Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

Tiết 2: Toán

Bài 55: MÉT VUÔNG – tr64

I. Mục tiêu

- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được mét vuông, "m2".

- Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2.

Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông mỗi ô vuông có diện tích 1dm2.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. Phương pháp

- Giảng giải, nêu vấn đề, luyện tập, thảo luận nhóm, thực hành

IV. Các hoạt động dạy - học

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần học thứ 12
Tuần
thứ 
Tiết
Môn
Tiết PPCT
Đầu bài dạy
Thứ hai
01 / 11
2010
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
TD
Đạo đức
Chào cờ
23
55
21
12
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Mét vuông (tr64)
Thầy sơn dạy
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ( T1)
Thứ ba
02 / 11
2010
1
2
3
4
5
LT&Câu
Toán
Mĩ thuật
Lịch sử
Kể chuyện
23
56
12
12
12
Mở rộng vốn từ: ý chí- Nghị lực
Nhân một số với một tổng (tr66)
Thầy sơn dạy
Chùa thời Lý
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thứ tư
03 / 11
2010
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
TLV
Khoa học
Âm nhạc
24
57
23
23
12
Vẽ trứng
Nhân một số với một hiệu (tr67)
Kết bài trong bài văn kể chuyện
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Học hát bài : Cò lả
Thứ năm
04 / 11
2010
1
2
3
4
5
LT&Câu
Toán
Chính tả
Địa lí
Kĩ thuật
24
58
12
11
11
Tính từ( tiếp theo)
Luyện tập (tr68)
Nghe- viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực
Ôn tập
Thầy sơn dạy
Thứ sáu
05 / 11
2010
1
2
3
4
5
TLV
TD
Toán
Khoa
Sinh hoạt
24
22
59
24
12
Kể chuyện( Kiểm tra viết)
Thầy sơn dạy
Nhân với số có hai chữ số (tr69)
Nước cần cho sự sống
Nhận xét tuần 12
* Chương trình tuần 12 chậm: Toán ( 1 tiết), Địa lí( 1 tiết),Kĩ thuật( 1 tiết),TD(2 tiết).
Tuần 12
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1: Tập đọc
Bài 23: "VUA TÀU THUỶ" BẠCH THÁI BƯỞI
 Theo Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam
I. Mục tiêu
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: Tranh minh hoạ trong sgk, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS: Sách vở môn học.
III. Phương pháp 
- Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập 
IV. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5')
- Gọi 3 HS đọc bài : “Có chí thì nên” 
+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét, cho điểm. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Luyện đọc (10')
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
+ Bài chia thành mấy đoạn ? Nêu mỗi đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS : Bạch Thái Bưởi, quẩy, kinh doanh, diễn thuyết, ... 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HD HS hiểu nghĩa các từ cuối bài.
b) Luyện đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1-> 2 cặp HS đọc bài.
C) GV đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài (10')
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2. 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
- TCTV: Hiệu cầm đồ: Hiệu giữ đồ của người cần vay tiền, có lãi theo quy định.
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí ? 
Nản chí: lùi bước trước những khó khăn, không chịu làm 
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạch tranh với chủ tàu người nước ngoài ?
+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức, ngang tài với chủ tàu người nước ngoài là gì ?
+ Em hiểu thế nào là: “Một bậc anh hùng kinh tế” ?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
Tự hào: vui sướng, hãnh diện với mọi người 
+ Em hiều: “Người cùng thời” là gì ?
+ Nội dung chính đoạn còn lại là gì ?
- GV: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng.
4. Luyện đọc diễn cảm (12')
+ Đọc toàn bài với giọng ntn ?
- Gọi HS đoạn nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài “Bưởi mồ côi ... không nản chí”
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
C. Củng cố - dặn dò (2')
+ Bài văn nói lên điều gì ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: 
“Vẽ trứng”.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài được chia làm 4 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh quầy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nưôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
- Có lúc mất trắng tay nhưng bưởi không nản chí ... 
* Ý1: Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiểm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”. 
- Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom.
- Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
- Là những người chiến thắng trên thương trường 
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
- Ông đã biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
- Người cùng thời: là người cùng sống, cùng thời đại với ông.
* Ý2: Thành công của Bạch Thái Bưởi.
- HS lắng nghe
* Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và đã trở thành Vua tàu thuỷ ...
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng diễn cảm thể hiện lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- 4 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi, phát hiện chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
*****************************************************
 Tiết 2: Toán
Bài 55: MÉT VUÔNG – tr64
I. Mục tiêu
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được mét vuông, "m2".
- Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2.
Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông mỗi ô vuông có diện tích 1dm2.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Phương pháp
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyện tập, thảo luận nhóm, thực hành 
IV. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5')
- Nêu mối quan hệ giữa dm2 và cm2 ?
- GV kiểm tra VBT của HS.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Giới thiệu mét vuông (13')
- GV giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông.
- GV treo hình vuông và đo cạnh đúng bằng 1 m.
- GV chỉ vào bề mặt hình vuông và nói: hình vuông này có diện tích là 1 m2.
+ Vậy 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ?
=> Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m.
- GV giới thiệu: mét vuông viết tắt là: m2 
+ 1 m = ? dm
- Quan sát hình vuông cạnh 1m được xếp đầy bởi bao nhiêu hình vuông nhỏ (diện tích 1dm2)
- Hình vuông 1m2 gồm 100 hình vuông 1dm2.
Vậy: 1 m2 = ... dm2 ?
3. Luyện tập (20')
* Bài 1: Viết theo mẫu:
- Gọi 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
+ Chín trăm chín mươi mét vuông.
+ Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông.
+ Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông.
+ Tám nghìn sáu trăm mét vuông.
+ Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một mét vuông.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Y/c 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. 
Tóm tắt
Có: 200 viên gạch hình vuông.
1 viên gạch có cạnh 30 cm
200 viên gạch: ... m2 ?
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét giờ học.
- Về xem lại bài và làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu 1dm2 = 100 cm2
 100 cm2 = 1dm2 
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS nghe
- 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
- 3 học sinh nhặc lại.
- 1 m = 10 dm.
- 100 hình vuông nhỏ có diện tích 1dm2.
- 1m2 = 100 dm2
- 3 học sinh nhắc lại quan hệ này.
- HS đọc y/c.
- HS viết bài.
 990 m2
 2005 m2
 1980 m2
 8600 m2
 28 911 m2
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài.
1 m2 = 100 dm2 400 dm2 = 4 m2
100 dm2 = 1 m2 2110 m2 = 211000 dm2
1m2 = 10 000cm2 15 m2 = 150 000 cm2 
10 000cm2 = 1m2 10dm2 2cm2 = 1002cm2 
- Nhận xét bổ sung.
- HS đọc bài toán.
 - Nêu tóm tắt và giải vào vở.
- 1HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Diện tích của một viên gạch là:
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng là:
900 x 200 = 180 000 (cm2 )
 180 000 cm2 = 18 m2
 Đáp số: 18 m2 
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
********************************************************
 Tiết 3: Thể dục
Thầy Sơn dạy
********************************************************
 Tiết 4: Đạo đức
Bài 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (Tiết 1) 
I. Mục tiêu
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
III. Phương pháp
- Quan sát, giảng dạy, đàm thoại, thảo luận ...
IV. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5')
- Gọi 2 HS nêu bài học.
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm tiền của ?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Tìm hiểu bài (28')
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể "Phần thưởng"
+ Mục tiêu: HS biết hiếu thảo với ông bà, quan tâm, chăm sóc ông bà.
+ Cách tiến hành
- GV kể cho cả lớp nghe.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện ?
+ Bà bạn Hưng cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng ?
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào ? vì sao ?
+ Có câu thơ nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
GV: Chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì: Ông bà cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ... ạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức (1')
- Cho HS hát + lấy sách vở môn học.
B. Kiểm tra bài cũ (5')
+ Chỉ thành phố Đà Lạt và nêu đặc điểm của thành phố ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1')
