Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu Học Bình Kiều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu Học Bình Kiều

Tập đọc

Người tìm đường lên các vì sao

I-Mục tiêu

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện .

 + Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ, sau 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao .

II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

III.Hoạt động dạy học chủ yếu :

1.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.

TLCH 2, 3 trong bài.

2.Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài : (qua tranh)

b, Nội dung chính:

 * Hướng dẫn HS luyện đọc.

- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.

GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 125 (giải nghĩa từ, đặt câu)

VD : Khí cầu là gì?

Đoạn 1 : Bốn dòng đầu

Đoạn 2 : Bảy dòng tiếp.

Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp.

Đoạn 4 : phần còn lại.

GV đọc mẫu

*Giọng kể chậm rãi, trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

 * Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

- Câu hỏi 1/tr 126.

- Câu hỏi 2/tr 126.

( GV cho HS thảo luận )

- Câu hỏi 3/tr 126.

- CÂU HỎI 4/TR 126 (GV CHO HS ĐẶT TÊN CÂU CHUYỆN THEO HÌNH THỨC BỎ PHIẾU. GV TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÚNG NHẤT, CAO PHIẾU NHẤT).

- NÊU Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC?

 * HƯỚNG DẪN HS LUYỆN ĐỌC

( CÁCH ĐỌC NHƯ ĐÃ NÊU Ở TRÊN).

* NHẤN GIỌNG Ở CÁC TỪ NGỮ NÓI VỀ Ý CHÍ, NGHỊ LỰC , KHAO KHÁT HIỂU BIẾT CỦA XI-ÔN-CỐP-XKI : NHẢY QUA, GÃY CHÂN, KHÔNG BIẾT BAO NHIÊU, HÌ HỤC, HÀNG TRĂM.

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu Học Bình Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
I-Mục tiêu 	
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện .
 + Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ, sau 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao .
II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : (qua tranh)
b, Nội dung chính:
 * Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 125 (giải nghĩa từ, đặt câu)
VD : Khí cầu là gì?
Đoạn 1 : Bốn dòng đầu
Đoạn 2 : Bảy dòng tiếp.
Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp.
Đoạn 4 : phần còn lại.
GV đọc mẫu 
*Giọng kể chậm rãi, trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
 * Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Câu hỏi 1/tr 126.
- Câu hỏi 2/tr 126.
( GV cho HS thảo luận )
- Câu hỏi 3/tr 126.
- Câu hỏi 4/tr 126 (GV cho HS đặt tên câu chuyện theo hình thức bỏ phiếu. GV tổng hợp ý kiến đúng nhất, cao phiếu nhất).
- Nêu ý nghĩa của bài học?
 * Hướng dẫn HS luyện đọc 
( Cách đọc như đã nêu ở trên).
* Nhấn giọng ở các từ ngữ nói về ý chí, nghị lực , khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki : nhảy qua, gãy chân, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm...
HS quan sát tranh, mô tả một số hình ảnh chính của tranh, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
Sửa lỗi phát âm : Xi-ôn-cốp-xki , nảy, non nớt, không nản chí....
-..dụng cụ hình quả cầu, chứa đầy khí nhẹ, có thể bay lên cao.
VD : Câu : Vì sao quả bóng không cánh mà bay được? (câu hỏi ngạc nhiên).
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận, TLCH tr 126.
-..bay lên bầu trời...
- Ông sống rất kham khổ để dành dụm...SGK /tr 125.
-..vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, có quyết tâm thực hiện mơ ước.
VD : Quyết tâm chinh phục bầu trời...
HS nêu lí do lựa chọn tên khác cho truyện.
Mục 1.
HS luyện đọc lại theo đoạn, đọc toàn bài theo hướng dẫn đọc của GV.
HS thi đọc.
HS bình chọn giọng đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài :Văn hay chữ tốt.
Toán
Tiết 61: Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I.Mục tiêu: 
	 Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
	- Bài tập 1; bài 3
II. Đồ dùng : Bảng phụ kẻ khung bài 1 SGK /tr 66
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: Chấm, chữa bài tiết trước.
HS thực hiện yêu cầu của GV, đổi vở kiểm tra, báo cáo.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Tính 27 x 11 =?
48 x 11 = ?
b, Nội dung chính: 
 * Giới thiệu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
GV hướng dẫn HS phân tích cách thực hiện nhân như SGK /tr 70.
GV cho HS phân tích thành phần của phép tính , số chữ số cấu tạo số, nhận xét tích của hai số.
GV cho HS trình bày VD 1.
(VD 2 tương tự VD 1)
GV cho HS nêu VD minh hoạ.
 * Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 : Tính nhẩm : (làm VD cho phần minh hoạ kiến thức lí thuyết)
Bài 3 : GV cho HS đọc, phân tích đề toán, thực hành giải toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Có tất cả bao nhiêu học sinh?
Bài 4 : Cách tiến hành như bài 3.
GV cho HS thực hành trong vở, nêu ý kiến về sự lựa chọn phương án của mình.
HS nêu kết quả theo cách tính thông thường đã học. 
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV (chưa mở SGK).
 27 	 * Nhận xét : 27 là số có hai 
 11	chữ số, tích của 27 x 11 
 27 bằng 297. Ta có 2 + 7 =9,
 27 9 được viết vào giữa 2và 7
 297	
Ta có cách nhẩm : 2 + 7 = 9. Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27, được 297.
HS lấy số liệu bài 1 làm VD minh hoạ.
HS đọc, phân tích đề toán, một HS tóm tắt bài toán, một HS nêu lại đề toán.
- Khối 4 : 17 hàng , 11 HS /1 hàng
- Khối 5 : 15 hàng , 11 HS/ 1hàng
- 352 học sinh.
3. Củng cố, dặn dò : - Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11? Cho VD minh hoạ
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Nhân với số ba chữ số
Đạo đức
Bài 6: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
	- Như tiết 1
II.Hoạt động dạy học chủ yếu
* HĐ 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS quan sát hình vẽ trong sgk.
- Y/c HS trả lời các câu hỏi.
Hỏi: Thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ
* HĐ2: Kể chuyện về tấm gương hiếu thảo
- Kể cho các bạn trong nhóm về tấm gương hiếu thảo mà em biết?
VD: Bài thơ “Thương ông”
- Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
*HĐ3: Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ
- Em dự định sẽ làm gì để quan tâm chăm sóc cha mẹ, ông bà?
*HĐ4 : Xử lý tình huống
- Em đang ngồi học bài, em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: Bữa nay bà đau lưng quá.
- Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi lấy hộ ông cái khăn.
III. Củng cố - dặn dò:
- GV nxét tiết học, thực hiện đúng như giờ học.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh, thảo luận để đặt tên cho tranh đó...
- HS trả lời câu hỏi, các Hs khác nhận xét, bổ sung.
Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan, hành động của câu bé và quan tâm tới bố mẹ, khi ông bà, cha mẹ ốm đau...
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm, chăm sóc đến ông bà, cha mẹ. Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ rất buồn.
- HS kể trong nhóm.
- Đại diện ghi báo cáo.
Chim trời ai dễ kể công
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con...
HS hoạt động cá nhân
HS tự nêu nxét của mình
HS sắm vai, xử lý tình huống
- Em sẽ mời bà ngồi, nghỉ và lấy dầu xoa bóp cho bà.
- Em sẽ ngừng chơi và lấy khăn giúp ông.
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Toán
Tiết 62: Nhân với số có ba chữ số
I.Mục tiêu
	- Biết nhân với số có ba chữ số 
	- Tính được giá trị biểu thức.
	- Bài 1; bài 3
II. Đồ dùng : Bảng phụ kẻ khung bài 2 SGK /tr 73.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra: Chấm, chữa bài tiết trước.
HS thực hiện yêu cầu của GV, đổi vở kiểm tra, báo cáo.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 164 x 123 = ? 
- Thực hiện phép nhân như thế nào?...
b, Nội dung chính: 
* Giới thiệu cách thực hiện nhân với số có 3 chữ số
GV hướng dẫn HS phân tích cách thực hiện nhân như SGK /tr 72.
GV cho HS phân tích cấu tạo của từng thừa số , tên gọi thành phần và kết quả của phép tính, tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, cách đặt tính, cách ghi các tích riêng.
VD minh hoạ ( sử dụng bài tập 1)
 GV cho HS thực hành bài tập 1 trên bảng con, bảng lớp.
* Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính ( sử dụng làm VD minh hoạ phần lí thuyết)
Bài 3 :GV cho HS đọc , phân tích đề và thực hành giải toán, chấm , chữa bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Diện tích mảnh vườn hình vuông ?
(Củng cố tích diện tích hình vuông)
Bài2 hướng dẫn HS về nhà làm
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV (chưa mở SGK).
 164 492 : Tích riêng thứ nhất
 123 328 : Tích riêng thứ hai	
 492 (viết lùi sang sang bên trái
 328	 một sột so với tích riêng
 164	thứ nhất)
 20172 .......SGK/tr 72.
HS thực hành, nêu cách đặt tính, cách tính , chỉ rõ từng tích riêng và cách ghi các tích riêng.
**Kết quả : a, 79608 ; b, 145375
	 c, 665412
HS đọc, phân tích đề, giải toán, chữa bài.
-..mảnh vườn hình vuông : có cạnh 125 m.
- 125 x 125 = 15625 (m2)
S vuông = a x a
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nêu cách nhân với số có ba chữ số ? Cho VD minh hoạ?
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau : Nhân với số có ba chữ số (tiếp)
Khoa học
Bài 25: Nước bị ô nhiễm
I.Mục tiêu: 
	- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiêmz:
	- Nước sạch: trong suốt không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
II. Đồ dùng : Chai nước sạch, chai nước bẩn, phễu, bông .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra: - Câu hỏi / tr 50, 51.
HS nêu nội dung đã học bài 24 ( mục thông tin/tr 50,51).
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ nội dung kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
 *HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của nước trong tự nhiên.
GV cho HS thực hành lọc nước theo nhóm (như hướng dẫn SGK/tr 52).
- Nhận xét hai mẫu nước?
- Vì sao nước ao hồ thường không sạch?
- Thực vật, sinh vật nào có thể nhìn thấy được trong ao, hồ, sông, ngòi?
 *HĐ 2: Xác định tiêu chuẩn của nước sạch và dấu hiệu của nước bị ô nhiễm.
GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, TLCH.
- Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- Thế nào là nước sạch?
***GV chốt kiến thức cần nhớ (SGK/tr 53).
GV cho HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HS thực hành như hướng dẫn SGK /tr 52. 
HS tiến hành lọc hai mẫu nước bằng bông thấm.
- Nước ao có nhiều cặn, bông chuyển màu đen bẩn, nước mưa sạch hơn vì không có cặn nhiều...
-...lẫn nhiều đất cát, rong rêu, những chất không hoà tan...
-..rong rêu, loăng quăng..
HS thảo luận, liên hệ thực tế , kết hợp thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi.
-..có một trong các dấu hiệu : có màu , có chất bẩn,...
-...trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu dấu hiệu nhận biết nước sạch và nước bị ô nhiễm?
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. 
Chính tả
Nghe - viết: Người tìm đường lên các vì sao
Phân biệt: L/ n; i / iê
I-Mục tiêu: 
	- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng đoạn văn .
	- Làm đúng bài tập 2 a/ b, hoặc 3 a/ b
II.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr .
2. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
* Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Nhắc lại quy tắc viết tên riêng nước ngoài?
GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại.
 Từ : Xi-ôn-cốp-xki , non nớt, nảy ra.
...............(theo yêu cầu của HS)
GV đọc cho HS viết bài .
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a + Bài 3a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm từ theo yêu cầu của đề bài, chuẩn bị khoảng 2 phút, tham gia thi tìm từ theo hình thức thi  ... u chiều dài gấp lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên mấy lần?
GV cho HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài, thực hành, chữa bài.
HS làm bài tập vào bảng con, chữa bài.
**Kết quả : 
a, 6900 ; b, 5688 ; c, 139438
HS thi giải toán nhanh, nêu cách làm.
VD : 142 x 12 + 142 x 18
 = 142 x ( 12 + 18 )
 = 142 x 30
 = 4260 (củng cố nhân một số với một tổng)
- Diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần.
S = a x b ( a, b cùng đơn vị đo, a : chiều dài, b : chiều rộng)
3. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Địa lí
Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu
	- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập chung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh 
	- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
	+ Nhà trường được xây dựng vững chắc 
	+ Trang phục của nam là áo dài the, quần trắng, đầu đội khăn xếp. Nữ váy đen, áo dài tứ thân bên trong mắc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vắn tóc và chít khăn mỏ quạ .
	* Dạy lòng ghép DSTKNL& HQ .Mức độ liên hệ 
II.Đồ dùng: Tranh ảnh về hoạt động lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, nhà ở của người dân nơi đây.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua các câu hỏi về kiến thức địa phương.
b, Nội dung chính:
*HĐ 1 : Chủ nhân của đồng bằng Bắc Bộ .
GV cho HS đọc nội dung SGK , thảo luận và trả lời câu hỏi 1 SGK /tr 103.
*HĐ 2 : Tìm hiểu : Trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
GV cho HS đọc , xác định yêu cầu của bài trong SGK /tr 101, quan sát , phân tích nội dung hình 2,3,4 trả lời câu hỏi SGK / tr 103.
- Kể tên về một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 * Dạy lồng ghép SDNLTK & HQ:
 ? Mối qh của con người và thiên nhiên qua cách dựng nhà của người nhân ở ĐBBB như thế nào?
***GV chốt kiến thức cần nhớ : SGK /tr 103, liên hệ giáo dục tình yêu quê hương , làng xóm.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
VD : Em là người dân tộc Kinh,... nhà cửa của người dân ngày càng khang trang , sạch đẹp...
HS đọc thông tin trong SGK, kết hợp vốn kiến thức thực tế, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi theo hình thức hỏi đáp.
- Lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới khoẻ mạnh, mùa màng bội thu.
- Chọi gà, đá cầu , chơi cờ người, đua thuyền....
HS trả lời
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
Kĩ thuật
Thêu móc xích ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Biết cách thêu móc xích
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tọ thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường theu có thể bị dúm
- Nhận xét 4. CC 1,2,3.KT 15 em
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh quy trình thêu móc xích
- Mẫu thêu móc xích
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Dạy bài mới
 - Giới thiệu bài
+ HĐ1: H/ dẫn HS quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mẫu và cho HS quan sát
 - Gọi học sinh nhận xét
 - GV giúp học sinh rút ra khái niệm
 - G/ thiệu một số sản phẩm thêu móc xích
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 - GV treo tranh quy trình
 - Gọi học sinh so sánh thêu móc xích với thêu lướt vặn
 - Cho học sinh đọc SGK và quan sát hình 3a, b, c để trả lời câu hỏi SGK
 - GV hướng dẫn thao tác thêu
 - Cho học sinh quan sát hình 4 và trả lời
 - Hướng dẫn các thao tác kết thúc
 - Lưu ý học sinh một số điều
* Tiến hành thêu từ phải sang trái
* Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu
* Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng
* Kết thúc đường thêu bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu
 - GV hướng dẫn lần hai các thao tác
 - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
 - Hát
 - Học sinh tự kiểm tra chéo
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh quan sát và lắng nghe
 - Vài học sinh trả lời
 - Học sinh quan sát
 - Học sinh quan sát
 - Vài học sinh trả lời
 - Học sinh đọc SGK và trả lời
 - Học sinh theo dõi
 - Vài học sinh trả lời
 - Học sinh lắng nghe và theo dõi
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Vài học sinh đọc lại
4. Củng cố - Dặn dò;
	- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau thực hành
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I.Mục tiêu
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng 
- Xác định được CH trong một văn bản;bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước .
II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài 1 SGK/ tr 31.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Chấm, chữa bài tiết trước. 
GV cho HS nhắc lại hệ thống các từ đã học thuộc chủ điểm, đặt một câu...
HS đổi vở kiểm tra, báo cáo.
VD : ý chí, nghị lực, kiên trì, kiên nhẫn...
Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương về ý chí và nghị lực vươn lên.
B.Nội dung chính:
I . Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 131.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS làm việc cá nhân đọc và ghi lại các câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
GV ghi lại các câu đó lên bảng.
- Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai? (thảo luận).
- Nêu nội dung hỏi (HS KG).
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 131.
II. Ghi nhớ : SGK /tr 131.
III. Thực hành :
Bài 1 : Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng theo mẫu.
GV cho HS làm trong vở bài tập , nêu từng câu, phân tích theo nội dung có trong bảng.
HS KG thực hiện thêm yêu cầu nêu nội dung hỏi.
Bài 2 : Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt . Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về nội dung liên quan đến từng câu.
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, báo cáo trước lớp.
Bài 3 : Em hãy đặt một câu để tự hỏi mình. 
GV cho HS làm trong vở, nêu c.hỏi.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
Câu 1 + 2 : - Vì sao quả bóng không cánh mà vẫn bay được? ( câu hỏi của Xi-ôn-cốp-xki – tự hỏi mình).
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? (câu hỏi của bạn Xi-ôn-cốp-xki – hỏi Xi-ôn-cốp-xki).
Câu 3 : - Dấu hiệu nhận biết câu hỏi : từ để hỏi vì sao, thế nào và dấu hỏi chấm kết thúc mỗi câu.
HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành theo hướng dẫn của GV.
VD : Thưa chuyện với mẹ : - Con vừa bảo gì ?
( Câu hỏi của mẹ - để hỏi Cương - từ để hỏi : gì ).
VD : Hai bàn tay : - Anh có yêu nước không ? (câu hỏi của Bác Hồ – hỏi bác Lê - từ để hỏi : không ).
VD : Chi tiết : Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi huyện đường.
- Ai sai lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường?
- Vì sao bà cụ bị đuổi ra khỏi huyện đường ?
HS thực hiện yêu cầu của GV :
- Mình đã gặp cô ấy ở đâu nhỉ ?
- Tại sao mình thường bị điểm kém môn Chính tả nhỉ?
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa của câu hỏi, dấu hiệu nhận biết câu hỏi? 
Toán
Tiết 64: Luyện tập chung
I.Mục tiêu :
	- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích 
	- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số .
	- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh.
	- Bài tập 1; bài 2 dòng 1; bài 3
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra : - Chấm, chữa bài tiết trước.
2. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
GV tổ chức cho HS thực hành và lần lượt chữa từng bài tập trong SGK/tr 75.
Bài 1 : Viết số thích kợp vào chỗ trống.
GV cho HS làm bài trong vở, chữa bài trên bảng.
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp (kém ) nhau bao nhiêu lần ?
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau?
Bài 2 : Tính :
a, 268 x 235 b, 475 x 205
c, 45 x ( 12 + 8 ).......
GV cho HS làm trên bảng con 2 phép tính, làm trong vở, chữa bài, củng cố nhân với số có ba chữ số, nhân một số vơi smột tổng.
Bài 3 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a, 2 x 39 x 5 b, 302 x 16 + 302 x 4
c, 769 x 85 – 769 x 75
GV cho HS thi giải toán nhanh, củng cố nhan một số với một hiệu).
 Bài 5 : GV cho HS đọc, phân tích yêu cầu đề bài, củng cố tính diện tích hình vuông.
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định yêu cầu củ từng bài, thực hành.
Bài 1 : 
10 kg = 1 yến ; 300kg = 3 tạ
100 cm 2 = 1 dm2 ; 1000 dm2= 10 m2
-...gấp (kém) nhau 10 lần.
VD : 1m = 10 dm
-...gấp (kém) nhau 100 lần.
VD : 1 m2 = 100 dm2
HS thực hành theo yêu cầu của GV.
* Kết quả : a, 62980 b, 97375
c, 45 x ( 12 + 8 ) 
= 45 x 20
= 900
HS có thể làm theo cách thứ hai.
VD : a, 2 x 39 x 5
= ( 2 x 5 ) x 39
= 10 x 39 = 390
S hình vuông = a x a ( a là cạnh của hình vuông).
* Kết quả b, 625 m2
3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau : Chia một tổng cho một số.
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu
	- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn 
II. Đồ dùng : Ghi sẵn 3 đề văn trong bài 1.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
 *GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập, chữa bài.
Bài 1 : Cho ba đề bài sau:....(SGK/tr 132).
- Đề nào trong ba đề trên thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao? (thảo luận theo cặp).
Bài 2 : Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau:
GV cho HS nêu tên các đề tài, chọn câu chuyện theo từng đề tài, chuẩn bị khoảng 5 phút để nhớ và ghi lại các sự việc chính trong bài, kể trước lớp. 
Bài 3 : Trao đổi với các bạn cùng tổ , lớp về câu chuyện em vừa kể ( Kết hợp thực hành cùng bài tập 3).
HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành theo yêu cầu của GV.
Đề bài 2 thuộc thể loại văn kể chuyện vì đề bài yêu cầu kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể : có nhân vật, có cốt truyện...
HS nêu tên các đề tài và các câu chuyện tương ứng với các đề tài ấy.
VD : * Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè : Chiếc áo rách, Mười năm cõng bạn đi học....
* Chiến thắng bệnh tật : Đôi bàn chân kì diệu.
VD : Truyện : Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca .
- Nhân vật : an-đrây-ca : trung thực, nghiêm khắc với bản thân, biết yêu thương, kính trọng ông
3.Củng cố, dặn dò :- Nhận xét giờ học .- Kể chuyện cho cả nhà nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docda tai ve va soan xong.doc