Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Tập đọc

Tiết 23: “Vua Tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

 I.Mục tiêu :

 - Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 - Hiểu nội dung ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.

 - HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

 - Giáo dục H ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.

II. Chuẩn bị :

 Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 39 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Tiết 23: “Vua Tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
 I.Mục tiêu :
 	 - Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
	 - Hiểu nội dung ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.
	- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
	- Giáo dục H ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
 Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
Có chí thì nên.
- GV kiểm tra đọc 4 HS.
- GV nhận xét – đánh giá.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài :
- Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi là 1 nhân vcật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? Bằng cáh nào ông trtở thành 1 con người nổi tiếng ? Đọc truyện này các em sẽ trả lời được những câu hỏi đó – Tranh.
- GV ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Chia đoạn : 4 đoạn
 ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới.
 * GV cùng HS giải nghĩa thêm những từ khó mà HS chưa hiểu. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1+2:
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
- Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã phải làm những công việc gì ?
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người rất có chí ?
 ® GV chốt : Bạch Thái Bưởi 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”.
Đoạn 3+4 :
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chú tàu người nước ngoài như thế nào ?
Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
 ® GV nhận xét – chốt: Con người có ý chí vươn lên mới thành công ® liên hệ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV lưu ý: giọng đọc là giọng kể đầy cảm hứng ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
GV nhận xét.
4. Củng cố
- Thi đua: kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”.
- GV nhận xét – đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Tập kể thêm.
Chuẩn bị: bài Vẽ trứng.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
- HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
- Giải nghĩa các câu tục ngữ.
- HS nghe – quan sát
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- HS nghe.
- HS đánh dấu vào SGK.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
( 2 lượt – nhóm đôi )
+ HS đọc chú giải và nêu nghĩa của từ.
 Hoạt động lớp.
+ Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.
Đầu tiên anh làm thư kí cho 1 hảng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
+ Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
- HS đọc và TLCH.
+ Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã đánh vào tâm lí tự hào dân tộc của người Việt: ông cho ngươi đến các bến tàu diễn thuyết kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “ Người ta phải đi tàu ta” khách đi tàu của ông ngày 1 đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bàn lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.
+ Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.
+ Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lí dân tộc, làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam.
+ Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS đánh dấu ngắt nhịp, nhấn giọng.
+ Năm 21 tuổi,/ Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho 1 hãng buôn,// Chẳng bao lâu,/ anh đứng ra kinh doanh độc lập,/ buôn ngô,/ mở hiệu cầm đồ,/ lập nhà in,/ khai thác mỏ//
+ Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
+ 2 HS kể.
Kể chuyện
Tiết 12: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I.Mục tiêu :
	Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện,( mẫu truyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nhị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
	Rèn HS kể chuyện mạch lạc.
II. Chuẩn bị :
 Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý trong SGK về tên 1 số nhân vật mà H đã biết được qua các truyện đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
 Bàn chân kì diệu.
- HS nhìn tranh kể lại chuyện.
- Nêu ý nghĩa.
- Nhận xét – chấm điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài :
Hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.
b. Hướng dẫn HS hoạt động	
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài.
- HS đọc đề.
- Gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng.
- GV chốt.
* Kể 1 câu chuyện em đã đọc, đã nghe về 1 người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động 2 : Tìm câu chuyện.
- Đọc các gợi ý.
GV nhận xét.
Hoạt động 3: Kể chuyện theo nhóm – thi kể chuyện.
 Lưu ý:
Khi kể chuyện phải giới thiệu câu chuyện.
Thi kể chuyện.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét.
4. Củng cố:
5. Nhận xét – Dặn dò :
- Chọn người kể hay – nêu ra điểm hay.
- Về nhà tập kể.
- Chuẩn bị:” Kể chuyện được chứng kiến tham gia”.
 Hát 
3 HS mỗi HS kể 1 đoạn.
Hoạt động cá nhân.
+ 2 HS đọc đề – lớp đọc thầm
+ HS gạch.
Hoạt động lớp.
+ 4 HS đọc gợi ý 1.
+ 1 HS đọc gợi ý 2.
+ Lớp đọc thầm, suy nghĩ để chọn câu chuyện.
+ 1 số HS nêu câu chuyện định kể ( 6 – 7 HS )
Hoạt động nhóm ( chia 4 nhóm ).
+ Các nhóm làm việc.
+ Đại diện các nhóm kể.
+ Kể xong HS nêu ý nghĩa.
+ 1 HS kể lại 1 câu chuyện, nêu lên ý nghĩa.
Mĩ thuật
Toán
Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục đích yêu cầu cần đạt: 
Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
II. Chuẩn bị:
 Kẻ sẵn nội dung BT1.
( Nếu còn thời gian cho HS làm bài 2 a. Ý 2, b Ý 2. Bài 4).
Bài 4: - GV: Y/c HS đọc đề.
- GV viết: 36 x 11 và HS đọc bài mẫu tìm hiểu cách tính nhanh.
- Hỏi:Vì sao có thể viết: 
 36 x 11=36x(10+1) ?
- Giảng: Tách số 11 thành tổng của 10 và 1, nhân nhẩm 36 với 10, rồi lấy tích cộng với 36.
- GV: Y/c HS làm tiếp.
 GV nhận xét và cho điểm HS.
+ HS làm vào ở.
+ 4 HS lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn dịnh:
2.KTBC: 
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học và ghi bảng đề bài.
*Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: 
 - Viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Hỏi: giá trị 2 biểu thức này như thế nào ?
- Nêu: Ta có: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
HS tính giá trị 2 biểu thức.
- Giá trị 2 biểu thức này bằng nhau.
*Quy tắc một số nhân với một tổng: 
- GV: Chỉ vào biểu thức: 4 x ( 3 + 5 ) và nêu: 4 là 1 số, (3+5) là 1 tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng tích của 1 số nhân với 1 tổng.
- Y/c HS: Đọc biểu thức phía bên phải dấu (=) và nêu: Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+5) nhân với 1 số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5). Như vậy, biểu hức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng khác của tổng (3+5).
- Khi thực hiện nhân 1số với 1tổng ta có thể làm thế nào ?
- GV: + Gọi số đó là a, tổng là ( b+c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c) ?
+ Biểu thức a x (b+c) có dạng là 1 số nhân với 1 tổng, khi thực hiện tính giá trị biểu thức này ta còn có cách nào ? Hãy viết biểu thức đó ?
- Nêu: a x (b+c) = a x b + a x c.
- Y/c HS: Nêu lại quy tắc này.
 *Luyện tập-thực hành:
Bài 1: 
- Hỏi: BT y/c ta làm gì ?
- GV: Đã chuẩn bị và yêu cầu HS đọc nội dung các cột.
- Hỏi: Ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ?
- GV: Y/c HS tự làm bài. GV chữa bài.
- Hỏi củng cố lại quy tắc 1 số nhân 1 tổng: Nếu a = 4, b = 5, c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức:
 a x ( b+c ) và a x b + a x c
- Hỏi tương tự với các tr/h còn lại.
- Hỏi: Như vậy gtrị của 2 biểu thức a x ( b+c ) và a x b + a x c luôn như thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng 1 bộ số ?
Bài 2: - Hỏi: BT a yêu cầu ta làm gì ?
- Hướng dẫn: Hãy áp dụng quy tắc 1 số nhân 1 tổng,
- GV: têu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi: Trong 2 cách tính này cách nào thuận tiện hơn ?
- Ghi: 38 x 6 + 38 x 4, y/c: Tính giá trị biểu thức theo 2 cách.
- GV: Giảng cách làm thứ 2: Biểu thức 38 x 6+38 x 4 có dạng là tổng của 2 tích. 2 tích này có chung 1 thừa số là 38, nên ta đưa biểu hức về dạng 1 số (là thừa số chung của 2 tích) nhân với tổng của các thừa số khác nhau của tích.
- GV: Y/c HS làm tiếp.
- Hỏi: Trong 2 cách này, cách nào thuận tiện hơn ?
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Y/c HS tính giá trị 2 biểu thức trong bài.
- Hỏi: + giá trị 2 biểu thức như thế nào so với nhau ?
+ Biểu thức thứ nhất, thứ hai có dạng như thế nào ?
+ Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất ?
+ Khi thực hiện nhân 1 tổng với 1số ta có thể làm thế nào ?
- GV: Y/c HS ghi nhớ quy tắc nhân 1 tổng với 1 số.
Củng cố:
 5. Nhận xét - Dặn dò:
 - Hỏi: Củng cố bài.
- Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc lại, học thuộc quy tắc, chuẩn bị bài sau. 
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Viết: a x ( b+c )
- Viết: a x b + a x c
- HS: Viết và đ ... nhóm 1 tờ giấy to có ghi sẵn nội dung BT1.
- GV nhận xét, chốt ý .
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề.
- GV nhận xét, chốt ý.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề.
GV nhận xét, chốt ý.
4. Củng cố: 
- Nêu ghi nhớ ?
- Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đen, tím
GV nhận xét, bổ sung.
5. Nhận xét - Dặn dò :
Học ghi nhớ.
Làm bài BT1 vào vở.
Chuẩn bị: “Ý chí _ nghị lực”.
Nhận xét tiết học.
 Trò chơi. 
+ 2 HS nêu: ý chí, chí khí, quyết chí 
+ 1 HS nêu miệng lại BT4
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS theo dõi
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài.
+ Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân.
+ HS phát biểu ý kiến.
· Tờ giấy này trắng: mức độ trung bình – tính từ trắng.
· Tờ giấy này trăng trắng: mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
· Tờ giấy này trắng tinh: mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
+ Lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài.
+ Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân.
+ HS phát biểu ý kiến.
 Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm vào trước tính từ trắng từ rất – rất trắng; hoặc các từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất.
Hoạt động lớp, cá nhân.
+ 3, 4 HS nêu ghi nhớ trong SGK.
+HS nêu tên hoạt động, trạng thái.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
+ 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
+ Nhóm trao đổi, thư kí ghi kết quả.
+ Đại diện nhóm trình bày.
	Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
	Mỗi màu xuân Đắc Lắc lại khoát lên mình một màu trắng ngà ngọc toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Lớp nhận xét, bổ sung.
+1 HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
+ HS làm việc cá nhân.
+ 1 số HS nêu từ vừa tìm, lớp nhận xét bổ sung.
 · Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hồng, đỏ hon hỏn; rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ; đỏ như son, đỏ hơn son, đỏ nhất 
 · Cao: cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi; rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao; cao như núi, cao hơn núi, cao nhất 
 · Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng; rất vui, vui lắm, qui quá; vui như Tết, vui hơn Tết, vui nhất 
+ 1 H đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
+ HS làm bài cá nhân.
+ Nhiều HS lần lượt đọc câu mình đặt, lớp nhận xét bổ sung.
VD: 	- Quả ớt đỏ chót.
	- Bầu trời cao vòi vọi.
+ 2 HS nêu lại ghi nhớ của bài.
+ 1 số HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
VD: 	Đen ® 	- đen huyền
	- đen nhánh.
	- đen mun
	Tím ®	- Tim tím
	- Tím sẫm
Toán 
Tiết 60: Luyện tập 
 I. Mục tiêu :
	- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
	- vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với sô có hai chữ số.
	- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
 II. Chuẩn bị :
Bài 4, 5 (nếu còn thời gian cho HS làm tại lớp)
Bài 4:
GV, lớp nhận xét.
Bài 5:
GV, lớp nhận xét.
+ HS nêu yêu cầu bài.
+ HS làm vào vở, 3 HS lên bảng
 Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng một ki-lô-gam là:
 5 200 x 13 = 67 600 (đồng)
 Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một ki-lô-gam là:
 5 500 x 18 = 99 000 (đồng).
 Số tiền bán cả hai loại đường là:
 67 600 + 99 000 = 166 600 (đồng)
 Đáp số: 166 600 đồng.
+ HS nêu yêu cầu bài.
+ HS làm vào vở, 3 HS lên bảng
 Số học sinh của lớp 12 là:
 30 x 12 = 360 (học sinh)
 Số học sinh của lớp 6 là:
 35 x 6 = 210 (học sinh)
 Tổng số học sinh của trường là:
 360 + 210 = 570 (học sinh)
 Đáp số: 570 học sinh.
 III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
“Nhân với số có hai chữ số”.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
3.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : “Luyện tập”.
	Luyện tập củng cố lại phép nhân với số có hai chữ số.
® Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn HS hoạt động:	
Ôn lại kiến thức.
- GV hướng dẫn và thực hiện trên bảng.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính và tính.
a) 17 x 86 = 
b) 428 x 39 = 
c) 2057 x 23 =
GV, lớp nhận xét.
 Bài 2: 
GV, lớp nhận xét.
Hoạt động 2:
 Bài 3: Bài toán.
Thu chấm một số vở, nhận xét.
GV, lớp nhận xét.
Củng cố.
- Nhắc lại cách thực hiện phép nhân với số có 2 chữ số.
- Tính (dành cho HS khá giỏi).
	273 ´ 15 = ?
5. Nhận xét – Dặn dò :
Chuẩn bị: Nhân nhẩm số có hại chữ số với 11.
Nhận xét tiết học.
 Hát.
HS nêu.
Hoạt động lớp.
+ HS nêu yêu cầu bài.
+ 3 tổ làm bảng con;
+ 3 HS lên bảng.
+ HS nêu yêu cầu
Lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng
m
3
30
23
m x 78
243
2430
1794
+ HS chữa bài.
+ HS đọc đề toán
+ Tóm tắt giải vào vở.
+ 3 HS lên bảng	
 Tóm tắt
1 phút: 24 lần
24 giờ: .. lần ?
 Bài giải
 Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
 75 x 60 = 4 500 (lần)
 Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:
 4 500 x 24 = 108 000 ( lần)
 Đáp số: 108 000 lần.
Hoặc:
 24 giờ có số phút là:
 60 x 24 = 1440 (phút)
 Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
 75 x 1440 = 108 000 (lần)
 Đáp số: 108 000 lần.
Khoa học
Tiết 24: Nước cần cho sự sống
 I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
	Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
	+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự so6ng1cua3 sinh vật. Nước giúp thảy các chất thừa, chất độc hại.
	+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp.
	+ Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 50, 51. 	
 III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
 Sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn.
Yêu cầu HS chỉ vào sơ đồ nêu sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong thiên nhiên ?
Nhận xét, chấm điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài :
 Hôm nay, chúng ta tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống, trong bài nước là nguồn sống.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.	
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3: tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
GV nhận xét kết luận như mục Bạn cần biết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và vui chơi giải trí.
- Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác.
- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng.
- Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau. Ví dụ:
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
- GV khuyến khích HS tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
4. Củng cố:
5. Nhận xét – Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về nhà xem bài, chuẩn bị tiết sau.
 Hát 
HS nêu
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Các nhóm HS làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao.
+ Cả nhóm cùng thảo luận và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
+ Trình bày vấn đề được giao 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật, đặc biệt là những sinh vật sống dưới nước. Mất 10 – 20% nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
+ Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
+ Nước còn giúp cho việc thải ra các chất thừa, chất độc hại cho cơ thể.
+ Nước còn là môi trường sống của nhiều động vật và thực vật.
Hoạt động lớp.
+ Tắm giặt, lau nhà, tưới cây.
+ Bơi, công viên nước, trượt nước.
+ Tưới ruộng, vườn, làm ao nuôi cá, 
+ Sản xuất các loại nước giải khát, chế biến thực phẩm.
+ Vài HS nhắc lại mục Bạn cần biết.
SINH HOẠT TUẦN 12
 I.MỤC TIÊU:
 Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần.
 Đưa ra kế hoạch tuần 12 để thực hiện.
 II. SINH HOẠT:
 Nhận xét tuần qua.
 + Vệ sinh lớp học, sân trường,
 + Vệ sinh cá nhân
 + Đồng phục
 + Thực hiện nội quy lớp học...
 + khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng
III. KẾ HOẠCH TUẦN 12:
 - Vệ sinh trong , ngoài lớp học trước khi vào học.
 - Thực hiện nội quy lớp học.
 - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vô học, khi ở nhà).
 - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn.
 - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống, phòng ngừa cúm A (H1N1) và phòng các bệnh tật.
Nhận xét chung.
 Khối duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 12V.doc