I. MỤC TIÊU.
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4- SGK)
- HS khá, giỏi trả lời dược câu hỏi 3 - SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1.KT Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. Mỗi em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học ở bài tập đọc trước.
- GV nhận xét + cho điểm
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng
TUẦN 12 Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011 TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU. - Biết thực hiện nhân một số với một tổng,nhân một tổng với một số. - HS khá , giỏi làm hết các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.KT Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập: a/ 5 m2 = .cm2 b/ 700 dm2 =..m2 20000 cm2 =m2 10 dm2 2cm2 =..cm2 - GV nhận xét và cho điểm 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài- ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ1: Tính và so sánh gía trị của 2 biểu thức: - Viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3+4 x 5 - Y/C HS tính giá trị 2 biểu thức. + Gía trị 2 biểu thức này như thế nào? Ta có: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5. HĐ2: Quy tắc một số nhân với một tổng: - GV: Chỉ vào biểu thức: 4 x ( 3 + 5 ) và nêu: 4 là 1 số, (3+5) là 1 tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng tích của 1 số nhân với 1 tổng. - Y/C HS: Đọc biểu thức phía bên phải dấu (=) và nêu: Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4x(3+5) nhân vơi 1 số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5). Như vậy, biểu thức 4x3+4x5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng khác của tổng (3+5). - Khi thực hiện nhân 1 số với 1 tổng ta có thể làm thế nào? - GV: + Gọi số đó là a, tổng là (b+c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c)? + Biểu thức a x (b+c) có dạng là 1 số nhân với 1 tổng, khi thực h iện tính gía trị biểu thức này ta còn có cách nào ? Hãy viết biểu thức đó? - Nêu: a x (b+c) = a x b + a x c. - Y/C HS: Nêu lại quy tắc này. HĐ3: Luyện tập Bài 1: - GV: Y/C HS tự làm bài. GV chữa bài. - Nhận xét , chốt bài đúng . Chốt lại T/C nhân một số với một tổng . Bài 2: - Hướng dẫn: Hãy áp dụng quy tắc 1 số nhân 1 tổng, - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét ,chốt bài làm đúng , cho điểm HS . Bài 3: GV hướng dẫn cách tính và so sánh - Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân 1 tổng với 1 số. GV nhận xét và cho điểm. Bài 4( HS khá , giỏi ) - GT mẫu . - Y/C HS làm bài . - Nhận xét , chốt bài đúng . * Chốt lại T/C nhân một số với một tổng. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp. - Gía trị 2 biểu thức này bằng nhau. - HS theo dõi -Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại với nhau. - Viết: a x (b+c) - Viết: a x b + a x c - HS viết và đọc lại công thức - HS nêu. - HS: Nêu Y/C. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm giấy nháp. 3 x ( 4 + 5 ) = 27 ; 3 x 4 + 3 x 5 = 27. 6 x ( 2 + 3 ) = 30 ; 6 x 2 + 6 x 3 = 30. - HS: Nêu theo Y/C. -2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở a) 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 10 = 360 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3= 360 207 x ( 2 + 6 ) =207 x 8 = 1656 207 x ( 2 x 6) =207 x 2 + 207 x 6 = 1656 b) 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62)=500 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x( 8 + 2)=1350 - HS tính và so sánh ( 3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 -Giá trị luôn bằng nhau. - HS đọc yêu cầu . - 4 HS khá lên bảng , lớp làm vào vở . a ) 26 x 11 = 26 x 10 + 26 x1 = 260 + 26 = 286 35 x 101 = 35 x 100 + 35 x 1 = 3500 + 35 = 3535...... 3. Củng cố- Dặn dò: - Khi nhân một số với một tổng ta có thể làm như thế nào? - Chuẩn bị bài: Nhân một số với một hiệu - Nhận xét tiết học. . . TẬP ĐỌC " VUA TÀU THUỶ " BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU. - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4- SGK) - HS khá, giỏi trả lời dược câu hỏi 3 - SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.KT Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. Mỗi em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học ở bài tập đọc trước. - GV nhận xét + cho điểm 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * HĐ 1: Luyện đọc a/ Cho HS đọc. GV chia đoạn: 4 đoạn. Cho HS đọc đoạn. - Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai :quẩy gánh, hãng buôn, doanh, diễn thuyết b/ Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. Giáo viên giải nghĩa thêm: Người đương thời. Cho HS đọc. c/ GV đọc diễn cảm toàn bài. * Đoạn 1 + 2: đọc với giọng kể chậm rãi. * Đoạn 3: Đọc nhanh hơn. * Đoạn 4: Đọc với giọng sảng khoái. * HĐ 2: Tìm hiểu bài. Đoạn 1 + 2 Cho HS đọc thành tiếng. Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. + Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? + Những chi tiết nào cho thấy ông là người rất có chí? * KL ý đoạn 1 +2 : Bạch Thái Bưởi là người có chí . Đoạn 3 + 4 Cho HS đọc thành tiếng. Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. + Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải vào thời điểm nào? + Trong cuộc cạnh tranh, Bạch Thái Bưởi đã thắng như thế nào? + Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng” kinh tế? + Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? * KL ý 3 + 4 : Sự thành công của Bạch Thái bưởi . + Nội dung chính của bài là gì? KL Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng * HĐ 3: Đọc diễn cảm. Cho HS đọc. Cho HS thi đọc. GV chọn đoạn 1 + 2. - GV nhận xét + khen những HS đọc hay. -HS dùng bút chì đánh dấu . -HS đọc nối tiếp 4 đoạn. -HS luyện đọc. -1 HS đọc to phần chú giải. -1, 2 HS giải nghĩa từ. -HS đọc theo cặp. -1, 2 HS đọc diễn cảm cả bài. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -Cả lớp đọc thầm. - HS trả lời: Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho hiệu cầm đồ , sau buôn gỗ ,... - HS trả lời: có lúc mất trắng tay nhưng không nản chí . -HS đọc thành tiếng Đ3 + 4. -HS đọc thầm. - HS trả lời: Lúc các con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. - HS trả lời: Nhiều chủ tàu người Hoa , người Pháp phải bán lại tàu cho ông ..... - HS trả lời: là những người giành được thắng lợi to lớn trong kinh doanh - HS trả lời: nhờ ý chí , nghị lực , có chí trong kinh doanh . - HS trả lời. -4 HS nối tiếp đọc diễn cảm. -Cho HS thi đọc. -Lớp nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: + Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Vẽ trứng. GV nhận xét tiết học. . . CHÍNH TẢ ( Nghe – viết) NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU. - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực. - Làm đúng bài tập phương ngữ ( BT 2a) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Giấy khổ to chuẩn bị bài tập 2a . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. KT Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS + Cho đọc đoạn thơ của Phạm Tiến Duật (BT2a). + Đọc 4 câu tục ngữ và viết lại cho đúng chính tả ở BT3 - GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: - GV giới thệu bài – ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * HĐ1: Nghe-viết. a/ Hướng dẫn chính tả - GV đọc đoạn chính tả một lượt. - Cho HS đọc thầm. + Đoạn văn viết về ai? + Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động? - Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: trận, bức, triễn lãm, trân trọng. b/ GV đọc cho HS viết chính tả. - GV đọc từng câu (hoặc từng cụm từ) cho HS viết. - - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. c/ GV chấm chữa bài. - GV chấm 5-7 bài. - GV nêu nhận xét chung. * HĐ 2: Làm BT (2 ) a) Điền vào chỗ trống tr/ ch? - Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc câu chuyện . - - GV giao việc. - Cho HS làm bài. - Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức (GV dán lên bảng 3 tờ giấy to + phát bút dạ cho HS). Lời giải đúng: Trung Quốc ; chín mươi; trái núi; chắn ngang; chê cười; chết ; cháu tôi; cháu tôi; chắt; truyền nhau; chẳng; trời; trái núi. - Tuyên dương nhóm làm bài nhanh, đúng nhất. -Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - HS trả lời. -HS viết từ dễ viết sai. -HS viết chính tả. -HS soát lại bài. -HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và chữa ra bên lề trang vở. -1 HS đọc to,lớp đọc thầm. -HS làm bài cá nhân. -3 nhóm lên thi tiếp sức. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại BT2 để viết đúng chính tả những từ khó. Kể lại câu chuyện Ngu Công dời núi cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài: Người tìm đường lên các vì sao. . . Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011 (Đ/C Kiểm dạy) . . Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý trong (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện)đã nghe, đã đọc nói về một người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện. - HS khá , giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK ; lời kể tự nhiên , có sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số truyện viết về người có nghị lực. - Bảng lớp viết đề bài. - Bảng phụ để viết gợi ý, tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.KT Bài cũ:Kiểm tra 2 HS: - 1 HS dựa vào tranh 1,2,3 kể lại phần đầu câu chuyện Bàn chân kì diệu. - 1 HS dựa vào tranh 4, 5, 6 kể lại phần cuối câu chuyện. - GV nhận xét + cho điểm. 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn đề bài. Cho HS đọc đề bài. GV gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp. Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực. Cho HS đọc các gợi ý. + HS đọc gợi ý 1 + 2. + Em chọn truyện nào? Ở đâu? GV: Các em có thể chọn các truyện có trong gợi ý, các em cũng có thể chọn truyện cách ngoài SGK. - Cho HS đọc gợi ý 3. GV đưa bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên để HS đọc lại. * Hoạt động 2: HS kể chuyện. - Cho HS kể chuyện theo cặp + trao đổi ý nghĩa của câu chuyện mình kể. Cho HS thi kể. - GV nhận xét + khen những HS kể hay. -1 HS đọc đề bài. -4 HS lần lượt đọc các gợi ý. -1 HS đọc gợi ý 1 + 2. -HS phát biểu. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. -HS đọc ï. -Từng cặp HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. -Một số HS thi kể. Khi kể xong, trình bày luôn ý nghĩa câu chuyện. -Lớp nhận xét. 3. Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà kể lại cho người thân nghe. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. __________________________________________________ TẬP ĐỌC VẼ TRỨNG I. MỤC ... hẩm của mình Từng cặp HS yếu trình bày 3. Củng cố- Dặn dò: - GV yêu cầu 2 HS trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Chuẩn bị bài:Nước cần cho sự sống - Nhận xét tiết học. Khoa học: Tiết 24 Nước cần cho sự sống I. Mục tiêu: Học bài, HS biết: - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: + Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. II. Đồ dùng dạy và học: - Hình trang 50, 51 SGK. - Giấy Ao, băng keo, bút dạ đủ dùng cho cả nhóm. - HS và GV sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước. III. Các hoạt động dạy và học: 1.Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + 1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. + 2 HS nối tiếp nhau trình bày vòng tuần hoàn của nước. - Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT * Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật, thực vật. Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ. + Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể người. + Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với động vật. + Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật. - Căn cứ vào sự phân công, GV giao lại tư liệu, tranh, ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc cùng với giấy Ao, băng keo, bút dạ. Bước 2: - Các HS làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao. - Cả nhóm cùng nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 50 SGK và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày. - Trình bày vấn đề được giao trên giấy Ao. Bước 3: Trình bày và đánh giá. - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau. - GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung. Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật, động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất 1 lượng nước từ 10 đến 20 phần trăm nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản suất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. Bước 1: Động não. - GV yêu cầu lần lượt mỗi HS đưa ra 1 ý kiến về: Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác. - GV ghi tất cả những ý kiến của HS lên bảng. Bước 2: Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến. Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau. Bước 3: Thảo luận từng vấn đề cụ thể. - GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ra ví dụ minh hoạ: - HS có thể sử dụng thông tin từ mục Bạn cần biết trang 51 SGK và các tư liệu HS và GV đã sưu tầm. - GV khuyến khích HS tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương. - HS chia thành 3 nhóm, các nhóm làm theo sự phân công của GV. - Các nhóm thảo luận rồi trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - HS thảo luận. - HS lắng nghe. - Các HS lần lượt tham gia ý kiến. - HS phân loại cùng GV. - HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 SGK và các tư liệu tham khảo để trả lời theo yêu cầu của GV. 3.Củng cố- Dặn dò: + Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài:Nước bị ô nhiễm. - Nhận xét, tuyên dương. Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2009. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ , NGHỊ LỰC. I. MỤC TIÊU. - Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt ) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí ) theo hai nhóm nghĩa ( BT1); hiểu nghĩa của từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí , nghị lực ) vào chỗ trông trong đoạn văn (BT3) ; hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học(BT4). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bốn, năm tờ giấy to đã viết nội dung BT1, 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.KT Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS + Thế nào là tính từ? Cho ví dụ. + Đặt câu có sử dụng tính từ và gạch chân dưới tính từ đó. GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * HĐ 1: BT1. Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cho HS làm bài. GV phát giấy đã kẻ bảng cho một vài nhóm. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:SGV * HĐ 2: BT2. Cho HS đọc yêu cầu của BT2. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng SGV. * HĐ 3: BT3. - Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc đoạn văn viết về Nguyễn Ngọc Ký. - Cho HS làm bài: GV phát giấy + bút dạ cho một số HS chọn những chữ cần thiết để điền vào chỗ trống. Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Các ô trống cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. * HĐ 4:BT4. - Cho HS đọc yêu cầu của BT4 + đọc 3 câu tục ngữ. - GV giải nghĩa đen các câu tục ngữ. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét + chốt lại ý đúng SGV. -1 HS đọc to, -HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe (hoặc đọc thầm theo). -HS làm bài cá nhân. Một số HS làm bài vào giấy GV phát. -Những HS làm bài vào giấy dán kết quả lên bảng lớp. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở tập. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe -HS lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -HS lần lượt trình bày. -Lớp nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng các câu tục ngữ - Chuẩn bị bài: Tính từ (tt) - Nhận xét, tuyên dương. . . TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU. - Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số. - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - HS khá, giỏi làm hết bài tập 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1/ 67-SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.KT Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: 213 x 11 = . 123 x 101 = - GV nhận xét và ghi điểm. 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HĐ1: Tính và so sánh gía trị của 2 biểu thức: - Viết lên bảng 2 biểu thức: 3 x (7 -5) và 3 x 7 - 3 x 5 - Yêu cầu HS tính giá trị 2 biểu thức. + Gía trị 2 biểu thức này như thế nào? - Ta có: 3 x ( 7 - 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5. HĐ 2: Quy tắc một số nhân với một hiệu: - Khi thực hiện nhân 1 số với 1 hiệu ta có thể làm thế nào? + Gọi số đó là a, hiệu là (b-c), hãy viết biểu thức a nhân với hiệu (b-c)? + Biểu thức a x (b-c) có dạng là 1 số nhân với 1hiệu, khi thực hiện tính gía trị biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức đó? - Nêu: a x (b-c) = a x b - a x c. - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc này. HĐ2: Luyện tập Bài 1: - Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì? GV: Treo bảng phụ đã chuẩn bị và yêu cầu HS đọc nội dung các cột. GV hướng dẫn cách tính - Nhận xét , chốt bài làm đúng , cho điểm HS. * Chốt lại tính chất nhân một số với một hiệu. Bài 2 ( HS khá , giỏi). - Gọi HS đọc yêu cầu . - GT mẫu . - Hướng dẫn HS làm theo mẫu. - Nhận xét , chốt bài đúng . Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề. - Phân tích đề , hướng dẫn HS. - Nhận xét , chốt bài đúng . Bài 4: - GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức. GV nhận xét, tuyên dương Chốt lại tính chất nhân một số với một hiệu. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp. - Giá trị 2 biểu thức này bằng nhau. - Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau. - Viết: a x (b-c) - Viết: a x b - a x c - HS viết và đọc lại công thức bên. - HS nêu như phần bài học SGK. - HS nêu yêu cầu. - HS đọc thầm. - HS làm bài vào phiếu BT; 4 HS nối tiếp lên bảng. - HS đọc yêu cầu. - 1 HS giỏi làm mẫu . - 4 HS khá , giỏi chữa bài . -1 HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở Bài giải Số giá để trứng còn lại sau khi bán: 40 – 10 = 30 (giá) Số quả trứng còn lại là: 175 x 30 = 5250 (quả) Đáp số: 5250 quả - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày ( 7 - 5 ) x 3 = 7 x 3 - 5 x 3. 3. Củng cố- Dặn dò: + Khi nhân một số với một hiệu ta có thể làm như thế nào? - Chuẩn bị bài: Luyện tập . . Đạo đức: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ ( T1) I.Mục tiêu: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Hiểu được : Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành , nuôi dưỡng . II.Đồ dùng dạy học: - Đồ dùng hoá trang để biểu diễn phần thưởng. - Bài hát “ Cho con.” III.Các hoạt động dạy học: 1.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Khởi động: hát tập thể bài “ cho con”. - Bài hát nói về điều gì? - Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cho cha mẹ vui lòng? Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm phần thưởng. -Kiểm tra việc chuẩn bị hoá trang. - Cho HS đóng vai tiểu phẩm. - Phỏng vấn các HS vừa đóng xong tiểu phẩm. Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1) - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận : tình huống b, d, đ thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tình huống a, c là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bài tập 2) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Kết luận chung về các bức tranh. Liên hệ giáo dục. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Cả lớp hát tập thể. - Phát biểu ý kiến cá nhân. - Lớp xem tiểu phẩm. - Lớp trao đổi về cách ứng xử trong tiểu phẩm. - Nêu yêu cầu của bài tập. - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Thảo luận nhóm bàn. - Các nhóm trình bày kết quả. - 2 HS đọc SGK. 2. Củng cố – Dặn dò: + Đối với ông bà, cha mẹ, người lớn thì ta phải làm gì? - Về nhà học bài và tiết sau thực hành. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: