Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Lý Thị Lệ Chi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Lý Thị Lệ Chi

Tập đọc

Tiết 23 – Bài: VUA TÀU THỦY “BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục tiêu:

_ Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

_ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ 1 cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành 1 nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Lý Thị Lệ Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tiết 12+13 – Bài: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
_ Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
_ Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong cuộc sống.
_ Kính yêu ông bà cha mẹ.
Chuẩn bị:_ Truyện: Phần thưởng
 _ Ghi bảng tình huống BT1.
_ Tranh minh họa Sgk/19.
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: Oån định lớp(1-2’)
Dạy – học bài mới: 
 Giới thiệu bài(1-2’)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_Nghe-đọc tựa
Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng.(5-6’)
Mục tiêu: Hiểu ÔBCM là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
Tiến hành: Tìm hiểu truyện kể.
_ Kể chuyện Phần thưởng.
_ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
Ÿ Em có nhận xét gì về việc làm bạn Hưng trong truyện?
Ÿ Bà của Hưng cảm thấy như thế nào trước việc làm của bạn Hưng?
Phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào ? Vì sao?
à Nhận xét – chốt ý đúng: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà ,Hưng là 1 đứa cháu hiếu thảo.
_Lắng nghe.
_Làm việc theo nhóm-TL và TLCH
_Lắng nghe-ghi nhớ
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm(8-9’)
Mục tiêu: Biết hành vi, việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
 Hiểu và biết phê phán hành vi không hiếu thảo.
Tiến hành: Bài tập 1,2.
_ Cài bảng 5 tình huống của BT 1, Yêu cầu HS đọc trao đổi về cách ứng xử trong tình huống Đ/S.
_ Yêu cầu HS trình bày.
_ Theo dõi-nhận xét-kết luận ý đúng.
_ Hỏi: Ÿ Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ÔBCM?
Ÿ Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà cha mẹ?
_ Kết luận: Ÿ Tình huống đúng: b, d, đ thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ.
 Ÿ Tình huống a, c chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ.
_Chia nhóm yêu cầu HS thảo luận để đặt tên và nhận xét việc làm của từng bạn trong tranh
_ Yêu cầu HS trình bày .
_Nhận xét chốt ý đúng
_Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK /18
_Làm việc theo nhóm
_Đại diện nhóm trình bày, -CL theo dõi-nhận xét.
_Nêu ý kiến.
_Chia nhóm (4 em) thảo luận ,
_Đại diện từng nhóm trình bày.
_CL theo dõi – nhận xét .
_Vài em đọc –CL đọc thầm .
Hoạt động 3: Đóng vai _Thể hiện thái độ hành vi đúng chuẩn mực 
Mục tiêu: Biết đánh giá việc làm đúng / sai. 
Tiến hành: Bài tập 3, 4 (10-12’)
_ Chia nhóm, Yêu cầu HS thảo luận đóng vai theo tình huống
_ Yêu cầu HS trình bày.
_ Nhận xét về cách ứng xử của HS –Hỏi:
+Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ÔBCM?
+Vì sao cần phải hiếu thảo với ÔBCM?
_Yêu cầu HS nêu những việc đã làm thể hiện lòng hiếu thảo đối với ÔBCM .
_Nhận xét khen những em có hành vi đúng chuẩn mực .
_Chia nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
_Các từng nhóm trình bày,
_CL theo dõi-nhận xét.TLCH
+
+
_Trao đổi với nhau về việc mình làm và trình bày _ CL theo dõi –nhận xét .
Hoạt động 4: Trình bày , giới thiệu các sáng tác , tư liệu , sưu tầm .(7-8’)
Mục tiêu : Biết kính trọng , yêu quý ÔBCM –Thể hiện bằng hành vi của mình .
Tiến hành : Bài tập 5,6 (7-8’)
_Yêu cầu HS trình bày truyện , thơ ,bài hát , ca dao , tục ngữ, nói về lòng hiếu thảo đối với ÔBCM .
_Nhận xét – Tuyên dương .những em thể hiện tốt_GDHS:
Ôâng bà đã có công lao sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người .
Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ÔBCM.
_ Lần lượt trình bày . CLtheo dõi – nhận xét .
Hoạt động nối tiếp(1-2’)
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS học thuộc ghi nhớ. Thực hành đúng chuẩn mực đạo đức đã học .
_Nhận xét sau tiết dạy:
.. .. 
Tập đọc
Tiết 23 – Bài: VUA TÀU THỦY “BẠCH THÁI BƯỞI
Mục tiêu:
_ Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
_ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ 1 cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành 1 nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
Chuẩn bị: Tranh minh họa.
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC(4-5’)
_ Yêu cầu HS thực hiện.
Ÿ Đọc thuộc 7 câu tục ngữ – nêu ý nghĩa của 1 số câu tục ngữ.
Ÿ Đọc câu tục ngữ khuyên người ta không nản chí, nản lòng khi gặp khó khăn.
_ Nhận xét – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới:
 Giới thiệu bài(1-2)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa..
_Hát.
_3-4 em đọc.
_2 em nêu
_CL theo dõi-nhận xét.
_Nghe-đọc tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc(8-9’)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy – Hiểu 1 số từ mới.
Tiến hành:
_ Chia đoạn – Yêu cầu HS đọc(Chú trọng HS TB+Y)
Ÿ Đoạn 1: Từ đầu  cho ăn học.
Ÿ Đoạn 2: Tiếp theo  không nản chí
Ÿ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi  Trưng Nhị.
Ÿ Đoạn 4: Còn lại.
_ Yêu cầu HS đọc theo cặp.
_ Đọc mẫu:
Giọng kể chậm rãi, sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.Nhấn giọng: mồ hôi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí,  , bậc anh hùng, , độc chiếm, thịnh vượng, 
_Đọc nối tiếp (4 em) mỗi em 1 đoạn(3 lựơt)
ŸLượt 1:kết hợp sửa lỗi phát âm
ŸLượt 2: Đọc+giải nghĩa từ mới
ŸLượt 3: chú ý ngắt nghỉ câu dài
_Đọc theo cặp.
_Lắng nghe-tìm giọng đọc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(8-9’)
Mục tiêu: Đọc – Hiểu nội dung bài.
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, đoạn 2 trao đổi – TLCH:
Ÿ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
Ÿ Trước khi mở công ty đường biển, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Ÿ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người rất có chí?
_ Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại. Hỏi:
Ÿ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào?
Ÿ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào ?
Ÿ Em hiểu thế nào là”một bậc anh hùng kinh tế?”
Ÿ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Ÿ Như thế nào là Người cùng thời?
_ Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
_Đọc thầm-trao đổi-TLCH.
_Đọc thầm – TLCH
_Nêu ý kiến về nội dung bài.
_Vài em nhắc lại.
Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ 1 cậu bé mồi côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở trành 1 nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.	
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm(7-8’)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục
Tiến hành:
_ Gọi HS đọc toàn bài với giọng diễn cảm.
_ Đọc diễn cảm toàn bài.
_ Hướng dẫn HS đọc.
_ Tổ chức cho HS khi đọc diễn cảm.
_ Theo dõi-nhận xét-khen những em đọc hay.
_4 em đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
_Luyện đọc theo cặp
_Chọn đoạn đọc-thi đọc diễn cảm đoạn mình chọn.
_CL theo dõi-nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (4-5’)
_ Gọi HS đọc lại toàn bài.
_ Em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi qua bài Tập đọc này?	
_Lí do khiến Bạch Thái Bưởi thành công trong kinh doanh vận tải bằng tàu thủy . Chọn ý đúng nhất :
Không nản chí khi thất bại .
Có ý chí vươn lên trong công việc .
Biết tranh thủ tinh thần tự hào dân tộc của khách
 đi tàu để tăng vốn kinh doanh và thu hút khách 
 đi tàu. 
Biết quản lí công việc làm ăn tốt .
Tất cả các lí do đã nêu trên .
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS đọc bài + TLCH cuối bài – kể lại câu chuyện về “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe.
_1 em đọc to-CL theo dõi-nhận xét.
_Nêu ý kíên.
_Chọn ý đúng ghi vào bảng con .
Nhận xét sau tiết dạy:
Tập đọc
Tiết 24 – Bài: VẼ TRỨNG
Mục tiêu:
_ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc chính xác các tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đọc cuối đoạn với cảm hứng ca ngợi.
_ Hiểu các từ ngữ trong bài – Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nac-đô đờ Vin-xi đã trờ thành một họa sĩ thiên tài.
Chuẩn bị: Chân dung của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC (4-5’)
_ Gọi HS lên bảng đọc nối tiếp bài “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi – TLCH:
Ÿ Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Ÿ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào ?
Ÿ Nêu ý nghĩa của bài.
_ Nhận xét – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới:
 Giới thiệu bài (1-2’)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_3 em thực hiện yêu cầu.
_CL theo dõi-nhận xét.
_Nghe-đọc tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc.(8-9’)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài – hiểu 1 số từ khó
Tiến hành:
_ Chia đoạn, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu HS đocï nối tiếp.
Ÿ Đoạn 1: Từ đầu  đựơc như ý
Ÿ Đoạn 2: Tiếp theo  hết.
_ Yêu cầu HS đọc theo cặp.
_ Đọc mẫu: Giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng, lời thầy khuyên bảo ân cần , đoạn cuối giọng cảm hứng ,ca ngợi 
_2 em đọc nối tiếp (3 lượt)
ŸLượt 1:đọc+sửa lỗi phát âm
ŸLượt 2:kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới
ŸLượt 3:chú ý ngắt nghỉ.
_Luyện theo cặp.
_CL theo dõi – Chọn giọng đọc phù hợp
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(8-9’)
Mục tiêu: Đọc-hiểu nội dung bài
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS đọc-trao đổi-TLCH:
Ÿ Sở thích của Lê-ô-nác-đô khi còn nhỏ là gì?
Ÿ Vì sao những ngày đầu học vẽ, Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
Ÿ Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
Ÿ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào ?
Ÿ Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô- nác –đô-đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
Oâng là người có tài vẽ bẩm sinh .
Oâng được học thầy giỏi. (thầy là một danh họa).
Oâng đã dày công khổ luyện n ... âng trình kiến trúc đẹp.
Chuẩn bị:
_ Aûnh chùa Một Cột, chùa Keo, truợng Phật A-di-đà
_ Phiếu học tập, sưu tầm 1 số tranh ảnh và chùa, đền thờ.
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC:(4-5’)
_ Gọi HS lên bảng TLCH:
Ÿ Vì sao LTT chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Ÿ Em biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác?
_ Chọn ý đúng đánh dấu x vào ô trống.
Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã:
a.o Xây dựng nhiều lâu đài.
b.o xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp.
c.o Xây dựng nhiều cung điện, đền chùa.
d.o Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp.
_ Chữa bài – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới: 
 Giới thiệu bài(1-2’)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_3 em lên bảng trả lời
_CL theo dõi-nhận xét.
_CL làm bảng con, chọn ý đúng1 em làm bảng phụ.
_Nghe-đọc tựa
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.(8-10’)
Mục tiêu: Biết thời nhà Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS đọc từ đầu  có chùa sgk/32 rồi trao đổi tìm hiểu: Vì sao nói” Đền thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất”?
_ Nhận xét – Kết luận:
_Đọc thầm,suy nghĩ trao đổi ý kiến
_Lắng nghe-ghi nhớ
Dưới thời nhà Lý, đạo Phật rất phát triển và đựơc xem là Quốc giáo. Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. (8-10’)
Mục tiêu: Biết ở thời Lý, chùa chiền đựơc xây dựng nhiều nơi (Chùa là công trình kiến trúc đẹp)
Tiến hành:
_Yêu cầu HS đọc thầm Sgk cho biết: Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nội dung ta như thế nào ?
_ Nhận xét – chốt ý : Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Nhân dân đến chủa để lễ Phật, hội họp, vui chơi
_ Cài bảng phụ yêu cầu HS đánh dấu x vào o có ý đúng:
a.o Chùa là nơi tu hành của các nhà sư	
b.o Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.
c.o Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.
d.o Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
_ Nhận xét – Chốt ý đúng
_Đọc thầm,suy nghĩ-TLCH
_Nêu ý kiến.
_Lắng nghe
_Chọn ý đúng ghi vào bảng con
_1 em thực hiện bảng phụ.
_Lắng nghe.
Hoạt động 3: Hoạt đông theo nhóm đôi. (6-7’)
Mục tiêu: Biết được chủa là công trình kiến trúc đ5p – Mô tả được 1 số ngôi chùa.
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS quan sát hình 2,3 Sgk/33 rồi mô tả lại chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà.
_ Gọi HS trình bày-nhận xét về công trình kiến trúc chùa
_ Nhận xét.
_ Yêu cầu HS giới thiệu và mô tả về tranh ảnh mà mình sưu tầm được hoặc những ngôi chùa mà em biết, em được đến tham quan.
_ Nhận xét -khen những em sưu tầm được nhiều tư lịêu mô tả rõ ràng, mạch lạc.
_Quan sát hình Sgk-mô tả cho nhau nghe.
_Vài em lần lượt trình bày-CL theo dõi-nhận xét-bổ sung.
_Lần lượt giới thiệu-CL theo dõi- nhận xét.
_Lắng nghe
è Chùa là công trình kiến trúc đẹp. Thời Lý chùa được xây dựng với quy mô lớn, nhiều ngôi của có kiến trúc độc đáo.	
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (4-5’)
_ Tổ chức cho HS thực hiện bài 1 VBT/16.
_ Nhận xét – Hỏi: Chùa thời Lý có giá trị gì đối vớivăn hóa dân tộc ta?
_ Nhận xét tiết học.
 Dặn HS học bài – TLCH cuối bài: Xem trước bài 11 chuẩn bị cho tiết học sau.
_CL làm VBT.
_Nêu ý kiến.
Nhận xét sau tiết dạy:
Địa lý
Tiết 12 – Bài 11: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
_ Vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
_ Trình bày 1 số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
_ Dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức.
_ Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
Chuẩn bị: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam – Tranh, ảnh về đồng bằng.
Các hoạt động dạy – học:
Khởi động: KTBC(4-5’)
_ Gọi HS TLCH:
Ÿ Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên?
Ÿ Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ.
Ÿ Người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
_ Nhận xét – Ghi điểm.
Dạy – học bài mới: 
 Giới thiệu bài(1-2’)
_ Nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
_Hát
_3 em TLCH.
_CL theo dõi-nhận xét.
_Nghe-đọc tựa
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và hình dạng Đồng bằng Bắc Bộ. (13-14’)
Mục tiêu: -Chỉ được vị trí và một số đặc điểm về hình dạng của Đồng Bằng Bắc Bộ.
Tiến hành: -Cả lớp: - Biết ĐBBB là đồng bằng lớn ở miền Bắc.
_Cài bàn đồ Địa Lý tự nhiên VN yêu cầu học sinh dựa vào kí hiệu tìm vị trí ĐBBB ở lược đồ.
_ Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB và nhận xét về hình dạng của ĐBBB.
_ Nhận xét – chốt ý: ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đấy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình.
Làm việc cá nhân
_ Yêu cầu HS đọc mục 1 Sgk/98 – suy nghĩ TLCH:
Ÿ ĐBBB do phù sa sông nào bồi đắp nên?
Ÿ ĐB có diện tích lớn thứ mấy trong các ĐB ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu?
Ÿ Địa hình ĐBBB như thế nào ?
_ Nhận xét-bổ sung-chốt ý: ĐBBB là châu thổ lớn thứ hai của nước ta do sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp lên có diện tích khoảng 15 000 km2 đang được mở rộng.
_ Yêu cầu HS quan sát hình 2/Sgk-99 nhận xét về đặc điểm của địa hình ĐBBB.
_ Nhận xét ý kiến của HS – Chốt ý: ĐBBB có địa hình thấp, bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven sông có đê để ngăn lũ.
_Quan sát và chỉ vị trí của ĐBBB trên lược đồ.
_Vài em lần lượt lên chỉ và nêu- CL theo dõi-nhận xét.
_Lắng nghe.
_1 em đọc to-CL đọc thầm tìm hiểu nội dung và TLCH
_Nêu ý kiến – CL theo dõi-nhận xét. -bổ sung.
_Lắng nghe
_Quan sát-nhận xét-nêu ý kiến, -CL theo dõi-nhận xét -bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở ĐBBB. (14-15’)
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của hệ thống đê ven sông.
Tiến hành:
_ Yêu cầu HS quan sát hình Sgk/99, đọc mục 2, chỉ 1 số sông ở ĐBBB.
_ Hỏi: Tại sao sông có tên là sông Hồng?
_ Yêu cầu HS mô tả về sông Hồng.
_ Chỉ vị trí sông Thái Bình trên bản đồ.
_ Sông Thái Bình do những sông nào hợp thành?
Ÿ Khi mưa nhiều nước ở sông , ngòi, hồ, ao như thế nào ?
Ÿ Mùa mưa của ĐBBB trùng với mùa nào trong năm?
Ÿ Vào mùa mưa nước các sông ở đây như thế nào ?
_ Nhận xét-bổ sung chốt ý:
_Thực hiện theo yêu cầu của GV.
_Suy nghĩ TLCH.
+
_HS trình bày CL theo dõi – nhận xét .
_Lắng nghe.
Hệ thống đê ở ĐBBB là 1 công trình vĩ đại của người dân ĐBBB, tổng chiều dài của hệ thống này lên gần 1700 km ngày càng đựơc đắp cao, to ra vững chắc hơn. Hàng năm, nhân dân ĐBBB đều kiểm tra đê điều để bồi đắp, gia cố để đê vững chắc.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (4-5’)
_ Tổ chức cho HS thực hiện VBT/23
_ Nhận xét – Chốt ý đúng.
_ Nhận xét tiết học.
_ Dặn HS học bài + TLCH cuối bài, sưu tầm tranh ảnh về ĐBBB và người dân ở vùng ĐBBB. Chuẩn bị cho bài sau.
_Làm VBT.
Nhận xét sau tiết dạy:
Tuần 12 ÔN KHOA – SỬ – ĐỊA
Khoa học: Bài 23+24.
Câu 1: Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Câu 2: Ghi Đ / S.
o Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật.
o Nước có thể thay thế được các thức ăn khác của động vật.
o Nhờ nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan và thải ra ngoài những chất thừa, chất độc hại.
o Nước chỉ cần cho những thực vật, động vật sống ở dưới nước.
Lịch sử: Bài 10: Chùa nhà Lý
Câu 1: Vì sao đạo Phật được người Việt tiếp thu và tin theo
o Đạo Phật dạy con người thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.
o Đạo Phật giúp con người tránh được mọi buồn khổ trong đời.
o Đạo Phật làm trong sạch tâm hồn, giúp con người tránh xa cái ác, điều xấu, làm việc thiện để giúp ích cho đời.
o Đạo Phật đưa con người đến với cuộc sống sung sướng, an nhàn, không phải lo nghĩ vất vả.
Câu 2: Điền từ thích hợp hoàn chỉnh nội dung ghi nhớ.
 Đến thời Lý, đạo Phật rất phát triển. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và là công trình kiến trúc đẹp.
Địa lý: Bài 9: Thành phố Đà Lạt (Tuần 10+11)
Câu 1: Ý nào không phải là điều kiện để Đà Lạt trở thành TP du lịch và nghỉ mát.
o Không khí trong lành mát mẻ.
o Nằm trên vùng đồng bằng, bằng phẳng.
o Phong cảnh đẹp
o Nhiều công trình phục vụ cho nghỉ ngơi và du lịch.
Câu 2: Điền nội dung thích hợp vào ô trống rồi vẽ mũi tên vào sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của người dân ở Đà Lạt
Hoạt động sản xuất
Trồng nhiều loại hoa, quả, rau xanh.
(3)
Vị trí
Đà Lạt ở độ cao khoảng 1500 m trên cao nguyên Lâm Viên.
Khí hậu
Mát mẻ quanh năm
(2)
Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
Câu 1: Điền từ vào chỗ chấm thể hiện quá trình hình thành đồng bằng Bắc Bộ
 Khi đổ ra gần biển, nước sông Hồng và sông Thái Bình chảy chậm đã làm cho phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Theo thời gian, các lớp phù sa này đã tạo nên đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2: Ghi Đ / S.
o Sông ở ĐBBB thường hẹp, nước chảy xiết, có nhiều thác ghềnh.
o Đắp đê là biện pháp tốt nhất để ngăn lũ lụt.
o Hệ thống đê là 1 công trình vĩ đại của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
o Hệ thống kênh, mương, thủy lợi chỉ có tác dụng tiêu nứơc vào mùa mưa.
o Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển.
o Đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu từ Bắc Kạn đổ xuống bờ biển Hải Phòng đến Ninh Bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_ly_thi_le_chi.doc