Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Hoạt động 1: Nhận xét đánh giá theo thang điểm đã quy định.

Quy đinh nội dung đánh giá như sau:

+ Tổng hợp điểm 10 .

+ Điểm yếu.

 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.

-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.

- Tuyên dương các HS dự thi ATGT.

- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.

- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.

HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.

 -Gọi HS góp vui tiết mục đã chuẩn bị .

 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.

 -Giáo dục HS tích cực học tập .

HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.

- Tích cực học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Chuyên cần , nghỉ học phải có lý do.

- Duy trì tốt nề nếp học tập

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
( Từ 10 / 11 / 2008 đến 14 / 11 / 2008 )
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
10/ 11
SÁNG
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
SHL
SH chủ nhiệm
3
T
Nhân một số với một tổng ( bỏ bài 4 )
4
TĐ
“ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
CHIỀU
1
TD
2
ĐĐ
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( bỏ câu d bài 1 )
3
LS
Chùa thời Lý ( Liên hệ )
BA
11/11
SÁNG
1
CT
Người chiến sĩ giàu nghị lực ( nghe- viết )
2
T
Nhân một số với một hiệu
3
KC
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
4
TD
CHIỀU
1
H
2
TH
3
AV
TƯ
12/ 11
SÁNG
1
TĐ
Vẽ trứng
2
MT
3
LT.C
MRVT : Ý chí – Nghị lực
4
T
Luyện tập
CHIỀU
1
KH
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( Liên hệ )
2
BDT
Luyện tập chung
3
BDT
Luyện tập chung
NĂM
13/ 11
SÁNG
1
TLV
Kết bài trong bài văn kể chuyện
2
T
Nhân với số có hai chữ số
3
AV
4
KH
Nước cần cho sự sống
CHIỀU
1
TH
2
KT
Khâu, viền, đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ( tt )
3
ÔN TLV
Luyện tập
SÁU
14/11
SÁNG
1
LT.C
Tính từ ( tt )
2
TLV
Kể chuyện ( kiểm tra viết )
3
T
Luyện tập
4
ĐL
Đồng bằng Bắc Bộ ( Bộ phận )
CHIỀU
1
GDNGLL
Thi đua học tốt
2
BD.TV
Ôn luyện TLV- LT.C
3
BD.TV
Ôân luyện TLV- LT.C
Ngày soạn : 8 - 11- 2008
Ngày dạy : Thứ hai , ngày 10 tháng 11 năm 2008
SINH HOẠT LỚP ( Tiết 12 )
 I . MỤC TIÊU
Giúp HS nhận xét , phê bình , xây dựng , đóng góp ý kiến cho kế hoạch tuần.
Rèn tính tự tin , mạnh dạn phát biểu ý kiến trước đám đông.
Tự giác nhận lỗi và sửa lỗi.
 II . CHUẨN BỊ
Nhận xét thông tin , kết qủa.
Kế hoạch hoạt động tuần sau.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét đánh giá theo thang điểm đã quy định.
Quy đinh nội dung đánh giá như sau:
+ Tổng hợp điểm 10 .
+ Điểm yếu.
 -Yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nội dung cần đánh giá.
-Gọi tổ trưởng nhận xét như nội dung đã đề ra.
- Tuyên dương các HS dự thi ATGT.
- Tuyên dương HS chăm học , có tiến bộ.
- Khen ngợi các tổ trường biết tự quản tổ của mình.
HOẠT ĐỘNG 2:Vui văn nghệ.
 -Gọi HS góp vui tiết mục đã chuẩn bị .
 -GV cùng HS bình chọn nhóm trình bày hay.
 -Giáo dục HS tích cực học tập .
HOẠT ĐỘNG 3: Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Tích cực học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Chuyên cần , nghỉ học phải có lý do.
- Duy trì tốt nề nếp học tập
 - Đạo đức : Không chửi thề , đánh nhau . 
- Vệ sinh : Đi tiêu, tiểu phải dội nước. 
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC:
-Lắng nghe
-Lớp trưởng nhắc lại:
+ Kiểm tra vở báo bài.
+ Vở rèn chữ viết.
+ Truy bài đầu giờ.
-Từng tổ lên báo cáo trước lớp.
 -Dựa vào các tiêu chí sau để nhận xét:
 -Chuyên cần , hăng hái xây dựng bài.
 -Lười học bài, nói chuyện nhiều trong giờ học.
- Nhận xét tình hình trực nhật.
-Biết giúp đỡ bạn trong học tập.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - HS khác cổ vũ cho các bạn.
 - Bình chọn nhóm trình bày hay. 
- Lắng nghe
- Vài HS nhắc lại
-Cả lớp hát tập thể
Toán (tiết 56)
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số .
	- Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Kẻ bảng phụ BT1 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Mét vuông .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Nhân một số với một tổng .
 HĐ1; Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
Hoạt động 2 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức .
- Ghi bảng 2 biểu thức :
4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 
- Chỉ cho HS thấy biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng , biểu thức bên phải dấu bằng là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng 
- Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận 
4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 
- Vậy : 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 
- Rút ra kết luận : Khi nhân một số với một tổng , ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau .
- Viết dưới dạng biểu thức :
a x ( b + c ) = a x b + a x c 
Hoạt động 3 : Thực hành .
 Bài 1 : Đưa bảng phụ vào , nói cấu tạo bảng , hướng dẫn HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a , b , c để viết vào ô trong bảng .
Bài 2 : Cho Hs làm bài
- Nhận xét – chốt lại kết quả đúng
a. 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 10 = 360
 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360
b. 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
 5 x ( 38 + 62 ) = 5 x 100 = 500
Bài 3 : Cho Hs tính và trả lời
- Nhận xét – chốt lại ý đúng
* Hoạt động 4 : Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
- Nêu lại cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số .
 Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 56 sách
- Tự làm vào vở – một HS lên bảng làm
- Sửa bài - Nhận xét
a
b
c
ax ( b+c)
axb+ axc
3
4
5
3x(4+5)=27
3x4+3x5=27
6
2
3
6x(2+3)=30
6x2+6x3=30
a) Làm vào vở , 2 em lên bảng tính theo 2 cách .
- Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng .
- Nêu cách làm nào thuận tiện hơn .
b) Làm theo 2 cách .
- 2 em tính ở bảng :
( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 
- Từ kết quả , nêu cách nhân một tổng với một số : Khi nhân một tổng với một số , ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau .
Tập đọc (tiết 23)
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi , từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi .
	- Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài đọc .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Có chí thì nên .
	- Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước .
 3. Bài mới : (27’) “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi .
*HĐ1: Giới thiệu bài :
* Hoạt động 2 : Luyện đọc – Tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
b.Tìm hiểu bài .
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
- Trước khi mở công ti vận tải đường thủy , Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ?
- Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào 
- Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ?
- Theo em , nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 : Từ đầu  nản chí .
- Mồ côi cha từ nhỏ , phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong . Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi , đổi họ Bạch , được ăn học .
- Đầu tiên , anh làm thư kí cho một hãng buôn . Sau buôn gỗ , buôn ngô , mở hiệu cầm đồ , lập nhà in , khai thác mỏ  
- Có lúc mất trắng tay , không còn gì nhưng Bưởi không nản chí .
- Đọc đoạn còn lại .
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc .
- Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt : cho người đến các bến tàu diễn thuyết , kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta” . Khách đi tàu của ông ngày một đông . Nhiều chủ tàu người Hoa , người Pháp phải bán lại tàu cho ông . Ông mua xưởng sửa chữa tàu , thuê kĩ sư trông nom 
- Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường / Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh / Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh .
- Nhờ ý chí vươn lên , thất bại không ngã lòng : biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt : ủng hộ chủ tàu VN , giúp phát triển kinh tế VN / Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh .
 c.Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Bưởi mồ côi cha  không nản chí . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
* HĐ 3 : Củng cố : (3’)- Nêu ý chính của bài .
- Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó .
 Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
CHIỀU Đạo đức (tiết 12)
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ 
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ .
- Biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ trong cuộc sống .
- Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Bài hát Cho con của Phạm Trọng Cầu .
	- Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết kiệm thời giờ (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
 a)  ... hép nhân với số có 2 chữ số .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân với số có hai chữ số .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài-: Ghi tựa bài ở bảng .
 Hoạt động 2: Thực hành 
* Củng cố cách đặt tính , thực hiện phép tính .
Bài 1 : Cho Hs lên bảng tính
- Nhận xét – cho điểm
 Bài 2 : Điền vào ô trống
- Sửa bài – cho điểm
- Tự đặt tính , làm tính rồi chữa bài .
 428 x 39
- Tính ở nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống .
* Củng cố giải toán .
Bài 3 : Cho HS đọc đề – tóm tắt rồi giải
+ Chữa bài và kết luận chung .
Bài 4 : : Cho HS đọc đề – tóm tắt rồi giải
+ Chữa bài và kết luận chung .
* Hoạt động 3 : Củng cố : (3’) Các nhóm cử đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng .
- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số 
 Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 60 sách BT 
- Tự giải bài toán .
GIẢI
Trong 1 giờ tim người đó đập được :
 75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ , tim người đó đập được :
 4500 x 24 = 108 000 (lần)
 Đáp số : 108 000 lần
- Tự làm một trong hai bài này rồi chữa bài .
GIẢI
Số học sinh của 12 lớp là :
 30 x 12 = 360 (học sinh)
Số học sinh của 6 lớp là :
 35 x 6 = 210 (học sinh)
Tổng số học sinh của trường là :
 360 + 210 = 570 (học sinh)
 Đáp số : 570 học sinh
Địa lí (tiết 12)
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ .
	- Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ , vai trò của hệ thống đê ven sông . Dựa vào bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức .
	- Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người .
* GDBVMT : - Biết được hậu quả của lũ lụt gây ra.
- Biết được vai trò của hệ thống đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Bảo vệ các thành quả của người lao động ở đồng bằng Bắc Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về đồng bằng Bắc Bộ , sông Hồng , đê ven sông .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Ôn tập .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Đồng bằng Bắc Bộ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Đồng bằng lớn ở miền Bắc .
MT : Giúp HS chỉ đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
- Chỉ bản đồ và cho HS biết : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .
- Dựa vào kí hiệu , tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ SGK .
- Lên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ở bảng .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
- Hướng dẫn quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp , bằng phẳng , sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co . Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân .
- Các nhóm dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ và nội dung SGK , trả lời các câu hỏi :
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ?
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?
+ Địa hình của đồng bằng có đặc điểm gì ?
- Trình bày kết quả làm việc .
- Chỉ trên bản đồ vị trí , giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động 3 : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ .
- Cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý : Tại sao sông có tên gọi là “sông Hồng” 
- Chỉ trên bản đồ sông Hồng , sông Thái Bình ; đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng : Đây là con sông lớn nhất miền Bắc , bắt nguồn từ Trung Quốc ; đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa , có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống , sông Luộc . Sông Thái Bình do 3 sông : sông Cầu , sông Thương , sông Lục Nam hợp thành . Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa .
- GDBVMT :Nói thêm về hiện tượng lũ lụt của đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê . (Nước các sông lên nhanh , cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng , cuốn trôi nhà cửa , phá hoại mùa màng , gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân )
- Trả lời câu hỏi của mục II , sau đó lên chỉ bản đồ vị trí một số sông của đồng bằng Bắc Bộ .
- Vì có nhiều phù sa nên nước sông quanh năm có màu đỏ , do đó sông có tên là sông Hồng .
- Dựa vào vốn hiểu biết , trả lời câu hỏi : Khi mưa nhiều , nước sông ngòi , ao , hồ thường như thế nào ?
- Dựa vào SGK , trả lời các câu hỏi :
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
+ Vào mùa mưa , nước các sông ở đây như thế nào ?
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ .
- GDBVMT : Nói thêm về tác dụng của hệ thống đê , ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng , ( Những vùng đất ở trong đê không được phủ thêm phù sa , nhiều nơi trở thành ô trũng  ) sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ .
 4. Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK .
- Lên chỉ bản đồ , mô tả lại về đồng bằng Bắc Bộ , về sông ngòi và hệ thống đê ven sông , mối quan hệ giữa khí hậu , sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ .
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người .
 5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
- Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý :
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
+ Ngoài việc đắp đê , người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất 
- Các nhóm trình bày kết quả .
- Thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng 
CHIỀU GDNGLL
THI ĐUA HỌC TỐT
I. MỤC TIÊU :
- HS hiểu ý nghĩa của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua: 
“ Chăm ngoan, học giỏi” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Biết tự quản, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt.
II. CHUẨN BỊ
- Nội dung, chỉ tiêu thi đua.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Nêu ý nghĩa của việc thi đua học tốt.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Nhận xét – chốt lại ý đúng:
+ Thi đua học tốt để chào mừng ngày nhà giáo việt nam.
+ Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Kính trọng và biết ơn, tôn vinh nhà giáo.
* Hoạt động 3 : Thảo luận kế hoạch, chỉ tiêu thi đua học tốt.
- Nhận xét – chốt lại và nêu lại chỉ tiêu thi đua học tốt cho HS nắm để thực hiện.
+ Lập thành tích cao trong học tập như : đạt được nhiều điểm mười, thuộc bài và làm bài trước khi đến lớp,
- Động viên cả lớp quyết tâm thi đua học tập tốt.
* Hoạt động 4 : Kết thúc
- Nhận xét, đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, nhóm . 
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác bổ sung.
- Thảo luận đưa ra kế hoạch, chỉ tiêu chung cho từng cá nhân, các tổ và cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung và thống nhất.
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN – LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I . MỤC TIÊU :
+ Củng cố và nâng cao các kiến thức :
- Kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách : mở rộng và không mở rộng .
- Biết cách sử dụng một số từ , tục ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người .
	- Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất .
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ, nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 : a. giải nghĩa từ nghị lực.
b. Đặt câu với từ nghị lực.
- Cho Hs trao đổi nhóm đôi.
- Nhận xét – chốt lại ý đúng.
a. Nghị lực : ý chí kiên quyết, bền vững, không sợ khó khăn, vất vả.
b. Ví dụ: Nguyễn Ngọc Ký là một người giàu nghị lực.
Bài 2 : Từ mỗi từ đơn là tính từ sau đây, em hãy tạo ra các từ láy và từ ghép : đẹp, xanh, vàng.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Nhận xét – chốt lại từ đúng.
+ đẹp :- đẹp đẽ, đèm đẹp ( từ láy )
 - đẹp tươi, xinh đẹp, tốt đẹp( từ ghép )
+ xanh : - xanh xanh, xanh xao ( từ láy )
 - xanh tươi, xanh tốt, xanh biếc( từ ghép)
+ vàng : vàng vàng, vàng vọt ( từ láy)
 - vàng bạc, vàng hoe,vàng ngọc( từ ghép)
Bài 3 : Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về người con hiếu thảo, ( kết bài theo kiểu mở rộng )
- Nhận xét – cho điểm.
- Thu vở chấm điểm.
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Cho HS nhắc lại một số kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học.
- HS ngồi cạnh nhau thảo luận tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét – bổ sung.
- Thảo luận nhóm trình bày trên bảng nhóm.
- Treo bảng nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét – bổ sung.
- HS làm bài vào vở .
- HS nối tiếp nhau đọc bài của mình.
- Nhận xét – sửa chữa.
Hiệu phó chuyên môn duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc