Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

 Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải thích các bài toán có liên quan.

 Cẩn thận, chính xác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Sửa bài làm thêm tiết trước.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Các hoạt động:

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 11 Ngày dạy : 
Bài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm (A- pác- thai), tên riêng (Nen- xơn Man- đê- la), các số liệu thống kê (1/5; 9/10; 3/4).
- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen- xơn- Man- đê- la và nhân dân Nam Phi.
 Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
 Có ý thức được trên thế giới dù khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa trong SGK, Thêm những tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2- 3 hoặc cả bài thơ Ê- mi- li, con Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
9’
7’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê. 
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài văn.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen- xơn Man đê- la và tranh minh họa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thành tiếng- đọc thầm từng đoạn bài.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ phiên âm và các số liệu thống kê.
- Giải thích để HS hiểu các số liệu thống kê
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc diễn cảm bài văn: giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài văn.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thành tiếng- đọc thầm từng đoạn bài- cả bài văn cùng suy nghĩ, trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài văn.
+ Câu hỏi 1: Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 trả lời.
+ Câu hỏi 2: Yêu cầu đọc đoạn 3 bài trả lời.
+ Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A- pác- thai được đông đảo người dân trên thế giới ủng hộ?
+ Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn. 
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ( cảm hứng ca ngợi, sảng khoái).
- Đọc diễn cảm mẫu.
- 2 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc bài.
- Quan sát.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn (2 lượt).
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi SGK.
- Cả lớp - cá nhân - nhóm đôi.
- Đọc đoạn 2, trả lời.
- Đọc đoạn 3 trả lời.
- Vài HS.
- Ngoài thông tin, trong SGK các em có thể nói nhiều hơn về vị tổng thống này khi xem ti-vi, đọc báo.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này.
- Nêu nội dung chính bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ghi nhớ những thông tin các em có được từ bài văn. Soạn bài tác phẩm của Si- le và tên phát- xít.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
TOÁN
Tiết: 26 Ngày dạy : 
Bài: BÀI LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải thích các bài toán có liên quan.
 Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Sửa bài làm thêm tiết trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT1 và BT2.
0 Mục tiêu: Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích và rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Chuyển số đo diện tích có hai đơn vị đo thành hai số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước.
* Bài tập 2: Hướng dẫn HS trước hết phải đổi 3cm35mm2 = 305mm2. Như vậy phương án B là đúng khoanh vào b.
- Kết luận: Nhận xét, tuyên dương HS làm đúng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn BT3 và BT4.
0 Mục tiêu: So sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 3: 
- Hướng dẫn HS trước tiên phải đổi đơn vị rồi so sánh, chẳng hạn với bài: 61km2 > 610km2
 6100hm2
* Bài tập 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề, tự giải, rồi sửa.
- Lưu ý HS đọc kỹ câu hỏi trong bài toán để thấy rằng kết quả cuối cùng phải đổi về mét vuông.
- Tự làm theo mẫu vào vở.
- Trao đổi theo cặp (sử dụng bảng con).
- 1 HS đọc - làm vào vở.
 Diện tích một viên gạch:
 40 x 40 = 1600cm2
 = 16dm2
 Diện tích căn phòng:
 16 x 150 = 2400dm2
 = 24m2
 ĐS: 24m2
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Học thuộc bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé
- Làm vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
CHÍNH TẢ
Tiết: 6 Ngày dạy : 
Bài: Ê- MI- LI, CON
I. Mục tiêu:
 Nhớ viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài “Ê- mi- li, con”.
 Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ.
 Yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô, ua (VD: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa) và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
19’
7’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả (nhớ viết).
0 Mục tiêu: Nhớ viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê- mi- li, con.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3, 4.
- Yêu cầu HS đọc thầm, chú ý các dấu câu, tên riêng.
- Yêu cầu nhớ lại 2 khổ thơ tự viết.
- Chấm, sửa, nêu nhận xét.
- Kết luận: Phải chuẩn bị ở nhà thuộc và viết trước để bài viết đạt yêu cầu.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Làm đúng các bài tập.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu tìm các tiếng có chứa ưa, ươ, nêu nhận xét cách ghi dấu thanh.
* Bài tập 3: 
- Yêu cầu làm theo hướng dẫn sau:
+ Đọc kỹ các câu tục ngữ, thành ngữ (giúp HS hiểu các câu thành ngữ, tục ngữ).
- Kết luận: Đánh dấu thanh đúng theo hướng dẫn của GV.
- 1 đến 2 HS đọc thuộc lòng.
- Cả lớp.
- Cá nhân ghi vào vở.
- Cá nhân làm vào vở bài tập – gạch chân dưới các tiếng.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà ghi nhớ cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ uô, học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ chuẩn bị cho bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KĨ THUẬT
Tiết: 6 Ngày dạy : 
Bài: CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu:
 Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
 Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
 Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng,cá ..Dao thái, gọt.	
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7’
7’
6’
6’
v Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn 
0 Mục tiêu: Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
0Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung 1a,b (SGK/31- 32) thảo luận và trả lời theo các câu hỏi của phần 1.
- Treo tranh minh họa và chốt lại.
*Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt, trứng, cáđược gọi chung là thực phẩm. Các chất dinh dưỡng cần cho con người:Đạm chất béo, đường, các loại vi- ta- min, nước và muối khoáng.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị cho nấu ăn. 
0 Mục tiêu: Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
0 Cách tiến hành: 
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung 2 kết hợp hình 2 (SGK/32).
- Nêu mục đích và cách tiến hành của việc sơ chế thực phẩm? 
- Nhận xét- chốt lại.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
0 Mục tiêu: Biết liên hệ thực tế ở cuộc sống.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
+ Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rau mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả (su hào, đậu đũa, bí ngô)?
+ Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào 
+ Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm?
- Gợi ý để HS nêu ghi nhớ SGK trang 33.
v Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. 
0 Mục tiêu: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét.
- Quan sát hình.
- Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
- Nghe GV chốt ý.
- Nhóm 4.
- Trình bày, nhận xét.
- Nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Vài HS đọc lại ghi nhớ.
- Cá nhân.
- Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình để chuẩn bị cho tiết sau.
* Rút kinh nghiêm: 
= = = = ™ & — = = = = 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 11 Ngày dạy : 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ HỮU NGHỊ HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
 Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác.
 Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.
 Thể hiện tình đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nêu định nghĩa về từ đồng âm, đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ở bài tập 2, 3 (phần luyện tập tiết trước) hoặc từ đồng âm các em tìm được.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
13’
13’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn BT1 và BT2.
0 Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập1: 
- Yêu cầu HS làm theo cặp.
- Lờ ... i: ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu:
 Biết vai trò của đất rừng đối với đời sống con người.
 Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất Phe- ra- lít, đất phèn, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. Nêu được một số đặc điểm của đất phe- ra- lít và đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ khai thác đất rừng một cách hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ phân bố rừng Việt Nam.
- Tranh ảnh thực vật, động vật của rừng Việt Nam (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại đất chính ở nước ta.
0 Mục tiêu: Biết nêu một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe- ra- lít, chỉ trên bản đồ các vùng phân bố 2 loại đất đó.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc SGK và hoàn thành bài tập:
Tên loại đất
Vùng phân bố
Một số đặc điểm
Phe- ra- lít
Phù sa
- Gọi HS lên chỉ bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam, vùng phân bố 2 loại đất chính.
- Nêu: Đây là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn – sử dụng đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
- Yêu cầu nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
- Kết luận (SGV).
v Hoạt động 2: Rừng ở nước ta.
0 Mục tiêu: Biết vai trò của rừng và vùng phân bố rừng ngập mặn.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát các hình 1- 3, đọc SGK và hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu chỉ trên Bản đồ Phân bố rừng, vùng phân bố rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Kết luận (theo SGV).
v Hoạt động 3: Trình bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật của rừng Việt Nam.
0 Mục tiêu: Thấy được vai trò của rừng.
0 Cách tiến hành:
- Trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật, động vật của rừng Việt Nam.
- Kết luận (SGV).
- Làm việc theo cặp.
- Một số HS lên chỉ.
- Lắng nghe.
- Cá nhân phát biểu.
- Làm việc nhóm 4.
- 2 -3 HS.
- Làm việc cả lớp.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ôn tập tất cả các bài đã học.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 12 Ngày dạy : 
Bài: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu:
 Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
 Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa , gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
 Sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bốn, năm tờ phiếu phô tô phóng to nội dung bài tập1 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi 2 – 3 HS làm lại bài tập 3- 4 tiết LTVC trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
13’
13’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét, phần ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
0 Cách tiến hành:
* Phần nhận xét:
- Yêu cầu đọc câu “ Hổ mang bò”, trả lời 2 câu hỏi SGK.
- Treo bảng phụ đã viết 2 cách hiểu câu văn.
1. Hổ mang bò lên núi 
 (Rắn) hổ mang (đang) bò
 (Con) hổ (đang) mang
 (con) bò lên núi
2. Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và động từ mang.
 Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò).
- Chốt: 2 câu trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố tạo ra hai cách hiểu.
* Phần ghi nhớ:
- Yêu cầu đọc và nói lại nội dung ghi nhớ.
v Hoạt đông 2: Hướng dẫn phần luyện tập.
0 Mục tiêu: Hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS trao đổi tìm từ đồng âm mỗi câu.
- Chốt: Dùng từ đồng âm để chơi chữ tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa gây bất ngờ, thú vị.
* Bài tập 2: Có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ đồng âm cũng có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm.
- Đọc thầm – tiếp nối nhau trả lời.
- Theo dõi.
- Nhắc lại.
- 2- 3 HS
- Theo cặp.
- Cá nhân làm vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nói lại tác dụng của cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 30 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Củng cố về so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 Giải các bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Sửa lại bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn bài tập 1, bài tập 2.
0 Mục tiêu: Củng cố về so sánh, tính giá trị của biểu thức với phân số.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Khi sửa bài yêu cầu HS nhắc lại 2 cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
a. ; 
b. ; 
* Bài tập 2:
a. 
b. 
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập 3, bài tập 4.
0 Mục tiêu: Giải các bài toán có liên quan đến tìm 1 phân số của một số.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 3:
- Cho HS nêu đề toán, làm và sửa bài.
 5ha = 50000m2
Diện tích hồ nước: 
 ĐS: 15000m2
* Bài tập 4:
- Cho HS nêu bài toán, làm bài rồi sửa bài.
- 2 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- 2 – 3 HS.
- 2 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào bảng con.
- 1 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào bảng con.
- Tóm tắt, giải vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 12 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 Thông qua đoạn văn hay học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
 Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
 Yêu vẻ đẹp của cảnh sông nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa cảnh sông nước: biển, sông, suối.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
11’
15’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn bài tập 1.
0 Mục tiêu: Thông qua những đoạn văn hay học cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu trao đổi và trả lời.
& Gợi ý trả lời câu hỏi ở phần a.
Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? Câu văn nào nói rõ đặc điểm đó?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì? Vào thời điểm nào?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? (Giải nghĩa liên tưởng từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác) " liên tưởng này đã khiến biển gần gũi với con người hơn.
& Gợi ý trả lời câu hỏi ở phần b
+ Yêu cầu đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả.
+ Yêu cầu nêu tác dụng của liên tưởng trên?
v Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập 2.
0 Mục tiêu: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước.
0 Cách tiến hành:
- Gọi đọc lại yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu đọc kết quả quan sát đã chuẩn bị - ghi nhanh một số kết quả lên bảng.
+ Nhận xét.
+ Yêu cầu tự lập dàn ý.
+ Gọi trình bày.
- Kết luận.
- Theo cặp – đọc thầm – trao đổi – trả lời.
- 1- 2 HS đọc “Ánh nắng lúc trời chiều”
- 1 - 2 HS phát biểu.
- 1 HS.
- 2- 3 HS.
- Lắng nghe.
- 3 HS làm vào bảng phụ, còn lại làm vở bài tập.
- 3 HS bảng phụ.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về sửa bài, hoàn thiện dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KHOA HỌC
Tiết: 12 Ngày dạy : 
Bài: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. Mục tiêu:
 Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt rét. Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
 Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Làm theo yêu cầu SGK.
0 Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chính của bệnh sốt rét và nêu được tác nhân của đường lây truyền bệnh sốt rét.
0 Cách tiến hành:
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong SGK và trả lời.
+ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
+ Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
+ Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ SGk.
0 Mục tiêu: Biết làm cho nhà ở, nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và người thân trong gia đình. Có ý thức ngăn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Muỗi a nô- phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong và quanh nhà?
+ Khi nào muỗi bay ra để đốt người?
+ Bạn có biết làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
+ Làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
+ Làm gì ngăn chặn để muỗi không đốt người?
- Kết luận: (lưu ý: tác nhân gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
- Nhóm 4.
- Trao đổi – trả lời – đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm 6 thảo luận.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nói lại với gia đình những điều đã học về bệnh sốt rét và tìm hiểu cách phòng bệnh sốt xuất huyết.Chuẩn bị cho tiết sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
---------- //$$// ----------
@ KÍ DUYỆT
KHỐI TRƯỞNG
= = = = ™ & — = = = = =

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nguyen_thi_xen.doc