Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Hồ Thanh Ngạt

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Hồ Thanh Ngạt

I/ MỤC TIÊU:

Giúp HS:

 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.

 - Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 + GV : Bảng phụ, sách giáo khoa.

 + HS : Bảng con, SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 34 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Hồ Thanh Ngạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Môn: Tập đọc
Bài : “ Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn vơi lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
2. Hiểu nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc.Bảng phụ .
HS : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
25’
1 Kiểm tra :
 - GV gọi 2 HS đọc lại bài của
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
Bài “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi giúp các em biết về nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi – một nhân vật nổi thiếng trong lịch sử Việt Nam .
- 2 HS lên trước lớp đọc.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Đọc cả bài
- Đọc từng đoạn
- HS khá, giỏi đọc
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm; ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS ; nhắc HS nghỉ hơi (nhanh, tự nhiên) giưaa những câu dài :
Bạch Thái Bưởi/đường thủyngười Hoa/đã độc chiếmmiền Bắc.
Chỉ trong những năm”một bậc anh hùng kinh tế”/ như đánh giá của người cùng thời.
+ Sửa lỗi theo hướng dẫn của GV.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Đầu tiên, anh làm thư kí cho hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ..
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí?
+ Có lúc mất trắng tay, không có gì nhưng Bưởi vẫn không nản chí.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào?
+ Vào lúc những con tàu người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
+ 1 HS trả lời. Cả lớp theo dõi nhận xét.
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Một vài HS trả lời theo ý hiểu.
+ Theo em, nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công?
+ 1 HS trả lời.
+Ý nghĩa : Câu chuyện ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
+ HS đọc ý nghĩa của bài.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
+ Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn trong bài. GV hướng dẫn để các em tìm được giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện và thể hiện diễn cảm. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
+ GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV đọc mẫu đoạn 1.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc nhóm đôi
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
5’
4 Củng cố, dặn dò :
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của bài.
- 1HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------
Tiết 2: Toán
Bài : NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I/ MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.
 - Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 + GV : Bảng phụ, sách giáo khoa.
 + HS : Bảng con, SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
25’
5’
Kiểm tra :
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm.
Bài mới :
* Giới thiệu: GV nêu mtiêu giờ học & ghi bảng đề bài.
* Hoạt động 1 : Tính & so sánh gía trị của 2 biểu thức: 
- Viết lên bảng 2 b/thức: 4 x (3 + 5) & 4 x 3+4 x 5
- GV: Yêu cầu HS tính gía trị 2 b/thức.
- Hỏi: Gía trị 2 biểu thức này như thế nào?
- Nêu: Ta có: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5.
* Hoạt động : 2 Quy tắc một số nhân với một tổng: 
- GV: Chỉ vào biểu thức: 4 x ( 3 + 5 ) & nêu: 4 là 1 số, (3+5) là 1 tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng tích của 1 số nhân với 1 tổng.
- Yêu cầu HS: Đọc biểu thức phía bên phải dấu (=) & nêu: Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4x(3+5) nhân vơi 1 số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5). Như vậy, biểu thức 4x3+4x5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng khác của tổng (3+5).
- Khi thực hiện nhân 1số với 1tổng ta có thể làm thế nào
- GV: + Gọi số đó là a, tổng là (b+c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c)?
+ Biểu thức a x (b+c) có dạng là 1 số nhân với 1 tổng, khi thực hiện tính gía trị biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức đó?
- Nêu: a x (b+c) = a x b + a x c.
- Y/c HS: Nêu lại quy tắc này.
 * Hoạt động 3: Luyện tập-thực hành:
Bài 1: -Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- GV: Treo bảng phụ đã chuẩn bị và yêu cầu HS đọc nội dung các cột.
- Hỏi: Ta phải tính gía trị của các biểu thức nào?
- GV: Yêu cầu HS tự làm bài. GV chữa bài.
- Hỏi củng cố lại quy tắc 1 số nhân 1 tổng: Nếu a=4, b=5, c=2 thì gía trị của 2 biểu thức:
 a x (b+c) & a x b + a x c
- Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
- Hỏi: Như vậy gía trị của 2 biểu thức a x (b+c) &
 a x b + a x c luôn như thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng 1 bộ số?
Bài 2: - Hỏi: Bài tập a yêu cầu ta làm gì?
- Hướng dẫn: Hãy áp dụng quy tắc 1 số nhân 1 tổng,
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi: Trong 2 cách tính này cách nào thuận tiện hơn?
- Ghi: 38x6+38x4, yêu cầu: Tính giá trị biểu thức theo 2 cách.
- GV: Giảng cách làm thứ 2: Biểu thức thức 38 x 6+38 x 4 có dạng là tổng của 2 tích. 2 tích này có chung 1 thừa số là 38, nên ta đưa biểu thức về dạng 1 số (là thừa số chung của 2 tích) nhân với tổng của các thừa số khác nhau của tích.
- GV: Yêu cầu HS làm tiếp.
- Hỏi: Trong 2 cách này, cách nào thuận tiện hơn?
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV: yêu cầu HS tính giá trị 2 biểu thức trong bài.
- Hỏi: + Gía trị 2 biểu thức như thế nào so với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất, thứ hai có dạng như thế nào?
+ Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất?
+ Khi thực hiện nhân 1tổng với 1số ta có thể làm thế nào
- GV: Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân 1 tổng với 1 số.
3/ Củng cố-dặn dò: 
- Hỏi: Củng cố bài.
- GV nhận xét tiết học
- GV:Tổng kết giờ học, dặn HS r làm BT & chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- Gía trị 2 biểu thức này bằng nhau.
- 
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Viết: a x (b+c)
- Viết: a x b + a x c
- HS: Viết & đọc lại công thức bên.
- HS: Nêu như phần bài học SGK.
- HS: Nêu yêu cầu
- HS: Đọc thầm.
- Biểu thức:
a x (b+c) & biểuthức a x b + a x c.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Nêu theo yêu cầu.
- Luôn bằng nhau.
- HS: Nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- Cách 1 vì tính tổng đơn giản, sau đó nhân nhẩm được.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
a/ Tính bằng 2 cách:
 - Cách 1: 36 x (7 + 3) = 360
 - Cách 2 : 36 x 7 + 36 x 3 
 = 252 + 108 = 360
 - Cách 1 :207 x (2 + 6) = 207 x 8 =1656
 - Cách 2 : Như câu a
b/ HS dựa vào bài mẫu để làm.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Trả lời theo yêu cầu.
- Lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- HS: Nêu đề bài.
- HS: thực hiện yêu cầu và làm bài.
- Vì 11=10+1.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
Bài 3 : Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:
( 3 + 5 )x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
Ta có:
( 3 + 5 ) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
- Cả lớp nhận xét.
------------------------------------
Tiết 3 : Địa lí
Bài 12: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I / MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết :
- Người dân sống ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông nhất cả nước.
- BDựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
- Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở Đồng bằng Bắc Bộ.
-Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoả của dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠ HỌC
Tranh, phi ... án có liên quan. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - GV: phiếu học tập, SGK
 - HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
5’
25’
5’
1/ Kiểm tra: 
- GV: Gọi 2HS lên yêu cầu làm BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm HS.
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài
*Phép nhân 36 x 23
a. Đi tìm kết quả:
- GV: Viết phép nhân: 36 x 23.
- GV: Yêu cầu HS áp dụng tính chất 1 số nhân 1 tổng để tính.
- Vậy 36 x 23 bằng bn?
b. Hướng dẫn đặt tính & tính:
- Nêu vấn đề: Để tính 36 x 23, theo cách tính trên ta phải thực hiện 2 phép nhân là 
36 x 20 & 36 x 3, sau đó thực hiện 1 phép tính cộng 720 + 108, nên rất mất công. Để tránh thực hiện nhiều bước tính, ta tiến hành đặt tính & thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có 1 chữ số hãy đặt tính 36 x 23.
- Nêu cách đặt tính đúng: Viết 36 rồi viết 23 xg dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ gạch ngang.
- Hướng dẫn thực hiện phép nhân:
- GV giới thiệu: + 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
+ 72 gọi là tích riêng thứ hai. tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.
- GV: Yêu cầu HS đặt tính & thực hiện lại phép nhân 36 x 23.
- GV: Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
* Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Hỏi: BT yêu cầu ta làm gì?
- GV: Các phép tính trong bài đều là các phép nhân với số có hai chữ số, ta thực hiện tương tự như với phép nhân 36 x 23.
- GV: Chữa bài & yêu cầu HS nêu cách tính của từng phép nhân.
Bài 2: - Hỏi: BT yêu cầu cta làm gì?
+ Ta phải tính giá trị của biểu thức 45x a với những gía trị nào của a?
+ Muốn tính giátrị biểu thức 45x a với a=13 ta làm như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS làm bài, nhắc HS đặt tính ra nháp.
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Yêu cầu HS đọc đề rồi tự làm BT.
- GV: Chữa bài trước lớp.
 3/ Củng cố-dặn dò:
GV: Củng cố lại tiết học.
GV : Nhận xét và dặn dò HS
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS tính: 36 x 23 = 36 x (20+3) 
= 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828
- Bằng 828.
- 1HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào nháp.
- HS: Đặt tính lại theo hướng dẫn.
- HS: Theo dõi GV thực hiện phép nhân.
- HS: nêu các bước như trên.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
- HS: Nêu như SGK.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
a/ 86 x 53 
b/ 33 x 44 HS thực hiện phép chia 
c/ 157 x 24 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS: Nêu yêu cầu.
- Thay chữ bằng số, sau đó thực hiện phép nhân.
 * Nếu a = 13 ; 26 ; 39 
 45 x a = 45 x 13 = 585
 45 x a = 45 x 26 = 1170
 45 x a = 45 x 39 = 1755
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Đọc đề.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra nhau.
™˜™˜
Thứ sáu ngày tháng 11 năm 2008
Tiết 1 : Tập làm văn
Bài : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
- Bước vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 5’
 25’
1. Kiểm tra
2. Bài mới
* Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
a) Phần Nhận xét
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống.
- HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống.
- Từng cặp trao đổi, làm bài trên tờ phiếu GV phát
- Làm việc theo cặp.
- Gọi đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- Đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, nêu nhận xét rút ra từ bài tập trên.
- HS nêu nhận xét rút ra từ bài tập trên.
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
+ Kể một sự việc trong mỗi chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
+ Hết mộtđoạn văn, cần chấm xuống dòng.
b) Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc nội dung của bài tập trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm củamình.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm đoạn văn viết tốt.
- Lớp nhận xét.
 5’
3/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
------------------------
Tiết 2 : Khoa học
Bài : : NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 5’
 25’
2. Kiểm tra bài cũ 
* GV gọi 2 HS làm bài tập 1 / 32 VBT Khoa học.
* GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS nộâp các tư liệu , tranh ảnh đã sưu tầm được.
- HS nộâp các tư liệu , tranh ảnh đã sưu tầm được.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
- Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- GV giao tư liệu , tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc cùng với giấy khổ to , băng keo, bút dạ.
- Nhận tranh ảnh và đồ dùng học tập.
Bước 2 :
- Cả nhóm cùng nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 50 SGK và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
- Các nhóm trình bày vấn đề được giao trên giấy khổ to.
Bước 3:
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho nhau.
- GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
* Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 50 SGK.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí
Bước 1 :
- GV nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về : Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác.
- Một số HS trả lời.
- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng.
Bước 2:
- Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, GV và HS phân loại chúng vào các nhóm khác nhau.
- Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS cùng GV phân loại chúng vào các nhóm khác nhau.
Bước 3:
- GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ra ví dụ minh họa về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
- HS trả lời và đưa ra ví dụ minh họa về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
 5’
3/ Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị tiết sau.
- HS nghe GV củng cố lại bài
----------------------------------
Tiết 3 : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
* Giúp HS củng cố về:
 - Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
 - Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: SGK
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
25’
5’
1/ Kiểm tra 
- GV: Gọi 2HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm HS.
2/Bài mới:
Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - GV: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV: Chữa bài, khi chữa bài yêu cầu HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình.
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
- Bài 2: - GV: Kẻ bảng số như BT lên bảng, yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng.
- Hỏi: + Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng.
+ Điền số nào vào ô trống thứ nhất?
- GV: Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
Bài 3: - GV: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV: Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
Bài 4: - GV: Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự làm.
- GV: Chữa bài & cho điểm HS.
Bài 5: Giảm tải.
3/ Củng cố-dặn dò:
GV: Củng cố tiết dạy.
GV nhận xét và dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính:
a/ 17 x 86
b/ 428 x 39	 
 c/ 2057 x 23 
Bài 2 : Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:
m
3
30
23
230
mx78
234
2340
1794
17940
- Cả lớp nhận xét bài bạn
- HS: Nêu theo yêu cầu
Bài giải
Trong 1 giờ tim người đó đập được là:
75 x 60 = 4500 (lần)
Tong 24 giờ tim người đó đập được là:
4500 x 24 = 108000 (lần)
Đáp số : 108000 lần
- HS: Nêu yêu cầu
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS nghe GV củng cố tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_ho_thanh_ngat.doc