Tập đọc “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I/ Mục tiêu
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
2. Nắm được ý nghĩa của bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong bài học.
III/ Các hoạt động dạy học
Tuần 12 Khoa học : Nước cần cho sự Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2007 Tập đọc “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi I/ Mục tiêu 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 2. Nắm được ý nghĩa của bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong bài học. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Bài cũ: Hỏi thêm nội dung một vài câu. 2 Bài mới: - GV giới thiệu bài. a./ Luyện đọc: -Đầu tiên 1 HS giỏi đọc toàn bài - Đọc nối tiếp lần1: HD từ khó đọc: Học sinh phát hiện. GV dự kiến: diễn thuyết,mở. - Đọc nối tiếp lần 2: Giải nghĩa từ: HS đọc phần chú giải + giải nghĩa thêm một số từ học sinh chưa hiểu.HD HS ngắt nghỉ đúng. - Luyện đọc theo cặp. - Giáo viên đọc toàn bài. b/ Tìm hiểu bài: 1.Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? - Sau khi học sinh trả lời câu hỏi 1, giáo viên rút: mồ côi. 2.Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ,Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? 3.Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ? - Sau khi học sinh trả lời câu hỏi 3, giáo viên rút: không nản chí (giữ vững ý chí, kiên trì trước khó khăn trở ngại). 4.Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ? 5.Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào ? 6.Em hiểu thế nào là một bậc "anh hùng kinh tế"? 7.Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? c/HD đọc diễn cảm: -Cho 4HS đọc diễn cảm 4 đoạn , Gv HD HS tìm giọng đọc phù hợp . -HD Đọc diễn cảm đoạn "Bưởi mồ côi cha..không nản chí". - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm . 3/ Củng cố: - Giáo viên: ý nghĩa của bài văn? (Như mục I) - Chuẩn bị bài: Vẽ trứng - 3HS đọc bài Có chí thì nênvà trả lời câu hỏi . 1 HS giỏi đọc toàn bài - Đọc nối tiếp lần1: 4HS , phát hiện từ khó . -4HS đọc nối tiếp lần 2. -HS đọc phần chú giải . -HS đọc tiếp nối lần 3. -Luyện đọc theo cặp. -HS đọc thầm Đ1,2 trả lời câu hỏi. -HS đọc thầm Đ3,4 trả lời câu hỏi . -4HS đọc tiếp nối 4 đoạn, tìm giọng đọc phù hợp . -HS đọc diễn cảm trong nhóm. -HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. Toán Nhân một số với một tổng I/ Mục tiêu Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép nhân một số với một tổng và ngược lại. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II.Đồ dùng : -Kẻ bảng phụ như SGK. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Bài cũ: - Chữa bài 4- 3 học sinh lên bảng giải 3 cách. - Chữa bài trên bảng. 2.Bài mới : * Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : -GV ghi bảng : 4x(3+5) và 4x3+4x5 -Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức . * Nhân một số với một tổng : - GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu "="là nhân một số với một tổng , biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng .Từ đó rút ra kết luận như SGK. Luyện tập Bài 1: - GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, HD HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a,b,c để viết vào trong bảng . - Nhận xét. Bài 2: Cho học sinh làm vào vở, 2 em lên bảng làm, chữa bài trên bảng, cho học sinh nói cách làm theo 2 cách. Bài 3: - Cho HS tự làm rồi nêu cách nhân một tổng với một số . Bài 4: HD HS làm như mẫu . 3/Củng cố, dặn dò - Chốt lại bài. - Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng làm. HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức . 4x(3+5) = 4 x 8 = 32 4x3+4 x5 = 12 + 20 = 32 Vậy: 4(3+5) = 4x3+4 x5 -HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a,b,c nêu kết quả . -HS làm bài vào vở . -2HS lên bảng làm bài . -HS tự làm rồi nêu cách nhân một tổng với một số . -HS làm vào vở như mẫu . VD 26 x11= 26x(10+1) = 26 x10 + 26 = 260 +26 =286 Đạo đức: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ(T1) I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có các khả năng: - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. - Kính yêu ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học. Mỗi học sinh có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: Cho học sinh hát bài Cho con – Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: "Phần thưởng " Cho học sinh trao đổi, đóng vai theo nhóm trước khi cho học sinh lên diễn. - Gv phỏng vấn HS trong vai Hưng : + Vì sao em lại mời "bà" ăn những chiếc bánh em vừa được thưởng ? Với HS đóng vai bà: + "Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đớa cháu đối với mình ? " -GV kết luận : Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưnglà một đứa cháu hiếu thảo. Hoạt động 2: Cho học sinh hoạt động theo N2. - GV kết luận : b,d,đ thể hiện lòng hiếu thảo; a,c chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Hoạt động 3: Cho học sinh hoạt động theo N4 BT 2 SGK . - GV kết luận về nội dung của từng tranh. -Gọi 2HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động tiếp nối: Chuẩn bị BT5-6 sgk. Học sinh hát bài Cho con – Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. - Học sinh trao đổi, đóng vai theo nhóm. -HS xem tiểu phẩm "Phần thưởng "do các bạn trong lớp đóng . -HS thảo luận , nhận xét về cách ứng xử. - HS hoạt động theo N2. - Đại diện nhóm trình bày .Các nhóm khác bổ sung . - HS thảo luận nhóm . - Đại diện nhóm trình bày.Các N khác bổ sung. -2HS đọc phần ghi nhớ. Khoa học : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên I.Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : - Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ . - Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . II. Đồ dùng : - Hình 48, 49 SGK. - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to. - Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy khổ A4, chì đen, chì màu . III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ : + Mây được hình thành như thế nào ? + Mưa từ đâu ra? 2.Bài mới : - Gv giới thiệu bài . HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên MT: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên CTH: -Yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 48 SGK , liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ. -GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to và giảng. -Yêu cầu HS chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. - GV kết luận như SGV. HĐ2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên MT: Biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. CTH: - GV giao nhiệm vụ như yêu cầu của mục vẽ trang 49. - GV nhận xét . 3.Củng cố : - 1HS trình bày lại vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - GV nhận xét chung giờ học . - 2 HS lên bảng. -HS quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải kể những gì em nhìn thấy trong hình. - HS chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên . - HS hoàn thành BT theo yêu cầu - 2HS trình bày với nhau. - 4 HS trình bày trên bảng . - Lớp nhận xét . Ôn luyện Toán : Luyện tập I.Mục tiêu: -Luyện tập củng cố về đề-xi-mét vuông, mét vuông, nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích . - Vân dụng được cách nhân "Một số nhân với một tổng ", "Nhân một tổng với một số "để tính nhanh. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ : 8000cm2 =......dm2 7800cm2=......m2 2m2 =........cm2 870000cm2=........m2 2. Bài mới : - HD HS làm BT Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1m2 35 dm2=.......dm2 234 dm2=.......m2.....dm2 3m240 dm2=..........dm2 5m29dm2=................dm2 4m28cm2=..........cm2 150 dm2=.......m2......dm2 308dm2=....m2....dm2 3075 cm2=.....dm2 ... cm2 -Cho HS làm vào VBTvà nêu cách làm . -GV chữa bài,chốt lại cách đổi số đodiện tích . Bài 2:Tínhbằng hai cách : a.24 x (3 +5) b.25 x6 + 25 x4 - Cho HS tự làm rồi chữa . Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a.49 x8 + 49 x2 b. 123 x45 + 123x 55 c.72 x2 + 72 x3 + 72x5 - Cho HS tự làm bài rồi chữa . VD: 49 x8 + 49 x2 = 49 x(8+2) = 49 x10 = 490. Bài 4 : Mỗi kg gạo tẻ giá 4200 đồng, mỗi kg gạo nếp giá 7500 đồng .Hỏi nếu mua 3kg gạo tẻ và 3kg gạo nếp thì hết bao nhiêu tiền ? - Cho HS đọc bài toán ,tóm tắt và tự giải . Chữa bài (2 cách .) 3.Củng cố : - GV chốt nội dung bài . - Ra thêm BT cho N3 - 2 HS lên bảng . -HS nêu cách đổi . - HS làm VBT. - Nhóm 4 làm bài a. - 2 HS lên bảng chữa bài . - Yêu cầu HS vận dụng tính chất nhân một số với một tổng để làm bài . - N4 chỉ làm bài a,b. - HS tự làm bài . - 1 HS lên bảng chữa bài . Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2007 Toán: Nhân một số với một hiệu 1. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép nhân một số với một hiệu và ngược lại. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: 1 HS chữa bài 3. - Dưới lớp mở vở giáo viên kiểm tra. 2. Bài mới: -Gv giới thiệu bài . HĐ1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : - Gv ghi bảng 2 biểu thức : 3 x (7- 5) và 3 x7 - 3 x5 3 x (7- 5) = 3 x2 = 6 3 x7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6 Vậy : 3 x (7- 5) = 3 x7 - 3 x5 HĐ2 : Nhân một số vơí một hiệu : - GV chỉ cho HS : 3 x (7- 5) : là một số nhân với một hiệu 3 x7 - 3 x5 : hiệu giữa các tích của số bị trừ và số trừ . - G V viết dưới dạng biểu thức: a x (b - c) = a xb - a x c HĐ3 Thực hành : Bài 1: - Gv treo bảng phụ , nói cấu tạo bảng . - Cho HS tính nhẩm sau đó trình bày. Lớp và giáo viên nhận xét. Bài 2: HS tự đọc và làm bài. Giáo viên gợi ý: có thể tính nhẩm để tìm ra kết quả. 2 em lên bảng làm theo 2 cách khác nhau. VD: 26 x 9 = 26 x (10 - 1) = 26 x 10 - 26 = 260 - 26 = 234 - Chữa bài. Bài 3: HS tự làm bài vào vở. - GV lưu ý HS còn chậm, khuyến khích học sinh áp dụng t/c vừa học để làm cho nhanh hơn.. - Chữa bài. Bài 4: - Học sinh nêu y/c bài học. - Giáo viên lưu ý với học sinh bài này áp dụng t/c vừa học để làm. - HS làm bài, chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Chốt lại bài học. -1 HS chữa bài 3 - HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 3 x (7- 5) và 3 x7 - 3 x5 - HS rút kết luận như SGK. - Nhiều HS nhắc lại tính chất trên. -1 HS nêu cầu của bài. -Học sinh tính nhẩm sau đó trình bày. Lớp nhận xét. -HS tự đọc và làm bài. -HS ... trường vui chơi giải trí -Dẫn chứng về vai trò của nước trong vui chơi giải trí . -Dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp. -Dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp. - Hãy đưa ra dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương? - Gv kết luận như SGV. 3.Củng cố: - Cho HS đọcmục Bạn cần biết trang 51 SGK. - Gv nhận xét chung giờ học. - 2 HS lên bảng vẽ. - HS thảo luận nhóm theo nội dung gv đã phân công. - Trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0. -Đại diện các nhóm trình bàykết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận lớp. - HS đưa ra ý kiến. - HS thảo luận phân loại các nhóm ý kiến. - Dùng nước để tắm giặt, lau chùi nhà của, phun nước giảm bụi... -Dùng nước phục vụ các trò chơi: lướt ván, tạo hồ bơi... - Nước là môi trường sống của lúa, rau...các cây trồng trên cạn cũng phải thường xuyên tưới nước, nếu thiếu nước cây sẽ chết... - Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, chạy đầu máy xe lửa và các ngành công nghiệp khác... - Lịch sử Chùa thời Lý I/ Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất. - Thời Lý, chùa được xây dựng nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến trúc đẹp. II/ Đồ dùng dạy học Hình trong sgk phóng to. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: +Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài. HĐ1: Làm việc cả lớp: + Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào? + Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật? - GV chốt ý. + Vì sao nói: "Đến thời Lý, Đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?" - GV nhận xét và kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triểnvà được xem là Quốc giáo(là tôn giáo của quốc gia). HĐ2: Làm việc cá nhân: -Gv yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK điền dấu x vào ô trống trước những ý đúng: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã. Chùa là nơi tổ chức văn nghệ. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chốt ý đúng. HĐ3: Làm việc cả lớp: - Gv treo tranh các chùa. + Em có thể tả những chùa em đã tham quan cho các bạn nghe? - Gv nhận xét. - GV chỉ tranh và mô tả lại các chùa. 3. Củng cố: - 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - GV chốt nội dung bài. - 2HS lên bảng trả lời. - HS dựa vào nội dung SGK , thảo luận đi đến thống nhất. - Đạo Phật du nhập vào nước ta rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp hkó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật. -Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo. - HS thảo luận N4, tìm câu trả lời. -Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. - HS đọc SGK điền vào phiếu. - HS trình bày. Lớp nhận xét. - HS quan sát tranh về các chùa, kể cho bạn nghe về chùa mình đã tham quan(hoặc quan sát tranh để miêu tả). - HS xung phong miêu tả. - HS quan sát chùa Một Cột, chùa Keo, và mô tả các chùa. - HS mô tả tượng phật A-di-đà. -Lớp nhận xét. Ôn luyện Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: - Củng cố về nhân với số có hai chữ số. - Rèn kĩ năng tính nhân cho các em. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Đặt tính rồi tính: 63 x 27 49 x 38 2. Bài mới:HD HS luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính: 68 x 35 37 x 11 58 x 46 62 x68 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu (động viên các em). - Chữa bài trên bảng. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 76 x a với a bằng : 25; 32 ; 64 - GV chữa bài trên bảng. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a. 25 x 12 x 30 x 4 b. 248 x 2005 - 2005 x 148 c. 23 +23 x2 + 23 x3 + 23 x4 - Gv chữa bài trên bảng: VD: b. 248 x 2005 - 2005 x 148 = 2005 x 248 - 2005 x 148 = 2005 x ( 248 - 148) = 2005 x 100 =200 500 Bài 4:Nửa chu vi hình chữ nhật là 420 dm, biết chiều dài hơn chiều rộng 180 dm. Hỏi diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu m vuông? - Cho HS tự giải rồi chữa bài: Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: ( 420 + 180) : 2 = 300 (dm) Chiều rộng hình chữ nhật là: 300 - 180 = 120 (dm) Diện tích hình chữ nhật là: 300 x 120 = 36 000 (dm2) Đổi 36 000 dm2 = 360 m2 Đáp số: 360 m2 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học.Ra thêm BT cho Tâm, Mai Anh, Phúc. -2HS lên bảng làm bài, nêu cách tính. - HS tự làm vào VBT. - 2 HS lên bảng làm, nêu cách tính. - HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhóm 1,2 làm 3 bài. - Nhóm 3làm bài a,b. - Nhóm4 làm bài a. -HS tự làm vào vở, nêu cách làm. - HS đọc bài toán, tóm tắt, xác định dạng toán( liên quan đến tìm hai số ki biết tổng và hiệu của hai số đó). - HS tự giải vào vở. Kĩ thuật khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột(tiết3) I. Mục tiêu: - Học sinh khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Rèn luyện kỹ năng khâu, tính cẩn thận cho HS. II. Đồ dùng dạy học. - Bộ cắt, khâu, thêu. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra - GV sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Học sinh thực hành. - GV cho HS nhắc lại các bước. Bước 1. Gấp mép vải. Bước 2. Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. -Gv tổ chức cho HS thực hành. Giáo viên theo dõi, giúp em yếu. 3. Đánh giá sản phẩm. - Cho HS trưng bày sản phẩm. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá. - Đánh giá sản phẩm của HS. 4.Củng cố - dặn dò: - Gv nhận xét chung giờ học - Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. - 2 HS nhắc lại các bước khâu. - HS thực hành. -HS trưng bày sản phẩm. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2007 Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Nắm được một số cách thể hện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT.III.1. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: Học sinh làm lại BT3,4. 2. Bài mới: - Gv giới thiệu bài. Phần Nhận xét: Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu BT suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng. - Gv kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc các từ láy(trăng trắng) từ tính từ(trắng) đã cho. Bài 2: Tiến hành tương tự BT1. - Gv chốt lời giải đúng: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: - Thêm từ rất vào trước tính từ trắng: rất trắng. - Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất trắng hơn, trắng nhất. Phần Ghi nhớ: - Cho HS đọc thầm phần ghi nhớ. - Gọi 3,4 HS đọc phần ghi nhớ. Phần luyện tập: Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu cả lớp viết nhanh ra nháp từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn. -Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: + HS đọc yêu cầu. + HD HS làm bài vào vở. + Gọi HS nêu bài làm. -Giáo viên nhận xét. Bài tập 3: Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức.Tiến hành như sgv T257. 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên chốt lại bài. - Dặn dò: Về nhà viết lại vào vở 10 từ ngữ vừa tìm được ở BTIII.2. - 2HS lên bảng làm. - HS đọc yêu cầu BT suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. - HS đọc thầm phần ghi nhớ. - 3,4 HS đọc to phần ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu. - Cả lớp viết nhanh ra nháp từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn. - Học sinh nêu bài làm, lớp nhận xét. + HS đọc yêu cầu. + HS làm bài vào vở. + Học sinh nêu bài làm, lớp nhận xét. - HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. - Lớp nhận xét. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số. - Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: - 1HS làm BT2, 1HS làm BT 3. 2. Bài mới: - Gv giới thiệu bài. - Hướng dẫn HS làm BT. Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu BT, tự làm bài , rồi chữa. - GV theo dõi, động viên các em còn yếu: Tâm, Phúc, Mai Anh. Khi chữa: Yêu cầu HS nêu cách tính, nêu tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai. - Lưu ý HS cách viết tích riêng thứ hai. Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu BT, tính ở nháp rồi viết kết quả vào . - Thống nhất kết quả. Chẳng hạn Nếu m =3 thì m x 78 = 3 x 78 = 234 viết 234 vào ô trống. Bài 3: - Cho HS tự tóm tắt rồi giải vào vở. - Gv chữa bài trên bảng. (Đáp số là: 108 000 lần). Bài 5: Tiến hành tương tự bài tập 3. (Đáp số: 570 HS) 3.Củng cố: -GVchốt nội dung bài. - Nhận xét chung giờ học. Ra thêm BT cho Tâm, Phúc, Mai Anh. - 2 HS lên bảng - HS tự làm bài. -2 HS lên bảng chữa bài. - HS làm bài vào vở. - HS đọc kết quả bài làm . Lớp nhận xét. -HS tự tóm tắt rồi giải vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. - Nhóm1,2,3 làm BT này. Tập làm văn kể chuyện ( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu - Học sinh thực hành viết một bài văn KC sau giai đoạn học văn KC. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. II. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: - Gv giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Đề bài: Kể lại chuyện Ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng. Đề1,2 SGK - Gv giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. - Gv theo dõi, giúp đỡ các HS còn yếu. 3. Củng cố: - Gv thu bài chấm. - Nhận xét giờ học. - HS chép đề bài vào vở và làm bài văn kể chuyện. Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện viết: "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi I.Mục tiêu: HS viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: "Bạch Thái Bưởi...Trưng Nhị"của bài "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi. Rèn kĩ năng viết cho HS. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài. HD HS luyện viết: GV đọc đoạn viết. GV cho HS viết vào vở nháp các từ dễ viết sai. GV đọc cho HS viết bài, soát bài. GV chấm bài, chữa lỗi. GV nhắc những HS viết chưa đúng mẫu chữ , cỡ chữ cần rèn luyện thêm. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. Dặn HS luyện viết thêm. HS theo dõi trong SGK. 2 HS đọc lại đoạn văn. HS viết vào vở nháp các từ ngữ: Bạch Thái Bưởi, độc chiếm, bổ ống, sữa chữa, kĩ sư, thịnh vượng, Lạc Long, Trưng Trắc, ... HS viết bài soát bài. HS đổi chéo vở,soát bài. HS chữa lỗi. HS tự chữa lỗi.
Tài liệu đính kèm: