Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu

TẬP ĐỌC

“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa nội dung bài học.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:- 2 – 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
“Vua tàu thủy” bạch thái bưởi
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh họa nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:- 2 – 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Luyện đọc:
HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện (2 – 3 lượt).
- GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ. Nhắc nhở các em nghỉ hơi giữa những câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
- Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và được ăn học.
+ Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Đầu tiên anh làm thư ký cho 1 hãng buôn. Sau đó buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người có chí?
- Có lúc mất trắng tay không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
HS: Đọc đoạn còn lại và trả lời.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào?
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
- Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: Cho người đến các bến tàu diễn thuyết. thuê kỹ sư trông nom.
+ Em hiểu thế nào là 1 bậc anh hùng kinh tế?
- Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/ Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 4 em nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn tiêu biểu.
- GV đọc mẫu.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét bạn nào đọc đúng nhất và cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:	- Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài, tập đọc bài.
______________________________________
Toán
Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2 em lên chữa bài về nhà.
2. Nội dung:
a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:
- GV ghi bảng 2 biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
HS: 2 em lên bảng tính giá trị 2 biểu thức sau đó so sánh 2 kết quả:
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Vậy: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Hai biểu thức đó như thế nào?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
b. Nhân 1 số với 1 tổng:
- GV chỉ cho HS biết biểu thức bên trái dấu bằng là gì?
- Là nhân 1 số với 1 tổng.
- Biểu thức bên phải dấu bằng là gì?
- Là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- Khi nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?
- Ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại.
a x (b + c) = a x b + a x c
c. Thực hành:
+ Bài 1: 
Treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống trong bảng.
HS: Đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm theo 2 cách.
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
2 em lên bảng tính.
- GV gọi HS nhận xét về cách nhân 1 tổng với 1 số.
(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
+ Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính:
36 x 11 = 36 x (10 + 1)
= 36 x 10 + 36 x 1
= 360 + 36
= 396.
HS: Tự làm các phần còn lại.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài và làm bài tập.
 Khoa học
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS biết hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng: 	Hình trang 48, 49 SGK, sơ đồ vòng tuần hoàn
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: Mây được hình thành như thế nào? 
B. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước được phóng to lên bảng.
HS: Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
+ Các đám mây: mây trắng và đen.
+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
+ Dãy núi; từ 1 quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
Hơi nước
Nước
Nước
Mây
Mây
Mưa
+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+ Các mũi tên.
Bước 2: 
=> Kết luận: GV chỉ vào sơ đồ và kết luận như SGK.
HS: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
3. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Thực hiện yêu cầu ở mục vẽ trang 49 sách giáo khoa.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
HS: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49.
Bước 3: Trình bày theo cặp.
HS: Trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
HS: Gọi 1 số HS lên trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài.
Buổi chiều :
Chính tả ( Nghe viết)
Người chiến sỹ giàu nghị lực
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sỹ giàu nghị lực”.
	- Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn tr/ch, ươn/ương. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
2 HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ giờ trước, viết lại câu đó lên bảng.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài, chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc để viết.
- Đọc lại toàn bài để soát lỗi.
- HS soát lỗi.
- Thu 7 – 10 em chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Đọc lại yêu cầu, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV phát giấy khổ to cho 1 số em làm vào giấy.
Dán giấy lên bảng, chơi trò tiếp sức.
- GV chấm điểm cho nhóm làm bài đúng, nhanh.
* Lời giải đúng:
a) Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười chết, cháu, cháu – chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.
b) Vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thủy, thịnh vượng.
4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
_______________________________________
Tiếng việt
ôn tập
I. Mục tiêu : 
- Học sinh nắm đuợc một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Bắt đầu biết sử dụng các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Học sinh hiểu thế nào là tính từ.
- Biết tìm đuợc tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu có dùng tính từ.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
câu 1: Điền từ vào chỗ trống để thể hiện mức độ của đặc điểm trắng:
1. Bằng cách tạo từ ghép hoặc từ láy:
- Tờ giấy này trắng ..................... (tinh)
- Tờ giấy này trắng .....................(bạch)
- Tờ giấy này trắng .......... (trăng trắng)
Nhận xét – chữa bài
2. Bằng cách thêm từ chỉ mức độ hoặc tạo ra cách so sánh:
- tờ giấy này .................. trắng. 
- Tờ giấy này trắng :.....................
- Tờ giấy này trắng: .....................
Nhận xét – chữa bài
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt đầu câu có từ bổ nghĩa sai cho động từ sau nó trong câu: 
Nớ sắp sôi rồi, sao em không rót nó ra phích.
Trời đã sáng rồi, em dậy tập thể dục đi .
Anh ơi con mụỗi sẽ đốt em, đau quá .
Nhận xét – chữa bài.
câu 3: Hãy thay từ bổ nghĩa saibằng động từ đúng :
câu..........Thay từ ........... bằng từ .................
câu..........Thay từ ........... bằng từ .................
Nhận xét – chữa bài, chấm vở HS.
- Đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- Làm xong đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Một HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Học sinh làm bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Nhắc học sinh về nhà ôn bài
____________________________
Toán 
ôn tập
I Mục tiêu : giúp HS Củng cố thêm về 
	- Đề xi mét vuông
	- Mét vuông 
	- Nhân 1 số với một tổng.
	- Nhân một số với một hiệu
II. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào dấu chấm
	6 dm2 ......590cm2 
	17 dm2 ......1700cm2 
	4 m2 ......500dm2 
	8 m2 ......79999cm2 
	800cm2 ......7dm2 
	70000cm2 ......703dm2 
	90000cm2 ......9m2 
	 40000 dm2 ......401m2 
Nhận xét – chữa bài
Bài 2: Tính theo 2 cách 
	a. 9 x ( 25 +33 )
	b. 8 x (63 +25 )
	c. 9 x (25 -22)
	d 7 x (65 -57 )
Nhận xét – GV chữa bài
Bài 3: Một cửa hàng có 35 bao gạo, mỗi bao nặng 50 kg. Cửa hàng đã bán đi 7 bao . Hỏi của hàng còn bao nhiêu kg gạo?
- Chấm, chữa bài
- Lên bảng làm bài.
- Dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng.
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Dưới lớp làm vào nháp.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Viết bài vào vở.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
Bài giải:
Số bao gạo còn lại là:
	35 – 7 = 28 (bao gạo)
Cửa hàng còn lại số Kg gạo là:
	28 x 50 = 1400 (Kg)
	Đs: 1400 Kg gạo.
 3 .Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Nhắc nhở ... òng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng: Tranh, đồ dùng để hoá trang.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thảo luận về “Phần thưởng”.
- 1 em lên bảng trả lời.
- GV kể chuyện “Phần thưởng”.
HS: Cả lớp nghe.
- Đóng lại tiểu phẩm.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng?
- Em thấy việc làm của Hưng rất đáng khen.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất yêu bà.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn là người cháu hiếu thảo.
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? (hỏi bạn đóng vai Hưng)
- Vì em rất yêu bà, bà là người dạy dỗ, nuôi nấng em hàng ngày.
- GV giảng trên tranh:
+ Theo em bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của cháu?
- Bà cảm thấy rất vui, phấn khởi.
+ Qua câu chuyện trên, bạn nào cho cô biết đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải như thế nào?
- Phải hiếu thảo.
+ Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Vì ông bà, cha mẹ là những người sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: 3 em đọc bài học.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
HS: Làm theo nhóm.
+Bài1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- 1 nhóm làm vào phiếu to dán bảng và trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+ b, d, đ là Đ
+ a, c là S.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
+ Bài 2: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận và khen các nhóm.
5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Về nhà sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về nội dung bài học
 Tập làm văn
 Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). Diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
II. Đồ dùng:	Giấy bút làm bài kiểm tra.
III. Nội dung:
1. GV viết đề bài lên bảng, ít nhất 3 đề cho HS lựa chọn.
Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: Bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên.
Đề 2: Kể lại chuyện “Ông Trạng thả diều” theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
Đề 3: Kể lại chuyện “Vẽ trứng” theo lời kể của Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
2. GV nhắc nhở HS lựa chọn đề nào mình thích thì làm.
- Chú ý có đủ 3 phần mở đầu, diễn biến, kết thúc và theo đúng yêu cầu của đề.
- HS làm bài.
- GV thu bài chấm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng nhân với số có 2 chữ số.
- Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
HS: 1 em lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Tự đặt tính, tính rồi chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV gọi HS nhận xét.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu của bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:
4500 x 24 = 108 000 (lần)
Đáp số: 108 000 lần.
+ Bài 4, 5: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- Một HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số học sinh của 12 lớp là:
30 x 12 = 360 (HS)
Số học sinh của 6 lớp là:
35 x 6 = 210 (HS)
Tổng số học sinh của trường là:
360 + 210 = 570 (HS)
Đáp số: 570 HS.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài.
 Khoa học
Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- HS có khả năng nêu 1 số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 50, 51 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: HS: Lên bảng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Chia lớp làm 3 nhóm.
HS: Các nhóm nộp tư liệu đã sưu tầm, mỗi nhóm làm một nhiệm vụ (SGV).
Bước 2: 
- Các nhóm làm việc theo nhiệm vụ đã giao.
Bước 3:
- Trình bày kết quả.
=> Kết luận: như mục “Bạn cần biết”.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí:
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi:
HS: Suy nghĩ trả lời, mỗi em một ý, GV ghi lại các ý đó lên bảng.
- Cho HS thảo luận, phân loại các nhóm ý kiến.
+ Sử dụng nước trong vệ sinh nhà cửa
+ Sử dụng nước trong vui chơi giải trí.
+ Sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
+ Sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
- Thảo luận về từng vấn đề cụ thể. 
GV hỏi, yêu cầu HS đưa ra ví dụ minh họa.
HS: Sử dụng thông tin mục “Bạn cần biết”.
4. Củng cố – dặn dò:	- Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài.
_______________________________
Buổi chiều: 
Luyện Tiếng Viêt
Luyện Danh từ động từ – tính từ ( tiếp )
Văn kể chuyện
I.Mục đích – yêu cầu 
 Tiếp tục củng cố cho HS về danh từ- động từ – tính từ 
 HS ôn về văn kẻ chuyện 
II. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. luyện từ và câu 
 Bài tập 1
 Xác đinh danh từ , động từ , tính từ trong đoạn văn sau 
 Tôi đi dọc lối vào vườn con chó chạy trước tôi . Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò . Tuồng như đánh hơi thấy vật gì . Tôi nhìn dọc lối đi và nhìn thấy một con chim sẻ non mép nó vàng óng , trên đầu có một nhúm lông tơ . Nó rơi từ trên tổ xuống 
 * Đáp án 
 Danh từ : lối , vườn , con chó , chân vật gì , lối , một , con , chim sẻ , mép , đầu , một , lông tơ , tổ , 
 Động từ : vào , đi , chạy , dừng , bò , đánh hơi , thấy , nhìn , , nhìn, thấy , rơi , xuống 
 Tính từ : non , vàng óng .
 Bài tập 2 
Gạch dưới tính từ trong các câu văn sau 
a. Những bàn tay vẫn khoác vai nhau cứng như sắt và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc dẻo như chão .
b. Tây Nguyên đẹp lắm . Những ngày mùa thu và mùa xuân ở đây trời mát dịu hương rừng thoảng đâu đây .
c. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín , béo cái béo của trứng gà , ngọt vị ngọt của mật ong già hạn .
B. tập làm văn 
1. Ôn văn kể chuyện 
Văn kể chuyện có nhân vật, có một chuỗi sự việc xảy ra với với các nhân vật ấy 
Mỗi câu chuyện nêu lên được một điêu có ý nghĩa 
2. Thực hành 
 Đề bài 
 Em đã từng được bố , mẹ hoặc anh , chị bạn bè , ngời thân ...tặng cho món quà nhân ngày sinh nhật . hãy viết đoạn mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng cho bài văn ấy .
GVhỏi:
-Có mấy cách mở bài , đó là những cách nào?
-GV gợi ý hướng dẫn 
-GVnhận xét bổ xung
 Bài tập về nhà 
 Xác định DT - ĐT _ TT trong đoạn văn sau 
 Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường , con đen huyền , con trắng tuyết , con đỏ son , chân dịu dàng , chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ .
 B. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiêt học. 
- Đọc kĩ đoạn văn và xác định yêu cầu bài 
- Nêu lại DT-ĐT-TT
- Làm bài – G quan sát hớng dẫn thêm cho những em còn chậm hơn các bạn khác 
-1 HS làm trên bảng bảng 
- HS khác làm vào vở 
HS nêu lại thế nào là văn kể chuyện 
HS đọc kĩ đề bài
xác định trọng tâm đề 
HS viết 2 đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề 
Lần lượt HS đọc đoạn văn đã viết 
-HS nhận xét bổ sung , đánh giá những đoạn văn viết hay 
 ____________________________
Toán ôn tập
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
 - T/chất g/hoán, t/chất k/hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu.
 - Th/hành tính nhanh.
 - Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Giới thiệu bài:
 B.Kiểm tra bài cũ:
 C.Dạy học bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1 Nối 2 biểu thức có giá trị bằng nhau:
a. 4 x 201562	1. ( 49 x 27 ) x8
b. 4256 x3 x5	2. 7 x (8500 + 49 )
c. (8500 +49 )x7	3. 201562 x ( 3+ 1 )
d. ( 49 x 8 ) x27	4. 4256 x (3 x 5 )
Bài 2 tính nhanh :
25 x5 + 25 x 412 x 25 + 88 x 25
15x35 + 35 x 85
Nhận xét – chữa bài
Bài 3 :
Một hình chữ nhật có chiều rộng
20 m chiều dài gấp đôi chiều rộng .
Tính chu vi và diện 
tích hình chữ nhật đó?
HS làm bài vào vở.
2 HS lên bảng
HS đọc yêu câu và làm bài. 
1 HS lên bảng 
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là 
20 x 2 = 40 (m)
Chu vi hình chữ nhật là. (20 + 40)x 2 = 120 (m) 
Diện tích hình chữ nhật là
20 x 40 = 800 (m2)
 đáp số: 120 m
	800 m2
3.Củng cố dặn dò:
 -Nhận xét giờ học 
____________________________
Sinh hoạt
Sơ kết tuần - Kiểm điểm nề nếp học tập
I. Mục tiêu:
	- Học sinh thấy ưu, nhược điểm của mình trong học tập.
	- Tự biết sửa chữa và vươn lên trong tuần sau.
	- Giáo dục các em thi đua học tập tốt.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Sinh hoạt
a) Nhận xét 2 mặt của lớp: Văn hoá, nề nếp
- Lớp trưởng nhận xét những ưu, nhược của lớp trong tuần qua
- và kiểm điểm về từng bạn trong tổ
- Lớp trưởng xếp loại.
* Giáo viên nhận xét: 
a. Ưu điểm:
	- Thực hiện tốt nề nếp của lớp, trường.Tổ thảo luận 
	- Học tập có nhiều tiến bộ
- ý thức học tập ở 1 số em có nhiều tiến bộ, cụ thể 1 số em đã đạt được nhiều điểm khá như: Hương ,Thảo , Kim ,Thi ,Hiếu 	 . b. Nhược điểm:
	- Vẫn còn nhiều học sinh hay nói chuyện trong giờ, ý thức học tập của 1 số em chưa tốt như: Duyên ,Duy ,Công.
	- Nhận thức bài còn rất chậm như: Tú,Tiến,Chinh.
	- Trong giờ hay xung phong phát biểu bài Hạnh ,Hương, Thảo ,Kim
Biểu dương những em có thành tích, đạo đức ngoan. Phê bình những học sinh vi phạm nội qui lớp và có hình thức kỉ luật thích hợp.
b) Phương hướng tuần sau:
- Thực hiện tốt các nề nếp đã có, phát huy những ưu điểm.
- Tuần sau không có học sinh vi phạm đạo đức, điểm kém.
- Khăn quàng đầy đủ, học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
- Đến lớp xung phong phát biểu bài
- Giúp bạn cùng tiến bộ
	3. Củng cố- dặn dò:
- Cho lớp vui văn nghệ
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tuần sau.
Nhận xét của BGH:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 2 buoi lop 4 tuan 12.doc