Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Hợp Thành

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Hợp Thành

I. Mục tiêu:

-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

-Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một câu jbes mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

*HSK-G: TL CH3

*GDKNS: -Xác định giá trị.

 -Tự nhận thức bản thân.

 -Đặt mục tiêu.

 -Quản lý thời gian.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Hợp Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
(Nhận xét chung toàn trường)
___________________________________________
Tiết 2: Tập đọc:
Tiết 23:“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một câu jbes mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
*HSK-G: TL CH3
*GDKNS:	-Xác định giá trị.
	-Tự nhận thức bản thân.
	-Đặt mục tiêu.
	-Quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bảy câu tục ngữ của bài tập đọc trước 
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Đọc đúng
- Cho HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc chú giải
- Chia đoạn 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Sửa lỗi phát âm; giải nghĩa một số từ và hướng dẫn ngắt nghỉ
- Giảng từ: + tay trắng (mất sạch tiền của)
 + Không nản chí (giữ vững được ý chí).
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc ( toàn bài đọc với giọng khâm phục)
- Cho HS đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài 
- Đọc mẫu toàn bài
HĐ3:Tìm hiểu nội dung bài:
- Cho HS đọc lướt đoạn 1 + 2, trả lời câu hỏi:
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ Bạch Thái Bưởi là người có ý chí? 
+ Nội dung của đoạn 1 + 2 ? 
- Cho HS đọc đoạn 3 + 4, trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi đã mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? 
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng với các chủ tàu nước ngoài như thế nào? 
+ Thế nào là “Một bậc anh hùng kinh tế”? 
- Nêu ý chính đoạn 3 + 4 ? 
+ Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? 
- Gợi ý cho HS nêu ý chính
Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực và ý chí đã trở thành một nhà kinh doanh lừng lẫy.
HĐ4:Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Cho HS nêu giọng đọc
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm
HĐ5:Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu thế nào là: "một bậc anh hùng kinh tế"?
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- 2 HS đọc
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc 
- Chia 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp ( 2 lượt )
- Theo dõi, lắng nghe, ghi nhớ, sửa lỗi phát âm.
- HS nêu
- Đọc bài theo nhóm 2
- 2 HS đọc
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi
-bán hàng rong cùng mẹ, làm con nuôi cho nhà họ “Bạch”, được nuôi ăn học; làm thư ký cho một hãng buôn, buôn gỗ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
-Có lúc mất trắng tay, nhưng không nản chí
-Bạch Thái Bưởi là người giàu ý chí, nghị lực
-Vào lúc tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông ở miền Bắc
-Ông khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: “Người ta phải đi tàu ta”; ông mua xưởng sửa chữa tàu; thuê kĩ sư trông nom
-Người lập nên thành tích phi thường trong kinh doanh)
- Sự thành công của Bạch Thái Bưởi
-Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng
- HS nêu
- 2 HS nêu nội dung
- 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài. Lớp nhận xét 
Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh, là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
Tiết 3:Toán
Tiết 51:NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
*HSKG:Làm hết BT2, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng kẻ sẵn bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
10dm2 2cm2 = 1002 cm2
 5m2 = 500 dm2
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Ví dụ:
- Nêu, ghi ví dụ
Ví dụ: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
4 Í (3 + 5) và 4 Í 3 + 4 Í 5
- Yêu cầu HS tính và so sánh 
- GV nêu biểu thức 4Í (3 + 5) là một số nhân với một tổng và biểu thức 4 Í 3 + 4 Í 5 là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- Gợi ý cho HS nêu kết luận
* Kết luận (SGK)
- Viết lại dưới dạng biểu thức:
aÍ(b + c) = aÍ b + aÍc
HĐ3:Thực hành:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Gọi HS làm mẫu 1 ý
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét củng cố bài tập
Bài tập 2:( HS KG làm hết BT)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập ý a:
a) Tính bằng hai cách
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp
- Kiểm tra,nhận xét kết quả
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập ý b:
b) Tính bằng hai cách theo mẫu:
- Hướng dẫn để hình thành mẫu
Mẫu: 38 Í 6 + 38 Í 4 
C1: 38 Í 6 + 38 Í 4 = 228 + 152 = 380
C2: 38 Í 6 + 38 Í 4 = 38 Í (6 + 4) 
 = 38 Í 10 = 380
- Yêu cầu HS so sánh xem cách nào thuận tiện hơn? (Cách 2)
- Yêu cầu HS làm các ý còn lại.
- Nhận xét
Bài tập 3:Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 
*HD góc
Bài tập 4:
-nhận xét
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Viết dưới dạng tổng quát nhân một số với một tổng và ngược lại?
- Hát
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào nháp.
4 Í (3 + 5) = 4 Í 8 = 32
4 Í 3 + 4 Í 5 = 12 + 20 = 32
 Vậy 4 Í (3 + 5) = 4 Í 3 + 4 Í 5
- Lắng nghe, theo dõi
- HS nêu kết luận 
- Theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu 
- 1 HS làm mẫu 
- Làm bài vào SGK 
a
b
c
a x (b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm vào bảng con
- 2 HS làm trên bảng lớp 
a) 36Í (7 + 3)
C1: 36Í (7 + 3) = 36Í 10 = 360
C2: 36 Í 7 + 36 Í 3 = 252 + 108 = 360
207 Í (2 + 6)
C1: 207Í (2 + 6) = 207 Í 8 = 1656
C2: 207 Í 2 + 207 Í 6 = 414 + 1242 = 1656
b) 5 Í 38 + 5 Í 62
C1: 5 Í 38 + 5Í 62 = 190 + 310 = 500
C2: 5 Í 38 + 5 Í 62 = 5 Í (38 + 62)
 = 5 Í 100 = 500
135 x 8 + 135 x 2
C1: 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 = 1350
C2: 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x ( 8 + 2 )
 =135 x 10 = 1350
-HS làm vở
(3 +5) x 4 và 3 x4 + 5 x 4
(3 +5) x 4 = 32 3 x4 + 5 x 4= 32
(3 +5) x 4 = 3 x4 + 5 x 4
HS làm vở
26 x 11= 26 x (10 +1)
 =26x 10 + 26 x 1
 = 260 + 26
 =286
Tương tự: 35 x 101= 3535
 213x11=2343 123x101=12423
Tiết 4:Chính tả: (Nghe – viết)
Tiết 12:NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng đoạn văn.
-Làm đúng BTCT phương ngữ 2a/b. hoặc BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chép sẵn bài tập 2a lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở của HS
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Hướng dẫn học sinh nghe – viết:
- Đọc toàn bài viết chính tả và nêu nội dung bài 
- Hướng dẫn luyện viết từ khó, từ dễ lẫn
- GV đọc bài
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi
- Chấm 1 số bài, nhận xét 
HĐ3:Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2 (a): Điền vào chỗ trống ch hay tr
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài
- Cho HS lên bảng điền lần lượt từng câu văn
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Cho HS đọc lại bài văn sau khi đã điền đúng
- Nêu nội dung đoạn văn
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn HS về đọc lại bài tập 2a. Ghi nhớ để viết đúng chính tả những từ đó.
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
-(Ca ngợi hoạ sĩ Lê Duy Ứng có nghị lực, anh đã vượt lên số phận)
- Đọc thầm bài, phát hiện từ khó viết ra bảng con
- Nghe, viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi chính tả
- Nghe nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở
- Lên bảng điền lần lượt các từ
- Theo dõi, nhận xét, lắng nghe
-+ Trung Quốc; chín mươi tuổi; trái núi; chắn ngang; chê cười; chết; cháu; chắt; truyền nhau; chẳng thể; trời; trái núi.
- 1 HS đọc lại đoạn văn 
- Lắng nghe
Tiêt 5:Mĩ thuật ( dạy buổi 2)
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
_______________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2011
Tiết 1:Luyện từ và câu
Tiết 23:MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu:
-Biết thêm một sô từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1) ; hiểu nghĩa từ nghị lực (Bt2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng kẻ sẵn bài 1 và ghi sẵn nội dung bài 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Bài tập 2 ở tiết LTVC trước
- Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:Từ Hán Việt theo chủ điểm
Bài 1: Xếp các từ có tiếng “chí” sau đây vào hai nhóm trong bảng: chí phải; ý chí; chí lí; chí thân; chí khí; chí tình; chí hướng; chí công; quyết chí
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tự làm bài vào VBT
- Yêu cầu HS trình bày kết quả, GV ghi bảng
- Cùng HS nhận xét bài làm, chốt lại đáp án:
 Bài 2: Dòng nào dưới đây ghi đúng nghĩa của từ “nghị lực” (nội dung SGK)
- Tiến hành như bài tập 1
Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn (nghị lực; quyết tâm; nản chí; kiên nhẫn; nguyện vọng) để điền vào ô trống.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. GV ghi lên bảng
- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng
- Cho HS đọc lại đoạn văn đã hoàn thành.
HĐ3: Tục ngữ theo chủ điểm
Bài 4: Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì? 
- Gọi HS đọc đề bài và nội dung của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu nội dung các câu tục ngữ.
- GV củng cố và chốt nội dung đúng.
HĐ4:Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu nghị lực là gì?
- Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS
-Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu 
- Suy nghĩ, làm bài vào VBT
- HS nêu bài làm của mình
- “Chí” có nghĩa là: rất; hết sức: chí phải; chí lý; chí thân; chí tình; chí công.
- “Chí” có nghĩa là: ý muốn bền bỉ  tốt đẹp: ý chí, chí khí; chí hướng; quyết chí.
- Theo dõi, nhận xét, lắng nghe
- Tự làm bài vào vở tương tự bài tập 1
-Đáp án: ý b
- 1 HS nêu 
- Thảo luận theo nhóm 2 làm bài
- Đại diện 3 nhóm trình bày
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét 
+ Thứ tự các từ cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
- 1 HS đọc
- HS suy nghĩ và nêu nội dung các câu tục ngữ. 
Tiết 2:Toán:
Tiết 52:NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
-Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức có liên quan đến phép nhân một số v ... iêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất
- Yêu cầu HS đặt tính và tính lại vào nháp
HĐ3:Thực hành:
Bài1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Gợi ý cho HS nêu cách đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bài
-Chốt kết quả đúng
*HS K-G làm góc
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 45 x a với a = 13; 26
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
Nhận xét, và củng cố bài tập
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Gọi HS nêu yêu cầu và cách giải
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chấm, chữa bài
HĐ4:Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà ôn bài
- Hát
- 2 HS thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Lớp làm ra nháp, 1 HS làm trên bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Quan sát
- Đặt tính vào nháp, làm lại 
- 1 HS nêu 
- HS nêu cách tính
- HS làm bảng con
a) 86 Í 53
b) 33 Í 44
Í
 86
Í
 33
 53
 44
 258
 132
430
132
4558
1452
-1 HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài ra nháp, 2 HS làm bài trên bảng lớp
+ Nếu a = 13 thì 45 Í a = 45 Í 13 = 585
+ Nếu a = 26 thì 45 Í a = 45 Í 26 = 1170
- 1 HS đọc 
- HS nêu 
- Làm bài vào vở
Tóm tắt:
1 quyển : 48 trang
25 quyển: ..? trang
Bài giải
25 quyển vở có số trang là:
48 Í 25 = 1200 (trang)
 Đáp số: 1200 trang
Tiết 5: Khoa học
Tiết 24:NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục đích, yêu cầu:
-Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất va sinh hoạt:
	+Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tao thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải ra cá chất thừa, chất độc hại.
	+Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các hình trong SGK (trang 50)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với sự sống
- Yêu cầu HS quan sát H1; 2; 3
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Tìm hiểu, trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể con người 
Tìm hiểu, trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
 Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Cho đại diện các nhóm phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu HS nêu kết luận
- Chốt lại kết luận: Nước không thể thiếu được đối với đời sống con người; động vật và thực vật.
HĐ3: Tìm hiểu về vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và vui chơi, giải trí.
- Cho HS quan sát hình 5; 6; 7 (SGK trang 51); trả lời câu hỏi: 
+ Con người cần nước vào những việc gì khác? 
- Yêu cầu HS đưa ra dẫn chứng cụ thể cho từng trường hợp
- Cho sinh hoạt: tắm gội
* Yêu cầu học sinh đọc mục “bạn cần biết”
HĐ4:Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát hình
- Thảo luận nhóm 5, tìm hiểu
- Đại diện các nhóm phát biểu
- Quan sát hình, trả lời câu hỏi
-cần cho sinh hoạt, vui chơi, giải trí; cho sản xuất công, nông nghiệp
- Lấy dẫn chứng cho các trường hợp sử dụng nước 
- 2 HS đọc
Tiết 5:Kĩ thuật (Dạy buổi 2)
Tiết 12:KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 3)
I. Mục tiêu:
-Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
-Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
*HS Khéo tay: Khâu viền được đường gắp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kim, vải, thước kẻ, phấn
- HS: Kim, vải, thước kẻ, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
Dụng cụ của học sinh 
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Thực hành
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu
+ Vạch dấu
+ Gấp mép vải
+ Khâu đột
- GV nhận xét, chốt lại nội dung đúng.
- Yêu cầu HS thực hành trên vải
HĐ3: Nhận xét đánh giá.
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS trình bày bài
- Gọi HS nhạn xét các sản phẩm
HĐ4:Củng cố, dặn dò
- Nêu lại quy trình khâu?
- Dặn HS về chuẩn bị dụng cụ cho giờ sau.
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS nhắc lại
- Nhận xét
- Thực hành
- Lắng nghe
- HS trình bày phẩm
- Nhận xét
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2011
Tiết 1:Tập làm văn
Tiết 24:KỂ CHUYỆN: KIỂM TRA VIẾT
I. Mục đích, yêu cầu:
-Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
-Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Viết sẵn đề bài và dàn ý vắn tắt của một bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dàn ý vắn tắt của một bài kể chuyện.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2:HD HS nắm yêu cầu của đề bài:
Đề bài: Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” bằng lời kể của cậu bé An-đrây-ca
- Cho HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý vắn tắt
- Lưu ý cho HS: Bài viết phải đủ 3 phần. Khi viết phải hoàn thành câu lời kể tự nhiên; chân thật
HĐ3:Thực hành: 
- Bao quát HS
-Thu bài chấm:
HĐ4:Củng cố,dặn dò:
- Để kể được câu chuyện hay em cần chú ý điều gì?
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - 1 HS đọc
 - Lắng nghe
- HS viết bài vào vở.
Tiết 2:Toán
Tiết 55:LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Thực hiện được nhân với số có hia chữ số.
-Vận dụng được vào giải bìa toán có phép nhân với số có hai chữ số.
*HSK-G:Bài 2 cột 3, Bài 4,5
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
Đặt tính rồi tính: 
 214 Í 17 = ? 432 Í 47 = ?
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ1Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Gọi HS nêu lại cách tính và tính
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài
Đáp án:
a. 1462 b. 16692 c. 74311
HĐ3:Tính giá trị của biểu thức
Bài 2: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
(HSK-G: Làm hết BT)
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả
- Cho HS so sánh giá trị của m Í 78 với m =(30; 3)
- Củng cố bài tập
m
3
30
23
230
m Í 78
234
2340
1794
17940
HĐ4: Giải toán có lời văn
Bài 3:
- Cho HS đọc bài toán
- Yêu cầu nêu tóm tắt và cách giải
- Yêu cầu HS làm bài 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
*HSK-G làm góc
Bài 4:
 Bài 5:HSK-G: làm góc
Bài giải:
Số học sinh trường đó có tất cả là:
( 30 x 12 ) + ( 35 x 6 ) = 570 ( học sinh )
 Đáp số: 570 học sinh
HĐ5:Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu 
- HS nêu cách tính
- HS làm bài vào bảng con
- Theo dõi 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào SGK 
- HS nêu kết quả
- So sánh kết quả tính được 
- HS đọc bài toán
- Làm bài ra nháp, 1 HS làm trên bảng lớp
Tóm tắt
Tim đập 1 phút: 75 lần
4 giờ đập : ? lần
Bài giải
Một giờ tim người đó đập số lần là:
75 Í 60 = 4500 (lần)
24 giờ tim người đó đập số lần là:
4500 Í 24 = 108000 (lần)
 Đáp số: 108000 lần
-Đáp số BT4: 
Bài giải
Bán hết 13kg đường loại 5200 có số tiền là:
13 x 5200= 67 600 (đồng)
Bán hết 18kg đường loại 5500 có số tiền là:
18 x 5 500= 99 000 (đồng)
Sô tiền thu được sau khi bán hết hai loại là:
 67 600 + 99 000= 166 600 ( đồng)
 Đáp số: 166 600 đồng
Tiết 3: Thể dục
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
_______________________________________________
Tiết 4:Địa lý
Tiết 12:ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
	+Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
	+Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trìn, cạnh đáy là đường bờ biển.
	+Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
-Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
-Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ):sông Hồng, sông Thái Bình.
*HSKG: +Dựa vào tranh ảnh sgk, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
	+Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
*THMT: tích hợp bộ phận
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:-Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
- Tại sao thành phố Đà Lạt trở thành điểm du lịch nghỉ mát?
 - Giới thiệu, ghi đầu bài
HĐ2: Đồng bằng lớn ở miền Bắc 
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ
- Chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ và nêu hình dạng của nó 
- Cho HS dựa vào lược đồ và thông tin ở SGK để trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù xa những sông nào bồi đắp?
 + Nêu diện tích của đồng bằng Bắc Bộ? 
+ Địa hình của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? 
- Cho HS quan sát hình 2 để nhận biết thêm một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ 
HĐ3: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
- Cho HS quan sát lược đồ H1
- Một số HS chỉ trên bản đồ lớn vị trí sông Hồng và sông Thái Bình
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Khi mưa nhiều nước sông, ngòi, hồ, ao thường như thế nào?
 + Để ngăn lụt người dân ở đồng bằng đã làm gì? 
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? 
- Cho HS quan sát hình 3,4 (SGK) 
+ Ngoài việc đắp đê người dân còn làm gì để sử dụng nước sông cho sản xuất? 
HĐ4:Củng cố, dặn dò:
- Cho học sinh lên chỉ trên bản đồ, mô tả về đồng bằng Bắc Bộ về đê ven sông ở đây.
- Htá
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
 - HS chỉ trên bản đồ
 - 1 HS thực hiện yêu cầu
- HS chỉ và nêu hình dạng(Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác)
- Quan sát lược đồ (SGK), trả lời câu hỏi
-Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên
-Diện tích 15000km2; lớn thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ
-Khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra
-Địa hình thấp, bằng phẳng; sông ở đồng bằng uốn lượn quanh co. Nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân
- Quan sát hình 2
- Quan sát
- 1 HS thực hiện
-Nước dâng cao gây ngập lụt
-Đắp đê ở hai bên bờ sông để ngăn nước lũ
-Có chiều dài hàng nghìn km; được đắp cao và ngày càng vững chắc
-Đào kênh mương tưới, tiêu cho ruộng đồng
Tiết 5:Sinh hoạt:
Quyền và bổn phận trẻ em
Chủ đề 1: Tôi là một đứa trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 12 lop 4 Chuan KTKN.doc