I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn “ Ngưới chiến sĩ.”.
- Làm đúng bài tập phương ngữ (2a/b).
- Giáo dục H tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bút dạ, phiếu.
III.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:
- 2 H đọc thuộc 4 câu tục ngữ - 2 H viết lại (1 H 2 câu).
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn H nghe viết:
- Gv đọc bài - H theo dõi sgk, đọc thầm bài - chú ý những từ dễ viết sai.
- H gấp sgk - Gv đọc - H viết.
- Gv đọc - H dò bài.
- Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét - Chữa lỗi sai của H.
c. Hướng dẫn H chữa bài tập chính tả:
Bài 2a: Gv nêu yêu cầu bài tập - H đọc thầm đoạn văn.
- GV dán 2 phiếu lên bảng - phát bút dạ cho 2 nhóm H thi tiếp sức.
- 1 H trình bày lại bài - nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
- Kể lại chuyện “ Ngu Công dời núi” cho người thân nghe.
Tuần 12 Thứ Hai Ngày soạn: 13 / 11 / 2009 Ngày dạy : 16 / 11 / 2009 Chính tả (nghe-viết): Người chiến sĩ giàu nghị lực I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn “ Ngưới chiến sĩ...”. - Làm đúng bài tập phương ngữ (2a/b). - Giáo dục H tính cẩn thận, thẩm mĩ. II.Đồ dùng dạy- học: - Bút dạ, phiếu. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H đọc thuộc 4 câu tục ngữ - 2 H viết lại (1 H 2 câu). 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H nghe viết: - Gv đọc bài - H theo dõi sgk, đọc thầm bài - chú ý những từ dễ viết sai. - H gấp sgk - Gv đọc - H viết. - Gv đọc - H dò bài. - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét - Chữa lỗi sai của H. c. Hướng dẫn H chữa bài tập chính tả: Bài 2a: Gv nêu yêu cầu bài tập - H đọc thầm đoạn văn. - GV dán 2 phiếu lên bảng - phát bút dạ cho 2 nhóm H thi tiếp sức. - 1 H trình bày lại bài - nhận xét . 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. - Kể lại chuyện “ Ngu Công dời núi” cho người thân nghe. _______________________________________ Toán: Nhân một số với một tổng I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. - Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H nêu yêu cầu chữa bài tập 3 (65). - 1 H chữa bài tập 4 (2 H làm 2 cách). 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: 1.Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: T.(bg’) : 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - H tính giá trị của hai biểu thức - So sánh gía trị của 2 biểu thức ? 4 x (3 x 5) = 4 x 5 + 4 x 3 2.Nhân một số với một tổng: T.Chỉ biểu thức bên trái: ...là biểu thức nhân một số với một tổng. Chỉ biểu thức bên phải: ...tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. ? Khi nhân 1 số với một tổng ta làm như thế nào ? - H nêu, nhắc lại. ? Viết dưới dạng biểu thức chữ ? a x (b x c) = a + b x a +c c.Thực hành: Bài 1: (60) : Treo bảng phụ - 2 H làm bảng - Lớp làm vở nháp. - H chữa bài - Lớp thống nhất. Bài 2: a (1 ý). H nêu yêu cầu - 2 H làm bảng - Lớp làm vở nháp - Thống nhất kết quả . b (1 ý).Gv và H cùng làm bài mẫu (sgk). - Lớp làm vở - 2 H chữa bài - nhận xét . ? Với 2 cách làm trên thì cách nào nhanh hơn ? Bài 3: 1 H nêu yêu cầu - H làm vào vở: (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 8 x 4 và 12 + 20 32 = 32 ? Biểu thức trên có dạng như thế nào ? ? Khi nhân 1 tổng với một số ta nhân như thế nào ? ( nhân từng số hạng của tổng với...) - Gv chấm bài 5 em, nhận xét . Bài 4: (giảm tải). 3.Củng cố, dặn dò: ? Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào ? *Thi đua: a.Tìm x biết: x x 8 + x x 2 = 240 b.Tính : x 101 = ? ( = x (100 + 1) = x 100 + x 1 = + = ) - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________ Tập đọc: “Vua tàu thủy”Bạch Thái Bưởi I.Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các câu hỏi sgk). - Giáo dục H không nản chí trước khó khăn, rèn luyện ý chí vượt khó. II.Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh họa sgk. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 H: ? Đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ ? ? Cách diễn đạt của câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu ? ? Theo em người H cần phải rèn luyện ý chí gì ? Lấy Vd về những biểu hiện của 1 H có ý chí ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc: - 1 H nêu yêu cầu đọc bài. - H chia đoạn, đọc nối tiếp 4 đoạn: 4 lượt. - H đọc kết hợp: + Hướng dẫn đọc từ khó: quẩy gánh, họ Bạch, kinh doanh. + Hướng dẫn giải nghĩa từ : Đoạn 1: ? Như thế nào gọi là “hiệu cầm đồ” ? ? Đặt câu với từ “trắng tay” ? Đoạn 3: ? Thế nào là “ độc chiếm” ? “Diễn thuyết” là như thế nào ? ? Tìm từ trái nghĩa với từ “thịnh vượng” ? Đoạn 4: ? Đặt câu với “người cùng thời” ? + Hướng dẫn đọc câu dài: * Bạch Thái Bưởi / mở...thủy/ vào lúc... người Hoa/... * Trên mỗi chiếc tàu,... chữ/ người ta thì... ta/ và...ống/ để...ông/ thì... - 1 H đọc bài - Gv đọc mẫu. *Tìm hiểu bài: Đoạn 1, 2: H đọc thầm: ? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? ? Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? ? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có ý chí ? Đoạn 3, 4: 1 H đọc to: ? Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào ? ? Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước người như thế nào ? ( ông đã khơi dậy niềm tự hào cho người Việt: cho người đến bến tàu diễn thuyết...kĩ sư trong nom ). ? Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế” ? ( là một bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường/ là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/ là những người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.) ? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?( nhờ có ý chí, nghị lực, biết khơi gợi niềm tự hào dân tộc trong lòng người Việt...) ? Nêu nội dung của bài ? * Hướng dẫn đọc diễn cảm: - 4 H đọc nối tiếp 4 đoạn - Gv giúp H tìm giọng đọc đúng. T. Đoạn 1, 2: giọng kể, chậm rãi; Đoạn 3: nhanh hơn; Đoạn 4: sảng khoái. Nhấn giọng những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí: mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí ... - Luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2: Gv đọc mẫu - Luyện đọc theo nhóm 2- thi đọc. 3.Củng cố, dặn dò: ? Em cần học tập ở Bạch Thái Bưởi điều gì ? ? Thái độ của em như thế nào đối với Bạch Thái Bưởi ? ? Để phát triển nền kinh tế nước nhà trong việc tiêu thụ hàng hoá, nhà nước ta đang có chủ trương gì ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________________________________________ Thứ Ba Ngày soạn: 14 / 11 / 2009 Ngày dạy : 17 / 11 / 2009 Toán: Nhân một số với một hiệu I.Mục tiêu: Giúp H: - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Biết vận dụng tính nhanh, nhân nhẩm. - Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H tính: (15 + 5) x 7 ; - 1 H : 5 x (10 + 15); - Lớp làm vở nháp. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: 1.Tính và so sánh giá trị của biểu thức: T.(bg’) 3 x (7 - 5) ? 1 H tính, nêu. = 3 x 2 = 6 3 x 7 - 3 x 5 ? 1 H tính, nêu. = 21- 15 = 6 ? So sánh kết quả của 2 biểu thức ? 3 x (7 x 5) = 3 x 7 - 3 x 5 2.Nhân một số với một hiệu: T.Chỉ biểu thức bên trái dấu “=”: Nhân một số với một hiệu, biểu thức bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. T.KL: Khi nhân một hiệu với một số...(sgk) ? Viết dưới dạng biểu thức chữ ? a x (b - c) = a x b - a x c c. Thực hành: Bài 1: Gv treo bảng phụ - nêu cấu tạo của bảng - Hướng dẫn tính. - H làm vở nháp - 1 H điền kết quả vào bảng. Bài 2 (Dành cho H khá, giỏi): H nêu yêu cầu - H tính nhẩm. T.(bg’) 26 x 9 = ? 2 H làm 2 cách: - Gv nêu mẫu : 26 x 9 = 26 x (10 - 1) = 26 x 10 - 26 = 260 - 26 = 234. - H làm và nêu kết quả - Thống nhất: Bài 3: H nêu yêu cầu : - Lớp tự làm vào vở - H nêu cách làm và kết quả . T. Nên vận dụng tính chất nhân một số với một hiệu để làm cho thuận tiện. Bài 4: H nêu yêu cầu - Lớp làm vở. - Gv chấm bài - 2 H chữa bài : (7- 5) x 3 và 7 x 3 - 5 x 3 ? Nhận xét so sánh kết quả 2 biểu thức trên ? ? Muốn nhân một hiệu với một số ta làm như thế nào ? 3.Củng cố, dặn dò: ? Lấy Vd nhân một hiệu với một số, tính ? Thi đua: Tìm x biết: x x 7 - x x 2 = 5055 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: ý chí - Nghị lực I.Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt), nói về ý chí, nghị lực của con người. - Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghiã từ nghị lực (Bt 2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). - H cẩn thận, chịu khó. II.Đồ dùng dạy- học: - Phiếu. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H tìm tính từ trong đoạn văn (BT 3 -1a) - 1 H : đặt một câu có dùng tính từ. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H làm bài tập Bài 1: H đọc yêu cầu bài - Trao đổi theo cặp - Gv phát phiếu cho 2 nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, chốt: ( -“chí” có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí lí, chí phải, chí tình, chí công. -“chí” có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí ). Bài 2: H nêu yêu cầu - H làm vào vở. - H nêu - Lớp nhận xét, chốt: Dòng b: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hoạt động, không lùi bước trước mọi khó khăn: nghị lực a.Làm việc liên tục, bền bỉ: kiên trì c. Chắc chắn, bền vững, khó phá vở: kiên cố. d. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc: chí tình, chí nghĩa. Bài 3: H nêu yêu cầu : - H đọc thầm đoạn văn - Trao đổi theo cặp. - Gv phát phiếu, bút dạ cho 2 cặp - Trình bày phiếu - Nhận xét . - Gv chốt:...nghị lực...nản chí...Quyết tâm...kiên nhẫn...quyết chí...nguyện vọng. - 1 H trình bày lại đoạn văn. Bài 4: 1 H nêu yêu cầu bài. - Lớp đọc thầm 3 câu tục ngữ. - Gv giúp H hiểu nghĩa đen các câu tục ngữ. - H nêu - Lớp nhận xét - chốt; a. Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. b. Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. c. Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. - Học thuộc lòng 3 câu tục ngữ. ___________________________________________ Địa lí: Đồng bằng Bắc Bộ I.Mục tiêu: Giúp H: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ: + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với điỉng là Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ... hốt. Bài 3: 1 H nêu yêu cầu - mẫu... - H làm bài: Thêm vào cốt truyện lời đánh giá. - H nối tiếp nêu - Gv nhận xét . VD: + Câu chuyện này làm em thấm thía lời dạy của cha ông: “ Người có chí thì nên...thì vững.” + Trạng Nguyên Nguyễn Hiền đã nêu tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em. Bài 4: 1 H nêu yêu cầu : - Gv dán phiếu viết 2 cách kết bài: 1.Kết bài trong truyện: Ông Trạng thả diều “Thế rồi...nước Nam ta”. Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. T.Đây là cách kết bài không mở rộng. 2.Cách kết bài khác “Thế rồi...nước Nam ta”. Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa “ Có chí thì nên”. Ai nổ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước. đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục có lời đánh giá, bình luận thêm về câu chuyện. T.Đây là ...mở rộng. 3.Phần Ghi nhớ: 3 H đọc phần ghi nhớ. 4.Phần Luyện tập: Bài 1: 5 H nối tiếp đọc 5 nội dung bài tập 1: - GV dán phiếu - 1 H chỉ, nêu, lớp nhận xét. (Câu a là kết bài không mở rộng, còn lại là kết bài mở rộng.) Bài 2: 1 H nêu yêu cầu : - H mở sgk - Tìm kết bài của các truyện “Một người chính trực” (36, 37- sgk); “Nỗi dằn vặt của ...” (55- sgk) - H làm VBT - Nêu kết quả, lớp nhận xét . Tên truyện Kết bài Kiểu kết bài Một người chính trực “Tô Hiến Thành tâu...Trần Trung Tá”. Kết bài không mở rộng. Nỗi dằn vặt... “Nhưng An-đrây-ca...ít năm nữa”. Kết bài không mở rộng. Bài 3: 1 H nêu yêu cầu - Lớp làm vở - Trình bày nối tiếp - Nhận xét . - Gv chấm bài 5 em - Nhận xét, chốt. 3.Củng cố, dặn dò: - Viết thêm 1 đoạn kết khác cho bài (1 trong 2 bài trên). - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________ Lich sử: Chùa thời Lý I.Mục tiêu: - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý: + Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - Giáo dục H thấy được vẻ đẹp của chùa, có ý thức trân trọng các di sản văn hóa của cha ông từ đó biết giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường. II.Đồ dùng dạy- học: - ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà. - Phiếu học tập. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: ? Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? ? Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: ? Vì sao nói :“ Đến thời Lý đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất” ? ( nhà vua đã từng theo đạo Phật, nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long có rất nhiều chùa.) ? Vì sao nhiều người lại theo đạo Phật như vậy ? (dạy người phải thương yêu đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ ) *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: Dựa vào sgk H đánh dấu x vào ô “ sau câu trả lời đúng. + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của các đạo Phật + Chùa là nơi trung tâm văn hóa của các làng xã + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ - H điền - Lớp nhận xét, thống nhất. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: - H quan sát ảnh phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di- đà. + Gv giới thiệu. + H nhận xét : Chùa là công trình kiến trúc đẹp. ? Mô tả ngôi chùa em biết hoặc có dịp đến tham quan ? (H khá, giỏi) 3.Củng cố, dặn dò: ? ở thời Lý chùa là nơi dùng để làm gì ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________ Luyện từ và câu: Tính từ (t ) I.Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND gghi nhớ). - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III), bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT1,BT2 mục III). - Giáo dục H yêu môn học. II.Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi nội dung của bài tập III-1. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H làm bài tập 3, 4 (MRVT: ý chí - Nghị lực) - 1 em 1 bài. ? Thế nào là tính từ ? Vd ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: Bài 1: 1 H nêu yêu cầu: - H làm - Trình bày - Lớp và Gv nhận xét, chốt: a. Tờ giấy này trắng mức độ TB tính từ “trắng” b. Tờ giấy này trăng trắng mức độ thấp từ láy “trăng trắng” c. Tờ giấy này trắng tinh mức độ cao từ ghép “trắng tinh” T. Mức độ, đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc các từ láy (trăng trắng). Từ tính từ “trắng” đã cho. Bài 2: H nêu yêu cầu: - H làm VBT - Nêu miệng kết quả. - Lớp và Gv nhận xét, bổ sung: ý nghĩa, mức độ thể hiện bằng cách : + Thêm từ “rất” vào trước tính từ “trắng” - “rất trắng”. + Tạo ra phép so sánh với các từ “hơn, nhất” - trắng hơn, trắng nhất. 3.Ghi nhớ: 3 H đọc nội dung ghi nhớ - Lớp theo dõi. 4.Phần Luyện tập: Bài 1: 1 H nêu yêu cầu:Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong những câu sau khác nhau như thế nào? T. Gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ... - H làm VBT - GV phát phiếu cho 2 H. - H làm bài trên phiếu trình bày kết quả - Lớp và Gv nhận xét. - Chốt: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn3. Bài 2: H nêu yêu cầu: Trong các câu dưới đây, ý nghĩa, mức độ được thể hiện bằng những cách nào ? - H làm bài theo nhóm: N1: với từ : đó N3: với từ : vui N2: Với từ: cao - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Thi đua - Nhóm nào tìm đúng, nhanh, nhiều sẽ thắng. N1: đỏ: Cách 1: (tạo từ láy, từ ghép): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tía, đỏ sậm, đỏ thẫm, đỏ hỏn, đỏ tươi ... Cách 2: ( thêm từ rất, quá, lắm đứng trước hoặc đứng sau từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, đỏ vô cùng... Cách 3: (so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son... N2: cao: - Cao vút, cao cao, cao ngất, cao vòi vọi, cao vời vợi... - Cao quá, rất cao, cao lắm, quá cao, ... - Cao hơn, cao nhất, cao hơn núi, cao như núi... N3: vui: - vui vẻ, vui vui, vui sướng, vui vầy, vui mừng, mừng vui, sướng vui... - rất vui, vui quá, quá vui, vui lắm. - vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết... Bài 3: 1 H nêu yêu cầu : - H hoàn thành bài vào vở - Nối tiếp trình bày. - Lớp và Gv nhận xét, chốt. 3.Củng cố, dặn dò: - Viết vào vở những từ tìm được của bài tập III- 2. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Thứ Sáu Ngày soạn: 15 / 11 / 2009 Ngày dạy : 20 / 11 / 2009 Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. - H cẩn thận, chính xác. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H tính: 15 x 38 42 x 22 - 1 H tính giá trị của biểu thức: 18 x m với m = 18 ; m = 91. - Lớp : Tính bằng cách thuận tiện nhất: 3 x 20 x 6 x 50 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện tập: Bài 1(69): 1 H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - 3 H chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất. a. 1 462 b. 16 692 c. 47 311 Bài 2(cột 1,2): 1 H nêu yêu cầu: - 4 H điền lên bảng. - Lớp làm vở nháp, nhận xét, thống nhất kết quả. m 3 30 m x 78 3 x 78 = 2 340 30 x 78 = 2340 Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: - Lớp tự giải vào vở. - 1 H chữa bài, lớp nhận xét, chốt. Cách 1: Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là: 75 x 60 = 4 500 (lần) Trong 24 giờ... 4 500 x 24 = 108 000 (lần) Cách 2: Đổi 24 giờ = 1 400 phút Trong 24 giờ tim người đó đập là: 1440 x 75 = 108 000 (lần) Bài 4(H khá, giỏi): 1 H nêu yêu cầu: (sữa lại 7 500 đ/kg; 8 000 đ/ kg) - Lớp tự giải vào vở - GV chấm vở - 1 H nêu yêu cầu chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất: 13 x 9 500 = 123 500 (đ) 18 x 10 000 = 180 000 (đ) 123 + 180 000 = 303 500 (đ) 3.Củng cố, dặn dò: Thi đua: (x + 4) : 24 = 12 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ___________________________________________ Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: - H viết được bài văn kể chuyện đúng được yêu cầu của đề bài, có nhân vật, có sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). - Giáo dục H tính linh hoạt, độc lập, sáng tạo. II.Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ viết sẵn vắn tắt dàn ý bài văn kể chuyện. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: Không 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: - Gv nêu yêu cầu giờ học. - 1 H đọc các đề bài sgk và các đề bài sau: Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể 1 câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và 1 bà tiên. Đề 2: Hãy kể lại câu chuyện “Ông Trạng thả diều” theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng. Đề 3: Kể lại câu chuyện “Vẽ trứng” theo lời kể của Lê-ô-nác-đô. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. - Chọn 1 đề mình thích để làm. b.H viết bài: - H viết bài vào vở - Gv theo dõi, giúp đỡ H yếu. - Thu bài, chấm. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ______________________________________ Hoạt động ngaòi giờ lên lớp: Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em I.Mục tiêu: - H nắm được những ưu khuyết điểm của tuần qua. - H nắm được kế hoạch tuần tới. - Gd H về quyền và bổn phận của mình. II.Hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua. - GV bổ sung: + Lớp đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị bài cũ, bài mới. Đã có ý thức hơn trong mọi hoạt động. Nhiều em đã có tiến bộ rõ rệt như em ... dành nhiều điểm tốt. + Đã trồng bổ sung cây hoa ở công trình măng non. + Tổng kết đợt thi đua chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. - Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất đợt thi đua. 2.Hoạt động 2: - Gv nêu kế hoạch tuần tới: + Tích cực trong học tập, tiếp tục thi đua dành nhiều điểm tốt . + Đi học đúng giờ, chuyên cần. + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc . + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. + Không ăn quà vặt. + VS QC sạch, đúng giờ. 3.Giáo dục về quyền và bổn phận của trẻ em: - Gv giới thiệu cho H về một số quyền và bổn phận của trẻ em. ? Trẻ em có những quyền và bổn phận gì ? ? Em phải làm gì khi không được hưởng những quyền lợi của trẻ em ? ? Em đã thực hiện được những bổn phận của mình với ông bà, cha mẹ chưa? ? Qua bài học hôm nay, em phải làm gì để thể hiện mình là một người hiểu biết và có trách nhiệm với gia đình ? _____________________________________________________________ _____________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: