Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Toán: Ki lô mét vuông.

I. Mục đích, yêu cầu :

- Học sinh biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.

- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo là ki - lô - mét vuông. Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 .

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.HS làm bài tập 1; 2; 4b.

- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3; 4a

- Gd HS có ý thức tốt trong học tập, vận dụng trong thực tế.

II. Chuẩn bị :

- Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển .

- Bộ đồ dùng dạy - học toán lớp 4 .

 III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 79 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 928Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d o0oc a b d 
 Ngày soạn: 14 / 1 /2010 .
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010. 
Toán: Ki lô mét vuông.
I. Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo là ki - lô - mét vuông. Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.HS làm bài tập 1; 2; 4b.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3; 4a
- Gd HS có ý thức tốt trong học tập, vận dụng trong thực tế.
II. Chuẩn bị : 
- Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển .
- Bộ đồ dùng dạy - học toán lớp 4 .
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét chung bài kiểm tra . 2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề.
 b) Khai thác:
+ Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng có tỉ lệ là hình vuông có cạnh dài 1km 
+ Gợi ý để học sinh nắm được khái niệm về ki lô mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1ki lô mét .
- Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ?
- Đọc là : ki - lô - mét vuông .
- Viết là : km2 ; 1 km2 = 1 000 000 m2 c) Luyện tập :
Bài 1 :
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Hỏi học sinh yêu cầu đề bài .
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK .
- Gọi học sinh lên bảng điền kết quả 
- Nhận xét bài làm học sinh .
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
Bài 2 : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài 
- Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài 
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Nhận xét, ghi điểm bài làm học sinh.
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi học sinh nêu đề bài 
- Gọi 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở .
- Giáo viên nhận xét bài học sinh . 
 Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS khá, giỏi làm 4b
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- HS theo dõi.
- Lớp theo dõi giới thiệu
- Quan sát để nhận biết về khái niệm đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông 
- Nắm về tên gọi và cách đọc, cách viết đơn vị đo này .
- Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình 
- Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2.
+ Đọc là : Ki - lô - mét vuông 
- Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 .
- Hai học sinh đọc thành tiếng . 
+ Viết số hoặc chữ vào ô trống .
- Một HS lên bảng viết và đọc 
 Đọc 
 Viết 
Chín trăm hai mươi mốt li lô mét vuông
921km2 
Hai nghìn ki lô mét vuông 
2000km2 
Năm trăm linh chín ki lô mét vuông 
509km2 
Ba trăm hai mươi nghìn ki lô mét vuông 
320 000 km2 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn 
- Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . 
- Hai em đọc đề bài. 
- Hai em sửa bài trên bảng.
 1km2 = 1000 000 m2 
1m2 = 100 dm2 ; m2 49dm2 = 3249dm2
1000 000 m2 = 1 km2 
5km2 = 5000 000 m2 
2 000 000 m2 = 2 km2 
- Hai học sinh nhận xét bài bạn . 
- Hai học sinh đọc thành tiếng .
- Lớp thực hiện vào vở .
 Giải : 
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 ( km2 )
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Lớp làm vào vở .
+ Một HS làm trên bảng .
a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 
b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991km2 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Tập đọc: Bốn anh tài.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, móng tay đục máng ,
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé. 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các CH trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây , yêu tinh , thông minh ,
- Gd HS làm nhiều việc tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
- Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài" Rất nhiều mặt trăng " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Gv phân đoạn đọc nối tiếp
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc 
- HS đọc lần 1: Gv sửa lõi phát âm.
- Lần 2: giải nghĩa từ.
- Lần 3: đọc trơn.
- Cho HS luyện đọc nhóm đôi
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
+Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
 - Ý chính của đoạn còn lại là gì?
 - Câu truyện nói lên điều gì?
* Đọc diễn cảm:
- yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Ngày xưa , / ở bản kia... tinh thông võ nghệ 
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người (HTL).
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát và lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS theo dõi
- 5HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Ngày xưa  đến thông võ nghệ.
+ Đoạn 2:Hồi ấy  đến yêu tinh.
+ Đoạn 3: Tiếp  đến diệt trừ yêu tinh
+ Đoạn 4: Tiếp đến hai bạn lên đường .
+ Đoạn 5: được đi ít lâu  đến em út đi theo.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ ...
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây .
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang ...
+ Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt rừ yêu tinh 
-1 HS đọc thành tiếng, 
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng nắm tay làm vồ để đóng cọc xuống đất , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai của mình để tát nước Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gỗ thành lòng máng 
- Sự tài năng của ba người bạn Cẩu Khây .
+ Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé 
- 5 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc 
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS tự nêu
- HS cả lớp .
Địa lí: Đồng bằng Nam Bộ
I.Mục đích, yêu cầu: - Học xong bài này HS biết:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: ĐB Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất của nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và song Đồng Nai bồi đắp.
 + ĐB Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo.
 - Chỉ được vị trí ĐB Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của ĐB Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu 
 - HS khá, giỏi: Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
 + Giải thích vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
 - Gd HS yêu cảnh vật và con người ở ĐB Nam Bộ.
II.Chuẩn bị :
 - Bản đồ :Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
 - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III.Hoạt động dạy –học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
 - Nhận xét bài kiểm tra của HS.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 *Hoạt động nhóm 4: 
 - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 + ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
 + ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
 + Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch .
 GV nhận xé, kết luận.
 2/.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
 *Hoạt động nhóm đôi:
 GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
 + Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
 + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 + Nêu đặc điểm sông Mê Công .
- HS khá, giỏi 
 + Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long ?
 - GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ .
 * Hoạt động cá nhân:
 - Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
 - HS khá, giỏi:
+ Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
3.Củng cố : 
 - GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai .
 - Cho HS đọc phần bài học trong khung.
4.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”.
 - Nhận xét tiết học .
- HS theo dõi .
- HS lắng nghe
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày
 + Nằm ở phía Nam. Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
 + Là ĐB lớn nhất cả nước,có diện tích lớn gấp 3 lần ĐB Bắc Bộ. ĐB có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất đai màu mỡ còn nhiều đất chua, mặn, cần cải tạo.
 + HS lên chỉ BĐ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận, trình bày.
+ HS tìm.
+ Do dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho ĐB có hệ thống kênh rạch chằng chịt .
 + Là một trong những sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ TQ chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông.
 + Do hai nhánh sông Tiền, sông Hậu đổ ra bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long .
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng
- HS so sánh .
- 3 HS đọc .
- HS cả lớp.
 Ngày soạn: 13 / 1/ 2010 
 Ngày giảng: Thứ  ...  .
+ Đề bài yêu cầu tính diện tích của mảnh đất .
+ Lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm bài .
* Giải : 
- Diện tích mảnh đất hình bình hành :
 40 x 25 = 1000 ( dm 2 )
 Đáp số : 1000 dm 2 
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
ĐỊA LÍ 
 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài HS biết :Xác định được vị trí của TP Hải Phòng trên bản đồ VN.
 -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của TP Hải Phòng.
 -Hình thành biểu tượng về TP cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
 -Có ý thức tìm hiểu về các TP cảng.
II.Chuẩn bị :
 -Các BĐ :hành chính, giao thông VN.
 -BĐ Hải Phòng (nếu có) .
 -Tranh, ảnh về TP Hải Phòng (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Cho HS hát .
2.KTBC : 
 -Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên BĐ.
 -Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta .
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.HẢI PHÒNG THÀNH PHỐ CẢNG:
 *Hoạt động nhóm:
 -Cho các nhóm dựa vào SGK, BĐ hành chính và giao thôngVN, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý sau:
 +TP Hải Phòng nằm ở đâu?
 +Chỉ vị trí Hải Phòng trên lược đồ và cho biết HP giáp với các tỉnh nào ?
 +Từ HP có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 +HP có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
 +Mô tả về hoạt động của cảng HP.
 - GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời .
 2/.ĐÓNG TÀU LÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP QUAN TRỌNG CỦA HẢI PHÒNG:
 *Hoạt động cả lớp:
 -Cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 +So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở HP có vai trò như thế nào?
 +Kể tên các nhà máy đóng tàu ở HP .
 +Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở HP (xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng)
 GV bổ sung: Các nhà máy ở HP đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy .
 3/.HẢI PHÒNG LÀ TRUNG TÂM DU LỊCH:
 * Hoạt động nhóm: 
 -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý :
 +Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
 -GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố : 
 -GV: Đến HP chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú :nghỉ mát, tắm biển, tham gia các danh lam thắng cảnh, lễ hội ,vườn quốc gia cát Bà 
 -Kể một số điều kiện để HP trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch .
 -Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở HP.
 -CHO HS ĐỌC BÀI TRONG KHUNG .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Đồng bằng Nam Bộ”.
-Cả lớp .
-HS lên chỉ BĐ và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét.
-HS các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp.
-HS trả lời .
-HS đọc .
-HS cả lớp.
LỊCH SỬ 
 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
 -Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .	
II.Chuẩn bị :
 - PHT của HS.
 - Tranh minh hoạ như SGK nếu có .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 Cho HS hát .
2.KTBC :
 -Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
 -Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
 -GV nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Giơí thiệu và ghi tựa.
 b.Phát triển bài:
 * Hoạt động nhóm :
 GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 Vào giữa thế kỉ XIV :
 +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
 +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
 -GV nhận xét,kết luận .
 -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
 +Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 +Ông đã làm gì ?
 +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
 -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 -Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
 -Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 * Nhà Trần sụp đổ, Hồ Quý Ly lên ngôi , đất nước ta đứng trước âm mưu xâm lược của giặc Minh .Tình hình nước Đại Việt thế kỉ XV ra sao các em sẽ thấy rõ trong bài học tới .
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”.
 -Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét .
-HS nghe.
-HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả .
+Aên chơi sa đoạ .
+Ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu.
+Vô cùng cực khổ.
+Bát bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan , nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
+Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi.
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-1 HS nêu.
-HS trả lời.
+Là quan đại thần của nhà Trần.
+Oâng đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước.Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân .
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-3 HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
TẬP LÀM VĂN : 
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật . 
 Thực hành viết đoạn kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật chân thực , sinh động giàu cảm xúc , sáng tạo theo 2 cách mở rộng và không mở rộng .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật .
+ Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh 
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn kết bài ( theo 2 kiểu mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật . Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có đoạn kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật đúng và hay nhất .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón .
+ Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
Bài 2 : 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả
 ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn .
+ Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm , dán bài làm lên bảng .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu .
+ Lắng nghe .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Đoạn kết là đoạn : Má bảo : " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền "
Vì vậy mỗi khi đi đâu về , tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành .
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ .
-1 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả .
+ Lắng nghe .
- 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng , đọc bài làm và nhận xét .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 19.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 19 .
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 19.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 19 CKTKN.doc