Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Lương Thị Dung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Lương Thị Dung

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 SGK).

- HSKG: Trả lời được câu hỏi 3 SGK.

- K N S: Đặt mục tiêu ( Đặt mục tiêu phấn đấu)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ nội dung bài đọc

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Bài cũ :

HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước

B.Bài mới .

 1.Giới thiệu bài

 2.HĐ1: Luyện đọc

- 1HSG đọc toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc 4đoạn của truyện ba lượt (mỗi lần xuống dòng 1đoạn )

 - GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải

 - HS luyện đọc theo cặp .

 - Hai HS đọc cả bài

 - GV đọc diễn cảm

 

doc 61 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Lương Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
¯¯¯¯—&–¯¯¯¯
Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tập đọc( T.23)
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng( Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 SGK).
- HSKG: Trả lời được câu hỏi 3 SGK.
- K N S: Đặt mục tiêu ( Đặt mục tiêu phấn đấu)
Ii. đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc 
Iii.Hoạt động dạy học 
A.Bài cũ :
HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước 
B.Bài mới .
 1.Giới thiệu bài 
 2.HĐ1: Luyện đọc 
- 1HSG đọc toàn bài.	
- HS tiếp nối nhau đọc 4đoạn của truyện ba lượt (mỗi lần xuống dòng 1đoạn )
 - GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - Hai HS đọc cả bài 
 - GV đọc diễn cảm 
3. HĐ2: Tìm hiểu bài 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
GV yêu cầu một HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn một 
-Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
-Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
-Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ?
ý đoạn 1,2 :Bạch Thái Bưởi là người có chí
*2HS đọc các đoạn còn lại hs khác đọc thầm 
-Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
-Bạch Thái Bưởi đã thắng cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
-Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ?
-Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
ý đoạn 3,4 : Sự thành công của Bạch Thái Bưởi
-Mồ côi cha từ nhỏ , phải theo mẹ quẩy gánh hàng rông .Sau đổi được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi ,đổi họ Bạch được ăn học 
	 -Đầu tiên anh làm thư kí cho một hảng buôn .Sau buôn gỗ ,buôn ngô ,mở hiệu cầm đồ , lập nhà in ,khai thác mỏ ... 
 Có lúc mất trắng tay,không còn gì ,nhưng Bưởi không nản chí 
...Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông MB 
 Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt :Cho người đến bến tàu diễn thuyết kêu gọi hành khách với khẩu hiệu :Dân ta phải di tàu ta.Khách đi tàu của ông ngày một đông 
 Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh 
Nhờ ý chí vươn lên ,thất bại không nản lòng ,biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt 
4. HĐ3:HS đọc diễn cảm 
Mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện 
Cả lớp luyện đọc khi đọc diễn cảm 
Nêu nội dung chính của bài?
5. Củng cố ,dặn dò : Đặt mục tiêu phấn đấu để có ý chí vươn lên và lập kế hoạch thực hiện.
==========@?==========
toán( t.56)
Nhân một số với một tổng
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng ,nhân một tổng với một số.
- HS làm BT1, BT2(a: 1 ý, b,: 1 ý), BT3. HS khá, giỏi làm được tất cả các BT.
II.Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
1HS làm bài tập 3 SGK – Nhận xét ghi điểm.
? 1 m2 = dm2 = cm2 .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. HĐ1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
GV ghi lên bảng hai biểu thức 
 4 x (3 +5) và 4 x 3 + 4 x5 
Cho hs tính giá trị của hai biểu thức , so sánh giá trị của hai biểu thức để rút ra kết luận 
4 x( 3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 =12 + 20 = 32
Vậy 4 x (3 +5) = 4 x 3 + 4 x5
3.HĐ2: Nhân một số với một tổng 
GV chỉ ra cho hs biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng ,biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng .
Từ đó rút ra kết luận:
-Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau 
Viết dạng biểu thức : a x(b + c)= a x b + a x c 
4.HĐ3: Thực hành – Bài 1,2a.1 ý; b.1 ý; bài 3.
