Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - GV: Trần Thị Anh Thi

Kĩ thuật ( Tiết 10 ): KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (T1)

I.Mục tiêu:

-Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

-Rèn kĩ năng khéo léo cho học sinh.

II. Đồ dùng dạy học:

Mẫu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột và vật liệu dùng để khâu

III. Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Dạy bài mới:

2.1 . Giới thiệu bài:

2.2. Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu:

-Giới thiệu mẫu và cho học sinh quan sát

H: Em có nhận xét gì về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu?

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật ( Tiết 10 ): KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (T1)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
-Rèn kĩ năng khéo léo cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột và vật liệu dùng để khâu
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Họat động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạy bài mới:
2.1 . Giới thiệu bài:
2.2. Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu:
-Giới thiệu mẫu và cho học sinh quan sát 
H: Em có nhận xét gì về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu?
2. 3.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
-Cho học sinh quan sát hình 1,2,3,4
H: Em hãy nêu các bước thực hiện?-Gọi 2 học sinh đọc mục 1 và quan sát hình 2a,b.
H: Em hãy nêu cách gấp mép vải?
-Gọi 2 học sinh lên thực hành về vạch dấu và thao tác gấp mép vải.
-Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh đọc mục 2,3
H: Quan sát hình 3 em hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải?
H: Quan sát hình 4 em hãy nêu cách khâu viền dường gấp mép vải bằng mũi khâu dột?
-Giáo viên fhướng dân học sinh khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Cho học sinh thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
3.Củng cố,dặn dò:
-Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
-Bài sau: Thực hành khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
-Quan sát mẫu
-Mép vải dược gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của vải và được khâu bằng mũi khâu đột. Đường khâu được thực hiện ở mạt phải mảnh vải.
-Quan sát
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
- 2 học sinh thực hành - Cả lớp quan sát
-Lắng nghe và quan sát hình 3, 4
-Quan sát giáo viên thực hành
-Thực hành vạch dấu và gấp mép
-Đọc ghi nhớ
Kĩ thuật ( Tiết 11 ): KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (T2)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
-Thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Rèn kĩ năng khéo léo cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột và vật liệu dùng để khâu
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Họat động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
-Gọi 3 học sinh nêu lại 3 bước thực hiẹn khâu viền đường gấp mép vải.
2. Dạy bài mới:
2.1 . Giới thiệu bài:
2.2. Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Gọi 1 học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
-Gọi 1 học sinh thực hành thao tác gấp mép vải.
-Nhận xét và chốt ý: Ta có thể khâu viền đường gấp mép vải theo hai bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải
+ Bước 2: Khâu lược đường gấp mép vải
+Bước 3:Khâu viền dường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
2. 3.Hoạt động 2: Thực hành khâu 
-Cho học sinh thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột trong thời gian 15 phút.
-Quan sát và hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng.
3.Củng cố,dặn dò:
-Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
-Bài sau: Hoàn thành sản phẩm khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
-1 học sinh nhắc lại ghi nhớ
-Quan sát 
-Lắng nghe
-Thực hành khâu.
Kĩ thuật ( Tiết 12 ): KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG
 MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T 3)
I. Mục tiêu:
 -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa 
 -Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm
-Với học sinh khéo tay : Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột và vật liệu dùng để khâu
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Họat động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Dạy bài mới:
1 . Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1: Hoàn thành sản phẩm:
-H: Em hãy nêu các bước thực hiện?
-Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh đọc mục 2,3
H: Quan sát hình 3 em hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải?
H: Quan sát hình 4 em hãy nêu cách khâu viền dường gấp mép vải bằng mũi khâu dột?
-Cho học sinh thực hành hoàn thành sản phẩm
* Tích hợp PCTNTT: Nhắc nhở học sinh thận trọng khi sử dụng các dụng cụ như: kim, kéo. Cần bảo quản tốt các dụng cụ như: kim, kéo khi để ở nhà ( có em nhỏ).
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
 +Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Củng cố,dặn dò:
-Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
-Bài sau: 
-Hs nêu
-Hs tiếp tục hoàn thành sản phẩm
-HS trưng bày sản phẩm thực hành.
Tập đọc ( Tiết 23 ) : “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3 SGK
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc long 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Em biết gì về nhân vật trong tranh minh hoạ - Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và và trả lời câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân ntn?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người có chí lớn ?
+ Đoạn 1, 2 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2
- Gọi HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào ?
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì ?
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hung kinh tế”
+ Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công ?
+Em hiểu Người cùng thời là gì?
+ Nội dung chính của bài này là gì?
- Ghi nội dung chính của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Y/c HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Y/c HS đọc theo cách đọc đã phát hiện 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét cách đọc
3. Củng cố dặn dò - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
+ Qua bài đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Nhận xét tiết học - Đọc trước bài Vẽ trứng 
- 3 HS lên bảng thựchiện y/c 
- Đây là Ông chủ công ti Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là Vua tàu thuỷ
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 3 HS đọc toàn bài 
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
+ Mồ côi cha từ nhỏ, sau được nhà học Bạch làm con nuôi và cho ăn học
+ Ông làm thư kí cho hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in 
+ Có lúc ông mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí 
+ Nói lên Bạch Thái Bưởi là người có chí 
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
+ Vào lúc những con tàu người Hoa đã đọc chiếm các đường sông miền Bắc
+ Đều mang tên nững nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam
+ Là người thắng lợi to lớn trong công việc kinh doanh
+ Ý chí, nghị lực 
+ là người sống cùng thời đại
+ Ca ngợi ông giàu nghị lực, có ý chí vươn lên
- 2 HS nhắc lại
- 4 HS đọc. HS cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc 
Chính tả ( Tiết 12) : NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực
- Làm đúng bài tập chính tảphương ngữ (2)a/b hoặc bài tập do GV soạn
II/ Đồ dung dạy - học: 
- Bút dạ + 3,4 tờ phiếu khổ to nội dung BT2a hoặc 2b để HS các nhóm thi tiếp sức 
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết các câu ỏ BT 3
- Gọi HS đọc cho cả lớp viết 
- Nhận xét về chữ viết của HS 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn viết chính tả 
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK
- Hỏi: 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động?
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết 
- Viết chính tả 
- Viết, chấm, chữa bài 
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
a) - Gọi HS đọc y/c 
- Y/c các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống 
- GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác đọc, nhận xét đúng/ sai
- Kết luận lời giải đúng 
- Gọi HS đọc truyện Ngu Công dời núi 
b) Tiên hành tương tự như phần a)
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS và dặn HS về nhà kể lại truyện Ngu Công dời núi cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng viết 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng 
+ Đã vẽ bức bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình 
- Các từ ngữ: Sài Gòn, Lê Duy Ứng, 30 triễn lãm 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Các nhóm lên thi tiếp sức 
- Chữa bài 
- Chữa bài (nếu sai)
- 2 HS đọc thành tiếng 
Luyện từ và câu ( Tiết 23) :MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa(BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực(BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) và chỗ trống trong đoạn văn(BT3); hiểu ý nghĩa chung cảu một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học(BT4).
II/ Đồ dùng dạy học: - Bốn năm tờ giấy viết sẵn nội dung các BT1, 3 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân dưới tính từ 
- Gọi 3 HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ? cho ví dụ?
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng 
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài và nội dung 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét chữa bài 
- Nhận xét, kết luận lờigiải đúng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi 
- Gọi HS phát biểu bổ sung 
Bà ... trên bản đồ 
HĐ2: Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB
- Dựa vào ảnh ĐBBB và kênh chữ trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ ĐBBB do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các ĐB ở nước ta?
+ Địa hình của ĐB có đặc điểm gì?
- HS Y/c mỗi nhóm đại diện trả lời các câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
- GV lắng nghe, khen ngợi những HS trả lời tốt 
HĐ3: Tìm hiểu sông ngòi ở ĐBBB
- Treo bản đồ/ lược đồ ĐBBB trên bảng và y/c HS quan sát 
- GV tổ chức trò chơi: Thi đua kể tên các sông của ĐBBB
- Dựa vào vốn hiểu biết HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao lại có tên là sông Hồng?
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, hồ, ao thường ntn?
+ Mùa mưa của ĐBBB trùng với mùa nào trong năm?
+ Vào mùa mưa các sông ở đây ntn?
HĐ4:Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB
- Y/c HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Người dân ĐBBB đắp đê ven sông để làm gì?
+ Hệ thống đê ở ĐBBB có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm để sử dụng nước các con sông cho sản xuất ?
- Y/c HS trình bày kết quả 
GV chốt: Ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn chặn lụt người ta đã đắp đê dọc 2 bên bờ sông 
Tích hợp GDBVMT: Việc vỡ đê, lũ lụt gây nên những hậu quả gì?
3.Củng cố dặn dò:- Y/c 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới
- HS lên bảng thực hiện theo y/c của GV
- HS quan sát bản đồ 
- 1 HS lên bảng 
- Sông Hồng và sông Thái Bình 
+ Thứ 2
- HS quan sát 
+ Sông có nhiều phù sac ho nên nước quanh năm có màu đỏ 
+ HS tự tả lời 
- HS thảo luận từng cặp đôi và trả lời các câu hỏi 
- 1 – 2 HS đọc 
Khoa học ( Tiết 24) :	NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG 
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+ Nước sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
II/ Đồ dùng dạy học:Hình trang 50, 51 SGK
- Giấy A0, băng keo, bút dạ đủ dung cho các nhóm 
- HS và GV sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Y/c 2 nhóm mang 2 cây đã được trồng theo y/c từ tiết trước 
- Y/c HS cả lớp quan sát và nhận xét 
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1 : Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người 
* Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật
* Cách tiến hành:
- GV cho HS tiến hành hoạt động theo định hướng 
- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 nội dung 
NDung1: Điều gì xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
NDung2: Điều gì sẽ xảy ra khi cây cối thiếu nước ?
NDung3: Nếu không có nước thì động vật sẽ ra sao ?
- Các nhóm có cùng nội dung bổ sung nhận xét 
+ Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 50 
HĐ2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người 
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản suất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
* Cách tiến hành 
- Tiến hành hoạt động cả lớp 
+ Trong cuộc sống hằng ngày con người cần nước vào những việc gì?
+ GV ghi nhanh ccác ý kiến không trùng lập trên bảng 
+ Nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào?
- Y/c HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm 
- Gọi 6 HS lên bảng, chia làm 3 nhóm, môi nhóm 2 HS, 1 HS đọc cho 1 HS ghi lên bảng 
+ Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 51 SGK
3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hăng hái xây dựng bài - Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết 
+ 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu
- 2 nhóm trưng bày 2 cây nhóm mình đã trồng 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm
+ Hoạt động trong nhóm 
- HS bổ sung nhận xét 
- Lắng nghe 
- 2 HS đọc to trước lớp 
- Hoạt động cá nhân
- HS nối tiếp nhau trả llời 
- HS tự sắp xếp vào giấy nháp 
+ 2 HS đọc to trước lớp 
Toán Tăng cường ( Tuần 12 ) :	ÔN LUYỆN 
I/ Mục tiêu:
-Ôn lại kiến thức đã về : Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0, đề-xi-mét vuông,
mét vuông 
-Làm đúng các phần bài tập 
-Vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1 : 
 Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng (nếu chưa xong)
- Nhận xét 
HĐ2 : 
 Bài 1: Tính :
3476 x 20 7111 x 50
6721 x 40 8126 x 70
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
5m2 =..dm2 300 dm2 =.m2
2m2 =cm2 27 m2 =.dm2
3m245dm2 = dm2 5m2 7dm2 = ..dm2
Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 30 m.Tính diện tích mảnh đất,biết rằng chiều dài hơn chiều rộng là 3m.
Nhận xét 
Bài 4: Dành cho học sinh khá,giỏi:
 Tích của hai số là 135.Nếu một thừa số gấp lên 7 lần rồi nhân với thừa số kia thì thu được tích bằng bao nhiêu?
HĐ3: -Nhận xét tiết học 
 -Dặn dò
- HS làm vở BT
- Nhận xét - chữa bài 
- Bảng con
- HS thực hiện từng bài 
- 2 em lên bảng làm 
- HS làm bài vào ở bài tập
-Làm bài 3:
 Bài giải:
Nửa chu vi mảnh đất là:
 30 : 2 = 15 ( m)
Chiều rộng mảnh đất:
 (15 – 3 ) : 2 = 6 ( m )
Chiều dài mảnh đất:
 6 + 3 = 9 ( m)
Diện tích mảnh đất:
 9 x 6 = 54 ( m2 )
 Đáp số: 54 ( m2 )
-Làm bài 4:
Một thừa số gấp lên 7 lần thì thì tích cũng gấp lên 7 lần. Khi đó tích mới gấp 7 lần tích cũ.
 Vậy tích mới là:137 x 7 = 945
 Đáp số: 945
Toán Tự học ( Tiết 23) :	ÔN LUYỆN 
I/ Mục tiêu:
-Ôn lại kiến thức đã học về : Nhân một số với một tổng 
-Làm đúng các phần bài tập 
-Vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1 : 
 Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng (nếu chưa xong)
- Nhận xét 
HĐ2 : 
 Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
159 x 54 + 159 x 46 
12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 
2912 x 94 – 2912 x 44
289 x 47 – 289 x17 
Bài 2: Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính 
25 x 110
48 x 1100
25 x 1110
- Nhận xét 
Bài 3: Giải bài toán bằng 2 cách 
 Một cửa hàng có 125 thùng bánh, mỗi thùng hàng có 20 hộp bánh. Cửa hàng nhận về thêm 25 thùng bánh nữa. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu hộp bánh?
- Nhận xét 
HĐ3: Dặn dò
- HS làm vở BT
- Nhận xét - chữa bài 
- Bảng con
- HS thực hiện từng bài 
- 2 em lên bảng làm 
- HS làm bài vào ở bài tập
Kết quả:
= 2750
= 52800
= 27750
- Nhận xét - chữa bài 
- 1 HS đọc đề 
- HS làm bài vào VBT
 ĐS: 3000 hộp
- Nhận xét sửa bài
Toán Tự học ( Tuần 12) : ÔN LUYỆN 
I/ Mục tiêu:
-Củng cố lại tính nhân với số có hai chữ số . 
-Giải toán có lời văn 
-Làm đúng các phần bài tập 
-Vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: 
- Cho HS làm bài tập còn lại của buổi sáng 
HĐ2: 
Bài 1: Đặt rồi tính 
45 x 25 
89 x 16
78 x 32
Bài 2: Tính nhanh
98 x 112 – 12 x 98 
123 x 154 – 24 x 123 – 123 x 30 
Nhận xét 
Bài 3: 
Một bếp ăn có 45 bao gạo, mỗi bao đựng 50 kg gạo. Bếp ăn đã dùng hết 15 bao gạo. Hỏi bếp ăn đó còn lại bao nhiêu tạ gạo ?
Nhận xét 
Bài 4:
Một khu đất hình vuông có cạnh dài 16 m. Tính chu vi và diện tích của khu đất đó ?
- Nhận xét 
HĐ3: Dặn dò 
Dặn chữa lại những bài sai 
- HS làm vở BT 
- nhận xét chữa bài 
- bảng con 
= 1125
= 1424
= 2496
- Làm vở BT
- HS thực hiện tính 
- Nhận xét chữa bài 
- 1 HS đọc đề
- HS làm bài vào vở 
Giải :
 Số bao gạo bếp ăn còn lại là :
 45- 15 = 30 (bao )
Số gạo bếp ăn còn lại là: 
 30 x 50 = 1500 (kg)
 1500kg = 15 tạ 
 ĐS : 15 tạ 
- Nhận xét - chữa bài 
- 1 HS đọc đề
ĐS: 16 m
Diện tích: 256 m2 
- Nh xét chữa bài 
 Tiếng Việt Tự học ( Tuần 12 ) : Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN 
Đề : Em có nguyện vọng được học thêm một môn năng khiếu .Trước khi nói bố mẹ em muốn trao đổi với anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em 
I/ Mục tiêu: 
-Nhằm Giúp HS ôn luyện kĩ hơn về việc luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
-Giúp những HS yếu có thể hoàn thành bài làm của mình 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: - Chia nhóm để sao cho từng cặp có HS giỏi thảo luận cùng HS yếu 
 - HS các em trong nhóm trao đổi với nhau theo đề bài đã học tiết chính 
+ Người nói chuyện với em là ai?
+ Em xưng hô như thế nào ?
+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
HĐ2:- Nêu rõ mục tiêu trao đổi 
+Giải thích rõ những thắc mắc mà anh (chị ) đưa ra để anh (chị ) ủng hộ 
HĐ3 : Thực hành viết vào vở 
-Yêu cầu học sinh viết vào vở .GV quan sát giúp đỡ những HS yếu 
Yêu cầu 2 nhóm trao đổi trước lớp 
-GV nhận xét và ghi điểm 
* Lưu ý: Khuyến khích động viên các bạn HS yếu để các bạn mạnh dạn tự tin luôn nêu ý kiến của mình trước lớp
-Nhận xét tiết học 
- Chia nhóm để cùng trao đổi 
- Ưu tiên để bạn yếu được nêu ý kiến trước 
-HS nêu 
HS viết vào vở 
- Các em chú ý nghe – góp ý bổ sung thêm cho các bạn
Tiếng Việt Tăng cường ( Tiết 24) : TẬP LÀM VĂN 
 ÔN LUYỆN MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu : 
-Luyện tập về mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng trong bài văn kể chuyện 
-Viết được mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng của một số câu chuyện do GV yêu cầu 
II.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập củng cố các kiến thức đã học 
H: Thế nào là mở bài trực tiếp ?
H:Thế nào là mở bài gián tiếp ?
H:Thế nào là kết bài không mở rộng ?
H:Thế nào là kết bài mở rộng ? 
Hoạt động 2 :Cho HS làm bài tập 
-GV yêu cầu HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng của câu chuyện Thỏ và Rùa 
-GV hướng dẫn HS viết 
-GV hướng dẫn một số học sinh yếu 
-Yêu cầu một số HS lên trình bày 
-GV nhận xét lỗi dùng từ ,lỗi đặt câu ,lỗi về ngữ pháp 
Hoạt động 3: Chấm chữa bài 
Hoạt động 4 : Củng cố ,dặn dò 
-HS trả lời 
HS viết 
Mở bài: Đầu năm học vừa qua ,lớp em có mấy bạn vì chủ quan ,lười biếng nên kết quả học tập bị sút hẳn so với hồi học lớp ba .Cô giáo bèn kể chuyện Thỏ và Rùa để khuyên các bạn cố gắng chăm chỉ .Câu chuyện này như sau :
Kết bài: Nghe xong câu chuyện cô giáo kể ,ai cũng tự nhủ : Không bao giờ lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân 
-4-5 HS lên trình bày 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12SUA.doc