 Để củng cố lại những kiến thức đã được học về dãy núi HLS, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên chúng ta ôn tập.
2. Nội dung (27')
* Hoạt động 1:
1) Y/c HS đọc y/c của bài tập 1.
+ Đề bài yêu cầu gì ?
- GV treo bản đồ lên bảng.
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí của dãy núi HLS, đỉnh Pan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
- GV cùng HS nhận xét và điều chỉnh cho đúng. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.
- GV phát phiếu cho HS .
- GV kẻ sẵn bảng thống kê y/c HS hoàn thành bảng thống kê. 
- Y/c HS nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét kết quả đúng:
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS chỉ và trả lời.
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS lên bảng chỉ các vị trí như đã yêu cầu.
- HS nhận phiếu.
- HS thảo luận và hoàn thành bảng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
* Lời giải:
Đặc điểm
Vùng núi Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Thiên nhiên
- Con người và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất.
- Địa hình: Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc, thung lũng thường hẹp và sâu có đỉnh pan-xi-păng cao nhất nước ta.
- Khí hậu: ở những nơi cao HLS có khí hậu lạnh quanh năm.
- Dân tộc: có 3 dân tộc tiêu biểu là: Thái, Mông, Dao.
- Trang phục: họ tự may thêu lấy màu sắc sặc sỡ. Mỗi dân tộc có một trang phục riêng.
- Lễ hội: có nhiều lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân. Có một số lễ hội: ném còn, thi hát, múa sạp ...
tên một số lễ hội: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng ...
- Trồng trọt: nghề nông là nghề chính trồng lúa trên những ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả ...
- Nghề thủ công phát triển như đan lát, dệt may.
- Khai thác khoáng sản: khai thác A-patít để làm phân, đồng, chì, kẽm ...
- Địa hình: gồm các cao nguyên xếp cao thấp khác nhau: Kon tum, Đắc lắk, Lâm Viên, Di linh ...
- Khí hậu: ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Dân tộc: có nhiều dân tộc cùng sinh sống có 4 dân tộc: Gia lai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng...
- Trang phục: nam đóng khố, nữ cuốn váy. Trang phục ngày hội được trang trí nhiều hoa văn, thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
- Lễ hội: được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau những vụ thu hoạch: lễ hội đâm trâu, hội đua voi, lễ ăn cơm mới.
- Trồng trọt: chủ yếu trồng cây công nghiệp trên đất đỏ ba-dan
- Chăn nuôi: trâu, bò ngoài ra còn có nghề thuần dưỡng voi.
- Khai thác sức nước: sử dụng sức nước làm thuỷ điện rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ và lâm sản quý. 
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
+ Hãy nêu đặc điểm của địa hình trung du Bắc Bộ ?
+ Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ?
- GV cùng HS hoàn thiện câu trả lời.
D. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau.
- Vùng trung du Bắc Bộ có những nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
- Để che phủ đồi ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi, người dân ở đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày (keo, trẩu, sở và cây ăn quả ...)
*********************************************
 Tiết 5: Kĩ thuật
Thầy Sơn dạy
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1: tập làm văn
Bài 24: KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục đích yêu câu
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
II. Đồ dùng dạy - học
- HS: giấy, bút làm bài kiểm tra.
- Bảng phụ viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1')
2. Nội dung (37')
- GV treo bảng phụ đề bài: Kể lại câu chuyện "Nỗ dằn vặt của An-đrây-ca" bằng lời của cậu bé An-đrây-ca. 
* GV hướng dẫn HS nắm vững y/c của đề, gạch chân những từ trọng tâm.
+ Bài văn kể chuyện gôm mấy phần ?
+ Đó là những phần nào ?
- gọi HS đọc dàn ý vắn tắt trên bảng.
* GV nhắc nhở HS kể với lời kể chân thực, tự nhiên.
- Y/c HS viết bài.
3. GV thu bài (2')
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài.
- Gồm 3 phần.
- Mở bài , thân bài và kết bài.
- HS đọc.
- Lắng nghe.
- HS viết bài.
**********************************************
Tiết 2: Thể dục
Thầy Sơn dạy
**********************************************
Tiết 3 : Toán
Bài 59: NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ - tr 69
I. Mục tiêu
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
Bài 1 (a, b, c), bài 3
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- GV nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’)
2. Hd nhân với số có hai chữ số (13’)
a. Tìm cách tính
36 x 23 = ?
+ Hãy viết: 36 x 23 dưới dạng một số nhân một tổng ?
b. Giới thiệu cách đặt tính:
=> Để tìm 36 x 23 ta phải thực hiện 2 phép nhân (36 x 3 ; 36 x 20) và một phép cộng: ( 720 + 108) để không phải tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại bằng cách đặt tính.
- Y/c HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính.
- GV viết và hướng dẫn, giải thích 108 là tích của 36 và 3 ; 72 là tích của 36 và 2 chục vì đây là 72 chục tức là 720 nên ta viết lùi sang bên trái một cột so với 108.
+ 108 là tích riêng thứ nhất; 72 là tích riêng thứ 2.
+ Tích riêng thứ 2 được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ là 720.
3. Luyện tập (22’)
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu từng HS làm bài và nêu cách tính của mình.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
45 x a Với a bằng 13; 26; 39
- Yêu cầu HS đặt tính ra nháp, ghi kết quả tính vào biểu thức.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
 Tóm tắt :
 1 quyển : 48 trang
 25 quyển : ... trang ?
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Về làm bài trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Một HS đứng tại chỗ nêu bài.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
36 x 23 = 36 x ( 20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
- HS đặt tính ra nháp, 1 HS lên bảng làm.
 36
 x
 23
 108 36 x 3
 72 36 x 2 chục
 828 108 + 720
- 3 HS lên bảng làm bài.
 428
 x
 39
 3852
 1284
 16692
 2057
 x
 23
 6171
 4114
 47311
 17
 x
 86
 102
 136 
 1462
- HS đọc y/c.
- HS làm bài.
* a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
* a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
* a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
- Đọc bài toán, phân tích và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở là:
48 x 25 = 1200 (trang)
 Đáp số: 1200 trang
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
 Tiết 4: Khoa học
Bài 24: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
 I. Mục tiêu: 
Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
- Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
 II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 50 - 51 sgk. 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên ?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài (1’)
2. Nội dung (28’)
* Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của nước 
+ Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
+ Cách tiến hành
- Y/c HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
. Nội dung 1: Điều gì xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ?
. Nội dung 2: Điều xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
. Nội dung 3: Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao ?
* Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động khác của con người.
+ Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
+ Cách tiến hành
+ Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những công việc gì ?
- GV Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều công việc. Vì vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình.
* Hoạt động 3: Thi hùng biện: Nếu em là nước
- GV nêu câu hỏi cho HS chuẩn bị (t/g 3 phút)
 + Nếu em là nước em sẽ nói gì với mọi người ?
- GV mời HS trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- Quan sát hình, thảo luận nhóm, trình bày.
- ND1: Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan để lấy thức ăn.
- ND2: Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
- ND3: Thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loại sống ở môi trường nước như cá sẽ tuyệt chủng.
- Con người cần nước để:
+ Uống, nấu cơm, nấu canh.
+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo.
+ Đi bơi, tắm biển, đi vệ sinh.
+ Trồng lúa , tưới rau 
+ Làm mát máy móc, làm sạch thực phẩm đóng hộp ...
+ Tạo ra nguồn điện 
- HS chuẩn bị 3 phút .
- Trình bày trước lớp.
********************************************************
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 12
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được những hoạt động đã làm được trong tuần, những việc chưa làm được. Từ đó có hướng phấn đấu cho tuần 13.
II. Nội dung
1. GV nhận định mọi hoạt động trong tuần.
 a. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan, lễ phép, đoàn kết, không có hiện tượng gây mất đoàn kết.
b. Học tập:
- Trong tuần các em đi học rất đều, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu . 
 c. Thể dục - vệ sinh. 
- Thể dục: nhanh nhẹn. 
- VS: Đến sớm quét lớp, trong và ngoài lớp sạch sẽ.
d. Đội: Có ý thức đeo khăn quàng đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
2. Hướng hoạt động tuần 13
- Duy trì tốt các hoạt động đã đạt được trong tuần. Xây dựng tiết học tốt , tuần học tốt.
- Rèn chữ viết . Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 20-11
***********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(56).doc