Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết: 23

I- Mục tiêu:

v Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi .

v Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy .

v Bồi dưỡng tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

v Giáo viên : Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong sách giáo khoa (tr/115)

v Học Sinh : Sách giáo khoa, vở bài học .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 41 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006
Bài: “ VUA TÀU THUỶ ” - BẠCH THÁI BƯỞI 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 23
I- MỤC TIÊU: 
Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi . 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từø một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy . 
Bồi dưỡng tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong sách giáo khoa (tr/115) 
Học Sinh : Sách giáo khoa, vở bài học . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ 
Yêu cầu 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Có Chí Thì Nên” .
Nhận xét và cho điểm 
- 3 học sinh thực hiện yêu cầu 
HOẠT ĐỘNG: Dạy học bài mới 
1/ Giới thiệu bài : 
- Bài tập đọc “Vua Tàu Thuỷ”- Bạch Thái Bưởi giúp các em biết về nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- Lắng nghe . 
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc : 
4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). 
Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh 
Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải 
Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp 
Yêu cầu 2 học sinh đọc cả bài 
Đọc mẫu 
Nối tiếp đọc theo trình tự : 
Đoạn 1 : Bưởi mồ côi cha . . . ăn học .
Đoạn 2 : Năm 21 tuổi . . . nản chí 
Đoạn 3 : Tiếp đó . . . trưng Nhị 
Đoạn 4 : Tiếp . . . cùng thời 
- Đọc theo cặp 
- 2 HS đọc cả bài
b.Tìm hiểu bài 
Yêu cầu học sinh đọc từ đầu . . . không nản chí và trả lời các câu hỏi . 
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? 
Trước khi chạy tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? 
Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí ? 
+ Ý đoạn này cho em biết điều gì ? 
 Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn còn lại. 
Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ? 
Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài ? 
Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu nước ngoài là gì ? 
Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài ? 
Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì ? 
Em hiểu thế nào là “Một bậc anh hùng kinh tế ” ? 
Gợi ý : Là người thắng lợi trong kinh doanh chiến thắng trên thương trường ; lập thành tích phi thường trong kinh doanh ; kinh doanh giỏi . 
Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? 
Em hiểu : Người cùng thời là gì ? 
Em hãy nêu ý đoạn này ? 
Nội dung chính của bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành Vua tàu thuỷ . 
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm . 
- Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ quẩy gánh hàng rong . Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học. 
- Năm 21 tuổi làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ . . . 
- Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí . 
+ Bạch Thái Bưởi là người có chí 
 Cả lớp đọc lướt và trả lời câu hỏi . 
- Mở công ty vào lúc những con tàu thuỷ của người Hoa đã độc chiến các đường sông Miền Bắc . 
- Cho người đến các bến tàu diễn thuyết – Trên mỗi con tàu ông dán dòng chữ : “Người ta thì đi tàu ta”
 - Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, mời kĩ sư giỏi. 
- Nhờ ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam . 
- Mang tên những nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam . 
- Tự do nêu ý kiến . 
- Nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh . 
- Biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển . 
Là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh . 
Là những người sống cùng thời đại. 
- Sự thành công của Bạch Thái Bưởi 
c. Đọc diễn cảm
Yêu cầu 4 học sinh đọc tiếp nối từng đoạn, học sinh cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp từng đoạn . 
Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn 1 ; 2
Thi đọc diễn cảm 
Nhận xét và cho điểm . 
HOẠT ĐỘNG: Cũng cố – dặn dò: 
Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn bài 
Hỏi : Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi ? 
Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài : Vẽ Trứng 
Bài: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
Môn: CHÍNH TẢ
Tiết: 12
I- MỤC TIÊU: 
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực .
- Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr/ch, ương/ươn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : Bảng phụ viết bài tập 2, bút dạ 
Học Sinh 	: Vở chính tả . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.HOẠT ĐỘNG : Kiểm tra bài cũ 
2 HS lên bảng viết các câu ở bài tập 3 .
Yêu cầu cả lớp viết bảng con : con lươn, lường trước, ống bương, bươn trải . 
Nhận xét, sửa bài . 
- 2 học sinh thực hiện bảng lớp 
- Làm bảng con (cả lớp) .
B. HOẠT ĐỘNG : Dạy bài mới 
1/ Giới thiệu bài : 
- Trong tiết này, các em sẽ nghe, viết đoạn văn : “Người chiến sĩ giàu nghị lực” và làm bài tập chính tả . 
Lắng nghe . 
2/ Hướng dẫn viết chính tả 
Tìm hiểu nội dung đoạn văn 
Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn trong sách giáo khoa . 
Đoạn văn viết về ai ? 
Câu chuyện Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động ? 
1 học sinh đọc thành tiếng .
Hoạ sĩ Lê Duy Ứng vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình . 
Hướng dẫn viết từ khó 
Yêu cầu học sinh tìm những từ khó dễ lẫn để viết . 
Gợi ý các từ : Sài Gòn, 30 triển lãm, 5 giải thưởng . 
- Học sinh phát biểu những từ khó . 
Viết chính tả 
Đọc toàn bài 1 lượt 
Đọc từng câu – Đọc 1 câu tối đa 3 lần 
Đọc lại cả bài . 
- Lắng nghe 
- Viết vào vở 
-Soát bài 
Chấm chữa bài 
Chọn một số bài chấm 
Chữa một số lỗi học sinh sai nhiều . 
Nêu hướng khắc phục .
2/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập lựa chọn : 
Bài 2b : 
Yêu cầu học sinh đọc truyện : Ngu công dời núi .
Yêu cầu học sinh hai nhóm thi tiếp sức, mỗi học sinh điền vào một chỗ trống
- Số học sinh còn lại đổi vở và soát lỗi cho nhau . 
- Lắng nghe 
- Các nhóm thi tiếp sức .
Giáo viên cùng 2 học sinh làm trọng tài chỉ từng chữ cho học sinh khác đọc, nhận xét đúng/ sai . 
Kết luận lời giải đúng . 
Lời giải : vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng . 
C. HOẠT ĐỘNG: Cũng cố - dặn dò 
Nhận xét chữ viết của học sinh . 
Dặn : Về nhà tập viết lại những từ sai, nếu chữ chưa đẹp rèn chữ viết cho đẹp hơn . 
Chuẩn bị bài sau .
Bài: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
Môn: TOÁN
Tiết: 56
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số .
- Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1 
Học Sinh : Sách + Vở toán . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng : 
Điền dấu >, <, = thích hợp vào ô trống . 
 7845 dm2 78 dm2 45 dm2
 17456 cm2 1m2 7 dm2 56 cm2
 6032 dm2 603 m2 2 dm2
Sửa bài, nhận xét, cho điểm 
- 3 học sinh lên thực hiện yêu cầu . 
- Cả lớp làm vào nháp 
- Nhận xét bài của bạn 
HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 
1/ Giới thiệu bài 
- Giờ học toán hôm nay, các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau .
- Lắng nghe 
2/ Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 
Viết lên bảng 2 biểu thức : 
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
Yêu cầu học sinh tính giá trị hai biểu thức trên .
Giá trị hai biểu thức trên như thế nào với nhau ?
Vậy ta có (Viết bảng)
4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4x 5
1 học sinh lên bảng làm . 
Cả lớp làm nháp : 
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Giá trị hai biểu thức trên bằng nhau . 
3/ Quy tắc nhân một số với một tổng
- Chỉ vào biểu thức : 4 x (3 + 5) và nêu: 4 là một số , (3+5) là một tổng . Vậy biểu thức 4 x (3+5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3+5). 
- Như vậy biểu thức 4x3 + 4x5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4x(3+5) với các số hạng của tổng (3+5) . 
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào ? 
- Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c) . 
- Biểu thức a x (b + c) có dạng một số nhân với một số tổng, khi thực hiện tính giá trị biểu thức này, ta 
- Lắng nghe và theo dõi . 
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau 
a x (b + c)
a x b + a x c
còn có cách nào khác ? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó ? 
- Vậy ta có : 
a x (b + c) = a x b + a x c 
- Yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc .
3/ Luyện tập thực hành :
 Bài 1 : 
Bài này yêu cầu chúng ta làm gì ? 
Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập, yêu cầu học sinh đọc các cột trong bảng . 
Chúng ta phải tính giá trị các biểu thức nào ? 
Yêu cầu học sinh tự làm bài .
Yêu cầu học sinh nhận xét bài bảng lớp . Cả lớp đổi vở sửa bài . 
Chốt kết quả đúng : 28 ; 27 ; 30
- Hỏi để củng cố lại quy tắc nhân một số với một tổng. 
Nếu a ... . 
Thực hiện các bước vào vở nháp . 
Tiếp nối nhau đọc bài làm và kết quả .
Bài 3 : 
Yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt, phân tích đề và giải vào bảng nhóm . 
Giải
Trong một giờ tim người đó đập số lần
75 x 60 = 4500 (lần)
Trong hai mươi bốn giờ tim người đó đập số lần : 4500 x 24 = 108000 (lần)
Đáp Số : 108000 lần
Hoạt động nhóm 3 
Thảo luận cách phân tích và lập kế hoạch giải .
Giải vào bảng nhóm :
Phân tích đề
Số lần đập của tim 24 giờ 
║
Số lần đập của tim 1 giờ x 24 
 ║
Số lần đập của tim 1phút x 60 
Chữa bài – khen nhóm làm tốt
Bài 4 : 
Yêu cầu 1 học sinh đọc đề . Lớp tự làm vào vở bài tập . 
Chấm một số vở – Sửa bài . 
- Đại diện 1 số nhóm trình bài giải .
- Các nhóm khác nhận xét
1 học sinh lên bảng làm bài 
Cả lớp tự giải vào vở toán . 
Bài 5 : 
Gọi 1 học sinh đọc đề 
Yêu cầu : 1 học sinh lên bảng, tóm tắc, phân tích đề 
1 học sinh giải bài tập bảng lớp 
Tóm tắt
Mỗi lớp : 30học sinh è 12 lớp ? Học sinh 
Mỗi lớp : 35học sinh è 6 lớp ? Học sinh 
Phân tích
Học sinh toàn trường
║
học sinh 12 lớp + Học sinh 6 lớp
║ ║
30 x 12 35 x 6
- Lớp giải vào vở bài tập . 
Bài giải 
Số học sinh của 12 lớp là 
30 x 12 = 360 (học sinh )
Số học sinh của 6 lớp là : 
35 x 6 = 210 (học sinh )
Tổng số học sinh của trường là 
360 + 210 = 570 (học sinh )
Đáp số : 570 học sinh 
HOẠT ĐỘNG III: Cũng cố – dặn dò 
Nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số .
Nhắc lại các bước làm một bài toán giải . 
Giao việc về nhà : Học kỹ bài, chuẩn bị bài mới .
Tổng kết tiết học 
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ HỌC
Môn: KỂ CHUYỆN
Tiết: 12
I- MỤC TIÊU:
 Rèn kĩ năng nói : 
Học sinh kể được câu truyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình . 
Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện) . 
 2. Rèn kĩ năng nghe : Học sinh nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : - Một số truyện viết về người có nghị lực, sách truyện đọc lớp 4 . 
- Bảng lớp viết : Đề bài – Bảng phụ viết : Gợi ý 3 (sách giáo khoa )
Học sinh : - Sưu tầm một số truyện viết về người có nghị lực (truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi) . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng kể 2 đoạn của câu truyện: Bàn chân kì diệu . 
Hỏi : Em đã học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký .
Nhận xét, cho điểm học sinh . 
Hát tập thể 1 bài 
2 học sinh lên bảng kể . 
Lớp nhận xét 
HOẠT ĐỘNG II : Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài 
Tiết kể chuyện hôm nay giúp các em kể những câu chuyện mình đã sưu tầm về một ngừơi có nghị lực, có ý chí vươn lên . 
Kiểm tra học sinh đã tìm đọc truyện ở nhà (Xem lướt, yêu cầu học sinh giới thiệu nhanh những truyện em mang đến lớp ).
Lắng nghe 
Trình bày nhanh để giáo viên kiểm tra . 
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
Tìm hiểu đề bài 
- Yêu cầu học sinh đọc đề . 
- Nêu câu hỏi : 
- Đề yêu cầu gì ? 
- Kể chuyện như thế nào ? 
- Kể về một người như thế nào ? 
- Gạch chân các từ : được nghe, được đọc, có nghị lực . 
- Yêu cầu học sinh đọc các gợi ý : 1 – 2 – 3 – 4 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại gợi ý 1 
 Hỏi : Những nhân vật được nêu tên trong gợi ý em đã biết chưa ? Em biết ở đâu . 
1 học sinh đọc to, rõ, lớp theo dõi . 
Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi . 
4 học sinh nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4 
 1 học sinh trả lời – Lớp theo dõi .
- Em có thể kể về những nhân vật đó. Nếu kể chuyện ngoài sách giáo khoa, các em sẽ được cộng thêm điểm. 
- Yêu cầu 1 số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể . 
- Yêu cầu cả lớp : đọc thầm gợi ý 3 
- Làm dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng .
- Vài học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể .
3/ Thực hành : Kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . 
Viết tên những học sinh thi kể chuyện lên bảng để lớp bình chọn bạn kể hay . 
Lưu ý học sinh khi kể xong chuyện phải nêu ý nghĩa câu chuyện . 
Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Thi kể chuyện trước lớp . 
HOẠT ĐỘNG III: Cũng cố – dặn dò 
Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện ở lớp cho người thân nghe . Đọc trước nội dung bài sau . 
Tổng kết tiết học.
Bài: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 12
I- MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết :
Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi, vai trò của hệ thống đê ven sông)
Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức . 
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc bộ . 
Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Bắc bộ, sông Hồng, đê ven sông . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra bài cũ 
Chọn đáp án đúng 
Đặc điểm địa hình trung du Bắc bộ : 
A. Đỉnh nhọn, sườn dốc . 
B. Vùng đồi, đỉnh tròn, sườn thoải 
C. Vùng núi, đỉnh tròn, sườn dốc . 
D. Vùng đồi, sườn thoải . 
Nhận xét . 
Hoạt động cả lớp : Dùng thẻ chữ chọn đáp án đúng . 
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới
1/ Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc bộ .
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Yêu cầu học sinh nhìn lên bản đồ . 
- Gọi 1 học sinh chỉ bản đồ vùng đồng bằng Bắc bộ . 
- Nếu gọi Việt Trì là đỉnh tam giác, đường bở biển là cạnh đáy thì đồng bằng Bắc bộ có hình dạng gì ? 
- Yêu cầu 1 học sinh lên chỉ lại trên bản đồ vùng đồng bằng Bắc bộ và nhắc lại hình dạng đồng bằng Bắc bộ . 
- Phát lược đồ cầm (lấy từ sách giáo khoa )
- Yêu cầu học sinh dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng đồng Bắc bộ trên lược đồ . 
Chọn 1 – 2 em tô màu đẹp, khen trước lớp . 
Quan sát bản đồ . 
- 1 học sinh chỉ bản đồ . 
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời : 
 Có hình dạng tam giác . 
- 1 học sinh thực hiện 
- Lớp quan sát nhận xét 
- Nhận lược đồ 
- Cả lớp thực hiện yêu cầu 
2/ Sự hình thành, diện tích, địa hình đồng bằng Bắc bộ
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm .
Giao nhiệm vụ cho các nhóm .
Nhóm 1 & 3 :
Đồng bằng Bắc bộ do sông nào bồi đắp nên ? Hình thành như thế nào ?
Nhóm 2 & 5 :
Đồng bằng Bắc bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ? Diện tích là bao nhiên ?
- Chia thành 6 nhóm .
- Các nhóm nhận nhiệm vụ .
- Hoạt động nhóm
Nhóm 4 & 6 : 
- Địa hình đồng bằng Bắc bộ như thế nào ? 
 Lắng nghe, chốt lời giải đúng, khen nhóm trình bày tốt .
3/ Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Bắc bộ : 
Treo bản đồ trên bảng . 
Yêu cầu 1 học sinh lên bảng, cả lớp dựa vào hình 1/sách giáo khoa tìm và ghi tên các con sông của đồng bằng Bắc bộ ra vở nháp .
Cho học sinh nhận xét . 
Giáo viên giảng thêm về sông Hồng và sông Thái Bình . 
Đại diện các nhóm trình bày
1 học sinh lên bảng quan sát và ghi ra bảng lớp tênc ác con sông ở đồng bằng Bắc bộ . 
Cả lớp tìm ở hình 1 và ghi ra nháp tên các con sông ở đồng bằng Bắc bộ 
Mùa hạ mưa nhiều 
Nước sống lên nhanh 
Gây lũ lụt
Đắp đê ngăn lũ
4/ Hệ thống đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc bộ 
Cho học sinh hoạt động nhóm .
Yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ sách giáo khoa và vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý sau : 
Người dân đồng bằng Bắc bộ đắp đê ven sông để làm gì ? 
Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất . 
Nhận xét, chốt ý đúng bằng cách cho học sinh thiết lập mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ . 
- Hoạt động nhóm 6 
- Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày . 
Lớp nhận xét . 
HOẠT ĐỘNG III: Cũng cố – dặn dò 
Củng cố bài : Nêu hình dạng, sự hình thành đồng bằng Bắc bộ ? 
Trình bày khái quát về đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc bộ ? 
Giao việc về nhà : Sưu tầm thêm các tranh ảnh về đồng bằng Bắc bộ và người dân ở đây
Tổng kết bài . 
Bài: KIỂM TRA VIẾT : KỂ CHUYỆN
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 24
I- MỤC TIÊU:
 Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện . 
Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc ) .
Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên : Viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện lên bảng lớp . 
Học sinh : Giấy kiểm tra, bút . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ghi đề bài lên bảng 
Đề : Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu 
Yêu cầu học sinh đọc lại đề 
Xác định trọng tâm đề 
Đề yêu cầu em làm gì ? 
Kể câu chuyện có nội dung như thế nào ? 
Cho học sinh viết bai . 
Thu bài, chấm trước một số bài . 
Nêu nhận xét chung . 
2 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm theo . 
Xác định việc cần làm .
Viết bài 
Lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 12 chuan.doc