương thời, sống cùng thời đại.
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến anh vẫn không nản chí, trả lời các câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có trí?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi: Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
 + Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế” ?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1 – 2. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1 - 2, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- 3 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch được ăn học.
+ Đầu tiên anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ . . . 
+ Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản trí.
+ Vào những lúc con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Ông đã khơi dậy lòng tự hào đân tộc của người Việt : cho người đến các bến tàu điễn thuyết, kêu gọi hành khách khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông.  
+ Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường. / Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh. / Là người dành thắng lợi lớn trong kinh doanh.
+ Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng ; biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt : ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp phát triển kinh tế Việt Nam. / Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
- 4 HS đọc toàn bài theo theo hướng dẫn của GV. 
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 - 2.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài : Vẽ trứng.
- Nhận xét tiết học.
 Toán:	
	NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng,nhân một tổng với một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
1 m2 = . . . dm2 1 m2 = . . . cm2.
- GV treo hình vẽ sẵn nội dung bài tập 4/65, sau đó gọi 2 HS lên bảng sửa bài theo hai cách khác nhau.	
- GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
4 × (3 + 5) và 4 × 3 + 4 × 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau.
- Vậy ta có: 4 × (3 + 5) = 4 × 3 + 4 × 5
Quy tắc một số nhân với một tổng
- GV chỉ vào biểu thức 4 × (3 + 5) và nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 × (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3+5).
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía trên dấu bằng (=): 4 × 3 + 4 × 5
- GV hỏi: Như vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
- Gọi số đó là a, tổng là (b + c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b + c).
- Biểu thức a × (b + c) có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một tổng.
Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
Cách 1 	 Cách 2
36 × (7 + 3) = 36 × 10 = 360 	 36 × (7 + 3) = 36 × 7 + 36 × 3
	 = 252 + 108
 = 360
207 × (2 + 6) = 207 × 8 = 1656 207 × (2 + 6) = 207 × 2 + 207 × 6
	 = 414 + 1242
	 = 1656
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 3:
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể làm thế nào? 
- 2 HS lên bảng làm bài tập 4/65 theo hai cách khác nhau.	
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
 4 × (3 + 5) = 4 × 8 = 32
 4 × 3 + 4 × 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Theo dõi.
- Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS viết: a × (b + c)
- HS viết: a × b + a × c.
- Vậy ta có: a × (b + c) = a × b + a × c
- 3 – 5 HS viết và đọc lại công thức.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập. 
a
b
c
a × (b + c)
a × b + a × c
4
5
2
4 × (5 + 2) = 28
4 × 5 + 4 × 2 = 28
3
4
5
3 × (4 + 5) = 27
3 × 4 + 3 × 5 = 27
6
2
3
6 × (2 + 3) = 30
6 × 2 + 6 × 3 = 30
- Tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
- 2 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một cách, cả lớp làm bài vào vở nháp. 
 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
(3 + 5) × 4 = 8 × 4 = 32
3 × 4 + 5 × 4 = 12 + 20 = 32 
- Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nhau. 
3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một tổng.
- Về nhà làm bài 2 (câu b) /67.
- Chuẩn bị bài: Một số nhân với một hiệu
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử : CHÙA THỜI LÝ
I. MỤC TIÊU: 
Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý,chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh họa trong SGK ( phóng to nếu có điều kiện)
Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý (GV và HS)
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 9.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ 1: Đạo Phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo Phật  rất thịnh đạt.
-GV treo câu hỏi cho các nhóm thảo luận: 1, Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ có giáo lý như thế nào ?
2, Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ?
GV tổng kết: Đạo Phật có nguồn gốc từ Aán Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ, vì giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
HĐ 2: Sự phát triển của đạo phật dưới Thời Lý
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý , đạo Phật rất phát triển ?
- GV gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
GV kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc Giáo ( là tôn giáo của quốc gia)
HĐ 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta thế nào ?
HĐ 4: Tìm hiểu về một số ngôi chùa Thời Lý
- GV chia HS thành các tổ, yêu cầu HS các tổ trưng bày tranh ảnh, tài liệu về các ngôi chùa thời Lý mà tổ mình sưu tầm được.
+ GV tổng kết, khen ngợi các tổ sưu tầm được nhiều tư liệu, sau đó nhắc HS góp chung thành tư liệu của lớp để cùng tìm hiểu.
- 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 9. Cả lớp theo dõi nhận xét.
Thảo luận nhóm 4 
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc SGK.
- Đạo Phật du nha ... àu HS làm bài. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
 18 428 2057 
 86 39 23
 108 3852 6171
 144 1284 4114 
 1548 16692 47311
- Viết giá trị của biểu thức vào ô trống.
- Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới là giá trị của biểu thức m × 78.
- Thay giá trị của m vào biểu thức m × 78 để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng.
- HS: Với m = 3 thì m × 78 = 3 × 78 = 234, vậy điền số 234 vào ô trống thứ nhất.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải 
Số lần tim người đó đập trong một giờ là: 
 75 × 60 = 4500 (lần)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 
 4500 × 24 = 108 000 (lần)
 Đáp số: 108 000 lần 
+ Dành cho HS khá, giỏi.
 Bài giải 
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng 1 kg là: 5200 × 13 = 67600 (đồng) 
Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng 1 kg là: 5500 × 18 = 99000 (đồng)
Số tiền bán cả hai loại đường là:
 67600 + 99000 = 166600 (đồng)
 Đáp số: 166600 đồng 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
- Về nhà luyện tập thêm về làm tính nhân.
- Chuẩn bị bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Nhận xét tiết học.
Thể dục: Bài 24 
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được các động tác vươn thở,tay,chân,lưng,bụng,toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác thăng bằng,nhảy của bài TDPTC.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung hướng dẫn kĩ thuật
Định lươÏng
Phương pháp , biện pháp tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
2. Khởi động chung : 
- Giậm chân tại chỗ
- Khởi động các khớp 
II. PHẦN CƠ BẢN
1. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 6 động tác vươn thở, tay , chân, lưng – bụng , phối hợp, thăng bằng của bài thể dục phát triển chung
- Học động tác nhảy
+ Nhịp 1: Bật nhảy đồng thời tách chân, khi rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước chếch thấp và vỗ tay
+ Nhịp 2: Bật nhảy về TTCB
+ Nhịp 3: Như nhịp 1, nhưng hai tay vỗ trên cao, ngửa đầu
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 
2. Trò chơi vận động
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
Cách chơi: Khi có lệnh của GV , các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây 
Trốn đâu cho thoát!”
Sau tiếng “thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo”, còn “mèo” phải nhanh chóng luồn qua các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để đuổi bắt “chuột” . “Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi “mèo” không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ tay vào người “chuột” và coi như “chuột” bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi vai cho nhau hoặc thay bằng đôi khác. 
III. PHẦN KẾT THÚC:
- HS thực hiện hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- Bài tập về nhà : Ôn các động tác đã học
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm vào các giờ chơi.
6– 10 phút
18– 22 phút
12– 14 phút
2 lần (mỗi lần 2x8 nhịp)
4 – 5 lần mỗi lần 2x8 nhịp
5 – 6 phút
4– 6 phút
- Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
- HS giậm chân tại chỗ, vỗ tay hát
- HS cả lớp xoay các khớp gối, cổ tay, cổ chân, hông, vai
+ Lần 1: Do GV điều khiển
+ Lần 2: Cán sự điều khiển. GV đi lại quan sát, sửa sai cho HS
- GV nêu tên động tác, làm mẫu động tác. Sau đó vừa tập vừa hô cho HS tập bắt chước từng nhịp. Tiếp theo GV hô nhịp chậm vừa cho HS thực hiện cả động tác. Cứ như thế GV hô tăng dần tốc độ để HS thực hiện cho đến khi hô nhịp có tốc độ vừa phải
- Khi HS đã thuộc động tác, GV chọn một vài HS lên thực hiện 1 lần cho cả lớp xem, GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương kịp thời
- GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vừa học
- GV tập họp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
- Cho HS đọc lại vần thơ trước khi chơi
- Cho HS chơi thử 1 lần. Sau đó cho chơi chính thức có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng phạt. 
- Trong quá trình chơi, GV giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập
- Tập các động tác thả lỏng
Khoa học:	 
	NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG	 
I. MỤC TIÊU: 
Nêu được vai trò của nước trong đời sống,sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa,chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày,trong sản xuất nông nghiệp,công nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22. Các hình minh họa SGK trang 50, 51. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
+ Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
+ Yêu cầu 2 nhóm mang 2 cây đã được trồng theo yêu cầu từ tiết trước.
+ Yêu cầu đại diện các nhóm chăm sóc cây giải thích lý do.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
+ Hỏi: Qua việc chăm sóc 2 cây với chế độ khác nhau các em có nhận xét gì?
 Giới thiệu: Nước cần cho sự sống
HĐ 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
+ HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 nhóm mang 2 cây đã đựơc trồng theo yêu cầu tiết trước. Cả lớp quan sát , nhận xét.
+ Cây không thể sống được khi thiếu nước, nước rất cần cho sự sống của cây.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa theo nội dung của nhóm mình, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Nội dung 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
Nội dung 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
Nội dung 3: Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
+ Gọi các nhóm có cùng nội dung bổ sung, nhận xét.
 Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật.  trong cơ thể sinh vật sẽ chết.
+ Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 50.
- Tiến hành thảo luận nhóm 6
- Mỗi nhóm thảo luận 2 nội dung.
+ Các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, trình bày trong nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Câu trả lời đúng là:
Nội dung 1: Thiếu nước con người sẽ chất vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.
Nội dung 2: Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
Nội dung 3: Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng.
+ HS bổ sung, nhận xét.
- Lắng nghe.
+ 2 HS đọc to trước lớp
HĐ 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người
Hoạt động cá nhân.
- Tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
+ GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lặp lên bảng.
+ Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia làm 3 loại, đó là những loại nào?
+ Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm.
+ HS nối tiếp nhau trả lời: Hàng ngày con người cần nước để:
* Uống, nấu cơm, nấu canh. Tắm, lau nhà, giặt quần áo.
* Đi bơi, tắm biển.
* Đi vệ sinh.
+ Trả lời: Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp.
+ HS tự sắp xếp vào giấy nháp.
- Gọi 6 HS lên bảng, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 HS, 1 HS đọc cho 1 HS ghi lên bảng.
- Câu trả lời đúng là:
Vai trò của nước trong sinh hoạt
Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp
Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp
- Uống, nấu cơm, nấu canh.
- Tắm, lau nhà, giặt quần áo.
- Đi bơi, đi vệ sinh.
- Tắm cho súc vật, rửa xe
- Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh, ươm cây giống, gieo mạ, 
- Quay tơ, chạy máy bơm nước, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế biến thịt hộp, cá hộp, làm bánh kẹo, sản xuất xi măng, gạch men, tạo ra điện 
+ Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 51, SGK.
+ 2 HS đọc to trước lớp.
HĐ 3: Thi hùng biện: Nếu em là nước
- Tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Hỏi: Nếu em là Nước, em se nói gì với mọi người?
+ Gọi 3-5 HS trình bày: Nhận xét và cho điểm trực tiếp HS nói tốt, có hiểu biết về vai trò của nước đối với sự sống.
- HS suy nghĩ độc lập đề tài mà GV đưa ra trong vòng 5 phút.
+ 3 đến 5 HS tự do trình bày
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà hoàn thành phiếu điều tra.
- Phát phiếu điều tra cho từng HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 12 CKT.doc