Tiết 2: Kể chuyện:
$12: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- HS kể được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật nói về 1 người có nghị lực, có ý trí vươn lên 1 cách tự nhiên, bằng lời của mình
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
2. Rèn kỹ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006 Tiết1: Thể dục: $ 23: Học động tác thăng bằng- Trò chơi " Con cóc là cậu ông trời" I. Mục tiêu: - Học ĐT thăng bằng, hs nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng. - Trò chơi " con cóc là cậu ông trời". Yêu cầu hs nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập - Còi, kẻ vạch sân III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Xoay các khớp - Chạy nhẹ nhàng 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung: - Ôn 5 động tác đã học + Lần 1: GV điều khiển + Lần 2: Cán sự điều khiển - Học động tác thăng bằng - Tập 6 động tác đã học b) Trò chơi vận động: - Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời 3. Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay và hát - Thực hiện động tác thả lỏng - Hệ thống lại bài - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học - BTVN: Ôn các động tác đã học, chơi trò chơi mà mình thích 6-10p 1-2p 2-3p 1-2p 18-22p 12-14p 2 lần 2x8 nhịp 4-5 lần 1-2 lần 5-6p 1p 1p 1-2p 1p Đội hình tập hợp x x x x x x x x x x GV x x x x x -Đội hình tập luyện x x x x x Tổ 1 x x x x x Tổ 2 x x x x x Tổ 3 - Phân tích dộng tác - GV làm mẫu vừa làm mẫu vừa HD. - Tập theo cô - GV điều khiển - Cán sự điều khiển - GV quan sát sửa sai -Đội hình trò chơi (Đội hình hình v/ tròn) -Đội hình tập hợp Tiết 2: Kể chuyện: $12: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: 1.Rèn kỹ năng nói: - HS kể được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật nói về 1 người có nghị lực, có ý trí vươn lên 1 cách tự nhiên, bằng lời của mình - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 2. Rèn kỹ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các HĐ dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể 1 đoạn câu chuyện: Bàn chân kỳ diệu. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn kể chuyện: * Hiểu yêu cầu của đề bài ? Xác định yêu cầu của đề bài - Đọc các gợi ý - Giới thiệu câu chuyện của mình định kể - GV ghi dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện * Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Thi kể trước lớp - Nhận xét, tính điểm và bình trọn Người ham đọc sách Câu chuyện hay nhất Người kể chuyện hay nhất - 1,2 HS kể chuyện - Nêu nội dung ý nghĩa của bài - 1,2 HS đọc đề bài - Chuyện đã nghe, đã đọc về 1 người có nghị lực - 4 HS lần lượt đọc - HS nối tiếp nhau giới thiệu - Tạo cặp kể chuyện - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Kể câu chuyện (đoạn chuyện) - Nói ý nghĩa của câu chuyện 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau Tiết 3: Toán: $ 57: Nhân một số với một hiệu I. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp, bảng phụ III. Các HĐ dạy- học: 1. KT bài cũ: ? Nêu CTTQ và quy tắc nhân 1 số với 1 tổng? 2.Bài mới : a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 3 x ( 7- 5) và 3 x 7 - 3 x 5 b. Nhân 1 số với 1 hiệu 3 x ( 7-5) là một số nhân với một hiệu. 3 x7 - 3 x5 là hiẹu giữa các tích của số đó với SBT, số trừ. ? Khi nhân một số với một hiệu ta có thể làm thế nào? a x ( b - c) = a x b - a x c 3. Thực hành : Bài1(T67) : ? Nêu y/c? a x ( b - c) a x b - a x c Bài 2(T67): ? Nêu y/c? Bài 3(T67) : Giải toán Tóm tắt: Có: 40 giá, 1 giá: 175 quả Bán : 10 giá Còn .....quả Bài 4(T67) : ? Nêu y/c? (7-5) x 3 7 x 3 - 5 x 3 ? Nêu cách nhân 1 hiệu với một số? - Làm vào nháp 3 x ( 7- 5) = 3 x 2 = 6 3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6 -> 3 x ( 7- 5) = 3 x 7 - 3 x 5 -...lần lượt nhân số đó với số bị trừ, và số trừ rồi trừ 2 kết quả cho nhau - Tính giá trị của biểu thức - Làm vào SGK - 6 x ( 9 - 5) = 6 x 4 = 24 6 x 9 - 6 x 5 = 54 - 30 = 24 - 8 x ( 5 - 2) = 8 x 3 = 24 8 x 5 - 8 x 2 = 40 - 16 = 24 - Tính theo mẫu - áp dụng tính chất a) 47 x 9 = 47x(10-1) = 47 x 10 - 47 x 1 = 470 - 47 = 423 b) 138 x 9 = 138 x(10 -1) = 138 x10 - 138 x1 = 1380 -138 = 1242 - Đọc đề, phân tích và nêu kế hoạch giải. Bài giải: Số giá trứng còn lại là: 40-10 = 30 (giá) Số quả trứng còn lại là: 175 x30 = 2250 (quả) Đáp số: 2250 quả - Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức - (7-5) x 3 = 2 x 3 = 6 7 x 3 - 5 x3 = 21-15 = 6 (7 -5) x3 = 7 x3 - 5 x3 -..... lần lượt nhân số bị trừ, số trừ với số đó rồi trừ 2 kết quả cho nhau 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau Tiết 4: Chính tả: Nghe- viết $12: Người chiến sĩ giàu nghị lực I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sỹ giàu nghị lực - Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần rễ lẫn: Tr/ch; ươn/ương II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp bảng phụ III. Các HĐ dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc từ Nghênh ngang, loằn ngoằn 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn nghe viết: - GV đọc bài viết ? Đoạn văn viết về ai? ? câu chuyện về Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động? ? Nêu từ khó viết? + Cách viết các chữ số - GV đọc bài L1; viết bài L2: Soát lỗi - GV chấm, nhận xét 1 số bài 3) Làm bài tập: ? Nêu y/c? a) Tr hay ch b) ươn hay ương - Nhận xát đánh giá - Viết vào nháp - Theo dõi SGK - ...viết về họa sĩ Lê Duy ứng - Lê Duy ứng đã vẽ một bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình. - Sài Gòn, quệt máu - Tháng 4 năm 1975; 30 triển lãm; 5 giải thưởng - Viết bài vào vở - Đổi bài kiểm tra chéo - Điền vào chỗ trống - Làm bài cá nhân - Đọc thầm 2 đoạn văn - Trung, chín, trái, chắn, chê, chết, cháu, Cháu, chắt, truyền, chẳng, trời, trái - Vươn, chường, trường, trương, đường, vượng 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét chung giờ học - Luyện viết lại bài. Chuẩn bị bài sau Đạo đức: $ 12: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết1) A. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: 1.Kiến thức: - Ông bà cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng chăm sóc và rất yêu thương chúng ta. - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt. 2. Thái độ: - Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. 3. Hành vi: - Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà cha mẹ, làm việc để ông bà, cha mẹ vui. - Biết phê phán nhữnh hành vi không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. B. Đồ dùng dạy học GV:- Bảng phụ ghi các tình huống ( HĐ2 ) - Thẻ màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi HS. HS: Sách giáo khoa ( Đạo đức 4 ) C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định: Hát. II. KT bài cũ: Giờ trước chúng ta học bài gì? Nhắc lại bài học? ? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? HS trả lời, GV nhận xét đánh giá. III. Bài mới: - Giới thiệu bài - ghi đầu bài. * Khởi động : Gv bắt nhịp. ? Bài hát nói về điều gì? ? Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? ? Là người con trong GĐ, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? *HĐ1:Làm việc cả lớp. GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện "Phần thưởng". ? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện? ? Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng? ? Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao? GV nhận xét, kết luận: Chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vì: Ông bà, cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, các em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. *HĐ2: Làm việc theo cặp. Gv gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Gv treo bảng phụ ghi 5 tình huống ( trong Sgk đạo đức 4 ) Yêu cầu HS thảo luận. - GV yêu cầu Hs làm việc cả lớp. Phát cho mỗi cặp Hs 3 tờ giấy màu: xanh, đỏ, vàng. - Gv lần lượt đọc từng tình huống, yêu cầu HS đánh giá các tình huống bằng cách giơ thẻ màu. ? Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ? ? Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà, cha mẹ? Gv nhận xét - kết luận: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. Làm việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ, chăm sóc ông bà, cha mẹ. *HĐ3: Liên hệ. ? Hãy kể những việc tốt em đã làm? ? Khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt, chúng ta phải làm gì? Gv nhận xét - kết luận: * Bài học: ( Sgk ) Gọi Hs đọc bài học. - Cả lớp hát bài : cho con - ...tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với con . - HS nêu HS nghe. Bạn Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm chăm sóc bà. Bà bạn Hưng sẽ rất vui. Với ông bà, cha mẹ, chúng ta phải kính trọng, quan tâm, chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta. HS nghe. Bài tập 1: 1 học sinh nêu yêu cầu. - Hs thảo luận theo cặp đôi sau đó trình bày ý kiến. Tình huống 1: Sai - vì Sinh đã không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đòi đi chơi. Tình huống 2: Đúng. Tình huống 3: Sai - vì bố đang mệt, Hoàng không nên đòi bố quà. Tình huống 4: Đúng. Tình huống 5: Đúng. Hs nhận giấy màu, đánh giá các tình huống, giải thích các ý kiến sai và không biết. - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là quan tâm tới ông bà cha mẹ, chăm sóc lúc ông bà bị mệt, ốm. Làm giúp ông bà cha mẹ những công việc phù hợp. - Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ bận, mệt, những việc không phù hợp. - Học sinh nghe. - Học sinh kể một số việc. - Chúng ta chăm sóc, lấy thuốc, nước cho ông bà uống, không kêu to, la hét. IV. Củng cố. -Nhắc lại nội dung bài học. - nhận xét giờ học - Tuyên dương HS V. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: