Môn: Lịch sử
Tiết 12: CHÙA THỜI LÝ
I/ Mục tiêu :
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển củ đạo Phật thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A-di-đà.
- Phiếu học tập của hs
III/ Các hoạt động dạy-học:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 12 NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 07/11/2011 Đạo đức Tốn Tập đọc Lịch sử SHĐT 12 56 23 12 12 Hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ (Tiết 1) Nhân một số với một tổng “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi Chùa thời Lý Chào cờ Thứ 3 08/11/2011 Tốn Chính tả Khoa học LT&câu Kĩ thuật 57 12 23 23 12 Nhân một số với một hiệu Nghe - viết: Người chiến sĩ giàu nhị lực Sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong thiên nhiên Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 3) Thứ 4 09/11/2011 Mĩ thuật Âm nhạc Tốn Tập đọc Địa lí 12 12 58 24 12 Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt Luyện tập Vẽ trứng Đồng bằng Bắc Bộ Thứ 5 10/11/11 Anh văn Tốn TLV LT&câu Khoa học 23 59 23 24 24 Nhân với số cĩ hai chữ số Kết bài trong bài văn kể chuyện Tính từ (Tiếp theo) Nước cần cho sự sống Thứ 6 11/11/11 Anh văn TLV Tốn Kể chuyện SHL 24 24 60 12 12 Kể chuyện (Kiểm tra viết) Luyện tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc Sinh hoạt cuối tuần. TUẦN 12 Thứ hai, ngày 07 tháng 11 năm 2011 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 12: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiêt 1 ) I/ Mục tiêu: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. *KNS: Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ơng bà, cha mẹ dành cho con cháu. Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ơng bà, cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ơng bà, cha mẹ. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bài hát Cho con - Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu - Bảng phụ ghi các tình huống ở HĐ2 (tiết 1) - Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho hs HĐ2 (tiết 1) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tiết kiệm thời giờ Gọi hs lên bảng trả lời - Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm tiền của? - Tiết kiệm tiền của có tác dụng gì? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Bắt giọng cho cả lớp hát bài Cho con - Bài hát nói lên điều gì? - Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? - Tình yêu thương của cha mẹ là bao la, rộng lớn. Vậy là con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ, ông bà vui lòng? Các em cùng học qua bài hôm nay: Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ 2) Vào bài: * Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể - Kể cho lớp nghe câu chuyện "Phần thưởng" - Gọi 1 hs đọc lại câu chuyện - Nêu lần lượt từng câu hỏi, hs suy nghĩ trả lời: + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện " Phần thưởng"? + Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng? + Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? vì sao? Kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà . Hưng là một đứa con hiếu thảo KNS: Kĩ năng xác định giá trị thìn cảm của ơng bà, cha mẹ dành cho con cháu. * Hoạt động 2:Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - yc hs mmở VBT ghi 5 tình huống (BT1 SGK - Các em hãy đọc thầm các tình huống này và suy nghĩ xem cách ứng xử của các bạn là đúng hay sai? Vì sao? - GV lần lượt nêu tình huống, nếu đúng các em giơ thể đỏ, sai giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ vàng. - Lần lượt nêu các tình huống ở BT 1/18,19( bỏ tình huống d) - Gọi hs giải thích vì sao em cho là đúng, vì sao em cho là sai, vì sao em phân vân? Kết luận: Việc làm của bạn Loan (THb), , Nhâm (THđ) đã thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (THa) và bạn Hoàng (THc) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ơng bà, cha mẹ. * Hoạt động 3: Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay chưa? - Chia nhóm 4 (2 nhóm 1 tranh) - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để đặt tên cho bức tranh và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh. - Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung - Nhận xét về việc đặt tên cho các bức tranh. Tuyên dương nhóm đặt tên hay phù hợp Kết luận: Ông bà, cha mẹ là người sinh ra ta và nuôi nấng ta nên người. Bổn phận của chúng ta là phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết quan tâm tới sức khỏe và niềm vui, công việc của ông, bà, cha mẹ và biết chăm sóc ông bà, cha mẹ - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/18 C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs kể những việc làm chăm sóc ông bà, cha mẹ KNS: Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ơng bà, cha mẹ. - Về nhà thực hành chăm sóc ông bà cha mẹ - Chuẩn bị BT 5,6 SGK/20 - Bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tt) Nhận xét tiết học 2 hs lần lượt lên bảng trả lời - Vì thời giờ là thứ quí nhất, khi nó trôi qua thì không bao giờ trở lại. Do đó` chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách hiệu quả - Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm nhiều việc có ích - Cả lớp hát bài Cho con - Tình yêu thương, che chở của cha mẹ đối với con cái trong gia đình - Tình yêu thương của cha mẹ đối với con thật bao la vô bờ bến không gì có thể so sánh được. - Lắng nghe - Lắng nghe - 1 hs đọc - HS lần lượt trả lời, hs khác nhận xét + Bạn Hưng rất yêu quí bà, biết quan tâm chăm sóc bà + Bà bạn Hưng sẽ rất vui + Chúng ta phải kinh trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Vì ông ba, cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng và yêu thương ta. - Lắng nghe - Đọc thầm, suy nghĩ - Lắng nghe, thực hiện - HS lần lượt giơ thẻ sau mỗi tình huống - HS giải thích sau mỗi câu GV nêu ra. + THa: sai - vì Sinh đã không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang bị mệt mà lại còn đòi đi chơi + THb: đúng + THc: Sai - Vì ba đang mệt, Hoàng không nên đòi ba quà + THđ: Đúng - Vì Nhâm biết quan tâm, chăm sóc bà khi bà bị ho - Lắng nghe - Chia nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày + Tranh 1: Chỉ nghĩ đến mình - Bạn nhỏ trong tranh chưa thể hiện sự quan tâm của mình đối với ông bà, cha mẹ mà chỉ nghĩ đến mình + Tranh 2: Người con hiếu thảo - Bạn trong tranh thể hiện sự yêu thương, chăm sóc của mình đối với mẹ khi mẹ bị bệnh. + Tranh 3: Cháu yêu bà - Em sẽ nói: Bà ơi! Bà nằm xuống đi để cháu đấm lưng cho bà. Em làm như vậy vì bà đã cực khổ sinh ra mẹ và chăm sóc em hàng ngày, em phải có nhiệm vụ hiếu thảo, chăm sóc bà + Tranh 5: V âng lời ông Em sẽ ngưng ngay việc làm diều và lấy ngay cho ông cốc nước. Vì đó là thể hiện sự hiếu thảo biết nghe lời ông và là bổn phận phải chăm sóc ông khi ông bị bệnh - Các nhóm khác nhận xét - Lắng nghe - 3 hs đọc ghi nhớ - HS lần lượt kể - lắng nghe, thực hiện __________________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. II/ Đồ dùng dạy học: - Kẻ bảng phụ BT 1 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Mét vuông - Gọi hs lên bảng sửa BT 4 SGK/65 - Gọi hs nhận xét bài của bạn, nêu cách giải khác - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Ghi bảng 4 x (3 + 5) = (1) - Gọi hs lên bảng tính và nêu cách tính - Biểu thức này gọi là một số nhân với một tổng. Ngoài cách bạn thực hiện còn có cách làm nào khác? Tiết toán hôm nay các em biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. 2) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức - Ghi lên bảng biểu thức thứ hai 4 x 3 + 4 x 5 (2) , gọi hs lên bảng thực hiện - Nhận xét giá trị của biểu thức (1) với giá trị của biểu thức (2) - Vậy ta có: 4 x(3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 3) Nhân một số với một tổng: - Chỉ biểu thức bên trái dấu " = " nói: đây là một số nhân với một tổng, chỉ biểu thức bên phải nói: Đây là tổng giữa các tính của số đó với từng số hạng của tổng. - Muốn nhân một số với một tổng ta làm sao? - Kết luận: Ghi nhớ SGK/66 - Thầy khái quát bằng công thức sau: a x (b + c) =, gọi hs lên bảng ghi biểu thức vào VP - Gọi hs đọc công thức trên 4) Thực hành: Bài 1: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGk Bài 2: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách các em hãy áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng - Viết lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B - Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn? b) GV hd mẫu - Gọi hs lên bảng giải, cả lớp thực hiện vào vở nháp. - Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao? Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp. - Khi nhân một tổng với một số chúng ta thực hiện thế nào? - Gọi vài hs nhắc lại C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn nhân một tổng với một số ta làm sao? - Về nhà làm lại bài 2b - Bài sau: Một số nhân với một hiệu Nhận xét tiết học - 1 hs lên bảng sửa Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 - 15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 - Nhận xét, nêu cách giải khác - 1 hs lên bảng thực hiện 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 - Nêu cách tính: Đây là biểu thức có chứa dấu ngoặc, nên ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước, sau đó thực hiện phép tính nhân . - Lắng nghe - 1 hs lên bảng thực hiện 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - Giá trị của hai biểu thức bằng nhau - 1 hs đọc - Lắng nghe - Ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. - 3 hs đọc ghi nhớ - 1 hs lên bảng ghi VP và nêu cách tính a x (b + c ) = a x b + a x c ... hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. - Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa trong SGK để trả lời các câu hỏi sau (2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi) - phát phiếu cho 3 nhóm 1) Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước? 2) Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước? 3) Không có nước, cuộc sống của động vật sẽ ra sao? - Gọi đại diện nhóm trình bày (dán phiếu) Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ 10-20% nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết #SDNLTK&HQ: - Gọi hs đọc mục bạn cần biết/50 * Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người - Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì? - Nước cần cho mọi hoạt động của con người, dựa vào những ý kiến trên, các em hãy cho biết con người sử dụng nước vào những loại nào? - Dán 2 tờ phiếu lên bảng, tổ chức cho hs thi tiếp sức điền những ý kiến vào cột thích hợp - Tuyên dương nhóm nào xếp nhanh và thêm những ý kiến vào cột thích hợp ngoài những ý kiến trên Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta h4y giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình. #SDNLTK&HQ: - Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/51 C/ Củng cố, dặn dò: - Nêu vai trò của nước? - Hãy giữ vệ sinh nguồn nước - Bài sau: Nước bị ô nhiễm Nhận xét tiết học - 1 hs vẽ sơ đồ, 2 hs nối tiếp nhau trình bày vòng tuần hoàn của nước: Nước từ sông, suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn. - Dùng để uống, tưới cây, chế biến thức ăn,... - Lắng nghe - Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận 1) Thiếu nước con người sẽ không sống nổi . Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thu được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn 2) Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được. 3) Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng - Các nhóm khác, nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - 2 hs đọc to trước lớp - HS lần lượt phát biểu: + tắm, lau nhà, giặt quần áo + Tắm cho súc vật, rửa xe, + uống, nấu cơm, nấu canh + Đi bơi, tắm biển + Trồng lúa, tưới rau, + Sản xuất xi măng, gạch men + Tạo ra điện + Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp,.. - Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - Chia 2 nhóm, mỗi nhóm cử 6 bạn - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - 3 hs đọc to trước lớp - HS trả lời theo sự tiếp thu bài của các em Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011 Môn: ANH VĂN _______________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết 24: KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT ) I/ Mục đích, yêu cầu: Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến , kết thúc ). Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) @TTHCM: Bác hồ là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái, hết lòng vì dân vì nước. II/ Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu @TTHCM: Kể các cậu chuyện về tấm lòng nhân ái, giàu lòng yêu thương của Bác Hồ. ________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 60: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Nhân với số có hai chữ số - Gọi hs lên bảng trả lời : Muốn nhân với số có hai chữ số ta làm sao? Tính: 75 x 25 Nhận xét, chấm điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được củng cố về thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan 2) HD luyện tập: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện Bài 3: Gọi HS đọc đề bài - Y/c HS giải bài toán trong nhóm 4 (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi hs dán phiếu và trình bày - Nhận xét, Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra Bài 2: Treo bảng (đã chuẩn bị) - Giải thích y/c - Tổ chức cho hs thi tiếp sức - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc C/ Củng cố, dặn dò: - Nhân với số có hai chữ số ta được mấy tích riêng? Viết như thế nào? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Ta đặt tính sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái 75 x 25 = - Lắng nghe a) 17 x 86 = 1462 b) 428 x 39 = 16692 c) 2057 x 23 = 47311 - 1 hs đọc to trước lớp - HS làm bài trong nhóm 4 - Dán phiếu và trình bày Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là: 75 x 60 = 4500 (lần) Trong 24 giờ, tim người đó đập số lần là: 4500 x 24 = 10800 (lần) Đáp số: 108000 lần m 3 30 Mx78 234 2340 - Ta được 2 tích riêng , tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất ____________________________________________ Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. @TTHCM: Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích. II/ Đồ dùng dạy-học: - Sách truyện đọc lớp 4 - Bảng phụ viết gợi ý 3 SGK và tiêu chuẩn đánh giá bài KC III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng kể đoạn 1,2 của câu chuyện Bàn chân kì diệu và TLCH; Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất về người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống 2) HD kể chuyện: a) Tìm hiểu đề bài: - Treo bảng phụ, gọi hs đọc đề bài - Gạch chân các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực - Gọi hs đọc gợi ý trong SGK - Y/c hs đọc thầm lại gợi ý 1 - Những nhân vật được nêu tên trong gợi ý (Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hiền...) là những nhân vật các em đã biết trong SGK, em có thể kể về những nhân vật đó. Nếu kể câu chuyện ngoài SGK em sẽ được cộng thêm điểm - Gọi hs giới thiệu với các bạn câu chuyện mình kể - Gọi hs đọc thầm gợi ý 3 - Yêu cầu hs tiêu chuẩn đánh giá bài KC trên bảng, gọi hs đọc - Nhắc nhở: Trước khi KC, các em cần giới thiệu câu chuyện của mình (tên câu chuyện, tên nhân vật). Chú ý kể tự nhiên và nhớ kể chuyện với giọng kể. Với những truyện dài các em có thể kể 1,2 đoạn b) Thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp - Viết lên bảng tên hs, tên câu chuyện mà hs kể - Y/c hs trao đổi với nhau về câu chuyện - Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí trên - Tuyên dương bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất @TTHCM: Kể câu chuyện về nghị lực của Bác trong thời gian đi tìm đường cứu nước. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà kể lại các câu chuyện mà bạn kể cho người thân nghe - Tìm sách, báo đọc về tấm gương những người có ý chí, nghị lực - Bài sau: Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia câu chuyện về người có tinh thần kiên trì vượt khó trong đời sống xung quanh Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên bảng kể đoạn 1,2 + Em học được ở anh Ký tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên trở thành người có ích. + Qua tâm gương anh Ký, em càng thấy mình phải cố gắng nhiều hơn. - Lắng nghe - 1 hs đọc đề bài - Theo dõi - 4 hs nối tiếp nhau đọc từng gợi ý - HS đọc thầm - Lắng nghe, thực hiện - HS lần lượt nêu tên câu chuyện của mình + Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. đây là truyện đọc trong SGK TV4. + Tôi muốn kể câu chuyện Người chiến sĩ giàu nghị lực + Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về anh Sơn người bị tàn tật mà vẫn học hai trường đại học.Tấm gương về anh tôi được xem trên chương trình Người đương thời - HS đọc thầm - 1 hs đọc - Lắng nghe - Kể trong nhóm đôi - lần lượt hs thi kể trước lớp - Cả lớp lắng nghe, theo dõi - Trao đổi về câu chuyện + Trong câu chuyện mình vừa kể, bạn thích nhất nhân vật nào? + Bạn thích chi tiết nào trong truyện? Vì sao? + Qua câu chuyện, bạn muốn nói với các bạn điều gì? + Bạn hãy nêu ý nghĩa câu chuyện bạn kể - Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: + Đúng chủ đề, giọng kể, cử chỉ, trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn, câu chuyện ngoài SGK - Lắng nghe, thực hiện ________________________________________ Tiết 12: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: