Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Chuẩn KTKN, BVMT và tư tưởng HCM

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Chuẩn KTKN, BVMT và tư tưởng HCM

ĐẠO ĐỨC:

 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU

- Học xong bài này, HS có khả năng : Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình .

- Kính yêu ông bà, cha mẹ.

*KNS :

- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ .

- Kĩ năng thể hiện tình yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ .

II.CHUẨN BỊ:

- SGK

- Sưu tầm tư liệu

 

doc 39 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Chuẩn KTKN, BVMT và tư tưởng HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ 2 ngày 22Tháng 11Năm 2010
ĐẠO ĐỨC: 
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS có khả năng : Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình .
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
*KNS :
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ .
- Kĩ năng thể hiện tình yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ .
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Sưu tầm tư liệu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1)
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Đóng vai (bài tập 3)
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận & đóng vai tranh 1 & tranh 2
Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4)
GV nêu yêu cầu 
GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ & nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác, tư liệu sưu tầm được
GV khen ngợi những nhóm trình bày khá giỏi.
GV kết luận chung:
Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người.
Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Củng cố 
Hằng ngày, em sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Dặn dò: 
Em hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
Chuẩn bị bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
HS nêu
HS nhận xét
Các nhóm thảo luận & đóng vai
HS tra ûlời
Cả lớp thảo luận để nhận xét về cách ứng xử.
HS theo dõi
HS thảo luận nhóm đôi
HS trình bày
HS trình bày sản phẩm theo nhóm
HS nêu
TẬP ĐỌC
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2.Kĩ năng:
 Đọc đúng tên riêng tiếng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki) biết phân biệt lời nhân vật với lời dẫn câu truyện .
3. Thái độ:
Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập. 
* KNS: Xác định giá trị 
 Tự nhận thức bản thân
 Đặt mục tiêu
 Quản lí thời gian .
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Vẽ trứng 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Một trong những người đầu tiên tìm 
đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, người Nga (1857 – 1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, bài đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
 GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
 GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
 GV yêu cầu HS đọc phần chú thích 
GV giới thiệu thêm ảnh tàu Phương Đông 1 đưa Ga-ga-rin vào vũ trụ, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ 
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
 GV đọc diễn cảm cả bài
Chú ý nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm, chinh phục 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
Em hãy đặt tên khác cho truyện?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
 Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm .
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki
HS nêu:
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 7 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 3: 6 dòng tiếp theo 
+ Đoạn 4: 3 dòng còn lại 
- HS đọc đoạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS quan sát tranh, ảnh sưu tầm 
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời 
Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở & dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu & thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước
Cả lớp thảo luận, đặt tên khác cho truyện
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu 
TỐN : (61)
 NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
GV ghi bảng: 27 x 11, yêu cầu HS đặt tính trên bảng con.
Yêu cầu HS so sánh kết quả là: 297 với thừa số là 27 để rút ra nhận xét.
GV hướng dẫn cách tính:
+ Bước 1: cộng hai chữ số lại
+ Bước 2: Nếu kết quả nhỏ hơn 10, ta chỉ việc viết xen số đó vào giữa hai số.
GV kết luận: Để có 297 ta đã viết số 9 (là tổng của hai chữ số 2 & 7) xen giữa hai chữ số của 27
Cho cả lớp kiểm nghiệm phép tính: 35 x 11
Hoạt động 2: Hướng dẫn trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
GV viết phép tính: 48 x 11
Yêu cầu HS đề xuất cách làm.
GV yêu cầu cả lớp đặt tính & tính vào bảng con, từ kết quả để rút ra cách nhân nhẩm đúng: 4 + 8 = 12, viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4, được 528.
Chú ý: trường hợp tổng của hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
GV cho HS kiểm nghiệm thêm một số trường hợp khác.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
GV đọc một phép tính. Không cho HS đặt tính, chỉ tính nhẩm & viết kết quả vào vở để kiểm tra.
Bài tập 3:
- Có 2 cách giải. 
- Cách 1 có thể áp dụng việc nhân nhẩm với 11: 11 x 16 = 154, 176 + 154 = 330
- Cách 2 còn có thể áp dụng việc nhân nhẩm với 30: 16 + 14 = 30, 11 x 30 = 330
Vì vậy nên để HS tự “giải nhẩm” mà không cần giấy bút, sau đó mới viết lại kết quả vào vở.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS tính.
HS nhận xét: giữa hai số 2 & 7 là số 9
Vài HS nhắc lại cách tính
Viết xen số 12 vào giữa thành 2127, hoặc đề xuất cách khác.
HS tính và rút ra cách tính.
Vài HS nhắc lại cách tính.
HS tính.
HS làm bài
HS sửa
KỂ CHUYỆN: (T13)
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào SGK chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia ) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó. 
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 * KNS :Thể hiện sự tự tin
 Tư duy sáng tạo
 Lắng nghe tích cực
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực. Sau đó trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong lớp đặt ra.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể một câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta. Giờ học này sẽ giúp các em biết: bạn nào biết nhiều điều về cuộc sống của những người xung quanh. 
GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
GV nhắc HS: 
+ Lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể.
+ Dùng từ xưng hô – tôi (kể cho bạn ngồi bên, kể trước lớp) 
GV khen ngợi nếu có những HS chuẩn bị dàn bài tốt.
Hoạt độn ... RƯƠNG
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
+ Xả rác , phân , nước thải bừa bãi .
+ Sử dụng phân bón hoà học , thuốc trừ sâu 
+ Khói bụi và khí thải từ nhà áy , xe cộ .
+ Vỡ đường ống dẫn dầu .
 -Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người , lan truyền nhiều bệnh , 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm .
 * BVMT :Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
 * KNS :
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
- KN trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- KN bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Thế nào là nước sạch ?
 2) Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài:”Nguyên Nhân Làm Nước Bị Oâ Nhiễm”.
 * Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
 t Mục tiêu:
 -Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,  bị ô nhiễm.
 -Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
 -GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.
 * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. 
 t Mục tiêu: HS biết quan sát xung quanh để tìm hiểu hiện trạng của nguồn nước ở địa phương mình.
t Cách tiến hành:
 -Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ?
 -Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ?
 * Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
 t Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
 * Giảng bài (vừa nói vừa chỉ vào hình 9): Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào ?
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời:
+Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông. Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.
+Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó là nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn.
+Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển.
+Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối.
+Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm.
+Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước.
+Hình 7: Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài. Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa.
+Hình 8: Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ, tự do phát biểu:
+Do nước thải từ các chuồng, trại, của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông.
+Do nước thải từ các gia đình đổ xuống cống.
+Do các hộ gia đình đổ rác xuống sông.
+Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông. 
-HS phát biểu.
-HS tiến hành thảo luận
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,  Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, 
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS cả lớp.
ĐỊA LÝ: (T13 )
 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước , người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh .
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân, vườn ao ,
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng , áo dài the , đầu đội khăn xếp đen , của nữ là váy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ , lưng thắt khăn lụa dài , đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ .
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về nhà ở truyền thống & hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của 
 người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Đồng bằng Bắc Bộ
Chỉ trên bản đồ & nêu vị trí, hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ?
Trình bày đặc điểm của địa hình & sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
Đê ven sông có tác dụng gì?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Sau khi KT bài cũ, GV chuyển ý: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc nào? Nhà ở, trang phục của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
Nơi đây có đặc điểm gì về mật độ dân số? Vì sao?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà, làng được xây dựng ở đâu?)
Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ? Cửa chính có hướng gì?)? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào?
Ngày nay, nhà ở & làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
GV kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc mang theo khí lạnh từ phương Bắc thổi về, trời ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào Vì vậy, người ta thường làm nhà cửa có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét vào mùa đông & đón ánh nắng vào mùa đông; đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh & mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
SINH HOẠT LỚP: (T13)
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU :
- Đánh giá các hoạt động tuần 13
- Triển khai kế hoạch tuần 14 .
II. NỘI DUNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến
- Kiểm tra VSCĐ .
- Chấn chỉnh nề nếp truy bài đầu giờ.
HĐ3: Sinh hoạt
Văn nghệ
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Lớp trưởng và tổ trưởng kiểm tra
- HĐ cả lớp
- BCH chi đội kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4TUAN 13CKT BVMT TTHCM HDNGLL.doc