Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột cực hay)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột cực hay)

Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về

tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

- Trả lời được các câu hỏi ở sách giáo khoa.

KNS: -Xc định giá trị

-Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Sách giáo khoa, bảng phụ

- Tranh minh học bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 52 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột cực hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2011	
Ngày dạy: 26/09/2011
Đạo đức 
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 	 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
	 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
	 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày.
- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Đồ dùng để chơi đóng vai
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Biết bày tỏ ý kiến(tiết 2)
- Trẻ em có quyền gì?
- Em có thể làm gì để thực hiện quyền đó?
- Bày tỏ ý kiến có lợi gì?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài :Tiết kiệm tiền của	
Hoạt động1: Thảo luận nhóm 
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong trang 11
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại:
Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
 + Theo em có phải do nghèo mới tiết kiệm không? Họ tiết kiệm để làm gì?
 + Tiền của do đâu mà có?
- Mời học sinh đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (bài tập 1)
- Giáo viên yêu cầu HS thống nhất lại cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu
- Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1
- Giáo viên đề nghị học sinh giải thích về lí do lựa chọn của mình
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Thế nào là tiết kiệm tiền của?
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân(BT2)
- Giáo viên mời HS đọc yêu cầu BT2 
- Yêu cầu học sinh ghi 3 việc nên làm và 3 việc không nên làm để tiết kiệm tiền của vào vở nháp.
- Mời học sinh nêu trước lớp (GV ghi bảng)
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
3) Củng cố: 
- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân về tiết kiệm tiền của, đồ dùng,.
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (bài tập 6)
- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
- Hát tập thể 
- Học sinh trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày: Khi đọc thông tin em thấy người Nhật, người Đức rất tiết kiệm. Còn người Việt Nam ta đang thực hành tiết kiệm.
- Cả lớp theo dõi nhận xét 	
+ Không phải do nghèo mà tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có nhiều vốn để làm giàu.
 + Tiền của do công sức lao động của con người mới có được.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh theo dõi
- Học sinh bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu (như đã quy ước)
- Học sinh giải thích
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lớp nhận xét, bổ sung
 + Các việc nên làm:c, d, b( còn phân vân)
 + Các việc không nên làm:a, e.
HS tự liên hệ bản thân
- Tiết kiệm tiền là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích không sử dụng thừa thãi. Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn.
- Học sinh đọc yêu cầu BT2 
- Học sinh ghi 3 việc nên làm và 3 việc không nên làm để tiết kiệm tiền của vào vở nháp.
- Học sinh trình bày trước lớp: Mỗi HS nêu 1 ý kiến, không trùng lặp ý kiến nhau.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
- Học sinh đọc hgi nhớ
2HS đọc ghi nhớ SGK
HS tự nêu cách tiết kiệm của mình.
- Cả lớp theo dõi
Ngày soạn: 25/09/2011	
Ngày dạy: 26/09/2011
Tập đọc 
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về 
tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
Trả lời được các câu hỏi ở sách giáo khoa.
KNS: -Xác định giá trị
-Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- Sách giáo khoa, bảng phụ
- Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
13’
8’
8’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Hai chị em
- Mời học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Giáo nhận xét – ghi điểm
3) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài: Trung thu độc lập
 2/ Luyện đọc: 
- Hướng dẫn học sinh chia đoạn
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trong bài trước lớp kết hợp rèn phát âm: man mác, vằng vặc, bát ngát.
- Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải:
- Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài theo nhóm đôi 
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
 3/ Tìm hiểu bài:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
 + Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
 + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
 + Đoạn 1 tả cảnh gì?
 + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
 + Đoạn 2 nói về điều gì?
 + Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
 + Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
 + Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
 + Đoạn 3 cho biết điều gì?
- Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét, chốt lại, nêu nội dung của bài.
 4/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Anh nhìn trăng vui tươi.
- Tổ chức cho học sinh các nhóm thi đọc
- Nhận xét, góp ý, bình chọn	
 5/ Củng cố:
-Xác định giá trị
-Đảm nhận trách nhiệm(xác định nhiệm vụ của bản thân)
 Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
 6/ Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ở Vương quốc Tương Lai.
- Hát tập thể 
- Học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+ Đoạn2: Anh nhìn trăng đến vui tươi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn trong bài
- Học sinh đọc phần Chú giải
- Học sinh đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc thầm và trả lời:
 + Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên
 + Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thànhphố, làng mạc, núi rừng)
 + Ýù đoạn 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. 
 + Dưới ánh trăng này làm chạy máy phát điện,giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay,ốngkhói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn.
 + Ýù đoạn 2: Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước
 + Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
 + Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷû điện, con tàu lớn..
 + Học sinh phát biểu 
 + Ýù đoạn 3: lời chúc của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài
- Học sinh luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Nhận xét, góp ý, bình chọn
- Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
 - Cả lớp theo dõi
Ngày soạn: 25/09/2011	
Ngày dạy: 28/09/2011
Tập đọc 
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU
 	- Đọc rành mạch đoạn kịch; bước đọc biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
	- Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc có những phát minh độc đáo của trẻ em.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
11’
18’
4’
1’
1 Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ: Trung thu độc lập
- Mời học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Giáo nhận xét – ghi điểm
3) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài: Ở Vương quốc Tương Lai
 2/ Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 “Trong công trường xanh.”
 a/ Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu màn kịch: giọng rõ ràng, hồn nhiên
- Chia đoạn và yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài
- Cho học sinh đọc phần chú thích	
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp
- Mời 1 học sinh đọc cả màn kịch
 b/ Tìm hiểu nội dung màn kịch:
- Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
- Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
GV đọc diễn cảm màn kịch 1
 3) Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 “Trong khu vườn kì diệu ”
 a/ Luyện đọc:
- Giáo viên đọc diễn cảm màn 2 – giọng rõ ràng hồn nhiên 
- Chia đoạn và yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài
- Cho học sinh đọc phần chú thích	
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp
- Mời 1 học sinh đọc c ... án. 
	+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc vào thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Hình minh họa
Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
3) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS làm phiếu học tập
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
- Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Giáo viên yêu cầuhọc sinh đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau:
 + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
 + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
 + Trận đánh diễn ra như thế nào?
 + Kết quả trận đánh ra sao?
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh
- Nhận xét, góp ý, chốt lại
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
 + Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
 + Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV chốt: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
4) Củng cố:	
- Hãy kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938
- Nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng
5) Nhận xét, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Hát tập thể
- Học sinh lên bảng trả lời
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh làm phiếu học tập
- Học sinh xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền.
- HS cả lớp theo dõi bổ sung.
- HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại” để cùng thảo luận nhóm
 + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở tỉnh Quảng Ninh.
 + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng.
 + Quân Nam Hán đến cửa sông . . . không tiến,không lùi được. 
 + Kết quả trận đánh :Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. 
- HS thuật lại diễn biến của trận đánh
- Nhận xét, góp ý, chốt lại
- HS đọc đoạn còn lại thảo luận cả lớp.
 + Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
 + Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Học sinh theo dõi và đọc ghi nhớ cuối bài trong SGK
HS nhận xét tiết học
- Học sinh kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938	
- Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc vào thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- Cả lớp theo dõi
Ngày soạn: 25/09/2011	
Ngày dạy: 30/09/2011
Địa lí 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
	- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
	- Sử dụng tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc 
của Tây Nguyên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Tây Nguyên
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ Việt Nam?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Một số dân tộc ở 
Tây Nguyên
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc mục 1 và trả lời câu hỏi:
 + Quan sát hình 1 và kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
 + Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
 + Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
 + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
- GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi 
Yêu cầu HS đọc mục 2 thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả
 + Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
 + Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
 + Nhà rông được dùng để làm gì? 
 + Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện điều gì?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Hoạt động 3: Thảo luận 
Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK,quan sát tranh ảnh để trả lời câu hỏi:
 + Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
 + Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
 + Kể các lễ hội của người dân ở Tây Nguyên?
 + Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ
4) Củng cố:
-Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Kể tên một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc ở Tây Nguyên?
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc mục 1 để trả lời:
 + HS kể: Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Kinh, Tày, Nùng.
 + Những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên: Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng.
 + Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên:Kinh, Tày, Nùng. Họ đến Tây Nguyên để làm ăn sinh sống.
 + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
- Cả lớp theo dõi, nhắc lại.
- Học sinh đọc mục 2 trong SGK thảo luận nhóm đôi 
 + Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là buôn.
 + Làng ở Tây Nguyên có ít nhà.
 + Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách.
 + Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện sự giàu có và thịnh vượng của cả buôn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận 
 + Ỏû Tây Nguyên nam thươnng2 đóng khố, nữ thường quấn váy được trang trí nhiều màu sắc.
 + Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoạc sau vụ thu hoạch 
 + Các lễ hội của người dân ở Tây Nguyên:lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới, . . .
 + Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo : đàn tơ-rưng, đàn krông-bút, cồng, chiêng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ cuối bài.
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp theo dõi
Ngày soạn: 25/09/2011	
Ngày dạy: 26/09/2011
Kĩ thuật 
 KHÂU GHÉP 2 MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
A. MỤC TIÊU : 
- Biết cách khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. các mũi khâu có thể không đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
 Giáo viên :
 Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải; 
Vật liệu và dụng cụ như : 2 mảnh vải giống nhau, mỗi mảnh có kích thước 20 cm x 30 cm ;
chỉ; Kim, kéo, thước, phấn vạch .
 Học sinh :
1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như giáo viên . 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
25’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 1)
- Yêu cầu học sinh nêu lại các thao tác cơ bản khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới:	
 a) Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2)
 b) Phát triển:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bằng khâu thường 
- GV nêu lại các bước: Vạch dấu đường khâu; khâu lược; khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Yêu cầu học sinh lấy vật liệu ra thực hành.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.	
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá cho học sinh nhận xét bài mình và bài bạn.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bình chọn
4) Củng cố:
- Tuyên dương những sản phẩm đẹp.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ cuối bài.
5) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Khâu đột thưa
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu lại các bước: Vạch dấu đường khâu; khâu lược; khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Học sinh thực hành trên khâu
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Cả lớp theo dõi
- Nhận xét, bình chọn
- Học sinh nêu lại ghi nhớ
- Cả lớp theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 7 CKTKNS MT3 cot.doc