Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 (Bản hay 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 (Bản hay 3 cột)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Kĩ năng : Sau bài học, HS biết:

- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm

- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch

- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước không sạch

2. Thái độ: Ham học hỏi, tìm hiểu khoa học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng phân tích và phán đoán nước sạch, nước bị ô nhiễm.

- Kĩ năng ý thức được những việc bản thân cần làm để bảo vệ nguồn nước.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 52, 53 SGK; Một chai nước sông, một chai nước giếng, hai chai không, phễu, bông, kính hiển vi. Pht

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 (Bản hay 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 13
Môn: Tập đọc
BÀI: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 nămm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.
Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục 
3. Thái độ:
Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
8 phút
8 phút
8 phút
3 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Vẽ trứng 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Một trong những người đầu tiên tìm 
đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, người Nga (1857 – 1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
GV giới thiệu thêm ảnh tàu Phương Đông 1 đưa Ga-ga-rin vào vũ trụ, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ 
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Chú ý nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm, chinh phục 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
* GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki (SGV / 260, tập 1)
Em hãy đặt tên khác cho truyện?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước  hàng trăm lần) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki
HS nêu:
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 7 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 4: 3 dòng còn lại 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS quan sát tranh, ảnh sưu tầm 
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời 
Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở & dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu & thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
Cả lớp thảo luận, đặt tên khác cho truyện
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
Tranh minh hoạ 
SGK
Bảng phụ
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 13
Môn: Toán
 NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2.Kĩ năng:
Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
7 phút
8 phút
15 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
GV ghi bảng: 27 x 11, yêu cầu HS đặt tính trên bảng con.
Yêu cầu HS so sánh kết quả là: 297 với thừa số là 27 để rút ra nhận xét.
GV hướng dẫn cách tính:
+ Bước 1: cộng hai chữ số lại
+ Bước 2: Nếu kết quả nhỏ hơn 10, ta chỉ việc viết xen số đó vào giữa hai số.
GV kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9 (là tổng của hai chữ số 2 & 7) xen giữa hai chữ số của 27
Cho cả lớp kiểm nghiệm phép tính: 35 x 11
Hoạt động 2: Hướng dẫn trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
GV viết phép tính: 48 x 11
Yêu cầu HS đề xuất cách làm.
GV yêu cầu cả lớp đặt tính & tính vào bảng con, từ kết quả để rút ra cách nhân nhẩm đúng: 4 + 8 = 12, viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, ñược 428. Thêm 1 vào 4, ñược 528.
Chú ý: trường hợp tổng của hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
GV cho HS kiểm nghiệm thêm một số trường hợp khác.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
GV đọc một phép tính. Không cho HS đặt tính, chỉ tính nhẩm & viết kết quả vào bảng con để kiểm tra.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra các bước giải.
Bài tập 3:
- Có 2 cách giải. 
- Cách 1 có thể áp dụng việc nhân nhẩm với 11: 11 x 16 = 154, 176 + 154 = 330
- Cách 2 còn có thể áp dụng việc nhân nhẩm với 30: 16 + 14 = 30, 11 x 30 = 330
Vì vậy nên để HS tự “giải nhẩm” mà không cần giấy bút, sau đó mới viết lại kết quả vào vở.
Bài tập 4:
Yêu cầu HS trao đổi nhóm để rút ra câu b đúng.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị Nhân với số có ba chữ số.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS tính.
HS nhận xét: giữa hai số 2 & 7 là số 9
Vài HS nhắc lại cách tính
Viết xen số 12 vào giữa thành 2127, hoặc đề xuất cách khác.
HS tính trên bảng con & rút ra cách tính.
Vài HS nhắc lại cách tính.
HS viết kết quả trên bảng con.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Bảng con.
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày 	Tuần 13
Môn: Khoa học
 NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Kĩ năng : Sau bài học, HS biết:
Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm
Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước không sạch
2. Thái độ: Ham học hỏi, tìm hiểu khoa học
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng phân tích và phán đoán nước sạch, nước bị ô nhiễm.
Kĩ năng ý thức được những việc bản thân cần làm để bảo vệ nguồn nước.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 52, 53 SGK; Một chai nước sông, một chai nước giếng, hai chai không, phễu, bông, kính hiển vi. Pht 
Tiêu chuẩn (Đặc điểm)
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?
 2) Nước có vai trò gì trong sản xuất nông 
nghiệp? Lấy ví dụ.
 GV nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
 Giới thiệu bài: 
Kiểm tra kết quả điều tra của HS.
Gọi 4 HS nói hiện trạng nước nơi em ở.
 GV ghi bảng thành 4 cột theo phiếu và gọi tên từng đặc điểm của nước. Địa phương nào có hiện trạng nước như vậy thì giơ tay. GV ghi kết quả.
 GV giới thiệu: (dựa vào hiện trạng nước mà HS điều tra đã thống kê trên bảng). Vậy làm thế nào để chúng ta biết được đâu là nước sạch, đâu là nước ô nhiễm các em cùng làm thí nghiệm để phân biệt.
 Hoạt động 1
 Ø Mục tiêu: 1a, 1b, KNS
Ø PP-KTDH: thực hành, trình bày 1 phút
 GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau: Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
 Yêu cầu 1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp.
Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm.
H: Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi,.nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống ?
Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Với chiếc kính lúp này chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao.
Yêu cầu 3 HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi.
Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó.
 * Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và các vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo  nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, 
 * Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. 
 Ø Mục tiêu: 1c, KNS
Ø PP-KTDH: khăn phủ bàn
 GV phát phiếu Bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm.
 Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng sẽ do thư ký ghi vào phiếu.
 GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 Yêu cầu 2 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung, GV ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng.
 Yêu cầu các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn thiếu hay sai so với phiếu trên bảng.
H: Các em uống nước nào? Em hãy nêu cách làm nước sạch uống được ở gia đình?
KL: Để bảo đảm sức khỏe, các em chỉ nên uống nước sạch, không được uống nước của những hàng rong bên đường.
GV giáo dục HS ý thức BVMT: Lấy nước máy chứa vào một thùng lớn để lóng vài ngày xong đem đun sôi, để nguội là nước sạch uống được. Hãy cùng bạn bè giữ vệ sinh chung môi trường xung quanh là đã tham gia bảo vệ nguồn nước sạch. 
 * Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai. 
 Ø Mục tiêu: KNS
 Ø PP-KTDH: đóng vai, giao nhiệm vụ
GV đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi: Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa ... hữ tốt.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
Tranh minh hoạ 
SGK
Bảng phụ
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 13
Môn: Toán
 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Biết đặt tính (dạng rút gọn) & tính khi nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục bằng 0.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
15 phút
15 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân với số có ba chữ số.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu cách đặt tính (dạng rút gọn)
GV viết bảng: 258 x 203
Yêu cầu HS đặt tính & tính trên bảng con.
Yêu cầu HS nhận xét về các tích riêng & rút ra kết luận
GV hướng dẫn HS chép vào vở, lưu ý: viết 516 thụt vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS làm trên bảng con.
GV cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm.
Bài tập 2:
Mục đích của bài này là củng cố để HS nắm chắc vị trí viết tích riêng thứ hai. Sau khi HS chỉ ra phép nhân đúng (c), GV hỏi thêm vì sao các phép nhân còn lại sai.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị Luyện tập
HS sửa bài
HS nhận xét
HS tính trên bảng con, 1 HS tính trên bảng lớp
HS nhận xét.
+ tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
HS thực hiện trên bảng con.
HS nêu & giải thích.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
Bảng con
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày Tuần 13
Môn: Khoa học
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Kĩ năng : Sau bài học, HS biết:
Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương
Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người
2. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ (2p): Nước bị ô nhiễm
H: Thế nào là nước sạch?
H: Thế nào là nước bị ô nhiễm?
GV nhận xét, chấm điểm 
Giới thiệu bài
Hoạt động 1(15p):
Mục tiêu : 1, KNS
PP-KTDH: giao nhiệm vụ, khăn phủ bàn.
GV yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK và thảo luận nhóm 4
H: Hãy mô tả những gì bạn nhìn thấy trong hình vẽ?
H: Theo bạn, việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của các nhóm
Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật, động vật đo đó cần hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nước.
Hoạt động 2 (10p): 
Mục tiêu : 2, KNS
PP-KTDH: giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút
Yêu cầu HS trình bày những biểu hiện về tình trạng nước ở nơi mình sinh sống.
GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
Củng cố – Dặn dò (5p):
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.Chuẩn bị bài: Một số cách làm sạch nước
HS trả lời.
HS quan sát các hình.
HS trình bày.
HS trình bày những biểu hiện về tình trạng nước ở nơi mình sinh sống.
HS thảo luận
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày:	Tuần: 13
Môn: Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Ôn tập cách nhân với số có hai, ba chữ số.
Ôn lại các tính chất: nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, phép nhân giao hoán & kết hợp.
Tính giá trị của biểu thức số & giải toán, trong đó phải nhân số có hai hoặc ba chữ số.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bảng phụ chép sẵn bài tập 5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
28 phút
5 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân với số có ba chữ số (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
Bài tập 2:
Cả lớp tính xong, GV gợi ý để HS nhận xét.
+ 3 số trong mỗi dãy tính a, b, c là như nhau.
+ Phép tính khác nhau & kết quả khác nhau.
+ Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm với 11.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Bài này có 2 cách giải, HS giải cách nào trước cũng được.
Củng cố 
GV đưa bảng phụ có bài tập 5
Dặn dò: 
Chuẩn bị Kiểm tra.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS thực hiện trên bảng con.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS thi đua điền nhanh.
Bảng con
VBT
Bảng phụ
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày 	Tuần 13
Môn: Luyện từ và câu
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI 
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn & dấu chấm hỏi.
2. Kĩ năng : Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường. 
3. Thái độ : Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung BT1, 2, 3
Bút dạ + phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 (Phần luyện tập) và PHT cho HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
Bài cũ (5p): Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực 
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét & chấm điểm 
Giới thiệu bài (2p): Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Áp dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS nói những hiểu biết của mình về tác dụng của câu hỏi, dấu hỏi. Những điều muốn biết thêm về câu hỏi, dấu hỏi.
Hoạt động 1 (12p): 
Mục tiêu : 1, 3
PP-KTDH: giao nhiệm vụ, bản đồ tư duy
Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập và trình bày.
Bài tập 2, 3
HS trình bày và ghi kết quả vào bảng. Mời 2 HS đọc bảng kết quả. 
Yêu cầu HS rút ra phần ghi nhớ dưới dạng sơ đồ. 
Hoạt động 2 (12p): 
Mục tiêu : 2, 3
PP-KTDH: đóng vai
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS trình bày.
Gv nhận xét, sửa bài đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn. Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi – đáp trước lớp. 
GV cùng HS nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu.
Bài tập 3:
GV gợi ý các tình huống
GV cùng HS nhận xét
Củng cố - Dặn dò (4p): 
Yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu hỏi 
1 HS làm lại BT1
1 HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực (BT3)
HS thực hiện tốt.
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm bài.
Bài tập 2, 3
HS đọc yêu cầu của bài
2 HS đọc bảng kết quả. 
HS rút ra phần ghi nhớ dưới dạng sơ đồ
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay
HS làm việc cá nhân vào VBT
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm trên bảng lớp.
HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả ví dụ
Từng cặp HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, chọn 3 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi – đáp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi – đáp thành thạo, tự nhiên, đúng ngữ điệu. 
HS đọc yêu cầu bài tập, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày:	Tuần: 13
Môn: Toán
 KIỂM TRA
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Đánh giá kết quả học tập của HS về:
Phép cộng, phép trừ, phép nhân các số tự nhiên.
Đổi đơn vị đo thời gian, nhận biết hình có cặp cạnh song song.
Giải các bài toán có lời văn về tìm hai số khi biết tổng & hiệu của chúng.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
III.RÚT KINH NGHIỆM – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
Ngày 	 Tuần 13
Môn: Hát nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: CÒ LẢ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 4
I/ MỤC TIÊU:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Cò lả. Thể hiện tính chất mềm mại của bài dân ca.
Đọc đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 4 Con chim ri và ghép lời.
II/ CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ quen dùng máy nghe, băng nhạc các bài hát.
Dạy HS biết thể hiện cách hát theo phần xướng và phần xô trong bài Cò lả.
Bảng phụ cho chép bài TĐN số 4 Con chim ri.
2/ HS:- SGK âm nhạc 4
Một số nhạc cụ gõ.
III/ CÁC THÔNG TIN CỦA GV:
bài TĐN số 4 Con chim ri gồm 2 câu, mỗi câu 8 ô nhịp. Am hình tiết tấu chính của bài là:
-Hướng dẫn cách xướng và “xô”: Xướng thường do một người có giọng hát hay trình bày ( xướng là cách gọi tring dân gian, ngày nay chúng ta gọi là lĩnh xướng ). xô là tất cả mọi người cùng tham gia hát.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV
HS
1/ Phần mở đầu:
Giới thiệu nội dung bài học:
On tập bài hát Cò lả.
Tập đọc số 4 Con chim ri.
2/ Phần hoạt động:
Nội dung 1: On tập hát bài Cò lả.
GV hát mẫu bài Cò lả cho HS nghe.
GV đệm đàn.
Gọi Hs trình bày bài hát.
GV hướng dẫn múa phụ hoạ.
GV hướng dẫn hát theo hình thức xướng và xô.
+ Phần 1: ( xướng): Một bài hát “ Con cò.. ra cánh đồng”.
+ Phần 2: ( xô) Cả lớp hát “ Tình tính tang nhớ hay chăng “.
Gọi mỗi tổ trình bày bài hát theo cách này một lần.
GV nhận xét đánh giá.
b) Nội dung 2: Học bài tập đọc nhạc số 4 Con chim ri.
Gv chép sẵn bài tập đọc nhạc số 4 Con chim ri vào bảng phụ 
HS luyện tập cao độ:
HS luyện tập tiết tấu.
Bước 1: HS đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1. Đọc xong chuyển sang câu 2.
Bước 2: Ghép cao độ với trường độ, đọc ở tốc độ hơi chậm.
Bước 3: Đọc cả hai câu vài lần rồi ghép lời ca.
3/Phần kết thúc:
GV cho cả lớp đọc lại 2 lần bài TĐN số 4 Con chim ri và kết hợp gõ đệm.
Cho hai dãy cùng tập, một dãy đọc nhạc, đồng thời một dãy ghép lời ca.
GV nhận xét và dặn Hs về nhà thực hiện bài tập.
HS thực hiện.
Cả lớp hát lại một lần.
HS trình bày.
 - HS thực hiện.
Các tổ thực hiện.
HS thực hiện.
2 dãy thực hiện.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13(1).doc