Bài 1: 
a
b
c
 a x (b + c )
 a x b + a x c
4
5
2
4 x(5 + 2 )= 4 x 7 = 28
4 x 5 + 4 x 2 =2 0 + 8 =28
3
4
5
3 x(4 + 5 )=3 x9 =27 
 3x 4 + 3 x5 = 12 + 15 = 27 
6 
2 
3 
 6 x( 2 + 3 )=6 x 5 =30 
6 x 2 + 6 x 3 =12 +18 = 30
Bài 2:
HS đọc yêu cầu đề bài rồi giải bằng hai cách dựa vào mẫu 
a) 36 x (7 + 3 )
C 1: 36 x 10 = 360 ;C2: 36 x ( 7 + 3 ) =36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360
Bài 3: 1HS đọc yêu cầu đề sau đó giải vào vở 
HS làm sau đó nêu cách nhân một số với một tổng 
- Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau 
Bài 4: 1HS đọc yêu cầu đề sau đó giải vào vở 
26 x11 213 x 11
 = 26 x( 10 + 1) = 213 x (10 + 1 ) 
 =26 x 10 + 26 x 1 = 213 x 10 + 213 x 1 
 = 260 +36 = 296 = 2130 + 213 = 2343
35 x 101 123 x101
= 35 x (100 + 1 ) = 123 x (100 + 1 )
= 35 x 100 +35 x1 = 123 x 100 + 123 x 1
= 3500 + 35 = 12300 + 123
= 3535 = 12423
5.GV nhận xét ,dặn dò 
khoa học ( t.23)
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I. yêu cầu cần đạt :
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mây Mây
Mưa Hơi nước
Nước
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
Ii. đồ dùng dạy học 
-Hình trang 48 ;49 sgk
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
Mây được hình thành như thế nào?
Mưa từ đâu ra?
Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2.HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
Bước 1: Làm việc cả lớp :
-HS quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên-trang 48 sgk và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ .
-GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được vẽ ở bảng phụ 
+Mũi tên chỉ nước bay hơi vẽ tượng trương ,không có nghĩa chỉ có nước ở biển bay hơi .Tren thực tế ,hơi nước thường xuyên được bay từ bất cứ vật nào chứa nước ,nhưng biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước nhất vì chúng chiếm một diện tích lớn trên bề mặt trái đất .
Bước 2: Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên 
Kết luận : Nước đọng ở ao hồ ,sông ,biển không ngừng bay hơi thành hơi nước 
	Hơi nước bốc lên cao , gặp lạnh ,ngưng tụ thnàh những hạt nước nhỏ ,tạo thành những đám mây 
	Các giọt nước trong những đám mây rơi xuống đất ,tạo thành mưa 
3.HĐ2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
Bước 1: Làm việc cả lớp 
GV giao nhiệm vụ cho hs như yêu cầu của sgk 
Bước 2: làm việc cá nhân 
HS hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của sgk 
Bước 3 : HS trình bày theo cặp 
Hai hs trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân của mình 
Bước 4: GV gọi một số hs trình bày kết quả bài vẽ của mình trước lớp 
 4. Củng cố dặn dò: 
==========@?==========
Buổi chiều
Luyện toán
 đơn vị đo diện tích dm2, m2
I. yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cách chuyển đổi đổi đơn vị đo m2,dm2 và cm2
II. Hoạt động dạy học 
* GV hướng dẫn hs yếu làm các bài tập 91; 92;93 trang 18 ; 19 sách bài tập toán 4 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
2dm2 =............cm2 100cm2 =............dm2
15dm2 =.............. cm2 200cm2=...............dm2
5 dm2 =................. cm2 50000 cm2 =................. dm2
126 dm2 =.............. cm2 5400 cm2 =................ dm2
25 dm2 =............. cm2 12000 cm2 =................ dm2
Bài 2:
1m2 50 dm2 = .............dm2 12 m2 5 dm2 = .......... dm2 
142 m2 12 dm2=........dm2 124 m2 23 dm2 =........... dm2 
14 m2 9 dm2= .........dm2 24 m2 7 dm2 =......... dm2 
Bài 3: Khoanh vào trước chữ trả lời đúng 
3 m2 5 cm2 = ?
a) 35 cm2 
b) 305 cm2 
c) 3005 cm2 
d) 30005 cm2
* Bài tập dành cho HS khá giỏi.
Khối lớp Ba có 470 học sinh, mỗi học sinh mua 6 quyển sách. Khối lớp Bốn có 465 học sinh, mỗi học sinh mua 8 quyển sách. Hỏi cả hai khối mua tâta cả bao nhiêu quyển sách ? 
*Chấm chữa bài- Nhận xét tiết học. 
==========@?==========
Luyện tiếng việt
Luyện tập tính từ
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện tập về nhận biết tính từ.
- Cách dùng tính từ để đặt câu.
II. Hoạt động dạy học:
1.Lí thuyết:
Thế nào được gọi là tính từ? Cho ví dụ?
2. Bài tập:
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: xanh biếc, xanh ngắt, xanh rì, xanh rờn, xanh lè, xanh lơ, xanh xao.
- Trời thu...........
- Lúa con gái................
- Hàng cây........................bên sông.
- Chú mèo mướp mắt........................
- Tường quét vôi màu.....................
- Khuôn mặt..........................., hốc hác.
- Có mọc.......................
Bài 2: Từ mỗi từ đơn là tính từ sau đây, em hãy tạo ra các từ láy, từ ghép: đẹp, xanh, vàng.
Bài 3: ( HS khá, giỏi) Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn kể về 1 bạn trong lớp em hoặc em biết có tính chăm chỉ, cần cù trong học tập và đạt kết quả tốt, trong đó có sử dụng tính từ và gạch chân dưới các tính từ đó.
3. HS làm bài.
4. Chữa bài: Gọi HS chữa bài nhắc lại quy tắc.
GV nhận xét giờ học.
==========@?==========
Kĩ thuật ( T.12)
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ( T3)
I. yêu cầu cần đạt:
- HS thực hành viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Yêu cầu đều, căng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ vật liệu, dụng cụ may thêu 
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
HS nhắc lại quy trình ?
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Thực hành:
- 1HS nhắc lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
- GV nhận xét củng cố.
- HS thực hành- GV theo dõi giúp đỡ.
3. Đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm
- HS nhận xét đánh giá.
4. Dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét giờ học. 
==========@?==========
Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán( t.57)
Nhân một số với một hiệu
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số với một hiệu ,nhân một hiệu với một số 
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân 1 số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- HS làm BT1, BT3, BT4. HS khá, giỏi làm được tất cả các BT.
II. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
Nêu tính chất nhân 1 số với một tổng?
1HS đọc kết quả bài 4. Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HĐ1: Tính và so sánh gíá trị của hai biểu thức 
GV ghi lên bảng hai biểu thức 3 x ( 7 - 5 ) và 3 x 7 - 3 x 5
Cho hs tính giá trị của hai biểu thức ,rồi so sánh kết quả 
3 x ( 7 - 5 ) = 3 x 2 = 6
 3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6
Vậy 3 x ( 7 - 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5
3. HĐ2: Nhân một số với một hiệu 
GV chỉ biểu thức :3 x (7 – 5 )là nhân một số với một hiệu 
GV chỉ biểu thức: 3 x7 - 3 x 5 là hiệu giữa các tích của của số đó với số bị trừ và số trừ 
Kết luận : 
Khi nhân một số với một hiệu ,ta có thể lần lượt nhận số đó với số bị t ... 
3: Củng cố, dặn dò 
==========@?==========
Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2007
(Dạy bù sáng thứ năm – T12)
Thể dục
Học động tác nhảy . trò chơi : ”mèo đuổi chuột ”
I:mục tiêu 	
	- Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung 
	- Học động tác nhảy . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác chính xác.
	- Trò chơi: Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm được luật chơi . Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo.
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
	- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản
a. Bài thể dục phát triển chung
	- Ôn 6 động tác đã học ( Mỗi động tác 3 - 4 lần)
	- Học động tác nhảy . (Mỗi động tác 4 - 5 lần)
	- Tập phối hợp cả 7 động tác
 b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột ”. 
	GV nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 3. Phần kết thúc
	- Tập một số động tác thả lỏng
	- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
	- GV cùng HS hệ thống lại bài học
 ==========@?==========
tập làm văn
kết bài trong bài văn kể chuyện
I:mục tiêu 
	- Biết được hai cách kết bài : Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện 
	- Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo hai cách mở rộng và không mở rộng 
 ii:Hoạt động dạy học 
 A: Bài cũ 
Một số học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước 
Hai học sinh đọc phần mở đầu chuyện : Hai bàn tay . theo cách mở bài gián tiếp 
B: Bài mới :
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét 
Bài 1; 2 : - Một hs đọc yêu cầu bài tập 1 ;2 
Cả lớp đọc thầm truyện : ”Ông trạng thả diều ”
	- HS tìm phần kết của truyện 
	- Thế rồi vua mở khoa thi . Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên . Ông Trạng khi ấy mới có 13 tuổi . Đó là trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta 
Bài 3: 1HS đọc yêu cầu của đề bài 
	- Câu chuyện này càng làm cho em thấm thía lời dạy của cha ông : Người có chí thì nên , nhà có nền thì vững 
Bài 4:1HS đọc yêu cầu của bài 
HS làm bài theo hai cách mở rộng và không mở rộng
Không mở rộng 
Thế rồi vua mở khoa thi . Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên .Ông trạng khi ấy mới có 13 tuổi .Đó là trạng nguyên trẻ nhát của nước Nam ta 
Mở rộng : 
Thế rồi vua mở khoa thi ..... .Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta .
Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời cha ông dạy :Người có chí thì nên , nhà có nền thì vững . Ai nổ lực phấn đấu vươn lên người ấy sẽ đạt được điều mình mong muốn 
3:Phần ghi nhớ : SGk 
4: Phần luyện tập 
Bài 1: 
 Kết bài không mở rộng 
	b;c;d;e - Kết bài mở rộng 
Bài 2:
	 a) Kết bài không mở rộng : ”Tô Hiến Thành ....”
	 b) Kết bài mở :”Nhưng An –drây –ca ....”
Bài 3:Theo cách kết bài mở : 
	a: Một người chính trực 
Câu chuyện về sự sảng khoái ,chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng đến mãi muôn đời sau . Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn .
Câu chuyện giúp chúng ta hiểu : Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải ,luôn đặt công việc lợi ích của đất nước lên trên tình riêng .
==========@?==========
Toán 
nhân với số có hai chữ số 
I:mục tiêu 
	- Biết ccách nhân một số với hai chữ số 
	- Nhận biết tích riêng thứ nhất với tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số 
ii. hoạt động dạy học 
1:Tìm cách tính 36 x 23
HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng 
 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3 )
 =36 x 20 + 36 x 3 
 =720 + 828
	= 1548
Gọi một hs đặt tính 
36
x23
	 108
72
828
Phần tiếp : Làm tương tự
* Thực hành
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
86 x 53 = 4558 ; 33 x 44 =1452 ; 
 157 x 24 =3768 ;1122 x 19 = 21318 
Bài 2: 
	Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 =585
	Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26=1170
	Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 =1755
Bài 3: 
	Bài giải
	Số trang của 25 quyển vở là
 	48 x25 =1200(trang )
 	Đáp số : 1200 trang
* Củng cố, dặn dò
==========@?==========
luyện từ và câu
tính từ (tiếp theo )
I:mục tiêu 
	- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất 
	- Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất 
 ii:Hoạt động dạy học 
A: Bài cũ 
	2 hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước 
B: Bài mới :
1: Giới thiệu bài 
2: Phần nhận xét 
Bài 1:
a)Tờ giấy này trắng mức độ trung bình - Tính từ trắng 
b) Tờ giấy này trăng trắng độ thấp, từ láy trăng trắng 
c) Tờ giấy này trắng tinh mức độ cao , từ ghép trắng tinh 
	- Mức độ của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng ) từ tính từ trắng đã cho 
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài 
	- ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách 
	+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng –rất trắng 
	+Tạo ra phép so sánh với các từ hơn , nhất , -Trắng hơn ,trắng nhất 
3:Phần ghi nhớ 
	Bốn học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ 
4: Phần thực hành 
Bài 1:
	Những từ ngữ : đậm , ngọt , rất , lắm, ngà, ngọc , ngọc ngà , hơn , hơn, hơn.
Bài 2: 
Đỏ : - đo đỏ , đỏ rực, đỏ hồng , đỏ chói 
	- rất đỏ, đỏ lắm , đỏ quá ,quá đỏ, đỏ vô cùng 
	- đỏ hơn , đỏ nhất , đỏ như son , đỏ hơn son 
Cao : - cao cao, cao vút , cao chót vót , cao vòi vọi ,
	- rất cao , cao quá , cao lắm ,quá cao,
	- cao hơn , cao nhất , cao như núi , cao hơn núi .
Vui : - vui vui , vui vẻ , vui sướng , sướng vui , vui mừng , mừng vui .
 - rất vui, vui lắm , vui quá 
 - vui hơn , vui nhất , vui như tết
Bài 3 :
 Đặt câu
	Quả ớt đỏ chót .
	Mặt trời đỏ chói .
	Bầu trời cao vời vợi 
5: Củng cố ,dặn dò 
GV nhận xét tiết học 	
==========@?==========
Buổi chiều
địa lí 
(Dạy bù tiết sáng thứ tư – T12)
đồng bằng bắc bộ 
I. Mục tiêu :
	- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên. 
	- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ .
	- Dựa vào bản đồ, tranh ảnh tìm kiến thức. 
	- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người. 
Ii. đồ dùng dạy học 
	Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Iii. Hoạt động dạy học 
1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
	- GV Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
	- HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên 
	- GV chỉ bản đồ và nói cho hs biết về hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ : Có hình tam giác, đỉnh Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 3
	- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những con sông nào bồi đắp?
	- Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ?
	- Địa hình đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
	- HS chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên : Vị trí ,giới hạn và mô tả tổng hợp, đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ?
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
HS quan sát hình 1 sau đó lên bảng chỉ bản đồ một số sông ở đồng bằng Bắc Bộ 
	-Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ?
GV chỉ bản đồ vị trí sông Hồng và sông Thái Bình trên bản đồ 
	- Khi mùa mưa nước ao, hồ , sông , ngòi thường như thế nào ?
	- Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
	- Vào mùa mưa nước các sông ở đây như thế nào ?
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm 
	-Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven biển để làm gì ?
	- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
	- Ngoài việc đắp đê , người dân ở đây còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
* HS trình bày kết quả ,thảo luận 
 Cả lớp và giáo viên nhận xét 
==========@?==========
Tập làm văn 
(Dạy bù tiết sáng thứ sáu)
Kể chuyện 
I: mục tiêu 
Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện 
Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài , có nhân vật , sự việc , cốt chuyện 
ii. hoạt động dạy học 
GV viết đề lên bảng 
1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu 
2. Kể lại câu chuyện : Nổi dằn vặt của An -đrây –ca bằng lời của cậu bé An -đrây –ca
3. Kể lại câu chuyện : “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một người chủ tàu Pháp hoặc người Việt 
HS chọn một trong ba đề trên bảng để làm 
HS làm bài 
GV thu một số bài chấm, nhận xét 
==========@?==========
toán 
(Dạy bù tiết sáng thứ sáu)
luyệntập 
I: mục tiêu 
	-Rèn kĩ năng nhân một số với hai chữ số 
	- Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số 
ii. hoạt động dạy học 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
1 7 x 86 = 1462 ;
x39 =16692 ;
2057 x23 =47311
Bài 2: 
m
3
30
23
230
m x 78 
3 x 78 = 234 
30 x 78 =2340
 23 x 78 = 1794 
 230 x78 =17940
Bài 3: 
 Bài giải 
Trong một giờ tim người đó đập được số lần là
15 x 60 = 4500 (lần )
Trong 24 giờ tim người đó đập được số lần là
 4500 x 24 =108000(lần )
 Đáp số : 108000 lần
Bài 4: 
Bài giải :
Số học sinh của 12 lớp là
	 30 x 12 = 360 (học sinh )
	 Số học sinh của 6 lớp là
 35 x 6 =210 (học sinh )
 Tổng số học sinh của trường là
 360 + 210 = 570 (học sinh )
 Đáp số : 570 học sinh
Bài 5 : Giải tương tự như bài trên
==========@?==========
khoa học 
(Dạy bù tiết chiều thứ năm- T12) 
nước cần cho sự sống 
I. mục tiêu 
	- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người ,động vật ,thực vật 
	- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, vui chơi giải trí 
II. đồ dùng dạy học 
	- Hình trang 50 ; 51 sgk 
	- HS sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước 
III. hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai tò của nước đối với đời sống của con người ,động vật ,thực vật
	- GV chia lớp thành ba nhóm ,mỗi nhóm giao cho một nhiệm vụ 
Nhóm 1:Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể con người ? 
Nhóm 2:Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể động vật ? 
Nhóm 3:Tìm hiểu và trình bày vai trò của nước đối với cơ thể thực vật ? 
Các nhóm làm việc theo nhóm 
	- Đại diện các nhóm trình bày . Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
	- GV kết luận như sgk 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp ,vui chơi giải trí 
	- Động não : Con người cón sử dụng nước vào những việc gì klác ?
	- HS trả lời ,GV ghi tóm tắt tất các những ý kiến của hs 
	- HS đưa ra những dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp ,vui chơi giải trí 
	GV kết luận: ..
* Củng cố , dặn dò 
==========@?==========
Tiết Luyện viết của chiều thứ năm – T12 : Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà viết
=========={==========

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 12.doc