Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

TOÁN

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

 I - MỤC TIÊU :

 Giúp HS :

 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số .

 - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .

 * Có thể bỏ bài 4 trang 67

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Kẻ bảng phụ bài tập 1.

III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

 - GV nhận xét

 2. Tính & so sánh giá trị hai biểu thức.

 - GV ghi bảng: 4 x (3 + 5)

 4 x 3 + 4 x 5

 - Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5.

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai, ngày 17 tháng 11 năm 2008
TẬP ĐỌC
 “VUA TÀU THUỶ ” BẠCH THÁI BƯỞI
	I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
	2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
	II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Tranh minh hoạ nội dung bàiđọc trong SGK.
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	4 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên.
	2. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: “Vua tàu thuỷ ” Bạch Thái Bưởi.
	b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
	* Luyện đọc: 
	- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
	+Đoạn 1: từ đầu đến cho ăn học
	+Đoạn 2: tiếp theo đến không nản chí.
	+Đoạn 3: tiếp theo đến Trưng Nhị.
	+Đoạn 4: phần còn lại.
	- HS đọc chú thích và kết hợp giải nghĩa thêm: người cùng thời
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một, hai HS đọc bài.
	- GV đọc diễn cảm bài văn : giọng chậm rãi đoạn 1,2 và nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc giọng sảng khoái.
 	*Tìm hiểu bài:
 	- Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 	- Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
	+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
	+ Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
	+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí ? 
	+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? 
	+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với người nước ngoài như thế nào?
	+ Em hiểu thế nào là bậc anh hùng kinh tế?
	+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
	* Hướng dẫn đọc diễn cảm
	- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
	+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: “Bưởi mồ côi.không nãn chí. ”
	- GV đọc mẫu
	- Từng cặp HS luyện đọc 
	- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
	3. Củng cố – Dặn dò: 
	- Nhận xét về con người của Bạch Thái Bưởi ?
	- Nhận xét tiết học.
*****************************************
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
	I - MỤC TIÊU : 
 Giúp HS :
	- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số .
	- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .
 * Có thể bỏ bài 4 trang 67
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Kẻ bảng phụ bài tập 1.
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
	- GV nhận xét
	2. Tính & so sánh giá trị hai biểu thức.
	- GV ghi bảng: 4 x (3 + 5)
 4 x 3 + 4 x 5
	- Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5.
	3. Nhân một số với một tổng
	- GV chỉ vào biểu thức ở bên trái, yêu cầu HS nêu: 4 x (3 + 5)
 một số x một tổng
 4 x 3 + 4 x 5
 1 số x 1 số hạng + 1 số x 1 số hạng
	- Yêu cầu HS rút ra kết luận
	- GV viết dưới dạng biểu thức
 a x (b + c) = a x b + a x c
	4. Thực hành
 	Bài tập 1:
 HS làm theo mẫu. 
 - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
	Bài tập 2:
	- HS tính bằng hai cách. HS làm bài và sửa bài
	Bài tập 3:
	- HS tính và so sánh kết quả. HS nêu cách nhân một số với một tổng. 
	Bài tập 4:
HS làm theo mẫu. Sau đó sửa bài
	5.Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài: Một số nhân với một hiệu.
*****************************************
 ĐẠO ĐỨC 
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
 I - MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức : HS hiểu 
 	- Công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà cha mẹ. 
 2 - Kĩ năng :
- HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
 3 - Thái độ :
 	- HS Kính yêu ông bà, cha mẹ.
 II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 	- Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng .
 	- Bài hát “ Cho con “- Nhạc và lời : Nhạc sĩ Phạm Trong Cầu . 
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Kiểm tra bài cũ : 
 	 - Kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ ?
 2.Dạy bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 - Hát bài Cho con
 - GV: Bài hát nói về điều gì ?
 	 - GV: Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình ? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để vui lòng cha mẹ ? 
 b.Thảo luận tiểu phẩm“ Phần thưởng “
 - HS diễn tiểu phẩm .
 - Đối với ban đóng vai Hưng : Vì sao em lại mời “bà” ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ?
 - Đề nghị bạn đóng vai “bà của Hưng” cho biết : bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ? 
 -GV: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 
 c.HS thảo luận nhóm: Bài tập 1 (SGK).
 - Nêu yêu cầu của bài tập .
 - Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử 
 - GV kết luận : Việc làm của các bạn Loan ( tình huống b ) , Hoài ( tình huống d ) , Nhâm ( tình huống đ ) thề hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ; việc làm của bạn Sinh ( tình huống a ) và bạn Hoàng ( tình huống c ) là chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ .
 d.Thảo luận nhóm ( bài tập 2 SGK )
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS trao đổi trong nhóm .
 - Đại diện nhóm trình bày .
 - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
 - GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm hS đã đặt tên tranh phù hợp.
 4.Củng cố -dặn dò
 - 1 -2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
 - Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ ca ngợi những đứa con hiếu thảo.
 - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK.
MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I.MỤC TIÊU
 - HS 	biết được các công việc bình thường diễn ra hàng ngày của các em ( đi học, làm việc nhà giúp gia đình) 
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt
 	- HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Một số tranh của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt
- Một số tranh của HS về đề tài sinh hoạt gia đình
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
 1. Giới thiệu bài
 2. Tìm, chọn nội dung đề tài
 	 - GV treo tranh về đề tài sinh hoạt học tập, lao động, sau đó đặt câu hỏi gợi ý cho HS:
 + Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
 + Em thích bức tranh nào? Vì sao?
	+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường.
 	- HS trả lời xong thì GV tóm tắt, bổ sung, nêu các hoạt động diễn ra hàng ngày của các em.
 3.Cách vẽ 
 GV gợi ý cách vẽ tranh; vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau để nội dung rõ và phong phú. Vẽ các dáng hoạt động cho sinh động, vẽ màu tươi sáng, có đậm có nhạt.
 4. Thực hành
 HS làm bài theo nhóm, GV quan sát nhắc nhở HS
 5. Nhận xét, đánh giá
 	- GV cùng HS chọn những bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo trên bảng, GV gợäi ý HS nhận xét về: bố cục, hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ
 	- GV yêu cầu HS xếp loại các bài theo ý thích
 6. Củng cố- Dặn dò
 	- Nhận xét tiết học.
 	- Dặn HS sưu tầm bài trang trí đường diềm
********************************************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008
THỂ DỤC
HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG – TRÒ CHƠI: MÈO DUỔI CHUỘT
 I. MỤC TIÊU:
 - Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động.
 - Học động tác thăng bằng. HS nắm được kĩ thuật động tác và thực hành tương đối đúng
 II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 - Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn.
 - Phương tiện: 1-2 còi 
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP :
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Xoay các khớp cổ chân, gối,
-Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập
2.Phần cơ bản:
 a)Bài thể dục phát triển chung
Mục tiêu: HS ôn bài thể dục phát triển chung, học động tác thăng bằng
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân , lưng bụng và phối hợp
-Học động tác thăng bằng (4-5 lần)
- Ôn tập từ đầu đến động tác thăng bằng (1-2 lần)
b) Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
3.Phần kết thúc:
-Đứng vỗ tay hát
-Thực hiện động tác thả lỏng
-Hệ thống bài
-Nhận xét tiết học, giao bài tập
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
1-2 phút
18-22phút
12-14phút
5-6 phút
1 phút
1-2 phút
1 phút
1 phút
-GV thực hiện.
-HS đứng tại chỗ và thực hiện.
-HS thực hiện 
- 1-2 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp 
-GV nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập theo
-GV nêu tên trò chơi, nhắc cách chơi, HS chơi thừ và chơi thật
-HS thực hiện
-GV cùng HS
-GV thực hiện
*****************************************
CHÍNH TẢ
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : Người chiến sĩ giàu nghị lực.
 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn : ch/tr , ươn/ương
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b để HS các nhóm thi tiếp sức.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ: 
 	- HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
	- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
	2. Hướng dẫn HS nghe viết.
 	 a. Hướng dẫn chính tả: 
	- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
	- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả và trả lời nội dung: 
	- Tác phẩm nào của Lê Duy Ứng gây xúc động cho đồng bào cả nước
	- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: quệt, xúc động, hỏng, chân dung. 
	 b. Hướng  ... hiện phép tính gì. Sau đó cho HS tính & viết lời giải vào vở.
	5.Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập
*****************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (tiếp theo)
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	1. Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất .
	2. Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất . 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 4,5 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2.
	- Băng dính.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1.Kiểm tra bài cũ : Mở rộng vốn từ : Ý chí , nghị lực
	2.Phần nhận xét
	* Bài tập 1: 
	- HS suy nghĩ và phát biểu. 
	- GV chốt lại
	+ Tờ giấy này tráng : mức độ trung bình – tính từ trắng.
	+ Tờ giấy này trăng tráng : mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
	+ Tờ giấy này tráng tinh : mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
	* Bài tập 2 
	- 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. 
	- HS làm việc cá nhân 
	- HS phát biểu ý kiến
	- GV : ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm vào trước tính từ trắng từ rất – rất trắng ; hoặc các từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất.
	 	3. Phần ghi nhớ
	- HS đọc ghi nhớ trong SGK. HS đọc thầm
	4.Phần luyện tập
	* Bài tập 1: 
	- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập
	- Cả lớp nhận xét bài trên bảng
	- GV chốt lại : đậm, ngọt , rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn. 
	* Bài tập 2 
	- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
	- Cả lớp đọc thầm . HS làm việc cá nhân 
	* Bài tập 3
	- Hướng dẫn HS đặt câu.
	- 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm 
	- HS làm việc cá nhân 
	5.Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
	- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Ý chí, nghị lực.
*****************************************
ĐỊA LÍ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
	- HS biết đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn ở miền Bắc.
	- Có sông ngòi & hệ thống đê ngăn lũ
2.Kĩ năng:
	- HS chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, nguồn gốc, hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
	- Bước đầu biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức.
3.Thái độ:
	- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1. Hoạt động cả lớp
	- GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
	- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
	- GV chỉ bản đồ cho HS biết đỉnh & cạnh đáy tam giác của đồng bằng Bắc Bộ.
	2. Hoạt động nhóm
	- HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
	+ Đồng bằng Bắc Bộ đã được hình thành như thế nào?
	+ Đồng bằng có diện tích là bao nhiêu km vuông, có đặc điểm gì về diện tích?
	+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
	3. Làm việc cá nhân
	- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
	+ Em đã nhìn thấy sông Hồng, sông Thái Bình bao giờ chưa? Khi nào? Ở đâu?
	+ Sông Hồng có đặc điểm gì?
	- GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc; vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh & đổ ra biển bằng nhiều cửa.
	+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường dâng lên hay hạ xuống?
	+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
	+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
	- GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân
4. Thảo luận nhóm
	- HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
	+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
	+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
	- Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK.
	+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
	- GV nói thêm về vai trò của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đối với việc bồi đắp đồng bằng, sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
	5. Củng cố 
	- GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng sông Hồng, sông ngòi & hệ thống đê ven sông
	- Nhận xét tiết học.
********************************************************************************
 Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI : CÒ LẢ
 I.MỤC TIÊU:
 - HS cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả, dân ca đồng bằng B.Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát
 - Qua bài hát, giáo dục các em yêu quý dân ca và trân trọng người lao động
	 III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Máy nghe nhạc, băng nhạc.
 Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh phong cảnh làng quê Bắc Bộ.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Phần mở đầu:
 Ôn lại bài hát cũ, giới thiệu bài hát mới
 - Gọi hai HS biểu diễn bài Khăn quàng thắm mãi vai em
 - HS xem tranh và trả lời câu hỏi:
	+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
	+ Em hãy chỉ trên bản đồ khu vực đồng bằng Bắc Bộ nằm ở chỗ nào?
 - GV nhận xét
 2.Phần hoạt động 
 - Dạy hát: HS nghe băng nhạc, HS học hát từng câu, GV mợ băng nhạc cho HS nghe giai điệu
 - Luyện tập: luyện tập bài hát theo dãy bàn, theo nhóm, và luyện tập cá nhân
 - HS nghe nhạc bài Trống cơm – dân ca đồng bằng Bắc Bộ
 3.Phần kết thúc
 GV cho cả lớp hát lại cả bài 2 lần, sau đó GV nhận xét và dặn HS thực hiện bài tập ở nhà
*****************************************
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN.
(Kiểm tra viết )
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
	- Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện . Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài , có nhân vật , sự việc , cốt truyện ( mở bài , diễn biến , kết thúc ) , diễn đạt thành câu , lời kể tự nhiên 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
	1. Kiểm tra bài cũ
	-Gọi 2 HS đọc bài đã làm
	-Nhận xét chung
	2. Làm bài kiểm tra
	- GV viết đề bài trên bảng, 2 HS đọc đề bài
	*Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc đựơc đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. 
	- Hướng dẫn HS làm bài
	- HS làm vào vở, nộp chấm
	3. Củng cố – Dặn dò: 
	- GV đọc một bài văn hay cho cả lớp nghe
	- Nhận xét tiết học
*****************************************
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU :
Giúp HS :
	- Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số .
	- Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số . 
* Có thể bỏ bài 5 trang 70
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS sửa bài tập ở nhà. 
	- Nhận xét phần sửa bài.
	2. Bài 1:
	- HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài. 
3. Bài 2: 
	- Cho HS tính ngoài giấy nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống. 
	4. Bài 3: 
 	- HS tự giải bài toán
	5. Bài 4:
 	- HS tự làm một trong hai bài này rồi chữa bài. 
	6. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. 
*****************************************
KHOA HỌC
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG 
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
	- Nêu ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật .
	- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình trang 50, 51 SGK.
	- Giấy A 0, băng keo, bút dạ dùng trong nhóm.
	- Tranh ảnh về vai trò của nước (sưu tầm).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	1. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời câu hỏi:
	+Hãy trình bày về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
	2. Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật 
	- Yêu cầu các nhóm trình bày những tranh ảnh sưu tầm về vai trò của nước đối với con người, động vật, thực vật.
	- Giao cho các nhóm giấy to, keo, kéo để dán thành báo tường.
	- Cho các nhóm trình bày.
 	- GV kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
	3.Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
	- Con người sử dụng nước vào những việc gì khác? (Ghi ý kiến HS lên bảng)
	- Phân loại các ý kiến thành các nhóm mục đích: tẩy rửa, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp
	- Em biết nước dùng với mục đích giải trí nào?
	- Vai trò của nước trong nông nghiệp như thế nào?
	- Vai trò của nước trong công nghiệp như thế nào?
	4. Củng cố – Dặn dò
	- Ở nơi em ở, người ta dùng nước thế nào?
	- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
Hết tuần 12

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nguyen_thi_my_trang.doc