Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Tập đọc (Tiết 24)

VẼ TRỨNG

I. Mục tiêu

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài: (Lê- ô- nác đô đa Vin- xi, Vê- rô- ki- ô)

 - Đọc đúng, trôi chảy (HS yếu đọc được một câu trog bài)

 - Hiểu các từ ngữ trong bài - khổ luyện, kiệt xuất, thời đại phục hưng.

- Hiểu nội dung truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô- nác đô đa Vin- xi đã trở thành 1 họa sĩ thiên tài.( trả lời được câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục học sinh luôn rèn luyện ý chí và nghị lực và kĩ năng đọc, tìm hiểu nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy học

 - Chân dung Lê- ô- nác đô đa Vin- xi trong SGK.

 - Một số tranh ảnh chụp, bản sao tác phẩm của Lê- ô- nác đô đa Vin- xi (nếu có)

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
Soạn ngày 04 tháng 11 năm 2011
Tuần 12
Tập đọc (Tiết 23)
“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục tiêu
	- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
	- quẩy, nản chí, đường thủy, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kỹ sư giỏi, lịch sử...
	- quẩy gánh hàng, hãng buôn, trải đủ, diễn thuyết, bổ sung..
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
	- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 SGK)
	- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3
	- Giáo dục học sinh luôn có nghị lực và ý chí vương lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa bài tập đọc trang 115 SGK
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 4’
- Đọc thuộc lòng bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa 1 số câu tục ngữ.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:1’
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Hoạt đông 1: 15’-Luyện đọc
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Hoạt đông 2: 10’-Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2 trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời.
+ Nội dung chính của phần còn lại là gì?
+ Nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng
c)Hoạt đông : 8’ Đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên tuyên dương ghi điểm.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
Đoạn 1: Từ đầu... cho ăn học
Đoạn 2: Năm 21 tuổi... không nản chí.
Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi... Trưng Nhị
Đoạn 4: Chỉ trong mười năm... đến người cùng thời.
- 1 em đọc thành tiếng
- 3 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 em đọc thành tiếng. Học sinh cả lớp đọc thầm và trả lời:
Đoạn 1, 2: Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 2 học sinh đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
+ Nói về sự thành câu của Bạch Thái Bưởi.
Nội dung chính: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành Vua tàu thủy.
- 4 em tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Học sinh luyện đọc.
- 3 học sinh thi đọc.
IV. Củng cố dặn dò: 3’
	- Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
	- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------
Toán (Tiết 56)
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
	- Bài tập: Bài 1, 2 a) 1 ý; b) 1 ý, bài 3
	- HS vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng dạy học
	Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK)
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2/ 65 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 10’Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau. Giáo viên nêu: Vậy ta có:
4 x (3 + 5) = 4x 3 + 4 x 5
2.3. Qui tắc nhân một số với một tổng
+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm như thế nào?
- Giáo viên nêu: Vậy ta có:
a x (b + c) = a x b + a x 2
- Yêu cầu học sinh nêu qui tắc SGK.
3. Hoạt động 2: 20’- Luyện tập
Bài 1: Giáo viên treo bảng phụ
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm và điền vào ô trống.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm 2 cách.
a) 36 x ( 7+ 3)=
b)3 x 38 + 5 + 62=
- Giáo viên nhận xét và đi đến kết luận đúng.
Bài 3: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- Yêu cầu học sinh tính và so sánh
- Yêu cầu học sinh nêu cách nhân một tổng với một số
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
- Yêu cầu học sinh ngồi khác bàn đổi vở chấm.
- Giáo viên theo dõi và tổng hợp điểm, tuyên dương.
- 2 em lên bảng 
- Học sinh lắng nghe
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm vào vở nháp
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Bằng nhau.
+ Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Học sinh viết và đọc lại công thức.
- Học sinh nêu quy tắc.
- 2 Học sinh đọc yêu cầu của bài
- 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Học sinh nhận xét, chữa bài.
- 2 Học sinh đọc yêu cầu của bài
- 2 học sinh lên bảng làm 2 cách. Dãy 1 làm câu a), dãy 2-3 làm câu b vào bảng con.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 em lên tính, lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu
- Học sinh thực hiện
IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Nêu lại tính chất một số nhân với một tổng
	- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------
Chính tả (Tiết 12) (Nghe viết)
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu
	1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
	2. Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ(2) a/ b.
	3. Giáo dục tính kiên trì và nhẫn nài của các em và kĩ năng nghe viết , trình bày đúng văn bản 
II. Đồ dùng dạy học
 Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung BT2a hoặc 2b để học sinh các nhóm thi tiếp sức.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng 4 câu thơ văn ở bài tập 3 (tiết trước)
- Yêu cầu học sinh viết những câu đó đúng chính tả.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 18’-Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện về Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên luyện viết cho học sinh.
- Giáo viên đọc học sinh viết.
c) Viết chính tả
- Giáo viên đọc học sinh viết.
d) Học sinh soát lỗi và ghi số lỗi ra lề đỏ.
2.3. Hoạt động 2: 10’-Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
- Giáo viên chọn câu a.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Tổ chức chơi thi tiếp sức, mỗi học sinh chỉ điền vào 1 chỗ trống.
GV nhận xét, kết luận đúng.
- 2 em đọc.
- 2 em viết.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
+ Viết về họa sĩ Lê Duy ứng.
+ Đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
- Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng...
- Cả lớp nghe và viết.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Các nhóm lên thi tiếp sức.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung
	IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Tìm một số từ có âm ch hoặc tr là phụ âm đầu.
	- Về nhà kể lại truyện Ngu công dời núi cho gia đình nghe và chuẩn bị bài sau.
	- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2011
Soạn ngày 6 tháng 11 năm 2011
Tập đọc (Tiết 24)
VẼ TRỨNG
I. Mục tiêu
	- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: (Lê- ô- nác đô đa Vin- xi, Vê- rô- ki- ô)
	- Đọc đúng, trôi chảy (HS yếu đọc được một câu trog bài) 
	- Hiểu các từ ngữ trong bài - khổ luyện, kiệt xuất, thời đại phục hưng.
- Hiểu nội dung truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô- nác đô đa Vin- xi đã trở thành 1 họa sĩ thiên tài.( trả lời được câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục học sinh luôn rèn luyện ý chí và nghị lực và kĩ năng đọc, tìm hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học
	- Chân dung Lê- ô- nác đô đa Vin- xi trong SGK.
	- Một số tranh ảnh chụp, bản sao tác phẩm của Lê- ô- nác đô đa Vin- xi (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau đọc truyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, trả lời những câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Hoạt động 1: 18’- Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc đúng các từ khó trong bài.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b)Hoạt động 2: 10’ Tìm hiểu bài
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê ô nác đô cảm thấy chán ngán?
+ Thầy Vê rô ki ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- Nêu ý đoạn 1.
- Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời.
+ Lê- ô- nác đô đa Vin- xi thành đạt như thế nào?
+ Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê ô nác đô đa Vin xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
+ Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Nêu ý đoạn 2.
c) Hoạt động 3: 8’-Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Nêu nội dung chính bài.
GV theo dõi, nhận xét. Ghi bảng
- 2 em tiếp nối nhau đọc bài.
- Học sinh đọc 2 lượt.
Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ được như ý.
Đoạn 2: Phần còn lại.
- Học sinh đọc: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục Hưng.
- 2 em cùng bàn luyện đọc.
- 1 em đọc cả bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc theo bàn và trao đổi.
- 1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
+ Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nói trên giấy vẽ chính xác.
ý 1: Lê-ô- nác đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy Vê rô ki ô.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
+ Là người bẩm sinh có tài Lê ô nác đô gặp được thầy giỏi. Lê ô nác đô khổ luyện nhiều năm.
+ Là sự khổ công tập luyện của ông. Người ta thường nói: thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do khổ công rèn luyện.
ý2: Sự thành đạt của Lê- ô- nác đô đa Vin- xi .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn, đọc diễn cảm.
- HS nêu, học sinh khác nhận xét bổ sung
- HS ghi vào vở
IV. Củng cố dặn dò: 2’
+ Câu chuyện về danh họa Lê ô nác đô đa Vin xi giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
----------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết ...  An đrây ca).
	- Dặn học sinh chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra.
	- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 24)
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
	- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
	- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật, nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
	- Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
	- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trang 50, 51 SGK.
	- Giấy A0, băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
	- Học sinh và giáo viên sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:1’
2.2. Giảng bài
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu sau:
+ 1 học sinh vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
+ 1 em đọc mục bài học.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: 10’-Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
Nhóm 1:
Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
Nhóm 2:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
Nhóm 3: Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, mất một lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể sẽ chết.
- 3 nhóm.
+ Con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.
+ Sẽ bị héo, chết, cây không lớn và không nảy mầm được.
+ Động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nói và nhắc lại.
Hoạt động 2:10’ Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
Hỏi: Con người còn dùng nước vào những việc gì khác?
+ Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
Nhóm 1: Vai trò của nước trong sinh hoạt?
Nhóm 2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp?
Nhóm 3: Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp?
- Gọi học sinh đọc mục Bạn cần biết trang 51SGK.
+ uống, nấu cơm, nấu canh.
+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo.
+ Đi bơi, tắm biển, đi vệ sinh.
+ Chạy máy bơm, ô tô.
+ Tạo ra điện...
* Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- 3 nhóm.
+ Uống, nấu cơm, nấu canh, tắm giặt quần áo, đi bơi, đi vệ sinh tắm cho súc vật, rửa xe...
+ Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh...
+ Quay tơ, chạy máy bơm nước, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế biến thịt hộp...sản xuất xi măng, gạch men, tạo ra điện...
- 2 học sinh đọc to.
 Giáo viên kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình.
Hoạt động 3: 7’	Thi hùng biện: Nếu em là nước
Hỏi: Nếu em là nước thì em sẽ làm gì với mọi người.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Học sinh tự do phát biểu.
IV.Củng cố -dặn dò: 3’
	- Giáo viên giao phiếu học tập cho học sinh yêu cầu thực hiện.
	- Nhận xét giờ học. Về học thuộc mục Bạn cần biết.
-----------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
 Soạn ngày 8 tháng 11 năm 2011
Toán (Tiết 60)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
	- Vân dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
	- Học sinh say mê tìm tòi cách giải bài toán có lời văn.
	- Bài tập: Bài 1, bài 2 ( cột 1, 2), 3.
	- Giáo dục kĩ năng thực hiện phép nhân với số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn 
	-TCTV: Hướng dẫn cách nêu lời giải ki giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh lên thực hiện các phép tính sau: 1875 x 15 = ?
- Nêu cách thực hiện nhân với số có 2 chữ số.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài: 1’ 
 - Hướng dẫn luyện tập: 30’
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
- Giáo viên chữa bài và ghi điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Yêu cầu học sinh lên thực hiện.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3: yêu cầu học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh lên giải bài tập.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- 1 em lên bảng thực hiện phép tính
- 1 em nêu cách thực hiện nhân với số có 2 chữ số
- Học sinh lắng nghe
- 1 em đọc 
- Học sinh thực hiện (3 em ở bảng lớp). Học sinh khác làm vào vở và nhận xét bổ sung.
- 1 em đọc
- 1 em lên thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- 1 em đọc đề.
- 2 em lên giải 2 cách.
Học khác làm vào vở, nhận xét, chữa bài
III. Củng cố dặn dò: 2’
	- Vừa rồi các em đã luyện tập về dạng toán gì nào? (nhân với số có 2 chữ số).
	- Em nào chưa xong về tiếp tục hoàn thành bài của mình.
	- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------
Luyện tự và câu (Tiết 24)
TÍNH TỪ (tt)
I. Mục tiêu
	- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất( Nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc, điểm tính chất( BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được
 ( BT2, BT3, mục III)
II. Đồ dùng dạy học
	- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT III1
- Một vài tờ phiếu khổ to và một vài trang từ điển phô tô (nếu có) để học sinh cách nhóm làm BTIII.2.
-GD kĩ năng nhận biết và ghi nhớ mức độ của đặc điểm , tính chất theo nội dung ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:4’
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh làm lại BT2, 4 tiết Luyện từ và câu trước (MTVT: ý chí - Nghị lực) mỗi em 1 bài.GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hoạt động 1: 10’-Phần nhận xét
Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng:
- 2 em lên bảng
- Học sinh lắng nghe
- 1 Học sinh đọc
- Học sinh suy nghi, phát biểu
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung.
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trao đổi với nhau.
- 1 em thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận, nêu ý kiến
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt lại:
	Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
	+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng.
	+ Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ “hơn, nhất” với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất.
- Giáo viên kết luận: Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất:
	+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
	+ Thêm các từ rất, quá, lắm... vào trước hoặc sau tính từ.
	+ Tạo ra phép so sánh.
2.3. Hoạth động 2: 5’-Ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các cách thể hiện.
2.4. Hoạt động 3: 15’- Luyện tập: 
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
Yêu cầu học sinh dùng bút chì mà gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất của đoạn văn.
GV theo dõi, nhận xét, chốt lại ý đúng
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- Gọi học sinh dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc từ vừa tìm được.
- Gọi các nhóm bổ sung.
 - GV theo dõi nhận xét, kết luận các từ đúng
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn, to hơn...
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- Học sinh nhận xét, chữa bài
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh trao đổi nhóm và tìm từ.
- 2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu và đọc yêu cầu của mình.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương
- 1 học sinh đọc thành tiếng:
- Lần lượt đọc câu mình đặt:
IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ.
	- Về viết lại 20 từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
	- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 24)
KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. 
- Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biết, kết thúc), diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ( khoảng 12 câu).
- Giáo dục kĩ năng thực hành viết một bài văn kể chuyện
II. Đồ dùng dạy học
	- Giấy, bút làm bài kiểm tra.
	- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn kể chuyện.
III. Gợi ý về cách ra đề
- Giáo viết đề bài lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài.
- Giáo viên có thể ra đề bài theo SGK trang 124.
- Hoặc dựa vào đề bài gợi ý ra 1 số đề khác cho phù hợp với những điểm sau:
* Về nội dung, yêu cầu của đề phải gắn với các chủ điểm đã học từ đầu năm.
+ Em nhắc lại chủ điểm các em đã học từ đầu năm?
* Về hình thức, yêu cầu của đề bài nên gắn với những kiến thức Tập làm văn đã học.
- Giáo viên nên ra ít nhất 3 đề để học sinh lựa chọn 1 đề.
- 2 em đọc đề.
+ Thương người như thể thương thân.
+ Măng mọc thẳng.
+ Trên đôi cánh ước mơ.
+ Có chí thì nên.
* Ví dụ: cách mở bài và kết bài.
- Học sinh chọn 1 đề và làm bài.
	Sau đây là 1 số đề bài:
	(1). Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên.
	(2). Kể lại ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. 
	(3). Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê ô nác đô đa Vin xi. 
- Yêu cầu học sinh tiến hành làm bài.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.
- Giáo viên thu vở học sinh.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lắng nghe sửa sai.
- Học sinh nộp bài.
- Học sinh lắng nghe rút kinh nghiệm.
IV. Củng cố dặn dò: 1’
- Giáo viên nhận xét tiết học.
...........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc