Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 đến 16 - Đồng Kim Thạo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 đến 16 - Đồng Kim Thạo

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp HS:

- Biết cách năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

- Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi phần nhận xét.

- HS: SGK, vở toán, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: Cho HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.

- Nêu cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số?

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

b) Các hoạt động:

 

doc 115 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 đến 16 - Đồng Kim Thạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Ngày soạn: Ngày dạy : 16/11/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- Giáo dục HS tính kiên trì, bền bỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoa: kinh khí cầu, con tàu vũ trụ, tên lửa.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ trứng.
- Gọi 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Người tìm đường lên các vì sao.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc
. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Hướng dẫn HS hiểu các từ mới trong bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: 
+ Đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
. Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 1; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: 
+ Xi-ôn-cốp-xki ước mơ điều gì?
+ Lúc nhỏ ông đã từng làm gì để có thể bay được?
+ Hình ảnh nào đã gợi cho ông ước muốn tìm cách bay trong không trung?
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 1: Nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 2, 3; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi:
+ Ông đã kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-ccops-xki thành công là gì?
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 2, 3: Nói về sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki nhờ có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 4; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: Em hãy đặt tên khác cho truyện.
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 4: Nói lên sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki. 
- Gợi ý HS rút ra ý chính của bài.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
. Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm bài tập đọc.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn, các HS khác theo dõi để tìm giọng đọc đúng.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn, đọc toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt.
.4HS nối tiếp nhau đọc 
.HS luyện đọc theo cặp
.2, 3HS đọc toàn bài
.HS đọc và trả lời câu hỏi
.HS nêu ý chính đoạn 1
.HS đọc và trả lời câu hỏi
.HS nêu ý chính đoạn 2, 3
.HS đọc và trả lời câu hỏi
.HS nêu ý chính đoạn 4
.Rút ra ý chính của bài
.4HS đọc nối tiếp từng đoạn
.HS lắng nghe
.HS luyện đọc theo cặp
.HS thi đọc diễn cảm 
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài. 
- Gọi HS đọc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Văn hay chữ tốt.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
VỚI 11
Ngày soạn: Ngày dạy : 16/11/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết cách năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
- Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ ghi phần nhận xét.
- HS: SGK, vở toán, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Nêu cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Cách nhân nhẩm với 11.
. Mục tiêu: HS biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
. Cách tiến hành: 
a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.
- GV viết lên bảng ví dụ:	27 ´ 11
- Yêu cầu nhắc lại cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính nhân. 
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. 
- Cho HS thực hiện thêm bằng phép tính: 17 ´ 11 
b) Trường hợp tổng hai chữ số lớn hoặc bằng 10.
- GV cho ví dụ: 48 ´ 11
- GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính: 48 ´ 11
- GV hướng dẫn HS rút ra cách nhân nhẩm đúng: 
 .4 cộng 8 bằng 12
 .Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428 
 .Thêm 1 vào 4 được 528
- GV cho thêm ví dụ: 46 ´ 11 = 506
* Hoạt động 2: Thực hành.
. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhân nhẩm với 11.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm vào bảng con.
- Yêu cầu HS giơ bảng, GV kiểm tra.
- Yêu cầu HS nhẩm lại rồi ghi vào vở toán.
+ Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- Yêu cầu HS thực hiện tìm x vào bảng con.
- Yêu cầu HS giơ bảng, GV kiểm tra.
- Yêu cầu HS nhẩm lại rồi ghi vào vở toán.
+ Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và cách làm bài.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài tập 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề, sau đó tự làm bài.
- Lần lượt gọi HS phát biểu ý kiến của mình về từng câu.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
.HS trả lời
.HS thực hiện phép tính 
.HS đặt tính và tính
.HS làm ví dụ
.HS tính nhẩm
.HS giơ bảng
.HS ghi vào vở toán
.HS tính nhẩm
.HS giơ bảng
.HS ghi vào vở toán
.1HS đọc đề bài
.2HS lên bảng làm bài
.Cả lớp nhận xét
.HS tự làm bài
.HS phát biểu ý kiến 
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- HS nhắc lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Tính nhanh: 7 ´ 63 + 4 ´ 63
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Nhân với số có 3 chữ số.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
Tiết 13: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
Ngày soạn: Ngày dạy : 16/11/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Lắp ghép mô hình tự chọn.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
. Mục tiêu: HS chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chọn mô hình lắp ghép.
- Quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- Yêu cầu HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
. Mục tiêu: HS biết lắp ráp mô hình đã chọn.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS bắt đầu lắp ghép mô hình đã chọn.
- GV theo dõi.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
. Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh.
. Cách tiến hành:
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng quy trình.
+ Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
- HS đánh giá sản phẩm theo tiêu chí trên.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
.HS chọn mô hình lắp ghép
.HS chọn và kiểm tra các chi tiết 
.HS thực hành lắp mô hình đã chọn
.HS trưng bày sản phẩm thực hành
.HS đánh giá sản phẩm
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới:
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 13
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009
TOÁN
Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Ngày soạn: Ngày dạy : 17/11/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn BT2.
- HS: SGK, vở toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Gọi 2HS lên làm BT2, 3 và kiểm tra một VBT của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Nhân với số có ba chữ số.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Phép nhân 164 x 123
. Mục tiêu: HS biết cách nhân với số có ba chữ số.
. Cách tiến hành:
a) Đi tìm kết quả
- GV viết lên bảng phép tính 164 x 123
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính.
b) Hướng dẫn đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân như SGK.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 164 x 123.
- Yêu cầu cả lớp nhắc lại từng bước thực hiện phép tính nhân.
* Hoạt động 2: Thực hành.
. Mục tiêu: HS biết áp dụng nhân với số có ba chữ số để làm  ...  Cánh diều tuổi thơ.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn văn: Kéo co.
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết và luyện viết.
- Yêu cầu HS gấp sách lại, nghe - viết bài chính tả.
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lại bài sau đó nộp tập cho GV.
* Hoạt động 2: Luyện tập
. Mục tiêu: Giúp HS luyện viết đúng những tiếng có âm đầu r/d/gi, hoặc tiếng có vần ât/âc.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 2:
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT2a lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
.2, 3HS đọc đoạn văn
.HS thực hiện
.HS nghe - viết chính tả
.HS soát lại bài
.1HS đọc BT2a
.HS tự làm bài
.2HS lên bảng sửa bài
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Cho HS thi đua viết từ khó viết.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Mùa đông trên rẻo cao.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Tiết 32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Ngày soạn: Ngày dạy : 11/ 12 /2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bồi dưỡng tính sáng tạo thể hiện tình cảm của mình đối với đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết 1 dàn ý bất kì.
- HS: VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương.
- GV gọi 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu: Luyện tập miêu tả đồ vật.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
. Mục tiêu: HS nắm vững yêu cầu của đề bài, xây dựng được kết cấu 3 phần của một bài.
. Cách tiến hành:
a) Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề.
-Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi đã chuẩn bị từ trước.
- Gọi HS khá giỏi đọc dàn ý của mình.
b) Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài văn.
- Gọi HS đọc lại gợi ý 2.
- Hỏi: + Có mấy cách mở bài ?
 + Em sẽ chọn cách mở bài nào? Em hãy trình bày cách mở bài của em?
- Gọi HS đọc lại gợi ý 3.
- Hỏi: + Dựa vào mẫu, em nào có thể nói thân bài của mình?
 + Em sẽ chọn cách mở bài nào? Hãy trình bày kết bài của em?
- GV nhận xét, hướng dẫn thêm.
* Hoạt động 2: HS viết bài.
. Mục tiêu: HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý và các gợi ý để viết một bài văn hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- GV chấm và nêu những đoạn văn hay.
.1HS đọc đề bài.
.HS đọc thầm.
.HS đọc bài làm.
.1HS đọc gợi ý.
.HS trả lời.
.1HS đọc gợi ý.
.HS lắng nghe.
.HS làm bài.
.HS đọc bài văn.
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
Ngày soạn: Ngày dạy : 11/ 12 /2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải toán về trung bình cộng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2HS lên bảng tính, cả lớp làm bảng con: 
 4578 : 421 9785 : 205 6713 : 546
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo).
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia.
. Mục tiêu: HS thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
. Cách tiến hành:
a) Trường hợp chia hết.
- GV viết lên bảng phép 41535 : 195 = ? 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con.
- Giúp HS ước lượng tìm thương trong lần chia thứ hai, sau đó giơ bảng đúng và yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Hỏi: Phép chia 14535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư?
b) Trường hợp chia có dư.
- GV viết lên bảng phép chia 80120 : 245 = ? 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con.
- Giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia, sau đó giơ bảng đúng và yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Hỏi: Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư?
* Hoạt động 2: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trên để giải bài tập.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1: 
- GV lần lượt đọc từng phép tính và yêu cầu HS đặt tính rồi tính vào bảng con.
- Giơ bảng đúng cho HS kiểm tra kết quả, sau đó đọc cách thực hiện phép tính.
+ Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số chia chưa biết trong phép chia.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS cách giải bài toán.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
.HS làm vào bảng con
.HS nêu cách thực hiện phép tính
.HS trả lời câu hỏi
.HS làm vào bảng con
.HS nêu cách thực hiện phép tính
.HS trả lời câu hỏi
.HS làm vào bảng con
.Kiểm tra và đọc cách thực hiện phép tính
.HS trả lời câu hỏi
.2HS lên bảng làm bài
.Cả lớp nhận xét
.1HS đọc đề bài
.HS lắng nghe
.2HS lên bảng làm bài
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Hỏi: Nêu cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số? Thi đua: Tính 7552 : 326
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
Ngày soạn: Ngày dạy : 11 / 12 /2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc. 
- Nêu được các phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
- Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khi trong lành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình trang 66, 67 SGK. Nước vôi trong.
- HS: Chuẩn bị các đồ dùng TN theo nhóm: lọ thủy tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu làm đế kê lọ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Một số tính chất của không khí.
- Nêu các tính chất của không khí?
- Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Không khí gồm những thành phần nào?
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
. Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 66 SGK để biết cách làm.
- GV nhận xét kết luận: Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
. Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
. Cách tiến hành:
- Nếu chuẩn bị được nước vôi trong, GV nên cho HS quan sát ngay từ trước khi vào tiết học (khoảng 30 phút) sẽ cho HS quan sát lại hoặc dùng 1 ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. Xem nước vôi còn trong không?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS tìm những ví dụ về các hoạt động sinh ra khí các-bô-níc.
- GV có thể cho HS nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí
.Thảo luận nhóm.
.HS thực hiện.
.HS lắng nghe.
.HS quan sát theo nhóm.
.Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
.HS thực hiện
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Hỏi: + Không khí gồm những thành phần nào?
 + Nêu 1 số ứng dụng không khí vào trong đời sống?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập và kiểm tra học kì I.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tháng 12
Ban Giám Hiệu
Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_den_16_dong_kim_thao.doc