I.Mục tiêu: HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khắc phục.
Hiểu: Chuyện ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha - nhờ giàu nghị lực và ý chí vượn lên đã trở thành một nhà kinh doanh giỏi.
II.Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng bài “ Có chí thì nên”
2. Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn ( đọc 2 lần ) . Luyện đọc theo cặp.
- GV HD HS cách đọc và giải nghĩa các từ khó ( SGK).
b. Tìm hiểu bài :
- HS đọc đoạn ( Từ đầu đến không nản chí )
? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
? Trước khi mở công ty vận tải đường biển ông đã làm những gì?
? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí.
- HS đọc phần còn lại.
? Ông mở công ty vận tải đường biển vào thời điểm nào?
? Ông đã thành công như thế nào?
? Em hiểu thế nào là “ Một bậc anh hùng kinh tế”?
? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
=> rút ra nội dung, ý nghĩa của bài ( MT).
c. Luyện đọc diễn cảm.
- HD HS tìm giọng đọc phù hợp với từng nội dung chi tiết của bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
Tuần 12 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006 Tập đọc Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi I.Mục tiêu: HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khắc phục. Hiểu: Chuyện ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha - nhờ giàu nghị lực và ý chí vượn lên đã trở thành một nhà kinh doanh giỏi. II.Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng bài “ Có chí thì nên” 2. Bài mới : Giới thiệu bài HĐ1: HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - HS đọc nối tiếp 4 đoạn ( đọc 2 lần ) . Luyện đọc theo cặp. - GV HD HS cách đọc và giải nghĩa các từ khó ( SGK). b. Tìm hiểu bài : - HS đọc đoạn ( Từ đầu đến không nản chí ) ? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? ? Trước khi mở công ty vận tải đường biển ông đã làm những gì? ? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí. - HS đọc phần còn lại. ? Ông mở công ty vận tải đường biển vào thời điểm nào? ? Ông đã thành công như thế nào? ? Em hiểu thế nào là “ Một bậc anh hùng kinh tế”? ? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? => rút ra nội dung, ý nghĩa của bài ( MT). c. Luyện đọc diễn cảm. - HD HS tìm giọng đọc phù hợp với từng nội dung chi tiết của bài. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS đọc theo cặp - Ba em đọc trước lớp toàn bài 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Toán Nhân một số với một tổng I.Mục tiêu: Giúp HS : - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Biết vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II.Hoạt động dạy - học HĐ1: Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức - GV ghi bảng BT : 4 x ( 3 + 5 ) 4 x 3 + 4 x 5 - HS tính giá trị của 2 biểu thức, so sánh và rút ra kết luận: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5. HĐ2: Nhân một số với một tổng: - GV chỉ lên bài tập : ( nhân một số với một tổng ) và bài tập . Tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của từng tổng, từ đó rút ra kết luận (SGK). - Gọi HS đọc kết luận ( SGK) * HD HS viết bài tập khái quát dưới dạng chữ: a x ( b + c ) = a x b + a x c. HĐ3: Luyện tập - HD HS làm bài tập ( Vở BT). - HS nêu nội dung yêu cầu từng bài tập - GV giải thích HD. - HS làm bài - GV theo dõi. HĐ4: Chấm chữa bài. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò --------------000------------- Chính tả ( Nghe - viết ) Người chiến sỹ giàu nghị lực I.Mục tiêu: HD HS nghe và viết đúng chính tả bài “ Người chiến sỹ ......” - Luyện viết đúng những âm đầu, vần dễ lẩn tr/ch/ ươn, ương. II.Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS nghe, viết. * GV đọc bài chính tả - HS theo dõi ( SGK). Nêu nội dung bài. - HD HS lưu ý những âm, dần dễ sai và cách viết các chữ số ( Tháng 4 năm 1975; 30 năm triển lãm; 5 giải thưởng). - HS tìm cách trình bày. * HD HS viết bài. - GV đọc cho HS nghe và viết bài. - Đọc cho HS khảo bài. - Chấm bài một số em - nhận xét bài viết. * HD HS làm bài tập chính tả. - HS đọc Y/c các bài tập - GV HD HS làm bài. * GV kiểm tra chữa bài tập. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Khoa học Sơ đồ : vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. I.Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. - Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. II. Chuẩn bị hình ( SGK) Phô tô. III.Hoạt động dạy - học 1.Kiểm tra : ? Mây được hình thành như thế nào ? Mưa ở đâu ra ? 2. Bài mới : HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - HS quan sát sơ đồ ( Phô tô). Liệt kê được các cảnh được vẽ trong sơ đồ. - GV nhận xét bổ sung => rút ra kết luận về vòng tuần hoàn của nước ( SGV). HĐ2: HS thực hành vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( hiểu được quy trình đó ) - HS trình bày SP - GV nhận xét bổ sung. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006. Thể dục Động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. I.Mục tiêu: HD HS học động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. - Tổ chức trò chơi : “ Mèo đuổi chuột” II.Hoạt động dạy - học 1. Phần mở đầu : HS ra sân tập hợp. - GV nêu Y/c nội dung tiết học. Khởi động tay - chân. 2. Phần cơ bản : a. Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. - HS ôn tập chung cả lớp. - Lớp trưởng điều khiển các bài tập. - Gv theo dõi. b. Học động tác thăng bằng: - HS quan sát tranh- GV giới thiệu từng nhịp của động tác. * GV tập mẫu từng nhịp ( Vừa tập vừa HD) * GV và HS cùng tập ( 2 -3 lần ) - GV hô, HS tập - GV theo dõi sửa sai. - Lớp trưởng hô - HS tập - GV theo dõi. c. Tổ chức trò chơi : “ Mèo đuổi chuột” 3. Phần kết thúc : - Hệ thống nội dung tiết học - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Toán Nhân một số với một hiệu I.Mục tiêu: Giúp HS : - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu. Nhân một hiệu với một số. - Biết vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II.Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : HS nhắc lại cách nhân một số với một tổng. GV củng cố. 2. Bài mới: HĐ1: HD cách nhân một số với một hiệu. - GV ghi bảng 2 bài tập: 3 x ( 7 - 5 ) HS thực hiện phép tính. Tính kết quả và so sánh kết quả 3 x 7 - 3 x 5 2 bài tập. - GV kết luận : 3 x ( 7 - 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5. - Gv chỉ 2 vế của bài tập - HS rút ra kết luận : ( SGK). - Gọi HS nhắc lại - Gợi ý HS nêu bài tập khái quát: a x ( b - c ) = a x b - a x c. HĐ2: Luyện tạp - HS nêu Y/c của từng bài tập - GV HD cụ thể từng bài. - HS làm bài - GV theo dõi. HĐ3: Chấm, chữa bài. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò --------------000------------- Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : ý chí - nghị lực I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được một số từ - một số câu tục ngữ nói về ý chí - nghị lực của con người. - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên. II.Hoạt động dạy - học - Giới thiệu nội dung tiết học HĐ1: HD HS làm bài tập - HS đọc Y/c nội dung bài tập. Suy nghĩ trao đổi nhóm đôi làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả - lớp nhận xét- GV bổ sung và kết luận ( SGV). * HS đọc Y/c Bài tập 2 - HS suy nghĩ làm bài - Nêu kết quả - Gv bổ sung ( SGV) - Giải nghĩa từ : Kiên trì, kiên cố, chí tình, chí nghĩa. Bài tập 3 : HS nhớ lại nội dung ý nghĩa của câu chuyện “ Bàn chân kỳ diệu” - Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. - HS nêu kết quả. * GV kết luận : Các từ lần lượt để điền : nghị lực, nấu chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. Bài tập 4 : HS đọc 3 câu tục ngữ : Suy nghĩ về lời khuyên trong mỗi câu. - GV giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ ( SGV). - HS rút ra từng lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu. * GV củng cố lại. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Lịch sử Chùa thời lý I.Mục tiêu: HS biết: - Đến thời Lý: đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất. - Thời Lý : Chùa được XD ở nhiều nơi. - Chùa là kiến trúc đẹp. II. Chuẩn bị : Tranh ảnh một số chùa thời lý ( Chùa một cột ...) III.Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : Vì sao nhà lý lại quyết định dời đô về Thăng Long. 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu đạo Phật ở thời Lý - HS đọc mục I ( SGK) - Thảo luận và trả lời. ? Vì sao đạo Phật dưới thời Lý lại phát triển rất thịnh đạt. HĐ2: Tìm hiểu : Chùa thời Lý. - HS đọc thầm nội dung ( SGK). Thảo luận là bài tập ( Vở BT). - HS nêu kết quả bài tập. GV : Cùng với sự phát triển của đạo phật thì chùa chiền cũng ngày càng phát triển và được XD với quy mô lớn... HĐ3: HS quan sát các tranh Hình 1, 2, 3 ( SGK). ? Chùa thời Lý được XD với kiến trúc như thế nào ? ? Mô tả 1 ngôi chùa mà em biết ( Qua tranh, ảnh hoặc qua thực tế em quan sát được. => Rút ra bài học ( SGK) - Gọi nhiều HS đọc lại 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò --------------000------------- Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006 Tập đọc Vẽ trứng I.Mục tiêu: - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài. Đọc chính xác các tên riêng nước ngoài : Lê - ô nác - đô đa - vin - xi, Vê - rô ki- ô. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng - hợp với nội dung chi tiết từng ý. - Hiểu : các từ ngữ trong bài ( phương pháp chú giải SGK). - Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê - ô - nác- đô đa vin- xi đã trở thành 1 hoạ sĩ thiên tài. II.Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : HS đọc bài : “ Vua tàu Thủy....” 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - HS đọc nối tiếp ( Theo 2 đoạn ) bài văn. - HD HS cách đọc ( Giọng đọc, ngắt nghỉ). Luyện đọc các tên riêng của nước ngoài. - HS luyện đọc theo cặp. - Hai HS đọc toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - HS đọc 1 đoạn ( từ đầu ..........chán ngán ). ? tại sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé lại tỏ vẻ chán ngán? - HS đọc đoạn tiếp theo ---> như ý ? Thầy Vê - rô - ki -ô cho học trò vẽ như thế để làm gì ? - HS đọc đoạn còn lại. ? Lê - ô - nác- đô đa vin- xi đã thành đạt như thế nào? ? Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho ông nổi tiếng? Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? => Rút ra ý nghĩa bài. c. HD đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu bài - HD HS tìm giọng đọc thể hiện diễn cảm ( Theo gợi ý ở 2.a) - HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn mà em chọn- GV nhận xét bổ sung. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò --------------000------------- Toán Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS. - Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân; cách nhân một số với một tổng ( hoặc 1 hiệu ). - HS vận dụng để tính nhanh. II.Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : HS chữa BT4 ( SGK). 2. HD luyện tập. HĐ1: Củng cố kiến thức: - Gọi HS nêu các tính chất của phép nhân ( tính chất giao hoán, tính chất kết hợp). - Nêu cách nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu. - Gọi HS : Biểu thức khái quát bằng chữ: a x b = b x a ; ( a x b ) x c = a x ( b x c ). a x ( b + c ) = a x b + a x c ) a x ( b - c ) = a x b - a x c ). - HS phát thành lời các tính chất của phép nhân. HĐ2: Luyện tập - Gọi Hs nêu Y/c từng bài tập. - GV giải thích và gợi ý từng bài. - HS làm bài. GV theo dõi. HĐ3 : Chấm, chữa bài. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò --------------000------------- Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I.Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói: - HS kể được câu chuyện ( đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên. - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của chuyện. - Rèn kỹ năng nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn. II.Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : HS kể chuyện “ Bàn chân kỳ diệu”. Nêu ý nghĩa của chuyện. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: HD HS kể chuyện. - Gọi 1 HS đọc lại đề bài- Gv ghi bảng. - HD HS xác định đúng Y/c của đề bài ( gạch dưới những từ quan trọng) - HS đọc gợi ý 1,2,3,4 ( SGK). - HS nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã học về một người có nghị lực ( Trong SGK hoặc sách, báo). - HD HS tập kể chuyện trong nhóm, lớp, trao đổi ý kiến với nhau về ý nghĩa câu chuyện ( HS dựa vào các gợi ý SGK để kể chuyện). ( Lưu ý HS : Trước khi kể chuyện phải biết tự giới thiệu câu chuyện, chú ý kể tự nhiên, kể đúng giọng kể ( không đọc). - HS thực hành kể chuyện theo nhóm đôi. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - HS thi kể chuyện trước lớp: ( Mỗi nhóm cử 1 người ) lên kể chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm : Bình chọn ( người ham đọc sách báo, người kể chuyện hay nhất. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Địa lý Đồng bằng bắc bộ I.Mục tiêu: HS biết : Vị trí của đồng bằng Bắc bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên VN. - Trình bày được một một số đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ. Vai trò của hệ thống đê ven sông. - Biết dựa vào bản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức. II-. Chuẩn bị đồ dùng: Bản đồ địa lý TN-VN. - Một số tranh, ảnh về đê, mương.... ở đồng bằng Bắc bộ. III.Hoạt động dạy - học HĐ1: Tìm hiểu : Đồng bằng lớn ở miền Bắc. - HS chỉ vị trí của đồng bằng Bắc bộ trên bản đồ địa lý TN-VN. - Tìm vị trí của đồng bằng Bắc bộ ở lược đồ ( SGK). - GV chỉ vào bản đồ và nêu : - Đồng bằng Bắc bộ có dạng hình tam giác với đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển. * HS đọc mục 1 ( SGK). ? Nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ. - ( HS nêu kết quả - GV bổ sung ). HS lên chỉ vào bản đồ nêu giới hạn, mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc bộ. HĐ2: Tìm hiểu : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ. - HS lên chỉ các sông ở Đồng bằng Bắc bộ trên bản đồ. * Tìm hiểu về Sông Hồng và Sông Thái Bình. ( SGV). * Tìm hiểu hệ thống đê ở đồng bằng Bắc bộ. - HS đọc mục 2 ( SGK). ? Hệ thống đê ở Đồng bằng Bắc bộ có đặc điểm gì ? - GV nêu thêm về tác dụng của hệ thống đê và ảnh hưởng của hệ thống đê ( SGV). => Rút ra bài học ( ( SGK) . Gọi HS đọc lại. IV. Tổng kết : Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Đạo đức Hiếu thảo với ông bà cha mẹ ( Tiết 1 ) I.Mục tiêu: HS hiểu : - Công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ . - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. - Giáo dục các em kính yêu ông bà, cha mẹ. II.Hoạt động dạy - học 1. Khởi động : Cả lớp hát bài : “ Cho con”. ? Bài hát nói về điều gì? ? Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chỏ của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng. 2. HD HS thực hiện tiểu phẩm : “ Phần thưởng” . Lấy một số HS thực hiện). - HS xem tiểu phẩm. - GV phỏng vấn những bạn vừa đóng tiểu phẩm. - Người đóng vai Hưng: Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? - Người đóng vai bà Hưng : - Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? * Lớp nhận xét về cách ứng xử. GV kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. HĐ2: Thảo luận nhóm ( ( BT1- SGK). - GV mời đại diện nhóm nêu kết quả - Lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận : Việc làm của các bạn trong các tình huống ( b, d, đ ) đó thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và việc làm của các bạn ở trong tình huống a, c là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. HĐ3: Thảo luận nhóm BT2 ( SGK). - HS trình bày kết quả- lớp nhận xét. GV bổ sung. => Rút ra bài ghi nhớ ( SGK). Gọi hS đọc lại. HĐ4: HS tự liên hệ trong cuộc sống những việc đã làm để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 3.Củng cố - nhận xét - dặn dò --------------000------------- Thứ năm 30 ngày 11 tháng năm 2006 Thể dục Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” I.Mục tiêu: HD HS ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học. Học động tác nhảy. - Tổ chức trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. II.Hoạt động dạy - học 1. Phần mở đầu: HS ra sân tập hợp - GV nêu Y/c nội dung tiết học. - Khởi động tay, chân. 2. Phần cơ bản : HĐ1: Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung - Cho HS ôn cả lớp 2 lần, Lớp trưởng điều khiển GV theo dõi sữa sai. - HS luyện tập theo tổ- Lớp trưởng điều khiển. HĐ2: Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - GV treo tranh - Giới thiệu từng động tác. - GV làm mẫu từng nhịp- Vừa làm vừa HD HS làm. - GV và HS cùng tập từng động tác. - GV hô - HS tập. - Lớp trưởng hô - cả lớp tập - GV theo dõi, sửa sai từng em. HĐ3: Tổ chức trò chơi “ Mèo đuổi chuột” 3. Kết thúc - Củng cố - nhận xét - dặn dò. --------------000------------- Tập làm văn Kết bài trong bài văn kể chuyện I.Mục tiêu: Giúp HS biết được 2 cách kết bài trong bài văn kể chuyện ( Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng ) - Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách đó. II. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra : HS nhắc lại phần ghi nhớ trong tiết TLvăn : “ Mở bài.....”. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Phần nhận xét. a. Học sinh nêu Y/c của bài tập 1,2. Lớp đọc lại bài " Ông Trạng...". Tìm phần kết bài của bài " Thế rồi ...nước Nam ta". b. - HS đọc Y/c BT3 - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Nêu một câu đánh giá nhận xét vào cuối truyện. - HS nêu kết quả - Gv nhận xét – Bổ sung. c. HS đọc Y/c BT4. - HS suy nghĩ làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung ( SGV). => Rút ra bài ghi nhớ ( SGK) – Gọi HS đọc lại nhiều lần. HĐ3: Luyện tập HS nêu Y/c của từng bài tập – GV giải thích rõ cách làm * Bài 1,2: Y/c đọc kỹ các kết bài để nhận biết kiểu kết bài mở rộng hay không mở rộng. * BT3: Gợi ý HD HS cách viết phần kết bài : mở rộng và không mở rộng * HD làm BT – GV theo dõi HD. * Gọi HS nêu kết quả. - GV kiểm tra – chữa bài ( SGV). 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. ------------000------------- Toán Nhân với số có hai chữ số. I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách nhân với số có 2 chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ 2 trong phép nhân với số có 2 chữ số. II. Hoạt động dạy – học: Giới thiệu bài HĐ1: Giới thiệu phép tính : 36 x 23 HD HS đưa về dạng nhân 1 số với 1 tổng : 36 x 23 = 36 x ( 20 +3 ) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828. HĐ2: Giới thiệu cách đặt tính: GV đặt tính và giới thiệu phép tính ( như SGK). x 3 6 2 3 1 0 8 36 x 3 ( Tích riêng thứ nhất ) 7 2 36 x 2 ( chục ) ( Tích riêng thứ hai ) 8 2 8 108 + 720 ( Tích chung ). GV giải thích rõ : 108 là tích của 36 và 3 là tích của 36 và 2 chục ( vì đây là 72 chục tức là 720 nên ta viết lùi sang trái một cột so với 108. 108 là tích riêng thứ nhất. 72 là tích riêng thứ 2 ( Tích riêng thứ 2 viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất. Vì đây là 72 chục – nếu viết đầy đủ là 720). HĐ3: Luyện tập GV ghi bảng phép tính : 43 x 25 - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính - các HS khác tính vào nháp. GV củng cố lại cách nhân. b. HS làm bài tập ( Vở BT) - GV theo dõi kèm cặp. HĐ4: Kiểm tra, chấm bài một số em . - Chữa bài. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. ------------000------------- Luyện từ và câu Tính từ ( Tiếp ) I.Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất. - Biết cách dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất đó. II. Hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra : Tính từ là những từ nào ? Nêu ví dụ. 2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Phần nhận xét. HS nêu Y/c BT1. Y/c HS suy nghĩ trả lời -> GV nhận xét -> Kết luận ( SGV). HS đọc Y/c BT2 – suy nghĩ, trả lời => Rút ra ý nghĩ cách thể hiện mức độ : ( Thêm từ rất, hơn nhất ....vào trước và sau tính từ. Rút ra bài học ghi nhớ ( SGK). Gọi HS đọc lại. HĐ3: Luyện tập : - HS đọc Y/c của từng BT. - GV gợi ý HD HS làm bài. Bài 1 : Xác định từ chỉ mức độ trong đoạn văn. Bài 2 : THêm từ chỉ mức độ để tạo từ láy, từ ghép. VD: Tính từ Đỏ: Đo đỏ, đỏ đỏ, đỏ chói, đỏ chót ..... Bài 3 : đặt câu : có tính từ chỉ mức độ. HS làm bài – GV theo dõi. HĐ4: Chấm, chữa bài ( SGV). 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. ------------000------------- Thứ 6 ngày 01 tháng 12 năm 2006 Tập làm văn Kể chuyện ( Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: HD HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện theo Y/c của đề bài ( có nhân vật, sự việc cốt truyện ). - Bài viết đầy đủ 3 phần : Mở bài - diễn biến và kết thúc. - Diễn đạt thành câu - lời kể tự nhiên - chân thật. II. Lên lớp 1. GV nêu y/c ND tiết kiểm tra. 2. Gợi ý HD HS chọn 1 trong 3 đề bài đã nêu ( SGK). 3. HD gợi ý HS làm bài. - Nêu y/c của bài làm cần đạt được về nội dung, hình thức - cách diễn đạt. 4. HS thực hành làm bài - GV theo dõi. 5. Thu bài : về nhà chấm. III. Nhận xét - dặn dò. ------------000------------- Toán Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kỹ năng nhân với số có 2 chữ số. - Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số. II. Hoạt động dạy - học : HĐ1: GV nêu phép tính : 238 x 56 - Gọi 1 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào nháp. - Đối chiếu kết quả - Gọi 1 HS nêu miệng cách tính, cách đặt các tích riêng và tích chung -> GV củng cố lại. HĐ2: Luyện tập - HS nêu y/c của BT ( vở BT) - GV HD HS làm từng bài. BT3: HD HS tìm số lần đập trong 1 giờ : 75 x 60 = 4500 ( lần ) 24 giờ đập số lần 4500 x 24 = 108000 BT4: Lưu ý HS kết hợp cả 2 phép tính làm một. - HS làm BT+ GV theo dõi. HĐ3: Chấm - chữa bài. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. ------------000------------- Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét đánh giá công tác tháng 11. - Công tác học tập: Chấp hành đầy đủ: Một số em dành được nhiều điểm 10 như Kim Anh, Hương Trà, Mỹ Tâm, Phương Thảo, Thuý. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác học tập như Thắng, Trường Sơn, Tuấn Anh. - Công tác vệ sinh: Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, sạch sẽ. - Nề nếp : ổn định sin hoạt 15 phút nghiêm túc. - Các công tác khác: Tham gia đầy đủ kịp thời. 2. Kế hoạch tuần tới: Duy trì các nề nếp tốt. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Nhà trường. - Chuẩn bị tốt thi vở sạch chữ đẹp. --------------000--------------
Tài liệu đính kèm: